Nhìn thẳng vào vực thẳm của chế độ nô lệ, cuốn tiểu thuyết xuất sắc này đã biến lịch sử thành một câu chuyện dữ dội và rúng động. Seth, nữ nhân vật chính, sinh ra là nô lệ, bỏ trốn tới Ohio, nhưng mười tám năm sau chị vẫn chưa được tự do. Chị vẫn còn quá nhiều ký ức về Mái Ấm, về cái nơi tươi đẹp đã từng xảy ra biết bao chuyện kinh hoàng. Và ngôi nhà mới của chị bị ám bởi một hồn ma, hồn ma của chính đứa con chị đã giết, đứa trẻ đã chết mà chưa kịp có tên, trên mộ bia chỉ đề Yêu Dấu. Yêu Dấu không dễ đọc. Không đơn giản. Dĩ nhiên nó không hề dễ chịu. Đó là kiểu câu chuyện sẽ bóp nghẹt rồi làm tan nát trái tim ta rất lâu trước khi đưa ra bất cứ dấu hiệu nào xoa dịu. Nhưng rồi, sau tất cả những ác nghiệt của số phận và của lòng người, sau đòn roi, sau hàm sắt, sau những xác người lủng lẳng trên cây không đầu không chân, những bạo lực cực đoan, những chuyến tàu chở nô lệ nơi người da đen ngày ngày chết đi rồi bị vứt xác xuống biển, Yêu Dấu vẫn là câu chuyện đẹp đẽ về sự kiên cường của tinh thần con người, về tình yêu và hy vọng, về khát vọng - khát vọng sống và tự do - mãnh liệt, bạo liệt vô cùng.
Xem thêm

Bà không bảo họ thanh tẩy bản thân hay ngừng phạm tội. Bà không bảo họ rằng họ được ban phước trên trái đất này, sự nhu mì hay vinh quang của nó. Bà bảo họ rằng ân sủng duy nhất họ có là ân sủng mà họ có thể tưởng tượng. Rằng nếu họ không nhìn thấy nó, họ sẽ không có nó. "Ở nơi này, chúng ta là xác thịt", bà nói. "Xác thịt biết khóc và cười, xác thịt biết nhảy chân trần trên cỏ. Hãy yêu nó. Yêu nó mãnh liệt. Xa hơn nữa, xác thịt của bạn không được yêu, mà bị khinh thường". Trong Yêu Dấu, chúng ta được kể một câu chuyện, nhưng tác giả dường như không quan tâm đến việc chúng ta có theo dõi nó hay không. Bà mất nhiều thời gian để cung cấp cho chúng ta những chi tiết làm sáng tỏ câu chuyện, và chúng ta cảm thấy lạc lõng trong phần lớn văn bản. Nó chỉ đơn thuần nhấn chìm chúng ta vào một môi trường khép kín, dày đặc, đen tối (ngay cả trong khoảnh khắc được cho là tự do mà cuốn tiểu thuyết diễn ra: những năm sau Nội chiến, khi việc bãi bỏ chế độ nô lệ được quyết định), một môi trường biệt lập phục vụ mục đích kép là ẩn náu và bảo vệ cho các nhân vật chính của chúng ta (ngôi nhà 124 nơi họ cư trú do đó trở thành một nhân vật chính khác). Chính trong thế giới vi mô này, chúng ta dễ dàng tiếp cận nhất thế giới nội tâm của họ, cảm xúc của họ, trong khi họ cố gắng hiểu hoặc quên đi những gì đã xảy ra, trong khi họ đối mặt với sự tương phản giữa nỗi kinh hoàng và sự ngây thơ do sự vô nghĩa của chế độ nô lệ gây ra.

