Chuyện diễn ra ở quán Đo Đo, quán ăn do tác giả sáng lập để nhớ quê nhà, nơi có chợ Đo Đo – chỗ Quán Gò đi lên ấy. Bởi thế, trong câu truyện tràn ngập những nỗi nhớ, nhớ món ăn, nhớ giọng nói, nhớ thói quen, nhớ kỉ niệm… Dẫu là câu chuyện ngập tràn nỗi nhớ, vẫn nghe trong đó những tiếng cười rất vui.
Xem thêm

Những thông điệp nổi bật từ Người Giàu Có Nhất Thành Babylon - Nếu bạn muốn giàu có, bạn phải học từ người thành công Câu chuyện bắt đầu từ cuộc trò chuyện của hai người đàn ông trưởng thành phải làm chật vật mới đủ miếng ăn. Họ trầm tư, khát khao thoát khỏi khó khăn hiện tại và vươn lên một cuộc sống sung túc hơn. Do đó, hai người - một người đóng xe ngựa và một là nhạc sĩ - tìm đến người đàn ông giàu nhất Babylon để xin lời khuyên làm giàu. Từ đây, Clason đã bật mí một bí quyết thành công kinh điển và một chân lý cổ xưa rằng: “Nếu bạn muốn giàu có, bạn phải học từ người thành công.” - Trả công cho bạn trước tiên – 10% thu nhập Một trong những thông điệp quan trọng tiếp theo, phương thuốc tối quan trọng và là bước đầu tiên trên con đường làm giàu chính là trả công cho bạn trước tiên. Ai lại không băn khoăn điều này đúng không bạn? Tất nhiên mọi người đi làm đều được trả công rồi, sao lại phải trả công cho chính mình? Nhưng bạn nghĩ xem, tiền công đó có luôn là của bạn? Các chi phí cho cuộc sống thường ngốn hết tiền bạn kiếm được, rồi mong muốn có những chiếc áo đẹp, đôi giày xinh, bữa ăn thịnh soạn… đã tiêu tốn hết những đồng tiền công ấy . Vì thế, bạn đang trở thành nô lệ cho công việc của mình và luôn luôn chỉ kiếm đủ sống. Bằng cách kỷ luật và nghiêm túc thực hiện tiết kiệm 10% số tiền kiếm được và để riêng không được tiêu xài, qua thời gian, số tiền sẽ nhiều lên. Và lúc đó, tiền sẽ trở thành nô lệ của bạn. - Quy luật của Vàng Nếu cho bạn một “túi đựng vàng” và một một thanh đất sét khắc “5 quy luật của vàng”, bạn sẽ chọn cái nào? Chẳng có gì ngạc nhiên, khi tất cả những thanh niên nghe chuyện đều đồng thanh chọn vàng. Và cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi Nomasir- con trai người giàu có nhất thành Babylon chẳng chú ý gì đến tấm đất sét thông thái của cha. Chỉ tới khi anh mất gần hết số vàng cha cho cùng tình thể trở nên nguy kịch, Nomasir mới nhớ đến tấm đất sét được khắc 5 quy luật của vàng. Nhờ đó, anh mới có thể áp dụng và khiến vàng tạo ra vàng, sinh sôi nảy nở. Người nào không biết quy luật đó cũng có thể gặp được vận may nhưng có khả năng cũng sẽ đánh mất tiền nhanh chóng. Năm quy luật trên không những giúp bạn gầy dựng của cải. Mà còn giúp bạn tránh khỏi việc đánh mất tiền, nếu bạn làm theo các quy luật cổ xưa đó. - Làm việc là một bí quyết thành công, mang lại sự may mắn, tự do cho mọi người Sharru Nada, ông hoàng thương lái, đang ngồi oai vệ trên lưng con lạc đà dẫn đầu đoàn lữ hành trở về Babylon sau một chuyến buôn dài ngày. Tuy nhiên, đến lúc này có một điều làm cho ông lo nghĩ chính là Hadan Gula, cháu của một đối tác làm ăn của ông, có tên là Arkad Gula và cũng là người mà ông mang ơn suốt đời. Giờ đây ông muốn đền đáp lại một phần công ơn của Arkad Gula bằng cách dạy dỗ Hadan Gula nên người và trở thành một thương gia giỏi. Và làm thế nào để Sharru có thể dạy dỗ, uốn nắn tư tưởng, điều chỉnh thói quen ăn chơi, tiêu xài, phung phí của Hadan? Bạn hãy tự mình khám phá nhé. Nói tóm lại, Người Giàu Có Nhất Thành Babylon là một cuốn sách nhất định phải đọc trước 30 tuổi. Bạn quan tâm về nội dung review chi tiết hơn có thể ghé thăm website của mình sachyeu.com để tham khảo, cân nhắc trước khi mua sách nhé.

