Chuyện diễn ra ở quán Đo Đo, quán ăn do tác giả sáng lập để nhớ quê nhà, nơi có chợ Đo Đo – chỗ Quán Gò đi lên ấy. Bởi thế, trong câu truyện tràn ngập những nỗi nhớ, nhớ món ăn, nhớ giọng nói, nhớ thói quen, nhớ kỉ niệm… Dẫu là câu chuyện ngập tràn nỗi nhớ, vẫn nghe trong đó những tiếng cười rất vui.
Xem thêm
Câu chuyện lấy cảm hứng từ Đo Đo, quê hương của tác giả, cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Nam. Với cách kể chuyện dung dị, nhẹ nhàng, lôi cuốn, đầy bất ngờ như bao tập truyện khác, tác giả đã đưa người đọc đến với những tình huống vô cùng éo le, hài hước nhưng cũng không kém phần xúc động. Lấy bối cảnh là một quán ăn nhỏ tên Đo Đo ở giữa lòng Sài Gòn - nơi đây chuyên phục vụ các món ăn xứ Quảng. Nhưng ngặt nỗi phục vụ đồ ăn Quảng lại không có nhân viên người Quảng, điều này làm cô Thanh chủ quán quyết định chiêu mộ Cúc - một cô gái ngây thơ, lương thiện, hiền lành, chất phác lần đầu lên thành phố. Sự xuất hiện của Cúc như một làn gió mới trong quán ăn bình dị này. Cùng với cái giọng "nước mắm Nam Ô nguyên chất" của mình, Cúc đã góp phần vào những câu chuyện dở khóc dở cười trong quán Đo Đo. Quán ăn Đo Đo là nơi tập hợp những cuộc đời khác nhau, không ai giống ai. Đó là con Lệ ít nói nhưng rất hiểu chuyện; con Kim quê quán không rõ ràng với ước mơ mong lấy chồng Tây để xuất ngoại; thằng Cải trông xe có người mẹ nuôi mình hết sức yêu thương, không muốn ra nước ngoài với mẹ đẻ; con Lan với mối tình đơn phương với thằng Lâm; Lâm - một sinh viên học lại lớp 12 thi lên Đại học lại thích mê con Cúc, nhờ thằng Cải quân sư và bày tỏ nỗi lòng hộ... Tất cả cùng nhau tạo nên một quán Đo Đo thật đẹp. Bên cạnh nhân viên của quán còn có 3 nhân vật phụ nhưng góp phần tô đậm nét cho quán ăn.