“Yêu dấu” của Toni Morrison là một tiểu thuyết không dễ đọc. Không đơn giản. Dĩ nhiên nó không hề dễ chịu. Đó là kiểu câu chuyện sẽ bóp nghẹt rồi làm tan nát trái tim ta rất lâu trước khi đưa ra bất cứ dấu hiệu nào xoa dịu. Nhưng rồi, sau tất cả những ác nghiệt của số phận và của lòng người, sau đòn roi, sau hàm sắt, sau những xác người lủng lẳng trên cây không đầu không chân, những bạo lực cực đoan, những chuyến tàu chở nô lệ nơi người da đen ngày ngày chết đi rồi bị vứt xác xuống biển, “Yêu dấu” vẫn là câu chuyện đẹp đẽ về sự kiên cường của tinh thần con người, về tình yêu và hy vọng, về khát vọng - khát vọng sống và tự do - mãnh liệt, bạo liệt vô cùng, như trong bài công bố giải thưởng Nobel năm 1993 của Viện Hàn lâm Thụy Điển. 

Toni là người suy ngẫm đến vài năm cho một câu văn. Tiểu thuyết của bà không chỉ là một câu chuyện, đó là một ngọn núi về nghệ thuật với lối viết đan xen chồng chéo, ken vào giữa là tầng tầng lớp lớp sử thi, huyền thoại cùng chất thơ, khả năng nhìn xa trông rộng và đem đến một cái nhìn thực tế về đời sống. Trên hết, Người “Yêu dấu” là khúc trường ca về tình người.

“Yêu dấu” của Toni Morrison là một tiểu thuyết không dễ đọc. Không đơn giản. Dĩ nhiên nó không hề dễ chịu. Đó là kiểu câu chuyện sẽ bóp nghẹt rồi làm tan nát trái tim ta rất lâu trước khi đưa ra bất cứ dấu hiệu nào xoa dịu. Nhưng rồi, sau tất cả những ác nghiệt của số phận và của lòng người, sau đòn roi, sau hàm sắt, sau những xác người lủng lẳng trên cây không đầu không chân, những bạo lực cực đoan, những chuyến tàu chở nô lệ nơi người da đen ngày ngày chết đi rồi bị vứt xác xuống biển, “Yêu dấu” vẫn là câu chuyện đẹp đẽ về sự kiên cường của tinh thần con người, về tình yêu và hy vọng, về khát vọng - khát vọng sống và tự do - mãnh liệt, bạo liệt vô cùng, như trong bài công bố giải thưởng Nobel năm 1993 của Viện Hàn lâm Thụy Điển. 

Toni là người suy ngẫm đến vài năm cho một câu văn. Tiểu thuyết của bà không chỉ là một câu chuyện, đó là một ngọn núi về nghệ thuật với lối viết đan xen chồng chéo, ken vào giữa là tầng tầng lớp lớp sử thi, huyền thoại cùng chất thơ, khả năng nhìn xa trông rộng và đem đến một cái nhìn thực tế về đời sống. Trên hết, Người “Yêu dấu” là khúc trường ca về tình người.

Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh nước Mỹ sau Nội chiến và kể câu chuyện về một người phụ nữ tên Sethe, một nữ nô lệ. Sethe cuối cùng đã thoát khỏi chế độ nô lệ, nhưng quá khứ tiếp tục ám ảnh cô. “Yêu dấu” là một cuốn tiểu thuyết ám ảnh và đẹp đẽ, khám phá những ảnh hưởng lâu dài của chế độ nô lệ với cả cá nhân và xã hội nói chung.

“Yêu dấu” được xuất bản năm 1987 và được đề cử giải Pulitzer và giải thưởng Sách Quốc gia của Mỹ, và cuốn tiểu thuyết này cũng được đánh giá là một cuốn sách thể hiện giọng nói và phong cách viết độc đáo của Morrison.

“Yêu dấu” là một tác phẩm quan trọng vì nhiều lý do. Thứ nhất, nó là cuộc khám phá bậc thầy về những tàn tích đau thương của chế độ nô lệ. Thứ hai, “Yêu dấu” đáng đọc vì cấu trúc tường thuật của nó. Morrison sử dụng cách kể chuyện phi tuyến tính, sử dụng hồi tưởng và thay đổi quan điểm để dần tiết lộ toàn bộ nỗi kinh hoàng trong quá khứ của Sethe. Câu chuyện rời rạc phản ánh cuộc đời rạn nứt, bị xé nát của các nhân vật. Cuối cùng, “Yêu dấu” là minh chứng cho sức mạnh của ký ức và sự cần thiết phải đối mặt với quá khứ. Dẫu quá khứ mang lại nỗi đau, nhưng các nhân vật hiểu rằng chỉ bằng cách ghi nhớ và thừa nhận lịch sử cá nhân và tập thể, họ mới có thể chữa lành và tiến về phía trước. Đây được coi là tác phẩm quan trọng của Toni Morrison. 