Mang tiếng là một người ham đọc sách nhưng cho đến tận bây giờ tôi vẫn chỉ mới đọc được mỗi "Quán gò đi lên" của bác Nguyễn Nhật Ánh, đó là khi mấy đứa bạn tôi đang hăng say bàn về truyện của bác thì tôi cũng mon men đến để mượn đọc thử xem sao, để biết sao nó hot thể? Và giờ thì tôi có câu trả lời rồi... Nói sơ qua về tác phẩm thì đây có thể gọi là một câu chuyện có phần lạ hơn đôi chút. Lạ là bởi bối cảnh truyện mang màu sắc khác lạ hơn so với đời thường chúng ta vẫn gặp, nhưng vẫn có trong đó những hình ảnh quen thuộc của một Việt Nam thân thương. Một quán ăn miền Trung tại mảnh đất miền Nam nhộn nhịp, và hiện lên trong từng trang sách cũng là những con người, tuy khác nhau về nơi xuất thân, nhưng lại chung một mục tiêu-cùng sống cùng chết với Quán, những câu chuyện tình ngây ngô của các cô cậu thanh thiếu niên vừa chớm nở tuổi xuân, những câu chuyện xúc động ẩn đằng sau đó, và không thiếu những tràng cười trước nhiều cảnh éo le dở khóc dở cười đến từ các nhân vật, khi đọc, ta hẳn sẽ cảm nhận được những điều mà tác giả muốn truyền tải: một tình thân khó cắt đứt, một tình bạn khó phai của những con người nghèo khó phải bươn chải nơi đất khách. Đây là một tác phẩm hay của bác Ánh, đáng đọc thử một lần.

Từng đọc rất nhiều những ấn phẩm của bác Ánh, nhưng chưa lần nào tôi thấy vui và thỏa mãn như khi cầm cuốn sách này trên tay . Không phải là những lời văn về tình yêu sướt mướt, cũng không chỉ là những kỉ niệm tuổi học trò, cuốn sách lần này đem đến tiếng cười thú vị cũng như bài học về tình người giữa những nhân viên của quán ăn Đo Đo . Mở đầu rất dễ thương , với sự xuất hiện của Cải - một anh chàng coi xe tốt bụng, thật thà, một cô chủ quán tươi tắn xởi lởi, một Kim rất mạnh mẽ, luôn ước mơ lấy chồng Tây . Sau này, quán có thêm Lâm và Cúc . Lâm đi làm, kiếm thêm việc để chờ cho kì thi đại học năm sau . Anh một lòng thích Cúc,cô bé xinh xinh có giọng nói nước mắm Nam Ô ngọt ngào dễ mến . Vì sợ anh yêu đương bỏ bê học hành, Cúc dù không yêu nhưng vẫn dành tình cảm cho anh , để anh yên tâm học . Đáng yêu, mà cũng tình người lắm . Có nhân viên,dĩ nhiên sẽ có những vị khách ruột . Như ông Tiger , mê chị Kim đến mức ngày nào cũng đến uống bia . Bà Fanta, yêu chết mệt thứ nước cam ngọt này . Ông thịt luộc muối tiêu mới thực dễ thương . Họ, những con người ở mọi miền đến, tụ hội lại xứ Quảng đáng yêu này, làm nên những câu chuyện thật đẹp . Sách rất hay và dễ thương . Fahasa giao hàng nhanh,tận tình.

