“Một cuốn sách đáng đọc không phải là tác phẩm nghĩ hộ bạn mà là tác phẩm khiến bạn phải suy nghĩ.” Từ bé đến giờ, không thể nói là bản thân tôi đã đọc rất nhiều sách, nhưng đọc nhiều hay ít chưa hẳn đã quan trọng bằng những thứ đọng lại trong mình. Đọc một cuốn sách và nghĩ về nó, áp dụng nó trong những hoàn cảnh cụ thể là điều tuyệt vời hơn cả.

 

“Hoàng tử bé” của Saint-Exupery là cuốn sách tôi chọn để viết về nó. Lúc mới mua về, chắc cách đây cũng 5 năm rồi, tôi chỉ đọc hơn một nửa thôi, đến khoảng trang bảy mươi mấy trong khi cuốn sách tôi mua có 101 trang. Bởi vì tôi sợ cái gọi là kết thúc. Đó là khoảng thời gian mà tôi rất sợ cái-gọi-là-kết-thúc. Tại sao vậy? Tại vì tôi đã cố gắng theo đuổi một thứ gì đó dai dẳng, rồi đùng một phát tự dưng nó kết thúc, cảm thấy trong mình như thiếu mất một điều gì đó chả nói nên lời. Nhưng thật ra kết thúc cũng chính là bắt đầu, khi kết thúc những thói quen cũ cũng chính là ta bắt đầu với những điều mới mẻ. Bắt đầu với những thứ mới mẻ làm ta cảm giác không quen, vì cảm giác không quen ta đâm ra lo lắng đủ điều, và tự dưng thấy chán nản, không hiểu cuộc sống bắt đầu từ đâu và sẽ như thế nào.

 

Đọc một cuốn sách không phải là đọc hết và nhớ hết nội dung cuốn sách-tôi chợt nhận ra điều đó! Tại sao vậy? Tại vì, từ lần đầu tiên đọc cuốn sách Hoàng tử bé đến bây giờ, trong tôi chỉ suy nghĩ về hình ảnh của những con số. Tôi rất ấn tượng về suy nghĩ của tác giả rằng, người lớn rất thích các con số. Tôi sẽ trích một đoạn trong “Hoàng tử bé” thế này: “Nếu bạn kể với những người lớn: “Tôi nhìn thấy một ngôi nhà đẹp lắm xây bằng gạch đỏ, có hoa phong lữ đặt trên bậu cửa sổ và chim bồ câu đậu trên mái nhà…” thì họ sẽ không tài nào hình dung được ngôi nhà đó. Cần phải bảo họ: “Tôi nhìn thấy một ngôi nhà mười vạn phơ răng.” Thế là họ sẽ thốt lên: “Ôi, đẹp thế!”” Tôi đã thử tưởng tượng về ngôi nhà gạch đỏ, và hoa, và chim, thật sự là một ngôi nhà đáng để sống. Còn khi tôi nghe đến ngôi nhà mười vạn phơ răng, tôi chỉ tưởng tượng nó tương đương với khoảng bao nhiêu tiền Việt Nam và chắc nó sẽ to lắm thôi. “Người lớn rất thích các con số”, quả đúng là như vậy, tôi tin là mình không phải “người lớn” nhưng câu cửa miệng hay hỏi: “bạn bao nhiêu tuổi? bạn học lớp mấy?” chẳng phải mọi thứ đều liên quan tới các con số hay sao? Tuổi tác chỉ là con số, những con số chỉ là phù du, chẳng thể hiện được gì, cũng chẳng cho thấy những điều hạnh phúc. Khoa học và phi khoa học, khoa học dạy những bằng cớ, những con số, số liệu chứng minh cho những bằng cớ đó, còn phi khoa học thì không, con người có thể dạy người khác qua sách vở dựa vào những bằng cớ, còn phi khoa học là những điều phải tự trải nghiệm mà những con số kia chả có ý nghĩa gì nữa cả.