Với việc trở về của Paul D., những thắc mắc từ trong quá khứ bắt đầu thành hình. Về hành trình giải phóng chính mình của anh, về những gì xảy ra với Halle, và hơn hết chính là nguồn cơn, là chất xúc tác để Yêu dấu không còn hằn học cũng như sục sôi trong ngôi nhà lớn mang số 124. Ngày mà thiếu nữ được tìm thấy trên góc cây cụt với đôi mắt lờ đờ và đòi uống nước, cũng chính là ngày vòng tròn nối lại, khi Sethe được nối với nơi cuống rốn mà mình từng cắt, nhưng dường như sau bao năm tháng hẫng hụt sống trong dằn vặt là đám mây mờ che mắt, chị đã quên đi chính hình bóng ấy, hình ảnh lớn lên của con gái mình được phản chiếu bên trong Yêu dấu, cô gái mới đến.

Yêu dấu cứ thế lớn lên và chiếm vị trí ngay giữa trung tâm. Nó ghen tị Paul D. khi anh chiếm hữu chị, nó muốn giết chị rồi buông tay ở ngay lúc cuối cùng để chị phải mang ơn nó. Nó đố kỵ với chính Denver - em gái ruột nó, cũng là con mẹ. Nó gào thét trong những ngôi mộ mỗi đêm, với người đàn ông không thịt nằm đè lên nó, và nó cũng bị ám ảnh bởi một nhân dáng phía trên mặt nước mà nó muốn mượn và nhập hồn vào... Yêu dấu đi từ hằn học, sục sôi, lộng hành như là nọc độc của một con rắn; chuyển sang tiết chế, khiêm tốn và từng bước từng bước bào chế một thứ độc dược, để trừng phạt mẹ mình, bắt người khác tránh xa và rồi từ từ chiếm hữu cả bà.

Khi bắt đầu đọc, tôi nghĩ Toni Morrision là một nhà văn nam và là người da trắng, đọc xong tác phẩm mới biết bà là người da đen. Phát hiện này khiến tôi kinh ngạc, một người phụ nữ da đen lại có thể viết nên một tác phẩm lớn thế này, lại có thể đoạt giải Nobel văn học!? Nhưng đồng hành cùng sự cảm thán này, là bức chân dung về chính tôi với những định kiến luôn tồn tại bên trong tôi, phải chăng tôi sẽ khó mà tin rằng phụ nữ hoặc người da đen sẽ làm nên những điều lớn lao? Ấy thế mà tôi vẫn tự hào rằng mình luôn sống theo lẽ công bình từ tận ý nghĩ.

Tôi không thích người da đen, không phải vấn đề phân biệt chủng tộc, mà do cái nhìn mang tính thẩm mỹ, họ không đẹp khi nhìn hoặc thấy trong bộ phim nào đó. Từ việc không thích sẽ tạo cho ta tâm lý ghét bỏ, chê cười, khinh khi và sau cùng là đánh giá thấp về toàn bộ con người họ. Nếu biết tác giả là người da đen, viết về câu chuyện của người da đen thì chắc tôi sẽ không đọc, vì tôi lười đọc về đề tài này, nó thường khổ đau và tăm tối, mà tôi thì thích niềm vui và sự rực rỡ. Nhắc nhiều đến từ “da đen” để soi cho rõ con người tôi, sau mỗi tác phẩm có giá trị, là bản chất cái tôi của mình bị phơi ra ánh sáng với những góc cạnh xấu xí của nó, chúng phải được gọt dũa mọi lúc mọi nơi, phải luôn tự nhắc nhở mình, rằng đừng để cái hình thể bên ngoài che mất cái giá trị ẩn dấu bên trong.

