Thay vì là một cuốn sách tập trung kể về cuộc đời vào một hay hai nhân vật, Kiêu hãnh và Định kiến của Jane Austen lựa chọn là một cuốn tiểu thuyết công bằng hơn, thể hiện cho chúng ta toàn cảnh một gia đình, một xã hội với từng cá nhân có hoàn cảnh riêng, khát khao và cách sống khác biệt, giao nhau tại chính câu chuyện nổi tiếng và đáng nhớ bậc nhất trong lịch sử nền văn học thế giới này.
Tuổi trẻ bồng bột của cha mẹ
Ông Bennet, người cha, người đàn ông trụ cột của gia
đình, được nhìn nhận là một người đàn ông có tài năng, nhưng cái tài ấy lại được
sử dụng vào khiếu hài hước và thói mỉa mai châm biếm của mình. Ông thất thường
và tính cách thì đầy mâu thuẫn. Ông sở hửu mảnh đất đã gần hai nghìn năm tuổi ở
Longbourne, Hertfordshire, chỉ cách chợ thị trấn Meryton một quãng đường đi bộ
thư thái. Điền trang của quý ông đây ngày càng xuống giá, được mặc định sẽ dành
cho nam thừa kế , một người họ hàng xa.
Ông Bennet, từng bị thu hút bởi sắc đẹp phù phiếm và vẻ giàu sang giả tạo, đã kết
hôn ở tuổi còn rất trẻ với con gái của một luật sư vùng nông thôn ‘có tính cảm
thông hẹp hòi, kiến thức nghèo nàn, và tính khí vô chừng. Khi không được như ý,
bà tưởng như mình bị lo lắng. Cả đời bà chỉ lo mỗi việc là kiếm chồng cho năm
cô con gái. Việc thăm viếng và trao đổi chuyện phiếm là cách khuây khỏa của bà’
Chỉ một thời gian ngắn sau khi kết hôn, ông Bennet mới nhận ra rằng một khuôn mặt xinh đẹp chẳng là gì ngoài sự đền bù thảm hại cho sự thiếu vắng của lẽ thường tình hợp lí, rằng tuổi trẻ và ngoại hình đẹp đẽ tự nhiên, với sự thèm khát vật chất không thể đồng nghĩa với một người vợ đáng quý trọng. Hậu quả của sự nhận thức muộn màng này là một cuộc hôn nhân không bình đẳng, cùng với sự biến mất không dấu vết của tình yêu thương thực sự, niềm tin và sự kính trọng đối với vợ mình của ông Bennet. Niềm vui trong cuộc sống hôn nhân của ông sụp đổ, ông tìm kiếm sự xoa dịu thế chỗ cho thất vọng bằng cách chìm đắm trong cuộc sống ở thôn quê và niềm hứng thú đối với sách vở ông tự tạo nên. Là một người đàn ông đầy tài cán và nhận thức đầy đủ, như tôi nói, mặc dù song song với đó vẫn còn một số nét tính cánh và khía cạnh kì dị, ông xoay sở để không mất kiên nhẫn với sự thiếu hiểu biết đáng xấu hổ của vợ ông, đủ hài lòng và bình thản để cười chê và giải trí với sự thèm khát danh tiếng, của cái của bà.
Bà có tính cảm thông hẹp hòi, kiến thức nghèo nàn, và tính khí vô chừng. Khi không được như ý, bà tưởng như mình bị lo lắng. Cả đời bà chỉ lo mỗi việc là kiếm chồng cho năm cô con gái. Việc thăm viếng và trao đổi chuyện phiếm là cách khuây khỏa của bà.