Câu chuyện lấy cảm hứng từ Đo Đo, quê hương của tác giả, cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Nam. Với cách kể chuyện dung dị, nhẹ nhàng, lôi cuốn, đầy bất ngờ như bao tập truyện khác, tác giả đã đưa người đọc đến với những tình huống vô cùng éo le, hài hước nhưng cũng không kém phần xúc động. Lấy bối cảnh là một quán ăn nhỏ tên Đo Đo ở giữa lòng Sài Gòn - nơi đây chuyên phục vụ các món ăn xứ Quảng. Nhưng ngặt nỗi phục vụ đồ ăn Quảng lại không có nhân viên người Quảng, điều này làm cô Thanh chủ quán quyết định chiêu mộ Cúc - một cô gái ngây thơ, lương thiện, hiền lành, chất phác lần đầu lên thành phố. Sự xuất hiện của Cúc như một làn gió mới trong quán ăn bình dị này. Cùng với cái giọng "nước mắm Nam Ô nguyên chất" của mình, Cúc đã góp phần vào những câu chuyện dở khóc dở cười trong quán Đo Đo. Quán ăn Đo Đo là nơi tập hợp những cuộc đời khác nhau, không ai giống ai. Đó là con Lệ ít nói nhưng rất hiểu chuyện; con Kim quê quán không rõ ràng với ước mơ mong lấy chồng Tây để xuất ngoại; thằng Cải trông xe có người mẹ nuôi mình hết sức yêu thương, không muốn ra nước ngoài với mẹ đẻ; con Lan với mối tình đơn phương với thằng Lâm; Lâm - một sinh viên học lại lớp 12 thi lên Đại học lại thích mê con Cúc, nhờ thằng Cải quân sư và bày tỏ nỗi lòng hộ... Tất cả cùng nhau tạo nên một quán Đo Đo thật đẹp. Bên cạnh nhân viên của quán còn có 3 nhân vật phụ nhưng góp phần tô đậm nét cho quán ăn. 

Nói không ngoa khi cho rằng Nguyễn Nhật Ánh là "chàng hiệp sĩ tuổi thơ". Những trang văn của bác Ánh luôn mang đến cho tôi cảm giác nhẹ nhàng và thư giãn. Đó là 1 giọng văn rất đỗi chân thực và dịu dàng, có lúc hóm hỉnh và đôi khi lại thoáng chút đượm buồn. Và nếu là fan "guột" của bác thì chúng ta không lạ gì với cái tên Đo Đo nữa. Trong "Quán Gò đi lên", Đo Đo là 1 quán ăn nhỏ xíu, chuyên bán các đồ ăn xứ Quảng, mang chút gì đó bình dị và giản đơn giữa Sài Gòn hoa lệ. Trong quán Đo Đo có bà chủ Thanh các các nhân viên mới lớn như Lệ, Kim, Cải, Lâm, Cúc, Lan; và thực tế thì họ chung sống với nhau như 1 gia đình. Ban đầu thì Đo Đo là một quán ăn Quảng không có người Quảng (à thì cũng có nhưng là Quảng Đông và Quảng Tây). Đến khi nhỏ Cúc, dân Quảng chính hiệu với chất giọng "nước nắm Nam Ô nguyên chất" thì quán ăn như được thổi một luồng sinh khí mới, những câu chuyện bi hài, tréo nghoe cũng vì thế mà xuất hiện. Bất chấp những gian khổ của cuộc sống mưu sinh nơi thành thị, những con người đấy lúc nào cũng chân thật và đối đãi với nhau hết lòng, ở họ tràn ngập ý chí và sự lạc quan, vui vẻ, tếu táo. Khi đọc chuyện có lúc bạn sẽ cười ngặt nghẽo vì những tình huống hết sức khôi hài ( như câu chuyện dở khóc dở cười của Cúc khi đi mua "láp xe độp" cho Cải), cũng có lúc lại buồn man mác (mối tình đơn phương của Lan với Lâm, lời hứa chưa thực hiện của Lâm với Cúc), đôi khi bạn cũng sẽ gặp trường hợp không biết nên vui hay nên buồn (mối tình chưa nở đã lụi tàn của Cải với nhỏ Nhàn nhìn vậy mà đã có hai con). Và cả những vị khách thú vị và hài hước như ông Tiger, bà Fanta, ông Thịt Luộc Chấm Muối Tiêu, tất cả đã làm "Quán Gò đi lên" trở thành một trong những cuốn sách thư giãn nhất của Nguyễn Nhật Ánh, dù vẫn còn những khoảng khắc đượm buồn

Cuốn sách lấy bối cảnh hẹp là một quán ăn nhỏ nằm ở quận 1 của Sài Gòn – quán Đo Đo. Nơi đây chuyên phục vụ các món ăn Quảng Nam nhưng ngặt một nỗi lại không có nhân viên nào là người xứ Quảng. Bởi vậy, cô Thanh chủ quán đã quyết định chiêu mộ Cúc – một cô gái Quảng “chính gốc” có tấm lòng ngây thơ, lương thiện đến làm “phiên dịch viên” cho quán. Sự xuất hiện của Cúc tại quán Đo Đo như thổi một luồng gió mới cho quán ăn bình dị giữa đất Sài Gòn. Với chất giọng “nước mắm Nam Ô nguyên chất” cùng tính cách thật thà, chất phác, Cúc đã góp phần tạo nên những tình huống “dở khóc dở cười” cho câu chuyện.Review truyện dài Quán Gò Đi Lên: những mảnh tình con trong quán Đo Đo - BlogAnChoi