Khi chúng ta đọc sách, ta ít bị cái đẹp xấu của bên ngoài tác động, cái mà chúng ta nhìn thấy là câu chuyện về những thân phận con người, nhìn thấy niềm vui lẫn nỗi đau của họ, để sau đó hiểu rằng chúng ta phải sống thế nào cho xứng đáng. Tác phẩm Yêu Dấu khó đọc và khó hiểu, nhưng nên đọc và cần hiểu. Và cũng vì “khó đọc” nên bài viết của tôi cũng khó thành một thể liền lạc, nó sẽ gồm nhiều mảng suy nghĩ và cảm xúc rời rạc.

Sethe là nữ nô lệ chạy trốn từ Mái Ấm – trang trại từng một thời là nơi mà họ được đối xữ gần như con người, nhưng mọi thứ đã khác khi người chủ cũ chết đi. Với người chủ mới, ông ta nhìn họ như những con thú mà ông ta sẽ nuôi dưỡng, khiến “chúng” làm việc, rồi gây giống để trang trại ngày càng phát triển. Trong mắt ông ta thì Sethe chỉ như “con thú cái” có thể sinh ra đám “thú con”, khi có “thú con” thì ông có thể nuôi “chúng” hoặc bán đi, ông ghi chú kỹ lưỡng vào sổ tay những đặc điểm giống thú và giống người của cô cùng tất cả những nô lệ còn lại của ông. Đa số con cái của chủ da trắng lớn lên nhờ vào dòng sữa của các phụ nữ da đen, nhưng trong mắt họ, sữa đó cũng chẳng khác chi của bò hay dê, mà bò hoặc dê thì khi cần tiền vẫn có thể bán đi.

Nói thật! tôi không làm sao nói hết cái nỗi đau của mình khi đọc tác phẩm này. Nô lệ là “chúng ta”, những tên chủ nô cũng là “chúng ta”, chúng ta – con người là tất cả những thứ đó, là kẻ bị đày đọa, là sự ương hèn, là thân phận không được thừa nhận, là tham lam, là độc ác, là mất nhân tính, là tình yêu, là dũng cảm, là nhà tù và giá treo cổ, là bà mẹ yêu con đến nỗi muốn giết hết chúng để chúng không bị xem như những con thú, là những đứa trẻ bị tách rời khỏi mẹ sau khi sinh ra và chẳng biết cha là ai.

Yêu Dấu – con ma, linh hồn của đứa trẻ đã chết khi vừa mới biết bò. Những suy nghĩ của Yêu Dấu trong phần cuối tác phẩm khiến tôi bối rối khó hiểu. Nhưng ở cái tuổi vừa mới biết bò thì nó thấy gì và hiểu gì? khuôn mặt mẹ nó là của nó, là khuôn mặt nó; nó cười và mẹ nó là tiếng cười mà nó nghe; cái chết chỉ là khi nó không còn nhìn thấy khuôn mặt “của nó” (mẹ nó) nữa; ranh giới giữa sống và chết như một làn nước mỏng phân làm 2 vùng cách biệt, vài lần nó thấy khuôn mặt “của nó” thấp thoáng gần làn nước nhưng rồi lại biến mất (có lẽ đó là khi Sethe tưởng chừng như sắp chết).

Yêu Dấu không biết gì nhiều nhưng nó yêu mẹ của nó , và biết mẹ của nó yêu nó, nó còn chưa hiểu sự tách biệt giữa thực thể nó và mẹ nó, nó vẫn đồng nhất nó và mẹ là một. Yêu Dấu là tình yêu thuần khiết nhất trên thế gian và khi tình yêu vừa mới đặt chân đến thế gian. Lại một lần nữa trong cực ít lần mà tôi cảm nhận được thứ tình yêu có thể vượt qua ranh giới về thời gian và sự sống – chết. Trong thứ tình yêu bất tử và lớn lao này không hề có lý trí, không phán xét, không định kiến, chỉ có nỗi khát khao được hòa làm một.

