REVIEW MỚI NHẤT
Tottochan: Hành Trình Đi Tìm Chính Mình
Cuốn sách "Tottochan Bên Cửa Sổ" không chỉ là câu chuyện về tuổi thơ của một cô bé hiếu động mà còn là hành trình tự khám phá bản thân. Từ một học sinh bị xem là “không phù hợp” ở trường cũ, Tottochan đã tìm thấy sự chấp nhận và phát triển vượt bậc tại trường Tomoe. Đây là lời nhắc nhở rằng, chỉ cầ... Xem thêm
tái hiện một xã hội cũ
Trong "Rừng Na Uy", Haruki Murakami đã khéo léo tái hiện xã hội Nhật Bản vào cuối những năm 1960, thời kỳ mà đất nước này đang đối mặt với sự giao thoa giữa truyền thống và những ảnh hưởng mạnh mẽ từ phương Tây. Đây là một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử xã hội Nhật Bản, nơi những giá trị cũ dần ... Xem thêm
Sự bất ngờ và những bài học không bao giờ cũ
Xuất hiện trên văn đàn từ thế kỉ 19, tuyệt phẩm “Không gia đình” là quyển sách về đề tài giáo dục, xã hội hấp dẫn người đọc. Hành trình của cậu bé Remi mồ côi cha mẹ rong ruổi khắp các ngã đường nước Pháp làm nghề hát rong, bên cạnh việc lao động để đảm bảo miếng ăn hằng ngày, em còn học đượ... Xem thêm
"Bến Xe"của tác giả Thương Thái Vi là cuốn tiểu thuyết ngôn tình kinh điển khắc họa rõ mối tình bị cả xã hội cho là ngang trái, vượt qua quy phạm đạo đức và không đúng chuẩn mực. Miệng lưỡi thế gian luôn là như thế phù phép, bóp méo thứ tình cảm trong sáng, thanh thuần thành tình cảm vượt ... Xem thêm
"Bến Xe"của tác giả Thương Thái Vi là cuốn tiểu thuyết ngôn tình kinh điển khắc họa rõ mối tình bị cả xã hội cho là ngang trái, vượt qua quy phạm đạo đức và không đúng chuẩn mực. Miệng lưỡi thế gian luôn là như thế phù phép, bóp méo thứ tình cảm trong sáng, thanh thuần thành tình cảm vượt qua đạo đức xã hội. Tác giả Thương Thái Vi ( tác giả nổi tiếng trung quốc) đã viết nên 2 con người cuốn lấy nhau. Họ hiểu nhau trong mỗi câu chuyện đời sống chính là thầy Chương và cô học sinh Liễu Địch. Thầy Chương là một người thầy tuấn tú, hào hoa và phong nhã. Bên cạnh đó là vẻ đẹp tri thức luôn đưa những áng văn hay đến với học sinh, giúp học sinh xem lại môn ngữ văn là bộ môn không hề nhàm chán như người ta nói. Nhưng đúng thật, ông trời không cho ai tất cả nhan sắc và tài năng của thầy có thể đem đến cho thầy rất nhiều cơ hội không chỉ trong công việc mà trong tất cả các mối quan hệ. Ông trời cho thầy tất cả nhưng lại lấy đi thứ cho thấy xem được mọi vật trên thế gian đó là đôi mắt. Chính vì thế thầy luôn khép kín, lạnh lùng. Tuy dạy ở một ngôi trường danh tiếng nhưng thầy luôn khép kín dạy xong trên lớp thì đi về ít khi giao tiếp với đồng nghiệp. Cô học sinh nhỏ tên là Liễu Địch lại là người mang lại ánh sáng giúp thầy sưởi ấm tâm hồn khô cằn một lần nữa. Cô bé rất tài năng và có khiếu thơ văn từ khi còn . Chẳng ai biết, tự bao giờ sự ngưỡng mộ thầy trong mắt cô lại thành tình cảm trên mức thầy trò, một thứ tình cảm khó hình dung. Cả hai như một người bạn đồng tâm bù trừ cho nhau, lặng lẽ bên cạnh đối phương. Cô giống như một tia nắng nhỏ sưởi ấm trái tim, một trái tim vốn lạnh lùng và băng giá. Cảm tưởng khoảng thời gian ấy có thể yên bình ngồi cạnh chuyện trò, tâm sự nhưng chuyện gì cũng đến Liễu Địch đậu trường đại học Bắc Đại ngôi trường danh giá bậc nhất Trung. Sự trớ trêu được tác giả Thương Thái Vi khắc họa rõ nét nhất cái được gọi là miệng lưỡi thế gian. Vì bảo vệ danh dự, uy tín mà thầy Chương chịu chấp nhận những sự đàm tếu, thầy hi sinh bản thân mình để mang lại tương lai tốt đẹp cho Liễu. Anh không muốn vì sự khiếm khuyết của mình và sự đàm tếu của tất cả mọi người hủy hoại đi người anh thương "Liễu Địch, thứ tôi có thể cho em trong cuộc đời này, chỉ là danh dự trong sạch và một tương lai tươi đẹp mà thôi. Thế nhưng, nếu có kiếp sau tôi có đôi mắt sáng, tôi sẽ ở bến xe này... đợi em". Chính vì sự ganh ghét, đố kỵ của những con người vô tâm đã kết liễu cuộc đời anh. Chương Ngọc đã bị tai nạn giao thông nhưng tôi, Liễu Địch và mọi người đều biết không phải như vậy. Sự ra đi của Chương Ngọc đã khiến những người đặt điều, nói xấu phải hối hận. Hình ảnh " Bến xe" xuyên suốt tác phẩm là ẩn dụ về điểm dừng chân trong cuộc đời mỗi người, ở đó họ nhìn lại những điều đã qua, nuối tiếc có, đau khổ có nhưng hơn tất cả là sự lạc quan và tích cực hướng về tương lai tốt đẹp phía trước. Cuốn tiểu thuyết "Bến xe" không chỉ đơn thuần nói về những triết lý suông hay tình cảm nam nữ thường tình mà còn khắc họa được những định kiến cổ hũ của xã hội, ự vô tâm, ích kỷ của con người. Chương Ngọc tuy đã ra đi nhưng nơi bến xe vẫn luôn có Liễu Địch chờ đó, dù kiếp này, kiếp sau, mãi mãi...Tình yêu, sự ngưỡng mộ cho thầy vẫn còn đó và Liễu Địch thay Chương Ngọc viết tiếp "ước mơ vẫn còn dang dở, đi tiếp con đường thầy đi và huy hoàng thầy chưa kịp tạo, con sẽ tạo giúp thầy"