Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu - Hồ Anh Thái
Xem thêm

Thành phố được nhìn qua “đôi mắt” của một nghệ sĩ guitar khiếm thị: “Hà Nội nhiều người quen biết Văn Vượng ở phố Hàng Giấy, hình như tiếng đàn của anh thiên về tả cảnh vật quanh mình. Nhưng có điều bất hạnh, anh chưa một lần được thấy cảnh trí Hà Nội...”. Đó có lẽ là phân cảnh bâng khuâng nhất, mang dư cảm xuyên suốt bộ phim, và hơn thế, gợi lên một cách suy tư về thành phố này. Rằng thứ làm nên phong hóa Hà Nội không chỉ xuất phát từ cái “nhìn” theo nghĩa trực quan mà còn thông qua cách “cảm”, cách “thấy” của người nghệ sĩ. Tuy nhiên đáng kể nhất trong tiểu thuyết này phải là không gian mặt đất, nơi con người ta chiến đấu, lao động, đi lại, nói năng, ăn uống, yêu thương và/hoặc ghét bỏ nhau. Hà Nội một thời đạn bom được nhà văn tái hiện, và cả kiến tạo nữa, với toàn bộ sinh lực mạnh mẽ và sinh sắc phong phú của một thủ đô mà cho dẫu có đánh nhau, bắn nhau khốc liệt tơi bời đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải sống, vẫn cứ sống, bằng tất cả hỉ nộ ái ố nhân sinh. Nghe ra thì khi máy bay Mĩ đến, các chú đánh cũng hăng, cách đánh cũng sáng tạo.” Tuy nhiên, “Họ tự cảm thấy rằng mình không còn được coi là bộ đội nữa. Chán chường rã rời. Không còn là người. Chiến đấu hăng thế chứ hăng nữa cũng không gột rửa được cái vết nhơ đào ngũ.” Những nghịch lí và cái bi kịch con người thời chiến ấy, trên thực tế, không phải nhà văn nào viết về chiến tranh cũng nhận ra và nói được như Hồ Anh Thái. 


Trong tác phẩm này, Hồ Anh Thái gắn chặt đàn ông với sự yếu đuối, đầy những dửng dưng và họ tuy sống trong vỏ nam tính nhưng đều thiếu sót bản năng thừa nhận. Đó là người cấp trên mà Định đã đánh vì ôm ấp vợ quên hết quê hương, quên cả anh em. Đó còn là Chải Chuốt, Nông Dân – những lính trẻ tuổi không dám tỏ bày. Còn là Kỷ để mặc cho người mình yêu hờn giận dù biết ngày mai kì thực khó khăn có thể không còn gặp lại, hay ngay cả Thiện – người nhân danh tình yêu để chạy trốn người thương và cả Phan – anh chàng quay quắt giữa hai bến bờ trách nhiệm và yêu đương. Đó còn chưa kể những tên hai mang, những thói quen thuộc mà Hồ Anh Thái mô tả một cách giễu nhại. Từ hình tượng đó, người phụ nữ xuất hiện trong tác phẩm này vô cùng mạnh mẽ và sống như là chính mình. Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu là lời khẳng định nữ tính mạnh mẽ của những nữ tình nguyện viên cách mạng, những người hi sinh bản thân vì chữ “hòa bình”, cũng như những người phụ nữ vô cùng bình thường, dạy xiếc, đối mặt với hổ và khống chế nó. Hổ thường đại diện cho sự nam tính, và người dạy bảo phải luôn chủ động, tránh hết mọi sự thay đổi, cũng như giữ vững vị thế của mình trong mối quan hệ. Và cũng có thể chính bởi điều đó mà những mô típ Ngưu Lang – Chức Nữ xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm này. Cho đến cuối cùng không ai đến được với ai. Và với phần kết mở rộng, Hồ Anh Thái cho nhân vật của mình đến với bến bờ hạnh phúc, nhưng tuyệt nhiên chỉ có duy người phụ nữ, còn người đàn ông sẽ mãi mất hút một cách khó lường. Bằng cách viết dòng suy tưởng đầy tiết chế, tinh gọn cũng như chọn lọc ngôn ngữ, tình tiết trong phong cách đặc trưng, cuốn tiểu thuyết này là một bức tranh thời chiến vô cùng tinh xảo và đầy sống động, để thông qua đó, dẫu là mùa đông đã đang gần đến, thì cơn mưa ngâu về sự cách chia, về những tình yêu không thể đạt được vẫn luôn hiện diện. Cho đến cuối cùng con người vẫn luôn phức tạp và cần nhiều nỗ lực hơn để vươn đến được hạnh phúc của mình.