 

Trong hành trình đi tìm hiểu vũ trụ, tiểu hành tinh mà hoàng tử bé đến đầu tiên do một ông vua cai trị, cả hành tinh chỉ có một mình vua, thật không hiểu ông ta cai trị thứ gì trong vương quốc của mình, nhưng những điều mà ông ta nói, tôi thấy rất chính xác. “Cần phải yêu cầu người ta làm cái điều mà người ta có thể thực hiện được, ông vua nói tiếp. Quyền lực trước tiên dựa vào lẽ phải. […] Trẫm có quyền đòi hỏi phải tuân lệnh là bởi vì các mệnh lệnh trẫm ban đều hợp lý.” Theo lý thuyết, một ông vua bình thường sẽ bắt thần dân tuân theo ý mình, nhưng vua ở đây thì ngược lại, nghe theo ý chỉ của thần dân. Tại sao tôi lại nhận định như vậy? Tại vì, vị vua này đã xác định rằng, mệnh lệnh ban ra chính là mệnh lệnh hợp lý. Hoàng tử bé muốn ông cho xem cảnh mặt trời lặn, vì một vị vua thì có quyền ra lệnh cho mọi thứ, nhưng ông trả lời “theo thuật trị nước của trẫm, trẫm sẽ đợi cho tới khi các điều kiện được hội đủ”, và điều kiện của vua hội đủ là khi: “đó sẽ là vào chiều tối nay lúc bảy giờ bốn mươi! Và ngươi sẽ thấy lệnh của trẫm được cung kính tuân theo ra sao”. Vị vua này rõ ràng đang ảo tưởng, vì thật ra ông ta trị vì hành tinh, ra lệnh cho mọi thứ khi và chỉ khi điều kiện hội đủ. Mọi điều kiện hội đủ thì ông chả tác động được hay thay đổi được gì đối với những điều kiện ấy. Ông ta chỉ tự nhận bản thân là vua, rồi chấp nhận mọi điều xung quanh theo đúng quy luật của nó và tin tưởng rằng, ừ đó, mọi thứ đang nghe theo chỉ thị của ta. Cuộc sống luôn bắt ta phải chấp nhận, ta giống như ông vua ấy, ta chính là vua, mọi thứ phải tuân theo sự ra lệnh của ta, mọi thứ sẽ như thế cho đến khi điều kiện hội đủ. Thật ra, chúng ta không quá vô dụng như vậy, thay vì ngồi và chờ cho điều kiện hội đủ, ta có thể làm vài thứ tác động để điều kiện hội đủ diễn ra nhanh hơn. Có những yêu cầu của ta mà mãi không đạt được, vì ta không nhận ra mệnh lệnh đó không hợp lý. Vậy nên khi cố gắng rất nhiều để đạt được một thứ gì đó, nhưng lại không được, thì không sao cả, vì điều kiện thực sự chưa đủ, và đôi khi đâu đó vẫn còn điều chưa hợp lý.

 

Có một điều đặc biệt ở tính cách của hoàng tử bé là cậu chả bao giờ trả lời câu hỏi mà người ta hỏi cậu, nhưng khi cậu đã hỏi rồi thì buộc lòng người đó phải trả lời cho cậu, nếu không thì cậu sẽ hỏi mãi mà thôi. Tính cách này rất giống những đứa trẻ mà người lớn đã quên rồi, người ta lớn lên mà không nhớ ra rằng trước kia mình cũng là trẻ con. Thói quen hỏi tới cùng ở trẻ con lại là một điều tốt. Bởi vì, sẽ giúp chúng trả lời những thắc mắc chúng đưa ra và hoàn thiện nó. Có bao nhiêu người lớn can đảm tìm kiếm câu hỏi mình đưa ra cho tới cùng, tới tận?

 

Mỗi người ta tình cờ gặp trong cuộc hành trình lại vô tình đem đến cho ta những bài học trân quý. Như cuộc gặp gỡ với con cáo, hoàng tử bé nhận ra được nhiều điều về bông hoa hồng, về điều làm mọi thứ trở nên đặc biệt. Mỗi cuộc gặp gỡ với những con người kỳ quặc trên các tiểu hành tinh đều mang đến những suy nghĩ thật khác cho hoàng tử. Cuộc đời chúng ta cũng vậy, có những sự xuất hiện, rồi biến mất của vài người, vì không ai đi cùng ai đến cuối con đường được, chúng ta chỉ gặp nhau ở một thời điểm nào đó, đi cùng nhau đến một nơi nào đó, tất cả được ghi lại trong ký ức và trong tim, nơi mà chả thứ gì làm mất đi được, và tiếp tục cuộc hành trình cho bản thân. Đừng buồn, đừng hối tiếc về những cuộc chia ly, vì không buổi tiệc nào là không tàn, không câu chuyện nào không hồi kết. Và hãy nhớ rằng, kết thúc chính là bắt đầu và vì thế mà, cái này đi cái khác sẽ đến. Mạnh mẽ và đi lên mọi thứ, để trải nghiệm cuộc sống, sống cuộc đời không lãng phí.


