Chuyện diễn ra ở quán Đo Đo, quán ăn do tác giả sáng lập để nhớ quê nhà, nơi có chợ Đo Đo – chỗ Quán Gò đi lên ấy. Bởi thế, trong câu truyện tràn ngập những nỗi nhớ, nhớ món ăn, nhớ giọng nói, nhớ thói quen, nhớ kỉ niệm… Dẫu là câu chuyện ngập tràn nỗi nhớ, vẫn nghe trong đó những tiếng cười rất vui.
Xem thêm
Cuốn sách lấy bối cảnh hẹp là một quán ăn nhỏ nằm ở quận 1 của Sài Gòn – quán Đo Đo. Nơi đây chuyên phục vụ các món ăn Quảng Nam nhưng ngặt một nỗi lại không có nhân viên nào là người xứ Quảng. Bởi vậy, cô Thanh chủ quán đã quyết định chiêu mộ Cúc – một cô gái Quảng “chính gốc” có tấm lòng ngây thơ, lương thiện đến làm “phiên dịch viên” cho quán. Sự xuất hiện của Cúc tại quán Đo Đo như thổi một luồng gió mới cho quán ăn bình dị giữa đất Sài Gòn. Với chất giọng “nước mắm Nam Ô nguyên chất” cùng tính cách thật thà, chất phác, Cúc đã góp phần tạo nên những tình huống “dở khóc dở cười” cho câu chuyện.Review truyện dài Quán Gò Đi Lên: những mảnh tình con trong quán Đo Đo - BlogAnChoi
Câu chuyện càng thêm phần thú vị khi Lâm – một cậu nhân viên chạy bàn sắp sửa thi đại học của quán lại “phải lòng” Cúc và quyết định nhờ Cải – anh chàng trông xe cho quán làm quân sư để giúp mình thổ lộ tình cảm. Cùng với cặp đôi chính của truyện là Lâm và Cúc, những nhân viên khác của quán Đo Đo như Cải, Lan, Lệ, Kim, Hường cũng có kha khá “đất” để thể hiện tính cách và tâm sự riêng của bản thân. Ngoài ra, những vị khách đặc biệt của quán: ông Tiger, bà Fanta, ông Thịt Luộc Muối Tiêu đã “tạo nét” cho câu chuyện và khiến nó trở nên vô cùng sinh động.
Mối tình đầy tiếc nuối giữa Kim và ông Tiger, tình cảm đơn phương của Lan dành cho Lâm và hơn hết là lời hứa chưa thể thực hiện giữa Lâm và Cúc đã hằn ghi những vết cào xót xa lên lịch sử của quán Đo Đo. Bằng lối viết mộc mạc mà day dứt, Nguyễn Nhật Ánh đã làm cho người đọc cảm nhận được một cuộc sống mưu sinh không hề dễ dàng của những nhân viên xa nhà và tình cảm chân thành, gắn bó của những người đã đến và đã đi khỏi quán ăn nhỏ bé này.