Tập truyện ngắn "Đôi mắt" gồm 15 tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn sáng tác từ 1941 - 1950 của Nam Cao, bao gồm: Đôi mắt (1948), Chí Phèo (1941), Giang sáng (1942), Đời thừa (1943), Tư cách mõ (1943), Một bữa no (1943), Trẻ con không được ăn thịt chó (1942), Mò sâm banh (1945), Dì Hảo (1941), Xem bói (1943), Nhật ký ở rừng (1948), Ma đưa (1941), Con mèo (1942), Đợi chờ(1948), Trần Cừ (1950).
Chỉ với 15 năm cầm bút, Nam Cao đã để lại một văn nghiệp đồ sộ với 2 tiểu thuyết, 50 truyện ngắn, bút ký…, trong đó có những nhân vật như lão Hạc, Bá Kiến, Thị Nở, Chí Phèo, Hộ, Độ, Hoàng … là những hình tượng không thể phai mờ trong tâm trí người đọc nhiều thế hệ.
Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, Nghệ thuật (đợt 1, 1996) cho các tác phẩm: Nhật ký ở rừng, Đôi mắt (truyện ngắn), Sống mòn (tiểu thuyết), Truyện ngắn chọn lọc (xuất bản năm 1964), Chí Phèo (truyện ngắn), Nửa đêm (truyện ngắn).
Xem thêm
Tác phẩm "Đôi Mắt" đặt ra một vấn đề sâu sắc: Người trí thức nên đứng ở đâu trong cuộc cách mạng?
Trong truyện, Hoàng và Độ đều là những nhà văn, nhưng họ có hai cách nhìn nhận hoàn toàn trái ngược. Hoàng chỉ quan sát cuộc sống từ một góc nhìn hạn hẹp, đầy định kiến, coi người nông dân là ngu dốt, thô kệch. Anh ta không hiểu rằng chính những con người bị coi thường ấy đang làm nên lịch sử, đang cầm súng chiến đấu vì đất nước.
Ngược lại, Độ là một trí thức biết lắng nghe, biết hòa mình với cuộc sống và chiến đấu bên cạnh nhân dân. Anh hiểu rằng trí thức không thể đứng ngoài cuộc kháng chiến, mà phải dùng ngòi bút để phục vụ đất nước.
Câu chuyện của Hoàng và Độ là bài học sâu sắc về trách nhiệm của tầng lớp trí thức, rằng họ phải hướng về nhân dân, hiểu nhân dân và phục vụ nhân dân, thay vì chỉ đứng ngoài quan sát.