Tác giả: Như Bình

Nếu bạn yêu thích bài viết này, hãy ấn nút Like của bài viết trên website và chia sẻ đến cộng đồng nhé!

-------------

Tham gia cuộc thi Đọc Ngược để rèn luyện khả năng phản biện và có cơ hội nhận giải thưởng tiền mặt cùng voucher mua sách hấp dẫn tại: https://goo.gl/NNcFHR

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị và các cuộc thi về sách tại link: 

https://www.facebook.com/bookademy.vn

Xem thêm

Hoàng Tử Bé có tựa gốc là “Le Petit Prince” được sáng tác bởi một phi công người Pháp có tên là Antoine de Saint-Exupéry. Tác phẩm được Antoine viết tại ngôi nhà The Bevin House ở Long Island, New York, nơi ông đã ngày đêm sáng tác và vẽ minh họa cho cuốn truyện, với sự trợ giúp của bánh kẹp trứng trộn, gin, tonic, coca cola và thuốc lá.
Câu chuyện bắt đầu trên Trái Đất với người kể chuyện là một phi công bị rơi và mắc kẹt ở sa mạc Sahara. Anh đang cố gắng sửa chiếc máy bay của mình với hy vọng thoát khỏi sa mạc. Một ngày nọ, khi đang sửa chữa, anh gặp một cậu bé, ăn mặc kỳ dị, từ đâu xuất hiện và đòi anh vẽ cho cậu một con cừu. Phi công đã làm theo yêu cầu kỳ quặc của cậu. Và thế là cả hai cùng chia sẻ cho nhau những câu chuyện của riêng mình.
Nếu anh phi công kể cho cậu bé về thời thơ ấu và chuyện học vẽ của anh thì cậu lại kể cho anh nghe những chuyến phiêu lưu lạ lùng của cậu ở trên những hành tinh khác nhau với những con người và sự vật khác nhau. Cả hai đã để đối phương bước vào thế giới cảm xúc của mình, để nhận ra giá trị thực sự của tình bạn, hiểu điều đẹp đẽ ẩn chứa bên trong một sa mạc và ý nghĩa to lớn của niềm hy vọng.
Với cốt truyện đơn giản chỉ gói gọn trong chưa đầy 100 trang, Hoàng Tử Bé đã mang đến cho độc giả một câu chuyện chân thực và đẹp đẽ nhất về sự cô đơn, tình bạn, nỗi buồn và cả tình yêu. Nếu lời kể đơn giản, dễ đọc cùng những bức hình minh hoạ siêu tỉ mỉ và trau chuốt của tác giả Antoine de Saint-Exupéry đã thu hút được sự yêu mến của các bạn nhỏ thì ý nghĩa qua từng câu từ, từng chi tiết của tác phẩm lại chính là lý do khiến những người trưởng thành tìm đến nó. Bởi suy cho cùng, “Tất cả những người trưởng thành đều từng là trẻ em… nhưng chỉ một vài người trong số họ nhớ được điều đó”.
Bởi lẽ ấy, Hoàng Tử Bé là cuốn sách dành cho mọi lứa tuổi mà bất cứ ai cũng có thể tìm đọc. Không chỉ mang đến một phần tuổi thơ và đưa ra những bài học đầu tiên cho thế hệ “mầm non", cuốn sách còn là phương thuốc chữa lành cho “người lớn” với những thông điệp không bao giờ là cũ.

Trên hành tinh B612 của mình, Hoàng Tử Bé phải ngăn chặn những cây bão táp bởi chúng là giống loài sinh sôi và phát triển rất nhanh, nếu không xử lý kịp thời, có thể chúng sẽ đe dọa và chọc thủng hành tinh của cậu. Đó cũng là lý do mỗi ngày, Hoàng Tử Bé phải nhổ cây bao báp và nạo vét các núi lửa cả đang hoạt động hay đã tắt để đảm bảo sự an toàn cho hành tinh. Điều này đã dạy mình về sự nỗ lực, cần cù trong mọi công việc của cuộc sống. Những cây bão táp chính là ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng phải đương đầu. Nó có thể diễn ra hằng ngày không dứt, nhưng chỉ cần bạn cố gắng không ngừng, chiến đấu với nó đến cùng, nó sẽ không bao giờ chiến thắng được bạn. Bởi sự chăm chỉ và kiên trì nỗ lực mỗi ngày, Hoàng Tử Bé đã thành công bảo vệ hành tinh của chính mình. Vì vậy, chúng mình cũng hãy như Hoàng Tử Bé, hãy luôn cố gắng không ngừng nghỉ, mình tin rằng, chỉ cần nỗ lực rèn luyện, mọi việc đều có thể thành công.
Trên đây chỉ là một trong số những bài học và thông điệp đắt giá mà mình được truyền cảm hứng từ Hoàng Tử Bé. Còn rất nhiều những thông điệp, ý nghĩa khác về cuộc sống, tình yêu và tình bạn được ẩn dụ qua câu chuyện. Đó cũng là lý do mỗi khi buồn lòng hoặc thấy mệt mỏi, mình đọc lại Hoàng Tử Bé để đi tìm phương thuốc chữa lành cho chính mình. Và thật may mắn, mỗi lần đi tìm ấy là mỗi lần mình thấy được một bài học mới, một ý nghĩa mới qua từng trang sách. Mình hy vọng bạn cũng sẽ tìm được chúng khi đọc Hoàng Tử Bé.

