Người kể chuyện đi tìm cha. Công cuộc tìm kiếm này khiến ông lần ngược thời gian và một lần nữa sống lại, trong ảo giác, một thời kỳ có lẽ là khi nước Pháp bị chiếm đóng. Đó là khi ông sống trong một ngôi làng ở vùng Seine-et-Marne, ven rừng Fontainebleau, giữa những người xa lạ đến làng để nghỉ cuối tuần. Trong số họ có “bá tước” Marcheret - cựu lính lê dương bị bệnh sốt rét, Jean Muraille - chủ bút, cháu gái ông ta - một nữ diễn viên tóc vàng lúc nào cũng quấn kín người trong chiếc áo choàng lông thú… Cuối cùng, là cha của người kể chuyện, người tự xưng là “nam tước” Deyckecaire.
Người kể chuyện xâm nhập cái giới ám muội ấy, với hy vọng tiếp cận cha mình. Chính xác thì ông là ai? Buôn lậu chợ đen? Một người Do Thái bị săn đuổi? Tại sao ông lại ở cùng với những người kia?
Cho đến tận cuối câu chuyện, người kể chuyện sẽ đuổi theo người cha mờ mịt ấy. Đầy âu yếm. Như muốn hòa vào với cha mình và chịu trách nhiệm về một quá khứ biến động cũng chính là nơi ông xuất thân.
Xem thêm
Tiếng sáo trong truyện không chỉ là âm thanh nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là tiếng gọi của lương tâm, là tiếng vọng của tình người giữa những giá lạnh vô cảm.
Người thổi sáo là một chàng trai trẻ sống nơi miền biên giới. Dù cuộc sống nghèo khó, anh vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và đầy nhân hậu. Hình ảnh này như một điểm đối lập với ông Lương từng vụ lợi, từng coi thường giá trị con người.
Nguyễn Huy Thiệp khiến ta ngạc nhiên khi để một người không nhiều lời lại là kẻ thức tỉnh người từng trải. Chỉ bằng những nốt nhạc giản dị, tiếng sáo đã dẫn đường cho ông Lương đến với sự tỉnh thức, như một luồng gió mới thổi vào cõi lòng khô cằn của người già cô độc.