Câu chuyện càng thêm phần thú vị khi Lâm – một cậu nhân viên chạy bàn sắp sửa thi đại học của quán lại “phải lòng” Cúc và quyết định nhờ Cải – anh chàng trông xe cho quán làm quân sư để giúp mình thổ lộ tình cảm. Cùng với cặp đôi chính của truyện là Lâm và Cúc, những nhân viên khác của quán Đo Đo như Cải, Lan, Lệ, Kim, Hường cũng có kha khá “đất” để thể hiện tính cách và tâm sự riêng của bản thân. Ngoài ra, những vị khách đặc biệt của quán: ông Tiger, bà Fanta, ông Thịt Luộc Muối Tiêu đã “tạo nét” cho câu chuyện và khiến nó trở nên vô cùng sinh động.


Mối tình đầy tiếc nuối giữa Kim và ông Tiger, tình cảm đơn phương của Lan dành cho Lâm và hơn hết là lời hứa chưa thể thực hiện giữa Lâm và Cúc đã hằn ghi những vết cào xót xa lên lịch sử của quán Đo Đo. Bằng lối viết mộc mạc mà day dứt, Nguyễn Nhật Ánh đã làm cho người đọc cảm nhận được một cuộc sống mưu sinh không hề dễ dàng của những nhân viên xa nhà và tình cảm chân thành, gắn bó của những người đã đến và đã đi khỏi quán ăn nhỏ bé này.

Từ lâu tôi đã là một người mê sách Nguyễn Nhật Ánh. Tôi vẫn nhớ quyển sách đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh mà mình sở hữu là "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", hồi tôi mới học lớp 6. Và từ đó, tình yêu với sách của bác Ánh trong tôi cứ lớn dần, dường như tủ sách của tôi toàn là truyện Nguyễn Nhật Ánh. Khi đọc sách của bác,  tôi biết rằng: "Với một trái tim ngập tràn yêu thương thì cuộc sống không bao giờ có cơ hội trở thành một gánh nặng." Bác Ánh là người dẫn lối cho những năm tháng tuổi thơ, một hiện tượng độc đáo trong văn học Việt Nam, và nếu được chọn ra một tác phẩm hay nhất của bác, thật khó để đưa ra chỉ 1 cái tên. Với tôi thì cuốn sách này - "Quán Gò đi lên" sẽ không nổi bật như "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" hay "Mắt biếc". Và bối cảnh của cuốn sách cũng thật đặc biệt. Không phải là làng quê mộc mạc mà một chốn quê thu nhỏ giữa lòng thành thị - Quán ăn Đo Đo. (cái quán này cũng chẳng to gì cho kham, bề ngang bốn mét, bề sâu mười sáu mét ngăn làm ba - nơi bày bán, bếp, phòng tắm&nhà vệ sinh). Khi đọc cuốn sách này điều đầu tiên tôi thấy là sự dễ thương (thật sự dễ thương lắm lun ý). Các nhân vật trong truyện đều mang một nét chất phác đến lạ. Cô chủ quán với nhân viên cứ như là mẹ con một nhà vậy (cô Thanh lúc nào cũng bao dung với các thanh niên nghịch ngợm như Lệ, Kim, Cải, Lan, Cúc, Lâm). Còn câu chuyện đơn phương của Lâm với Cúc và kết quả được Cúc "thương lại giả bộ nữa chứ", hay mối tình chưa kịp tỏ đã tắt của Cải với nhỏ Nhàn có tới 2 đứa con lận. Câu chuyện cũng phảng phất nỗi buồn như chuyện buồn của gia đình Cúc, Cải, chuyện lấy chồng hụt của Kim, nỗi buồn thất tình của nhỏ Lan,.. nhưng cảm nhận chung của tôi về cuốn sách là dễ thương và mang lại cảm giác an nhiên đến lạ, cũng như Quán Đo Đo trong truyện đã mang lại cảm giác bình yên, thư thái cho những người con xứ Quảng nơi đất lạ Sài Gòn. Lúc đọc cuốn sách, đôi khi tôi phải bật cười khúc khích, nhưng đôi khi lại cảm thấy một nỗi buồn khó tả, nhưng trên tất cả cuốn sách đã cho ta thấy những điều bình dị mà quý giá, một câu chuyện cảm động về tình người chân chất giữa chốn phù hoa.