Người kể chuyện đi tìm cha. Công cuộc tìm kiếm này khiến ông lần ngược thời gian và một lần nữa sống lại, trong ảo giác, một thời kỳ có lẽ là khi nước Pháp bị chiếm đóng. Đó là khi ông sống trong một ngôi làng ở vùng Seine-et-Marne, ven rừng Fontainebleau, giữa những người xa lạ đến làng để nghỉ cuối tuần. Trong số họ có “bá tước” Marcheret - cựu lính lê dương bị bệnh sốt rét, Jean Muraille - chủ bút, cháu gái ông ta - một nữ diễn viên tóc vàng lúc nào cũng quấn kín người trong chiếc áo choàng lông thú… Cuối cùng, là cha của người kể chuyện, người tự xưng là “nam tước” Deyckecaire.
Người kể chuyện xâm nhập cái giới ám muội ấy, với hy vọng tiếp cận cha mình. Chính xác thì ông là ai? Buôn lậu chợ đen? Một người Do Thái bị săn đuổi? Tại sao ông lại ở cùng với những người kia?
Cho đến tận cuối câu chuyện, người kể chuyện sẽ đuổi theo người cha mờ mịt ấy. Đầy âu yếm. Như muốn hòa vào với cha mình và chịu trách nhiệm về một quá khứ biến động cũng chính là nơi ông xuất thân.
Xem thêm
Bè lau trong truyện ngắn không chỉ là một vật thể vô tri mà còn là biểu tượng thiêng liêng cho sự thanh tẩy, buông bỏ và thức tỉnh. Việc ông Lương thả bè lau xuống dòng nước như một hành động tự thức, khép lại những cay nghiệt của quá khứ.
Lau là thứ cỏ dại mọc nơi hoang vắng, đơn sơ và yếu ớt trước bão tố. Nhưng bè lau ấy lại nổi, lại trôi – tượng trưng cho niềm hy vọng mong manh nhưng không thể dập tắt. Trong một thế giới nhiễu nhương mà Nguyễn Huy Thiệp vẽ ra, hình ảnh ấy là điểm sáng nhân văn, là khát vọng sống thiện, sống đẹp dù cuộc đời có nghiệt ngã.
Bè lau cũng là hành trình tâm linh. Thả bè là để gửi đi lời sám hối, để gột rửa tội lỗi, để nhẹ lòng. Nó như một nghi lễ đời thường mang tính triết lý sâu sắc: hãy để những thứ không cần thiết trôi đi, để lại phần người trong sạch mà sống tiếp.