ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ
Xem thêm

Trong cuốn sách:" Đối thoại với Thượng đế", Thượng đế đã nói rằng: "Niềm vui của Ta là ở tự do của các ngươi, chứ không phải sự tuân phục." Con người ta được quyền ban cho sự tự do để tự sáng tạo nên cuộc đời, để hạnh phúc mà không bắt buộc phải theo bất kỳ quy tắc nào. Vậy nên, nếu muốn thay đổi cuộc sống, hãy bắt đầu ngay ngày hôm nay, ngay tại giây phút này. 

 Tác giả còn đặt câu hỏi rằng, tại sao bản thân mãi mắc kẹt trong tình trạng thiếu thốn tiền bạc. Ở đây, tác giả luôn có định kiến rằng, người nào làm những công việc thiện cao nhất thì nên lĩnh lương thấp nhất. Bởi nếu không làm như vậy, công việc ta làm sẽ tầm thường, vì tiền,...Có thể nói, chính những suy nghĩ sai lệch của tác giả dẫn đến tình trạng hiện giờ của ông. Điều tác giả suy nghĩ thu hút những điều ông trải nghiệm. Thật là ngược đời khi dùng suy nghĩ rằng tiền là xấu nhưng ta là tốt, một phần ta muốn điều ta muốn, nhưng một phần lại gạt bỏ đi vì những định kiến, hoài nghi. Sự không nhất quán về suy nghĩ và hành động sẽ khiến vũ trụ không theo kịp được mong muốn của ta, và kết quả đời ta là một mớ bòng bong với những trải nghiệm bất như ý. 

 Không chỉ vậy, tác giả còn đề cập đến nhiều câu hỏi khác như điều mà linh hồn mong muốn, ý nghĩa của cuộc sống và triết lý nhân sinh, đâu là hạnh phúc đích thực. Tôi tin rằng, đây sẽ là cuốn sách dành cho những linh hồn trẻ mới bước chân vào quá trình tìm hiểu Thượng đế và dành cho những linh hồn già đã và đang kiếm tìm câu trả lời cho những trăn trở của bản thân.

 "Có những bậc Tôn sư đã dạy: ngươi không thể nó, cho đến khi ngươi muốn từ bỏ nó." Như việc ta muốn sở hữu một nắm cát, càng nắm, cát càng chảy ra. Nhưng nếu ta thả lỏng, cho phép cát chảy khỏi tay ta, cát lại nằm yên trong lòng bàn tay ta vậy. Vốn dĩ trong cuộc sống, có nhiều điều ta càng theo đuổi, thứ đó lại càng chạy mất. Nhưng khi ta không còn mong cầu gì nữa, những thứ ta muốn lại đến với ta một cách tự nhiên. 

  Đôi khi những thứ mà ta đang chối bỏ lại cần thiết trong đời sống của ta, để ta tự do lựa chọn phiên bản mà mình muốn. Đôi khi cần cái ác, để ta biết ta muốn chọn điều thiện, cần bóng tối để biết ta cần ánh sáng. Vậy, dựa theo lời Thượng đế nói,  "Chọn trở nên giống Thượng đế không có nghĩa là ngươi chọn trở thành một vị tử vì đạo. Và chắc chắn không có nghĩa là ngươi chọn trở thành một nạn nhân." Chúa ban cho con người chúng ta quyền sáng tạo, quyền tự do ý chí. Khi một điều xảy ra không theo ý ta, hãy chọn lại, chọn điều mà ta muốn và xác định xem liệu sự kiến đó có ý nghĩa gì. 

  Khi theo dõi cuộc đối thoại với tác giả với Chúa, tôi hiểu được rằng con người là tạo vật được Chúa yêu thương và ban cho tính sáng tạo và quyền tự do. Chúng ta được quyền sáng tạo phiên bản tốt nhất của bản thân, được phép tự do trong bất kì xảy ra trong cuộc sống. Vậy, nếu là bạn, bạn lựa chọn trở thành ai? 

  Trong chương 5 của cuốn:" Đối thoại với Thượng đế", tác giả đã đặt ra một câu hỏi đầy trăn trở rằng:" Đâu là con đường đi đến Thượng đế?" Đây cũng là câu hỏi mà nhiều nhà hiền triết, hay đơn giản là những người đi tìm chân lý kiếm tìm. Con đường ấy là đi theo một tôn giáo ư, hay dành hàng giờ với yoga, hay phải trầy da chóc vẩy mới biết được bên kia của chân lý? Vậy mà, câu trả lời Chúa nói với tác giả Neale lại là:" Câu trả lời của ngươi nằm bên trong chính ngươi.", " để thực sự biết Thượng đế, ngươi phải đi ra khỏi trí óc của mình." Ra khỏi trí óc của mình ư? Thật là một câu nói kỳ lạ? Làm sao ta ra khỏi trí óc của mình đây, khi nó là những gì giúp ta phân tích, tính toán hay đơn giản là đưa ra những quyết định? Theo tôi, thoát ra khỏi trí óc ở đây là thoát khỏi những suy nghĩ, định kiến mà ta đã có về Thượng đế, kết nối với Ngài bằng sự tĩnh lặng của tâm trí, sự nhạy bén của trực giác và đi đến nơi sâu thẳm của tâm hồn mình. 

