LOST CONNECTIONS - MẤT KẾT NỐI
Chứng trầm cảm, lo âu và những điều bị bỏ quên
Trầm cảm - căn bệnh của thời đại 4.0
Khái niệm và các triệu chứng của rối loạn trầm cảm đang dần ngày càng trở nên quen thuộc hơn trong xã hội hiện đại, đặc biệt là khi internet và các mạng xã hội trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà người ta có cái nhìn đúng đắn hay tích cực về căn bệnh này. Vẫn còn đâu đó có người nghĩ rằng, trầm cảm là một chứng bệnh của những tính cách yếu đuối, của những cơn buồn bã nhất thời, của những tưởng tượng của tuổi vị thành niên hướng nội, Thực tế thì, căn bệnh này ảnh hưởng đến 264 triệu người trên thế giới, và dần được công nhận là một vấn đề y khoa, giống như bệnh tim hoặc tiểu đường.
Chắc hẳn rằng, không ít lần bạn tự hỏi: “Tại sao ngày càng có nhiều người trở nên trầm cảm – trong một thời đại mà nếu xét về mặt vật chất, chúng ta đang ở đỉnh cao chưa từng có trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại và tiện nghi cuộc sống giúp chúng ta dễ dàng kết nối với nhau hơn bao giờ hết? Phải chăng những giá trị mà xã hội và chính chúng ta đang vẽ ra không thực sự đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nhất của chính mình? Phải chăng trên con đường tiến hóa, con người đã quên đi những điều thật sự làm mình hạnh phúc?”. Và bạn đã tìm được câu trả lời chưa?
Những viên thuốc điều trị trầm cảm liệu có hiệu quả?
Nếu trước kia sự can thiệp cho căn bệnh chỉ là vài lời khuyên tùy tiện kiểu như “hãy vui lên nào”, “hãy suy nghĩ tích cực”, hay thậm chí là thái độ kỳ thị xem bệnh trạng như biểu hiện tâm lý đặc thù của một giai cấp thị dân nhàn rỗi, khuynh hướng điều trị chiếm ưu thế hiện nay lại mang đầy ảo tưởng về những viên thuốc “thần” có thể giải quyết mọi vấn đề của tâm lý. Khuynh hướng này không chỉ đơn giản là âm mưu thương mại của những tập đoàn dược phẩm toàn cầu mà nó còn phát xuất từ sự lười biếng trong nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân, khi chúng ta thèm khát sự dễ dãi của việc uống vài viên thuốc mỗi ngày thay vì đánh giá lại cuộc sống hằng ngày.
Xem thêm
Tác giả đưa ra danh sách 9 nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm, mặc dù ông không được đào tạo chính thức về tâm thần học hoặc tâm lý học. Những nguyên nhân này liên quan đến nhiều yếu tố xã hội/môi trường, hoàn toàn bỏ qua thực tế là nhiều người mắc bệnh tâm thần (kể cả tôi) có thể không gặp phải bất kỳ yếu tố nào trong số này. Tác giả không lập luận rằng chứng trầm cảm của một số người có liên quan đến các tác nhân gây căng thẳng theo tình huống (điều này đúng) hoặc rằng sự khó chịu hiện sinh trong xã hội rộng lớn hơn là do các yếu tố xã hội/môi trường (điều này hoàn toàn có thể đúng); ông đang nói rằng tất cả các bệnh trầm cảm đều nằm trong phạm vi hẹp của ông, điều này vô cùng xúc phạm đến những người trong chúng ta đang sống chung với bệnh tâm thần nghiêm trọng.
Vậy thì cá nhân tôi có thể kết luận gì từ cuốn sách này? Để vượt qua căn bệnh nghiêm trọng đã khiến tôi phải nhập viện và cố gắng tự tử nhiều lần, tôi được cho là phải tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương, tham gia vào một khu vườn cộng đồng, thành lập một hợp tác xã, giao lưu với thiên nhiên và quan hệ tình dục. Quên thuốc đi, theo tác giả, tình dục là thuốc chống trầm cảm tốt nhất. Tác giả viết về chứng trầm cảm liên quan đến nhiều sự ngắt kết nối khác nhau, nhưng đến cuối cuốn sách, tôi chỉ có thể kết luận rằng tác giả đã hoàn toàn tách biệt khỏi thực tế của bệnh tâm thần.