Tập truyện ngắn "Đôi mắt" gồm 15 tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn sáng tác từ 1941 - 1950 của Nam Cao, bao gồm: Đôi mắt (1948), Chí Phèo (1941), Giang sáng (1942), Đời thừa (1943), Tư cách mõ (1943), Một bữa no (1943), Trẻ con không được ăn thịt chó (1942), Mò sâm banh (1945), Dì Hảo (1941), Xem bói (1943), Nhật ký ở rừng (1948), Ma đưa (1941), Con mèo (1942), Đợi chờ(1948), Trần Cừ (1950).
Chỉ với 15 năm cầm bút, Nam Cao đã để lại một văn nghiệp đồ sộ với 2 tiểu thuyết, 50 truyện ngắn, bút ký…, trong đó có những nhân vật như lão Hạc, Bá Kiến, Thị Nở, Chí Phèo, Hộ, Độ, Hoàng … là những hình tượng không thể phai mờ trong tâm trí người đọc nhiều thế hệ.
Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, Nghệ thuật (đợt 1, 1996) cho các tác phẩm: Nhật ký ở rừng, Đôi mắt (truyện ngắn), Sống mòn (tiểu thuyết), Truyện ngắn chọn lọc (xuất bản năm 1964), Chí Phèo (truyện ngắn), Nửa đêm (truyện ngắn).
Xem thêm
Một trong những điểm đặc biệt của "Đôi Mắt" là cách Nam Cao khám phá nội tâm nhân vật một cách tinh tế.
Hoàng:
Một con người tự mãn, kiêu ngạo, không chấp nhận sự thay đổi. Anh nhìn mọi thứ qua lăng kính thiên kiến, luôn cho rằng chỉ có mình là đúng.
Độ: Là nhân vật đại diện cho tư duy mới, dám bước ra khỏi vùng an toàn để tìm hiểu thực tế.
Sự khác biệt trong suy nghĩ của hai nhân vật cho thấy con người không chỉ bị chi phối bởi hoàn cảnh, mà còn bởi chính nhận thức của họ về cuộc sống. Cùng là trí thức, nhưng chỉ những ai biết mở lòng, biết lắng nghe và thay đổi, mới có thể hòa mình vào dòng chảy của lịch sử.