  Chắc hẳn khi ấy, ta sẽ đi đến được Thiên đường, nơi có Chúa. Vậy mà, lại một lần nữa, tôi lại rất đỗi ngạc nhiên khi Chúa nói rằng:" Thiên đường đang ở chỗ này đây." Ngay đây, ngay bây giờ, bạn đã ở đó rồi. Bạn không phải kiếm tìm một chỗ nào đó khi bạn đang ở chỗ đầy rồi. Hóa ra, chân lý lại giản đơn đến thế. Chúng ta chẳng phải mưu cầu, vì chúng ta đã có điều đó rồi. 

  Để đi sâu vào hiểu hết lời Thượng đế nói, vài ba dòng viết chẳng thể biểu đạt hết được. Nếu bạn muốn tìm hiểu về những chân lý của cuộc sống, hay trăn trở về những câu hỏi như mình là ai, sứ mệnh của mình là gì, tôi tin chắc rằng cuốn sách này dành cho bạn. Đọc và cảm nhận, để ta biết thêm về Thượng đế, để kết nối lại với Nguồn, để đong đầy hạnh phúc trong tình yêu thương. Có một Thượng đế rất đỗi nhân từ và giàu tình thương, Ngài luôn ở đó, luôn dõi theo, và luôn dang rộng vòng tay đón chúng ta về nhà!

 "Bạn sắp có một trải nghiệm lạ lùng. Bạn sắp có một cuộc đối thoại với Thượng đế." Đó là lời văn đầy ấn tượng của tác giả Neale Donald khi tôi vừa đọc phần dẫn nhập của cuốn sách. Tác giả muốn viết một bức thư đầy giận dữ về một cuộc sống đau khổ, vất vả triền miên mà ông nghĩ là do Thượng đế gây ra. Vậy là vào mùa xuân năm 1992, tác giả đã viết một bức thư gửi cho Ngài. Bạn đã bao giờ mường tượng ra cuộc gặp gỡ của con người với Thượng đế lại bắt đầu bằng cách đầy bất ngờ nhưng cũng rất đỗi giản đơn như vậy chưa? Vậy mà tác giả đã gặp gỡ và trò chuyện với Chúa trong hoàn cảnh như thế đó. Cây bút đã tự động di chuyển để nói chuyện cùng với ông. "Ngươi có thực sự muốn trả lời hết những câu hỏi này không, hay ngươi chỉ muốn xả cho bõ tức?" Và đó là khi câu chuyện bắt đầu. Trong quyển 1 của cuốn sách:" Đối thoại với Thượng đế", tác giả đã chủ yếu bàn đến các chủ đề cá nhân, tập trung vào thách đố và cơ hội trong đời sống mỗi người." Đọc cuốn sách, người đọc sẽ khám phá được rằng, sự thật là Chúa nói chuyện với tất cả mọi người theo nhiều hình thức khác nhau. Và cuốn sách này có thể là một trong những hình thức đó. 

 "Cảm giác là ngôn ngữ của tâm hồn. Nếu ngươi muốn biết cái gì là đúng đối với ngươi về một điều gì đó, hãy xem ngươi cảm thấy thế nào về nó." Thượng đế truyền thông điệp cho con người thông qua cảm giác, ý nghĩ và kinh nghiệm, sau cùng là lời nói. Bởi lời nói là biểu tượng, bị giới hạn bởi ngôn từ, chẳng phải chân lý. Những ý nghĩ cao nhất, lời nói rõ ràng nhất, cảm giác lớn lao nhất của con người đều thuộc về Thượng đế. Nhưng nghịch lý ở đây là khi dựa trên sự vui mừng, sự thật và yêu thương là những dấu chỉ xác định cho lời thực sự từ Thượng đế hầu như không được con người đón nhận. Thật vậy, khi đón nhận những điều quá tốt đẹp, con người thường nghĩ đó không phải sự thật. Chúng ta sẽ sợ hãi thay vì hoan hỉ đón nhận. Sứ giả mạnh mẽ nhất của Ngài là kinh nghiệm. Dựa vào kinh nghiệm, chúng ta có thể biết đâu là Thượng đế thật, qua thực tế cảm nhận và trực giác. 

 Sự cảm ơn là lời khẳng định mạnh mẽ nhất với Thượng đế, không phải là nài xin, mà là thưởng thức, biết ơn điều mình muốn. Làm sao chúng ta có thể thực sự tạ ơn về một điều mà ta biết là không có ở đó? Đó chính là dùng đức tin. "Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở." Chúa đã nói rằng, ngay cả trước khi ta xin, Ngài đã nhận lời. Chỉ khi tin tưởng một cách tuyệt đối vào Thượng đế, những gì ta muốn sẽ đạt được. Thượng đế sẽ ban cho ta tất cả những gì ta xin, Ngài sẽ không thất hứa. 

