Người kể chuyện đi tìm cha. Công cuộc tìm kiếm này khiến ông lần ngược thời gian và một lần nữa sống lại, trong ảo giác, một thời kỳ có lẽ là khi nước Pháp bị chiếm đóng. Đó là khi ông sống trong một ngôi làng ở vùng Seine-et-Marne, ven rừng Fontainebleau, giữa những người xa lạ đến làng để nghỉ cuối tuần. Trong số họ có “bá tước” Marcheret - cựu lính lê dương bị bệnh sốt rét, Jean Muraille - chủ bút, cháu gái ông ta - một nữ diễn viên tóc vàng lúc nào cũng quấn kín người trong chiếc áo choàng lông thú… Cuối cùng, là cha của người kể chuyện, người tự xưng là “nam tước” Deyckecaire.
Người kể chuyện xâm nhập cái giới ám muội ấy, với hy vọng tiếp cận cha mình. Chính xác thì ông là ai? Buôn lậu chợ đen? Một người Do Thái bị săn đuổi? Tại sao ông lại ở cùng với những người kia?
Cho đến tận cuối câu chuyện, người kể chuyện sẽ đuổi theo người cha mờ mịt ấy. Đầy âu yếm. Như muốn hòa vào với cha mình và chịu trách nhiệm về một quá khứ biến động cũng chính là nơi ông xuất thân.
Xem thêm
“Thả Một Bè Lau” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Huy Thiệp, nổi bật bởi ngôn ngữ giàu biểu cảm và chiều sâu tư tưởng. Nhân vật chính – ông Lương, người từng trải qua khổ đau, mất mát và sa ngã – chính là đại diện cho cuộc hành trình đi tìm lại lương tri giữa dòng đời phức tạp.
Ông Lương không hoàn hảo, ông từng phạm sai lầm, từng ích kỷ, từng mù quáng trong lựa chọn của mình. Nhưng điều quan trọng là ông dám đối diện với quá khứ, dám lội ngược dòng để cứu vãn những giá trị mà đời người có thể đánh mất. Cuộc đời ông là minh chứng cho việc: sự thức tỉnh không bao giờ là muộn nếu con người còn dũng cảm sửa sai và khao khát sống tốt.
Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng những hình ảnh giàu biểu tượng như bè lau, dòng sông, cây súng, cánh đồng, tiếng sáo... để gợi mở chiều sâu nội tâm nhân vật. Những hình ảnh ấy như từng lát cắt của đời người – mong manh, trôi dạt, và luôn phải chọn giữa thiện – ác, đúng – sai.