: Lòng thương hại không tồn tại trong tình yêu :
Khi chúng ta yêu chúng ta có gì? Sự nghi hoặc nơi bản chất của mối quan hệ, những mối liên kết nhập nhằng giữa tình yêu và tình dục. Không chúng ta chẳng có gì cả. Một khi tình yêu bị gán ghép cho một tiêu chuẩn cần gì và không cần gì ở nó. Thì đích thị, nó chẳng cần gì để tồn tại và cũng chẳng cần phải tồn tại. Khi mà Tereza cần một định nghĩa chính thức cho tình yêu của cô với Tomas, cô chẳng có gì cả. Không một chút gì ngoài sự tổn thương, nghi hoặc và chán chường kéo dài suốt mười năm. Khi chính khi Tereza không cần một điều gì ở Karenin, cô lại có tất cả. Có được tình yêu thương bắt buồn từ hai phía, có được cảm xúc trong một chữ tình và có cả sự thanh thản cho cô. Đó mới được gọi là yêu, là cái đích đến của chữ yêu mà không cần bất kì một bệ đỡ nào khác cho nó tồn tại.
: Nhẹ khôn kham :
Chúng ta có nhất thiết cần sự rạch ròi trong cuộc sống không? Cần những khái niệm và biểu hiện đối lập của chung thuỷ - phản bội, của yêu - ghét, của cao cả - đê hèn...! Có thực sự là chúng ta cần nó, cần một sự rạch ròi nhất định cho đời sống của mình? Hay khi chúng ta cho những khái niệm đó nhập nhằng vào một khái niệm chung nhất, chúng ta cho chiều kích của cuộc sống bị thu hẹp lại trong những suy nghĩ giản đơn, tương đối thì lúc đó lại hay? Điều này chẳng ai có thể khẳng định mình đi theo lối nghĩ nào, mình muốn ra sao. Mà căn bản cuộc sống đã không thể rạch ròi cũng chẳng yên vị với cái gọi là nhập nhằng. Mọi vấn đề của cuộc sống thực sự là quá sức so với sự chịu đựng của bản thân mỗi người, từ chữ yêu đến chữ thương, từ lòng ghét bỏ đến cả sự căm thù. Mọi vấn đề luôn khiến tâm can mỗi người chịu những tổn thương. Vậy nên, nhìn thẳng vào sự sống để nhìn thẳng vào chính mình chính là một phương cách tồn tại giữa ngàn chiều kích của đời.
Review chi tiết bởi: ThNgân - Bookademy
Hình ảnh: ThNgân
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Với tôi, "Đời nhẹ khôn kham" thể hiện một Kundera là tiểu thuyết gia đích thực, như Italo Calvino đã nhận xét rất tinh tế. Cuốn tiểu thuyết 7 phần này của ông là một minh chứng cho cái gọi là nghệ thuật tiểu thuyết: thật đáng ngạc nhiên, nó không phải chỉ là một câu chuyện kể một lần duy nhất, một lần đâu có tính, mà được kể đi kể lại nhiều lần, được chiêm nghiệm từ các góc độ khác nhau. Nó là nơi Kundera thể hiện rõ ông nghịch với Kitsch và sến: khi tạo ra toàn bộ các nhân vật và các chi tiết ngập ngụa trong sến. Toàn bộ phần một của "Đời nhẹ khôn kham", “Nặng và nhẹ”, đọc như một thiên tình ái đẫm nước mắt và dằn vặt với một anh chàng Don Juan thứ thiệt và một em gái tỉnh lẻ hừng hực tình yêu và lòng bao dung. Còn gì có thể sến hơn cái ý nghĩ của Tomas rằng Tereza như một đứa bé con nằm trong cái giỏ cói thả trôi sông đến chân giường của anh? Còn gì chảy cả nước hơn một chàng trai chỉ chơi gái mà không bao giờ ngủ với gái, giờ đây lại bị dính vào một em bé sốt bừng bừng, bụng kêu rộn rạo khi đi tàu từ tỉnh lên phố gặp chàng với cuốn "Anna Karenina" trong tay rồi lả vào vòng tay chàng để rồi chàng buộc phải cho nàng qua đêm, và cô nàng ấy cứ rú lên mỗi lúc lên đỉnh?
Những tưởng đã rơi vào một bể diễm lệ thì Đời nhẹ khôn kham ngoặt một bước bất ngờ khi dồn toàn bộ nội dung và hành động hết vào phần đầu: gặp gỡ, yêu đương, biến cố của đất nước và cá nhân, di cư, và quay về, để rồi sau đó tiếp bước chương sau và lại bắt đầu bật ngược mà xoáy vào từng tâm lý cá nhân. Từng bước, từng bước một, các câu chuyện được bồi đắp, nói như Calvino, là được “soi rọi”, bởi phong cách viết như những lớp sóng dồn, để các nhân vật được tỏa rạng, được làm đầy. Tereza hóa ra không bao dung và yêu Tomas đến vậy, cô bỏ rơi anh ở Zurich mà chạy ngay về Tiệp khi thấy đời sống lưu vong không chịu nổi. Cô gái ấy có cả một quá khứ, nơi cô cảm thấy mình là cánh tay nối dài của mẹ. Tereza hóa ra lại thích diễn, đặc biệt là với cơn chóng mặt. Kundera, như một bậc thầy, bồi dần tiến triển câu chuyện, và luôn đặt mình vào thế của người đi dây, cân bằng trên mấp mé bờ vực của Kitsch. Những bồi đắp của ông, xen lẫn với lời dẫn của người kể chuyện xưng tôi, xen lẫn với các đoạn ngoại đề, về con trai Stalin, về cứt đái, và Beethoven, về Kitsch và toàn trị, đặc biệt phần chương kể về Sabina lúc ở Mỹ và cái chết của Franz ở Thái Lan, đóng vai trò như những lớp giễu nhại, như hủy đi những lớp diễm lệ trước đó, và đưa độc giả tới một cách nhìn khác. Đặc biệt hơn, chưa đến giữa truyện, cái kết truyện đã được tuyên bố, để rồi sau đó bị bỏ bẵng đi, và đến kết cùng, một cái kết, nhưng không phải là kết, được viết, như thảnh thơi. Chính nhờ triển khai như vậy, mà câu chuyện ở trang cuối, tuy không phải kết, mà lại đóng vai trò như một dấu chấm hết, cho đoạn đời của Tereza và Tomas.