 Thế nhưng, Thượng đế chẳng phải đấng sáng tạo và quyết định hết mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta. Ngài ban cho chúng ta chúng ta quyền tự do lựa chọn. Vậy nên, điều mà bản thân chúng ta muốn là điều Thượng đế muốn cho ta. Khác với hình ảnh một Thượng đế đầy giận dữ, chuyên quyền và áp đặt mà một số niềm tin sai lệch gây ra, Thượng đế ở đây là Nguồn sáng bao la, rộng lớn và tràn đầy tình yêu thương. Đọc và cảm nhận tình yêu vô điều kiện của Ngài, chạm đến những sự thật về cuộc sống, về cách thức vận sống vận hành, chúng ta sẽ hiểu thêm về những gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là do ta quyết định, Thượng đế không hề tạo ra những hoàn cảnh tồi tệ mà đẩy ta vào trong đó. Không chỉ vậy, cuốn sách còn đề cập đến ý nghĩa của cuộc sống, cách chúng ta làm chủ bản thân, hiểu mình, hiểu người và làm chủ cuộc đời. Hơn hết, bản thân mỗi con người là phân mảnh tuy nhỏ bé nhưng hoàn hảo của Thượng đế, để trải nghiệm và nhớ lại Nguồn của bản thân. Nếu bạn muốn biết thêm về Thượng đế, hãy đắm mình vào cuốn sách để cảm nhận tình yêu của Ngài, để được kết nối sâu sắc với Thượng đế và tìm ra bản chất của hành trình sinh mệnh này.

0 điểm

Sau khi cuốn sách "Đối thoại với Thượng đế" được xuất bản, tác giả Neale Donald Walsch đã trở thành một người nổi tiếng. Ông đã đi diễn thuyết khắp thế giới và chia sẻ những gì mình đã học được từ cuộc đối thoại với Thượng đế.

Walsch cũng đã viết thêm 8 cuốn sách nữa trong bộ sách "Đối thoại với Thượng đế". Trong những cuốn sách này, ông đã tiếp tục cuộc đối thoại với Thượng đế về những vấn đề khác nhau, bao gồm:

1. Ý nghĩa của cuộc sống

2. Mục đích của con người

3. Cách đối mặt với khổ đau

4. Tình yêu và sự tha thứ

5. Sự sáng tạo và sự thay đổi

Walsch cũng đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên "The Conversations with God Foundation". Tổ chức này nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết và lòng trắc ẩn giữa con người với nhau.

Dưới đây là một số hoạt động của tác giả Neale Donald Walsch sau khi cuốn sách "Đối thoại với Thượng đế" được xuất bản:

1. Đi diễn thuyết: Walsch đã đi diễn thuyết khắp thế giới và chia sẻ những gì mình đã học được từ cuộc đối thoại với Thượng đế.

2. Viết sách: Walsch đã viết thêm 8 cuốn sách nữa trong bộ sách "Đối thoại với Thượng đế".

3. Thành lập tổ chức phi lợi nhuận: Walsch đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận có tên "The Conversations with God Foundation".

Walsch là một người có tầm ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ của nhiều người. Ông đã giúp nhiều người tìm thấy ý nghĩa và mục đích sống của mình.


Cuốn sách "Đối thoại với Thượng đế" kết thúc với cuộc trò chuyện giữa tác giả và Thượng đế về ý nghĩa của cuộc sống. Thượng đế nói rằng ý nghĩa của cuộc sống là để học hỏi và trưởng thành. Khi con người trải qua những khó khăn, họ có thể học hỏi những điều quý giá về bản thân và về thế giới. Họ cũng có thể trưởng thành thành những con người tốt đẹp hơn.

Thượng đế cũng nói rằng con người là những người sáng tạo. Họ có khả năng tạo ra những điều mới mẻ và mang lại lợi ích cho thế giới. Con người nên sử dụng khả năng sáng tạo của mình để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Cuốn sách kết thúc với lời nhắn nhủ của Thượng đế rằng con người nên sống cuộc sống của mình một cách trọn vẹn và ý nghĩa. Họ nên tận hưởng những khoảnh khắc đẹp đẽ trong cuộc sống và học hỏi từ những khó khăn. Họ cũng nên giúp đỡ những người khác và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Dưới đây là một số ý chính của cuộc trò chuyện kết thúc cuốn sách:

1. Ý nghĩa của cuộc sống là để học hỏi và trưởng thành.

2. Con người là những người sáng tạo.

3. Con người nên sống cuộc sống của mình một cách trọn vẹn và ý nghĩa.

Kết thúc của cuốn sách đã mang lại cho nhiều người sự an ủi và hy vọng. Nó giúp con người cảm thấy rằng cuộc sống có ý nghĩa và họ có thể tạo ra sự khác biệt trong thế giới.