Yêu Dấu là con ma, nhưng cũng là tình yêu và nỗi đau của Sethe. Yêu Dấu không biến mất khi tình yêu và nỗi đau không biến mất. Yêu Dấu không làm hại ai dù nó phá phách xung quanh chị, theo cách nào đó thì nó đang bảo vệ chị khỏi những thứ kinh tởm ngoài kia – cái thế giới lạnh lùng, phản trắc và tị hiềm của con người.

Baby Suggs – bà thánh, một nô lệ được tự do nhờ vào đứa con trai biết thương mẹ. Bà tin vào sự tốt đẹp của thế gian, bà mang niềm tin đó đến cho mọi người, bà giúp những nô lệ hiểu cách làm một con người là thế nào, nhưng sau sự kính trọng mà họ dành cho bà thì họ đã làm bà thất vọng bằng tính nhỏ nhen của họ.

Bởi sự nhỏ nhen và ganh tị, họ gián tiếp trả cho bà cái chết của đứa cháu vừa biết bò, đó phải chăng là cái kết quả đáng mong đợi sau những gì bà đã cho họ? Niềm tin của bà tan rã sau sự kiện ấy, khi ta hy vọng càng nhiều vào con người thì ta thất vọng càng lớn về họ. Bất cứ thứ gì tốt đẹp trên thế gian, là bà thánh, hay tình yêu, tự do, bình đẳng…nếu không được tôn trọng và bảo vệ thì chắc chắn sẽ biến mất và lụi tàn. Người ta luôn có cơ hội để nhận lấy sự tốt đẹp, nhưng bản thân họ phải xứng đáng với nó.

Garner – ông chủ tốt bụng, ông đã xây dựng một “mái ấm” thật sự, ông dạy những nô lệ có tư duy nô lệ được trở thành người đàn ông thực thụ, ông giúp họ hiểu cái cảm giác được tôn trọng và tin tưởng như một con người. Nhưng họ vẫn còn ngây thơ quá đỗi, khi không hiểu rằng điều họ đã nhận được là quý giá thế nào. Buồn cười ở chỗ không chỉ họ, mà tất cả chúng ta đều thế, cho đến khi mất đi hoàn toàn thì mới chịu hiểu.

Giờ chúng ta tạm đặt lòng tốt của ông qua một bên, để tự hỏi một điều rất quan trọng mà tác giả muốn truyền đạt “liệu việc chúng ta là một con người thì do chúng ta tự khẳng định hay là sự ban phát từ người khác?”, nếu là chúng ta tự khẳng định thì chúng ta phải biết đấu tranh cho nó và bảo vệ nó, còn nếu xem là sự ban phát thì hạnh phúc hoặc khổ đau sẽ mãi mãi phụ thuộc vào kẻ khác. Bởi tự do là sự ban phát của ông chủ tốt bụng Garner nên khi ông mất đi, Mái Ấm không còn là mái ấm mà trở thành địa ngục. Mái Ấm là nơi chất chứa nhiều hạnh phúc nhất cũng như nhiều đau đớn nhất đối với những con người nô lệ từng ở đó.

Trong tác phẩm có một hình ảnh khiến tôi xúc động, đó là vết sẹo hình “cây” sau lưng Sethe, một cây đang nở hoa, là biểu tượng của nỗi đau, sức mạnh và sự sống. Không có gì chân thật hơn và rõ ràng hơn cho cái tinh thần được dập thành một hình hài in trên da người, dù bản dập ấy đến từ sự tàn ác, mà thường thì chỉ có sự tàn ác mới lưu lại dấu vết của chính nó, nhưng bản thân cái dấu vết ấy lại là sự minh chứng hùng hồn nhất về cái đối lập với nó, minh chứng cho sự sống.

“Có một lời nguyền ở 124. Tất cả chất độc của một đứa trẻ”

Trong Yêu Dấu (1987), người Mỹ gốc Phi (PNL93) Tony Morrison (1931-2019) cho chúng ta thấy chiều sâu thực sự của những vết sẹo do chế độ nô lệ gây ra. Dựa trên một sự kiện có thật, tác phẩm kể về Sethe, một nô lệ trốn thoát đã thực hiện một hành động khủng khiếp và phi tự nhiên khi đối mặt với tình huống hoảng loạn tột độ. Việc lựa chọn sự kiện này, cũng như cách phát triển hậu quả rất riêng của tác giả, là cách cuốn tiểu thuyết này có được sự độc đáo của nó và dẫn chúng ta đến việc hiểu rõ hơn nữa chiều kích thực sự của hệ thống ghê tởm này.