Hoàng Tử Bé có một bông hồng. Cậu luôn chăm lo cho bông hồng của mình, từ việc tưới nước, bắt sâu, chắn gió cho đến trò chuyện và dành tình yêu cho nó. Bông hồng ấy là bông hồng của riêng cậu và khác biệt với hàng trăm bông hồng khác cậu từng gặp bởi nó được hình thành từ thời gian, công sức và tình yêu của Hoàng Tử Bé. Bông hồng ấy được cậu “thuần hoá" và cũng chính nó đã “thuần hoá” cậu. Khái niệm “thuần hóa” được tác giả Antoine diễn tả vô cùng dễ hiểu để chỉ hai đối tượng liên kết và có mối quan hệ với nhau. Sự thuần hoá này cần nhiều thời gian, công sức và thậm chí là rất nhiều tình yêu thương mới có thể có được. Nó cũng liên hệ với đời sống thường ngày khi ta “thuần hoá” một ai đó. Như bông hồng có nhiều gai kia, con người cũng có những cá thể nhiều góc tối, dữ dằn, hung tợn, nhưng nếu bạn dành thời gian tìm hiểu, chia sẻ và cảm thông với họ, những góc tối ấy sẽ hoàn toàn biến mất.
Sự thuần hoá này cũng đưa tới bài học về tinh thần trách nhiệm của mỗi con người trong các mối quan hệ. Trách nhiệm được tạo nên trong mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều cá nhân với nhau. Cũng như Hoàng Tử Bé có trách nhiệm chăm sóc hoa hồng, con người cũng cần có trách nhiệm với các mối quan hệ của mình. Tinh thần trách nhiệm này được thể hiện ở sự trân trọng, xây dựng và kết nối. Dù có ít hay nhiều mối quan hệ thì bạn cũng nên chăm lo và có tinh thần trách nhiệm với chúng vì chính bạn là người nắm sợi dây liên kết và phát triển chúng.

Chi tiết này được cáo lông đỏ chia sẻ với Hoàng Tử Bé qua câu nói đáng giá rằng: “Người ta chỉ nhìn rõ được bằng trái tim. Con mắt thường luôn mù lòa trước điều cốt tử.” Con người chúng ta khi quyết định một vấn đề luôn luôn phải “cân đo đong đếm" giữa một bên là lý trí và một bên là tình cảm. Những quyết định mang tính lý trí thường được mọi người áp dụng nhiều hơn và đem lại kết quả tốt hơn so với khi đưa ra quyết định mang cảm tính. Thế nhưng, đâu phải lý trí lúc nào cũng là đúng? Ví dụ rõ nhất có lẽ chính là bức hoạ về con trăn nuốt chửng con voi của anh chàng phi công khi lên sáu tuổi, nhưng người lớn lại luôn cho rằng bức tranh ấy đang vẽ cái mũ. Để rõ ràng, anh chàng vẽ lại con voi trong bụng con trăn, tuy nhiên, người lớn lại gọi đó là con trăn hở bụng. Những người lớn khi trưởng thành luôn nhìn nhận ở những góc độ hoàn toàn khác trẻ thơ, bởi những guồng quay cuộc sống và tính lý trí trong bộ não nên họ không muốn cảm nhận góc nhìn bằng trái tim của một đứa trẻ. Họ ưa áp đặt và đôi khi muốn được phán xét người khác. Điều này vô hình chung làm họ “mù lòa” trước những điều đơn giản nhất. Vì thế, bài học đầu tiên của những người lớn như chúng mình, là hãy bớt lí trí, lý trí không xấu, nhưng bạn hãy thử cảm nhận mọi thứ và thế giới bằng con tim. Có một trái tim rộn ràng yêu thương và luôn tích cực, mình tin rằng mọi chuyện đều có thể dễ dàng giải quyết và hạnh phúc sẽ từ đó mà ra.

