Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu - Hồ Anh Thái
Xem thêm

Thành phố được nhìn qua “đôi mắt” của một nghệ sĩ guitar khiếm thị: “Hà Nội nhiều người quen biết Văn Vượng ở phố Hàng Giấy, hình như tiếng đàn của anh thiên về tả cảnh vật quanh mình. Nhưng có điều bất hạnh, anh chưa một lần được thấy cảnh trí Hà Nội...”. Đó có lẽ là phân cảnh bâng khuâng nhất, mang dư cảm xuyên suốt bộ phim, và hơn thế, gợi lên một cách suy tư về thành phố này. Rằng thứ làm nên phong hóa Hà Nội không chỉ xuất phát từ cái “nhìn” theo nghĩa trực quan mà còn thông qua cách “cảm”, cách “thấy” của người nghệ sĩ. Tuy nhiên đáng kể nhất trong tiểu thuyết này phải là không gian mặt đất, nơi con người ta chiến đấu, lao động, đi lại, nói năng, ăn uống, yêu thương và/hoặc ghét bỏ nhau. Hà Nội một thời đạn bom được nhà văn tái hiện, và cả kiến tạo nữa, với toàn bộ sinh lực mạnh mẽ và sinh sắc phong phú của một thủ đô mà cho dẫu có đánh nhau, bắn nhau khốc liệt tơi bời đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải sống, vẫn cứ sống, bằng tất cả hỉ nộ ái ố nhân sinh. Nghe ra thì khi máy bay Mĩ đến, các chú đánh cũng hăng, cách đánh cũng sáng tạo.” Tuy nhiên, “Họ tự cảm thấy rằng mình không còn được coi là bộ đội nữa. Chán chường rã rời. Không còn là người. Chiến đấu hăng thế chứ hăng nữa cũng không gột rửa được cái vết nhơ đào ngũ.” Những nghịch lí và cái bi kịch con người thời chiến ấy, trên thực tế, không phải nhà văn nào viết về chiến tranh cũng nhận ra và nói được như Hồ Anh Thái.