Tác giả chọn siêu nhiên, ma quái, là phản ứng duy nhất đối với hành động phi lý và không thể biện minh này. Một lối thoát khỏi thực tế nơi cái chết nhường chỗ cho những xung đột mà nó gây ra ở những người liên quan và cách họ cố gắng hiểu nó. Yêu Dấu cũng có một biểu tượng tâm linh mạnh mẽ, từ cái cây tạo thành những sợi roi trên lưng nhân vật chính, giống như một cái cây của tội lỗi Cơ đốc giáo hoặc thuyết vật linh của người Châu Phi, hoặc sự hóa thân khác thường, với lễ kỷ niệm của bà lão Baby Suggs trong khu rừng trống như một pháp sư bộ lạc châu Phi. Nguồn tài nguyên này dường như không phản ứng với việc tìm kiếm sự tha thứ hay trả thù, mà đúng hơn là phản ứng duy nhất trước quá nhiều hành động tàn bạo.

-Trong số tất cả những người mà Baby Suggs biết - chưa kể đến những người bà yêu thương - người không bỏ trốn hay bị treo cổ thì đã được thuê, cho mượn, mua, trả lại, giữ lại, thế chấp, giành được, đánh cắp hoặc bắt giữ. Đó là lý do tại sao tám đứa con của Baby có sáu người cha.

Morrison mô tả một cách ngắn gọn nhưng chính xác về thời điểm lịch sử, các xung đột xã hội, cách sống..., nhưng Beloved, trên hết, là một cuốn tiểu thuyết về các nhân vật. Một cuốn tiểu thuyết về mối quan hệ giữa con người và về các loại tình yêu khác nhau. Các nhân vật chính chủ yếu là phụ nữ. Vào thời điểm đó, họ bị nô lệ gấp đôi bởi tình trạng phụ nữ của họ. Bị giáng xuống chỉ còn là chức năng của những người lao động, người chăn nuôi và người nuôi dưỡng, nhưng ở đây họ được thể hiện với chúng ta như những chiến binh, mạnh mẽ và quyết đoán. Phụ nữ neo mình vào một nơi để tồn tại, gánh vác gánh nặng gia đình, trong khi đàn ông đến rồi đi, bước vào rồi rời khỏi cuộc sống của họ. Những thực thể đơn giản vắng mặt, thứ yếu, được chào đón nếu họ muốn, nhưng không phải là không thể thiếu nếu họ biến mất.

-Một người đàn ông chỉ là một người đàn ông - Baby Suggs nói - Nhưng một đứa con trai... ừ thì, một đứa con trai đã là ai đó.

Toni Morrison tạo ra một tác phẩm có sức mạnh ngôn ngữ và phong cách áp đảo. Mọi thứ trong Yêu Dấu đều kỳ lạ: một cấu trúc phức tạp, một cốt truyện ngược, sử dụng dòng ý thức và sự kết hợp nhiều thì và giọng kể chuyện có chiều sâu. Chúng ta thấy một văn bản đầy rẫy những chương chưa hoàn thành, những câu không có ý nghĩa rõ ràng hoặc không có dấu câu, những cuộc đối thoại không điển hình, v.v., nhưng với văn xuôi đẹp đẽ, thô sơ và đầy chất thơ. Một văn xuôi đầy tính biểu tượng (tên của những nô lệ hoặc sự vắng mặt của họ ở những đứa trẻ sơ sinh kể từ khi chúng bị tách khỏi mẹ, khỏi những địa điểm, khỏi động vật; ý nghĩa của màu sắc...). Tóm lại, một phong cách buộc bạn phải luôn chú ý. Không có gì rõ ràng trong Beloved, nó gần như không thực. Chúng ta đang xem một tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh biểu hiện tráng lệ, nơi những hình ảnh đầy màu sắc bị làm mờ bởi những nét vẽ vô định hình hoặc bị tước bỏ đường viền, thay vì làm biến dạng chúng, chúng lại làm nổi bật ý nghĩa của chúng hơn nữa.