Câu chuyện bắt đầu khi một phi công bị rơi máy bay xuống sa mạc Sahara. Ở đó, anh gặp một cậu bé kỳ lạ tự xưng là Hoàng Tử Bé, đến từ một tiểu hành tinh xa xôi. Trong suốt thời gian phi công và Hoàng Tử Bé ở bên nhau, cậu bé kể lại hành trình của mình qua các hành tinh khác nhau mà cậu đã đi qua.

Mỗi hành tinh mà Hoàng Tử Bé ghé thăm đều có một người trưởng thành sống ở đó, và mỗi người đều đại diện cho những kiểu người trong xã hội: một ông vua yêu quyền lực, một người nghiện ngợi danh tiếng, một người nghiện rượu để quên đi nỗi xấu hổ của mình, một nhà doanh nhân tham lam và bận rộn với những con số, và một nhà địa lý chỉ tin vào lý thuyết mà không biết sự thật xung quanh mình. Những cuộc gặp gỡ này giúp Hoàng Tử Bé nhận ra sự cô độc và vô nghĩa trong cuộc sống của những người lớn, những người thường quên đi những giá trị đích thực của cuộc sống.

Cuối cùng, Hoàng Tử Bé đến Trái Đất, nơi cậu gặp một con cáo. Con cáo dạy cho cậu một bài học sâu sắc về tình bạn và tình yêu: “Người ta chỉ có thể nhìn rõ bằng trái tim, những gì quan trọng thì mắt thường không nhìn thấy được.” Đây là bài học quan trọng nhất mà Hoàng Tử Bé đã học được trong chuyến hành trình của mình. Cậu bé cũng gặp một vườn hoa hồng, và nhận ra rằng bông hoa hồng trên hành tinh của cậu, dù chỉ là một bông hồng duy nhất, nhưng nó có giá trị hơn tất cả những bông hồng khác trên thế giới, bởi vì cậu đã dành tình yêu và chăm sóc cho nó.

Câu chuyện khép lại khi Hoàng Tử Bé quyết định quay về tiểu hành tinh của mình để chăm sóc bông hoa hồng yêu quý. Tuy nhiên, trước khi đi, cậu đã để lại cho người phi công những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống và sự trưởng thành. Hoàng Tử Bé không chỉ là một câu chuyện dành cho trẻ em, mà còn là một câu chuyện triết lý dành cho người lớn, khuyến khích họ suy ngẫm về những giá trị đích thực trong cuộc sống, từ tình yêu, tình bạn đến trách nhiệm với bản thân và người khác.

Hoàng tử bé là một cuốn sách truyện kinh điển đã quá nổi tiếng trên thế giới suốt hơn 70 năm qua. Ra đời năm 1943, Hoàng tử bé đứng thứ 4 trong cuộc bình chọn 100 cuốn sách xuất sắc thế kỷ 20 của Pháp, được dịch ra hơn 250 ngôn ngữ, bán gần 2 triệu cuốn mỗi năm, là một trong những cuốn sách bán chạy nhất từng xuất bản. Cuốn sách vốn được tranh luận là sách cho thiếu nhi hay cho người lớn nhưng với phiên bản sách tranh mới mẻ khổ lớn, không quá nhiều chữ này thì chắc chắn bố mẹ sẽ đỡ ngại đọc hơn mà cũng phù hợp để các bạn nhỏ đọc.

Câu chuyện trong sách kể về một viên phi công bị rơi giữa sa mạc, đối mặt với khả năng sống sót rất thấp, đã vô tình gặp gỡ một người trẻ kỳ lạ, không hẳn là người lớn nhưng cũng không phải là một cậu bé chính là Hoàng tử bé đã chu du qua nhiều hành tinh, gặp gỡ nhiều người lớn khác và nhìn nhận những hành động của họ dưới lăng kính trẻ thơ. 