Tuy nhiên, dù ông Bennet có thấy buồn cười vì sự xuẩn ngốc của vợ mình cỡ nào, điều đó không thể nào có lợi cho năm cô con gái của ông, với sự giúp đỡ của bà mẹ ngốc nghếch, đang tìm kiếm ý trung nhân của đời mình. Jane, cô con gái cả, rất xinh đẹp, sở hữu xúc cảm dạt dào và nhận thức tốt, lạc quan và sự thanh lịch quý phái. Elizabeth, cô con gái thứ hai, được miêu tả là một sự kết hợp của sự thông minh nhanh nhẹn và đầu óc cởi mở, tính nhanh nhảu hài hước có phần giống cha mình, cùng với nét đẹp ngoại hình thanh thoát. Mary là một nữ thông thái rởm đời, bắt chước và lặp lại trí tuệ sách vở với sự kém chọn lọc và phù phiếm ngu ngốc. Kitty mềm yếu và nhu nhược, còn cô con gái út Lydia “một cô gái mười lăm, rắn chắc, với nước da sáng, gương mặt tươi vui. Cô là đứa con cưng của bà mẹ, nên bà đã đưa cô vào quan hệ giao tiếp trong xã hội khi cô còn rất trẻ. Cô có tính khí sôi nổi và cung cách tự cho mình là quan trọng, qua đấy tạo sự chú ý của các sĩ quan hay qua nhà ông chú. Cộng thêm với tư cách dung dị, những giao tiếp đã làm cô thêm phần tự tin.”
Cô gái trẻ này gần như đã phát cuồng vì sung sướng khi các anh chàng sĩ quan về đóng trụ sở ở Meryton; và theo như sự chú ý của các chàng trai, cô Lydia là chắc chắn là cô gái tỏ vẻ ve vãn bỡn cợt nhất.
Mặc dù các quý cô trẻ tuổi đều nhận được sự hứng thú và sự để ý của đọc giả, bốn người còn lại đều không sở hữu lòng ngưỡng mộ của chúng ta nhiều như Elizabeth, tính cách tinh nghịch mà không thiếu phần đáng yêu cho cô một sự cuốn hút không thể phủ nhận, nổi bật trong cả gia đình. Cô là Beatrice (Much Ado About Nothing – William Shakespeare) của câu chuyện; và tình yêu của cô với Darcy lớn dần lên mặc cho những trái ngược giữa hai người cũng có nét tương đồng giống Beatrice. Beatrice là một cô gái thông minh và suy nghĩ độc lập, cô gái ghét cay ghét đắng đàn ông và hôn nhân. Cô liên tục xảy ra tranh chấp với Benedict, nhân vật nam chính của vở kịch, nhưng tính sống động và hài hước của những trận tranh cãi này chỉ chứng tỏ rằng họ hợp nhau rất nhiều, giống hệt như những cuộc khẩu chiến tinh vi, khôi hài của Elizabeth và Darcy.
Darcy là người bạn thân thiết của Bingley, cả hai đều
là các quý ông độc thân, trẻ tuổi và giàu có, sở hữu khu Netherfield Park rộng
lớn và được đặt ở vị trí ngay gần điền trang Longbourne. Sự kiện này đã làm cho
bà Bennet và các bà mẹ trung niên ở quanh khu vực sốt xình xịch, ai cũng mong
muốn được gả con gái của họ cho các quý ông lịch thiệp của tầng lớp thượng lưu.
Bà Bennet sung sướng rằng không chỉ chồng bà đã thực hiện đúng mong muốn của bà
– là một trong những người đầu tiên chào đón anh Bingley đến với nơi ở mới, rằng
nghe tin chàng Bingley đẹp trai hấp dẫn đó định tổ chức một bữa tiệc làng quê mời
tất cả mọi người trong vùng, rằng Bingley thích khiêu vũ, cái sở thích mà theo
bà là “bước nhảy vào trong tình yêu”, rằng người mà Bingley để ý nhất chính là
cô con gái cả Jane, rằng anh Bingley không ngần ngại thể hiện tình cảm của mình
khi khiêu vũ với Jane hai lần trước bất cứ cô gái nào khác trong phòng nhảy.
Đây chưa phải là tất cả - anh Bingley, đúng theo nguyện vọng và mong ước của bà
Bennet – đã thực sự có tình cảm mãnh liệt với Jane xinh đẹp hiền hậu.