Yêu Dấu là một tiểu thuyết được viết năm 1987 bởi nhà văn Mỹ Toni Morrison.

Lấy bối cảnh sau Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865), tác phẩm lấy cảm hứng từ câu chuyện của Margaret Garner, một nô lệ người Mỹ gốc Phi. Cuối tháng Giêng năm 1856, bà trốn thoát khỏi chế độ nô lệ ở Kentucky đến Ohio, một tiểu bang tự do. Toni Morrison đã biết đến câu chuyện này qua bài báo "Thăm người mẹ nô lệ đã giết con mình" được đăng trên tờ American Baptist năm 1856 và được tái bản trong cuốn "Black Book" - tuyển tập về lịch sử và văn hóa người Mỹ gốc Phi.

Thông tin xuất bản tại Iran:

Tựa đề tiếng Iran: "Sự giải thoát" hoặc "Được yêu thích" hoặc "Con gái Bilayud của tôi"Tác giả: Toni Morrison (Người khai sáng và Suối nguồn)Thể loại: Văn họcNgày đọc đầu tiên: 5 tháng 8 năm 2011Tựa đề khác: Giới thiệu về BilayudTác giả: MorrisonNhà xuất bản: Morrgh Ami'ah, 1994Số trang: 315ISBN: 9645519136Chủ đề: Thuộc bộ sách về những câu chuyện của các nhà văn Mỹ thế kỷ 20

Tiêu đề: Marisson Sunni Sunni; Tehran, Dadar, 2002; Có 335 trang; ISBN 9647294905;

Tiêu đề: Deliband; Tác giả: Tony Morrison; Dịch giả: Tehran, Enlightenment and Springs; Năm 1373; Có 405 trang; Ấn bản thứ hai năm 1998; ISBN 9646194893; Ấn bản thứ ba năm 2009; Ấn bản thứ tư năm 2011; Ấn bản thứ năm năm 2015; Có 405 trang; ISBN 978964362579; Ấn bản thứ sáu năm 1977; Cuốn sách có tên là "Delack Shirindokht" (Ladies) và "Saidia's Green Green"; "Con gái tôi" và "Sanaz Sahati" đã được dịch thành "Yêu Dấu" và "Marjan Masnavi" thành "Dela"; Tony Morrison là nữ văn sĩ da đen đầu tiên nhận giải Nobel Văn học cho "Delaband"; Năm 1998, tiểu thuyết được đạo diễn bởi Jonathan Dim và sản xuất, diễn xuất bởi Opera Winfrey.

Câu chuyện đề cập đến thời kỳ nô lệ và cuộc sống của các nô lệ da đen; Câu chuyện đau thương của một nô lệ da đen nữ tên Set, người đã giết con gái mình để cứu nó khỏi kinh hoàng của cuộc sống nô lệ; Câu chuyện của "Set" là cuộc đời thật của một nô lệ tên Margaret Garner, người đã trốn thoát khỏi chủ nhân của mình ở Kentucky năm 1856 với hy vọng tìm được nơi trú ẩn ở Sin Sinatti; Nhưng khi chủ nhân bắt giữ được, cô ấy đã mất hi vọng và mất một trong những người con gái của mình. Nữ văn sĩ tài ba "Morrison" đã mở rộng câu chuyện có thật này với bối cảnh nô lệ; Để đối phó với nô lệ bị lãng quên, nô lệ và nhu cầu thương xót đối với nô lệ da đen; Sự liên tục giữa các nhân vật nữ và tầng lớp quan hệ giữa họ đã tạo nên những hấp dẫn cảm xúc đặc biệt, với các yếu tố xã hội, tâm lý và triết học của cuộc sống con người. Ngày tháng: 09/10/1394 AH; 22/10/1400 AH; A. Sharbian