Hoàng tử bé chứa đầy những yếu tố hấp dẫn một bạn nhỏ: một Hoàng tử bé với mái tóc vàng rực rỡ, đôi mắt to tròn và chiếc khăn luôn bay trong gió sa mạc, sống trên một ngôi sao, dọn núi lửa hàng ngày, nói chuyện với một bông hoa, có chuyến chu du đến các hành tinh khác trên bầu trời… Nhưng cuốn sách cũng tràn ngập triết lý về cuộc sống mà khi bước qua mỗi cột mốc của cuộc đời, người ta lại tìm thấy trong đó một bài học thấm thía. Như cách tạp chí New Yorker nhận xét, Hoàng Tử bé là cuốn sách giúp chúng ta nhìn lại thế giới một lần nữa. Người lớn nào cũng từng là trẻ con nhưng rất ít người nhớ được điều đó. Vì thế, khó có cuốn sách nào phù hợp và thu hút với cả trẻ em và người lớn như Hoàng tử bé. 

Trong phiên bản sách tranh mới mẻ này, với khổ lớn hơn khổ A4 và hơn 100 trang, Hoàng tử bé của họa sĩ Joann Sfar có phần “khổng lồ” hơn sách chữ Hoàng tử bé, nhưng phiên bản truyện tranh lại dễ đọc hơn rất nhiều. Phần chữ vẫn được giữ nguyên nhưng với những hình ảnh sống động, câu chuyện dễ thu hút các bạn bé hơn. 

Không những thế, qua nét vẽ của Joann Sfar, độc giả không chỉ được gặp chàng Hoàng tử bé với hình ảnh quen thuộc là đôi mắt to tròn, chiếc khăn luôn quàng màu xanh luôn tung bay trong gió sa mạc, mà còn được gặp cả tác giả - phi công, nhà văn Antoine De Saint-Exupéry – người hoàn toàn giấu mặt trong cuốn sách chữ. 

Những trang sách cuối cùng lấy đi của tôi thật nhiều nước mắt. Khi đã đọc đi đọc lại nhiều lần tôi mới  hiểu thông điệp mà nhà văn muốn gửi  gắm cho thế hệ mai sau. Tác giả nói rằng ông bị thôi thúc bởi một tình cảm cấp bách khi vẽ nên những cây bao báp. Đó là  tiếng chuông cảnh tỉnh về những hiểm họa lớn lao của  hành tinh.Tiếng chuông gióng lên  khi nước Pháp đang rên siết dưới gót giày của bọn phát xít, khi cả thế giới đang bị đe dọa bởi một cuộc chiến tranh đẫm máu. Vậy mà hơn nửa thế kỷ đã trôi qua trái đất của chúng ta vẫn  chưa được bình yên. Chiến tranh, xung đột vẫn sảy ra khiến bao người phải rời bỏ quê hương. Những cuộc khủng bố đẫm máu vẫn sẩy ra cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người vô tội. Những cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, những âm mưu bành trướng tranh giành lãnh thổ, quyền lực và cả sự vô cảm của  con người… Những hiểm họa đó giống như những cây bao báp đan rễ chằng chịt khắp trái đất và không ngừng gieo thêm mầm mống. Lời cảnh báo của tác giả vẫn làm nhói buốt trái tim bao thế hệ.

"Hoàng tử bé" là có thật hay không? Câu hỏi ấy vẫn còn là điều bí ẩn song thông điệp về tình yêu thương lan tỏa trong cuốn sách khiến tôi luôn  tin rằng những điều kỳ diệu vẫn  tồn tại trong cuộc sống của chúng ta nó giống như một giếng nước ẩn giấu ở một nơi nào đó trong sa mạc. Cái côt yếu thì chỉ có thể tìm kiếm bằng trái tim, ánh mắt không thể nào nhìn thấy được. "Hoàng tử bé" đã tặng cho nhà văn một món quà kỳ diệu để rồi nhà văn mang món quà ấy gửi vào từng trang sách dành tặng trẻ em trên khắp hành tinh.

Giống như tác giả và những người yêu hoàng tử bé, thỉnh thoảng tôi mở cửa sổ nhà mình và nhìn lên trời cao. Bây giờ thì tôi biết có những ngôi sao được thắp sáng trên bầu trời là để một người một ngày kia trở về ngôi sao của mình. Xa xa dải ngân hà sáng lấp lánh, dường như tất cả những ngôi sao đều đang nở hoa, đang mỉm cười với tôi. Tôi lắng nghe, những ngôi sao như năm trăm triệu cái chuông nhỏ đang ngân lên những thanh âm trong trẻo. Tôi biết chú cừu nhỏ đã không ăn đóa hoa, trên một ngôi sao lấp lánh kia hoàng tử bé của chúng ta đang mỉm cười hạnh phúc.