Tuy nhiên anh Bingley lại bị ngăn cản khi có ý định cầu hôn Jane bởi người bạn thân thiết của mình, anh Darcy, người đàn ông sinh ra đã “ngậm thìa vàng” với địa vị cao sang và khối tài sản khổng lồ. Darcy không ngần ngại bộc lộ sự thiếu thiện cảm của mình đối với bà Bennet và các cô con gái của bà. Anh nghĩ rằng bà Bennet và con gái Jane xinh đẹp của bà ta chỉ nhắm đến của cải và chức danh của Bingley thôi và thực sự chẳng có chút tình cảm nào chân thật hết; rằng nhà Bennet hay các gia đình trung lưu khác đều nông cạn như nhau, chỉ bị thu hút bởi một thứ duy nhất đó là tiền bạc chứ không cần sự chân thành. Anh hướng mũi dùi của những phán xét cay nghiệt đó trực tiếp vào các thành viên của gia đình Bennet - trong đó bao gồm cả Elizabeth – mà không ngờ rằng anh sẽ nhận được sự chống trả và mỉa mai dữ dội từ cô – rằng không phải ai cũng có những suy nghĩ xấu xa tư lợi như cách Darcy rập khuôn họ.
"Kiêu hãnh và Định kiến"
Anh Darcy, người sở hữu sự kín đáo và điềm đạm đến mức lạnh lùng trong phong thái của anh, luôn giữ niềm kiêu hãnh không thể bị sứt mẻ về gia đình và thân thế của mình, bị thu hút mạnh mẽ bởi một Elizabeth sinh động và tinh tế, mặc cho tâm trí anh mong muốn điều trái ngược. Elizabeth lại nghĩ rằng Darcy là người kiêu kỳ nhất trong tất cả những người thuộc “giống loài” thượng lưu của anh, cảm thấy thỏa mãn và sung sướng khi áp dụng đủ trò “chanh sả” với Darcy, nhận thấy được nét cứng đầu bất khuất trong tính tình sắt đá của anh và liệt kê anh vào danh sách những người khó ưa nhất cô từng gặp.
Sự không hài lòng đó của Elizabeth đã suýt chút nữa biến thành thù ghét khi nhận ra Darcy lừa cô tham gia cùng vào kế hoạch chia cắt anh Bingley và chị gái cô. Cô đưa ra những định kiến cay nghiệt về anh, tin rằng tội lỗi của anh ta xuất phát chủ yếu từ việc là một quý ông trẻ tuổi nhưng lại được hưởng mọi thứ quyền lợi và thiên vị một cách nghiễm nhiên – nói cách khác là sự bảo vệ và tôn sùng thái quá của xã hội dành cho những người như Darcy. Khi nghĩ về anh với đủ mọi thói hư tật xấu trong cay đắng và ác cảm, chắc chắn rằng anh ta cũng thiếu thiện cảm với mình, cô hoàn toàn ngạc nhiên bởi chuyến viếng thăm từ Darcy và những câu bày tỏ, hay đúng hơn là tuyên bố tình cảm của anh dành cho cô. Quý ông trẻ tuổi này, trong cùng lúc đó, trong khi niềm kiêu hãnh của anh bị tổn thương bởi sự trầm lặng yếu thế của Elizabeth. Darcy nhận ra rằng anh yêu Elizabeth dù cho điều đó đi ngược lại với lí trí, tư duy hay là cả tính cách của anh. Sự thật đáng khiêu khích này, cộng thêm với lời từ chối sắt đá không lay chuyển của cô trong lúc giận dữ và dằn vặt, làm cho Darcy cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Trong cuộc đối thoại của họ, Elizabeth còn buộc tội anh cố tình phá hỏng chuyện giữa chị gái cô và anh Bingley, cùng lúc đó lợi dụng và dẫm đạp lên người đàn ông ở dưới trướng chỉ để thỏa mãn sự ích kỉ của mình.
