Như phần giới thiệu của Vũ Trọng Phụng từng nói, nếu một nhà văn muốn viết được những tác phẩm chất lượng như thế này, họ phải sống ở nhiều vùng nông thôn, phải trải nghiệm hoặc quan sát thật kỹ mới có thể miêu tả cái nghèo của người dân một cá... Xem thêm
Sợ Hãi Và Tự Do không chỉ là một công trình lịch sử đồ sộ, mà còn là một tấm gương để mỗi cá nhân nhìn lại chính mình trong thế giới hiện đại. Keith Lowe đã khéo léo kết nối những biến động hậu chiế... Xem thêm
Trong khi nhiều người xem việc học là điều hiển nhiên, Được Học giúp ta nhận ra đó là một may mắn to lớn. Tara từng phải giành giật từng chút cơ hội học tập, từng bước tiếp cận thế giới mà người khá... Xem thêm
Chỉ với khoảng 100 trang, Khuyến Học mang sức nặng tư tưởng lớn hơn nhiều bộ sách dày. Ngôn từ mộc mạc, trực diện, không màu mè nhưng thấm thía và giàu cảm hứng. Dù được viết cách đây hơn 100 năm, ... Xem thêm
Hạ Đỏ là cuốn sách lý tưởng cho những ai đang cảm thấy mệt mỏi, áp lực và muốn tìm về cảm giác nhẹ nhõm thuở ban đầu. Nó như một tấm vé thời gian đưa ta trở lại với những ngày tháng vô lo, với tiếng ve kêu, ... Xem thêm
Khi đọc đến những trang cuối cùng của “Đáp Án Của Thời Gian”, một điều lặng lẽ hiện lên: cuốn sách không cố gắng đưa ra một đáp án nào cả. Trái lại, nó để lại những khoảng trống – để mỗi người tự lấp đầy bằng trải nghiệm của riêng mình. Đó là điểm tinh tế nhất trong cách viết của Lư Tư ... Xem thêm
Tựu trung, “Đối Thoại Với Thượng Đế” là lời mời gọi sống tỉnh thức, sống không theo nỗi sợ, mà theo tình yêu và sự thật. Cuốn sách không đưa ra tôn giáo mới, mà phá bỏ những rào cản niềm tin sai lệch để mở ra cánh cửa kết nối thật sự với chính mình.
Nguyễn Huy Thiệp luôn nổi bật bởi giọng văn vừa lạnh lùng, vừa nhân hậu. Trong “Thả Một Bè Lau”, ông không dùng cảm xúc để ép người đọc rơi lệ, mà bằng sự sắc sảo trong ngôn từ, chi tiết biểu tượng và bút pháp tối giản, ông khiến người đọc lặng đi trong suy ngẫm.
Chuyện được kể dưới góc nhìn của Tadako, một cô gái làm việc công sở bình thường. “Nghĩ lại thì cuộc đời hai mươi lăm năm qua của tôi luôn kiểu “tàm tạm”“. Những tưởng một tuổi thanh xuân như vậy sẽ trôi qua thật êm đềm, sẽ chẳng có biến cố nhưng nào ngờ ... Xem thêm
Như phần giới thiệu của Vũ Trọng Phụng từng nói, nếu một nhà văn muốn viết được những tác phẩm chất lượng như thế này, họ phải sống ở nhiều vùng nông thôn, phải trải nghiệm hoặc quan sát thật kỹ mới có thể miêu tả cái nghèo của người dân một cá... Xem thêm
Như phần giới thiệu của Vũ Trọng Phụng từng nói, nếu một nhà văn muốn viết được những tác phẩm chất lượng như thế này, họ phải sống ở nhiều vùng nông thôn, phải trải nghiệm hoặc quan sát thật kỹ mới có thể miêu tả cái nghèo của người dân một cách chân thực đến vậy.
Hoàn cảnh của cả gia đình chị Dậu khiến người đọc không khỏi xót xa, ai cũng có nỗi khổ riêng. Đau lòng nhất là khi phải bán Tý – một cô bé hiểu chuyện, đôi lúc chính sự hiểu chuyện ấy lại càng khiến chị Dậu thêm tan nát cõi lòng.
Về chuyện đóng thuế cho ông Hội (em trai ông Dậu), tôi thấy cũng hợp lý. Ví dụ như nếu thu thuế vào tháng 10 thì dù mất từ tháng 9 vẫn tính trong năm đó. Người mất trong năm vẫn phải đóng thuế thân, vậy thôi.
Việc chị Dậu phản kháng cũng không có gì đáng ngạc nhiên – nước đến chân thì phải nhảy, nước dâng quá cao thì đê cũng phải vỡ. Dù cuộc sống có đói khổ đến đâu, dù khắc nghiệt đến mấy, người ta vẫn cố gắng sống từng ngày, tìm đủ mọi cách để tồn tại – chỉ điều đó thôi cũng đã rất đáng khâm phục.
Có nhiều đoạn trong truyện thể hiện rõ tình làng nghĩa xóm. Ngày nay khác quá rồi, hiếm có được hàng xóm tử tế. Xưa nghèo nhưng người ta còn đùm bọc nhau vượt qua khó khăn. Cảnh ông Dậu ốm mà cả xóm kéo đến giúp khiến tôi thật sự xúc động. Còn bây giờ, đủ ăn đủ mặc rồi thì hàng xóm lại ganh ghét đố kỵ nhau.
Ngoài ra, truyện còn thể hiện được lòng thủy chung của người xưa – không màng vật chất, chỉ nghĩ đến gia đình – điều mà ngày nay rất khó để tìm thấy.
Sự ham muốn của tên quan hay lão già cuối truyện thì cũng không có gì lạ – xã hội bây giờ vẫn còn những trường hợp như vậy.
Theo tôi, điểm trừ của cuốn sách là có một số vật dụng hoặc từ ngữ mang tính địa phương, xưa cũ nên hơi khó hiểu. Truyện cũng hơi ngắn, chỉ xoay quanh vài ngày thu thuế. Nhưng cái kết thì lại quá “lạnh”. Tôi cứ tưởng cuộc sống chị Dậu sẽ dần ổn định, rồi kiếm được việc làm, cuộc đời sẽ dần đổi thay. Ai ngờ cái kết lại mở bằng một câu: “Trời tối đen như mực và như tương lai của chị.” Haha!
Trước đây tôi từng đọc trích đoạn trong sách Ngữ văn và thấy hay. Giờ mới mua đọc lại toàn bộ thì thấy đúng là đáng đọc thật. Bạn nên đọc thử!