Mặc dù Darcy tức giận rời đi ngay sau đó, để lại Elizabeth vẫn chắc mẩm với những suy đoán vô căn cứ của mình về anh, nhưng ngày hôm sau anh đã ngay lập tức gửi một lá thư giải thích mọi việc và tháo gỡ từng khúc mắc hiểu lầm của Lizzie. Điều đó chứng tỏ anh quan tâm đến Elizabeth nhiều hơn lòng tự trọng mà anh vẫn cứng đầu giữ bên mình từ bao lâu nay, và Elizabeth thực sự cảm động bởi sự chân thành mà Darcy dành cho cô. Cô nhận ra rằng mình cũng đã cư xử nhỏ nhen như thế nào, cô cũng ngoan cố giữ những định kiến về người khác ra sao. Lizzie dạy cho Darcy bài học về sự quan tâm đến những người xung quanh ngoại trừ người thân của mình, lúc đầu anh tiếp nhận nó một cách thật khó khăn và không chút thành ý, nhưng dần dần Darcy nhận ra tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của bất kì ai, cuộc sống của cộng đồng.
Một bài học nữa chúng ta có thể được rút ra từ việc
chạy trốn khỏi gia đình để kết hôn với Wickham trai đểu của Lydia: tác phẩm cho
thấy sự điên khùng và tác hại của việc lơ là giáo dục những cô gái trẻ vị thành
niên, để họ được phát triển tự do theo ý muốn và làm những gì mình thích, sự
nguy hiểm khi để con gái giao du với những chàng trai lạ mặt (đặc biệt là trong
quân ngũ). Tính cách của Wickham được miêu tả rất rõ ràng, bỡn cợt, lả lơi và
thiếu trách nhiệm của một người đàn ông. Có bao nhiêu phụ nữ xuẩn ngốc như bà
Bennet thì sẽ có bấy nhiêu gã đàn ông như ông Collins, tự phụ và khoe khoang,
luôn phải cố gắng khẳng định tầm quan trọng của mình trong khi bám víu vào những
người có địa vị, giàu có hơn như phu nhân Catherine,…
“Kiêu hãnh và Định kiến” không chỉ là câu chuyện của Darcy và Elizabeth với những bản ngã của riêng họ, mà còn là một bức tranh toàn cảnh về xã hôi trung lưu và thượng lưu được lột tả trào phúng với những quy luật ngầm và những toan tính mưu mô, nơi mà tính tự cao tự đại nấp mình dưới danh nghĩa của lòng kiêu hãnh, được tôn trọng quá mức mà không nhận lại cái giá nó xứng đáng phải nhận. Elizabeth không chỉ chống lại mỗi lòng kiêu hãnh thái quá của giới thượng lưu, cô còn phải gạt bỏ những định kiến ở chính nơi cô đang sống: những cô con gái trung lưu muốn lấy chồng giàu, là tiểu thư hay công tử chắc chắn là kiêu căng và khoác lác,... đó đều là những định kiến xuất phát từ chính sự mặc cảm của tầng lớp thấp hơn trong xã hội Anh những năm thập niên 80. Mặc cảm này còn khó vượt qua hơn sự coi thường theo một cách nào đó, nhưng Elizabeth đã thành công đạp đổ tất cả những tiêu cực ấy. Câu chuyện này đã luôn là nguồn cảm hứng cho sự đấu tranh bình quyền giai cấp, bình quyên giới tính từ những thập kỉ của thế kỉ trước. Kiêu hãnh và định kiến xứng đáng là một cuốn tiểu thuyết kinh điển mà ai cũng nên đọc ít nhất một lần.
Review chi tiết bởi Hồng Nhung - Bookademy
---------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật những thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn
Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng kí CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3
Tôi hoàn toàn bị cuốn hút bởi câu chuyện này. Tôi có thể thấy mình sẽ đọc lại mãi mãi. Elizabeth và Mr. Darcy là tất cả với tôi. Tôi sẽ trân trọng họ mãi mãi <3
Cách kể chuyện, những mô tả, sự hài hước, các nhân vật, tình yêu, tất cả đều khiến tôi hoàn toàn bị cuốn hút vào câu chuyện. Mọi thứ rất tự nhiên, các nhân vật cảm giác như có thật, đây là một tác phẩm hoàn hảo. Tôi thực sự đã khóc khi đọc trang cuối cùng chỉ vì tình yêu thuần khiết dành cho nó.