Mùa hè là khoảng thời gian mà học trò không còn lo lắng chuyện học hành và cũng là mùa để họ vui chơi giải trí. Mùa hè này, anh chàng Chương còm sẽ về quê ngoại để đổi gió và nghỉ ngơi sau chín tháng dài học hành căng thẳng với đầy nỗi âu lo. Nơi quê ngoại Chương sẽ làm gì và học hỏi được những gì ? Xin mời các bạn cùng đón đọc Hạ Ðỏ để biết được toàn bộ nội dung câu chuyện này.
Xem thêm

Đối với tôi và nhiều thế hệ độc giả, Hạ Đỏ như là một tiếng kêu thầm lặng của tuổi thơ. Giúp tôi trân trọng cuộc sống này và sống hết mình với những khoảnh khắc hiện tại. Trong Hạ Đỏ, có niềm vui nhưng cũng có những bi kịch của tuổi trẻ, và chỉ khi suy ngẫm từng câu chữ của Nguyễn Nhật Ánh, tôi mới cảm nhận được rõ ràng nhất. Tôi thấy tuổi thơ của mình trong từng trang của Hạ Đỏ. Nguyễn Nhật Ánh đã rất khéo léo khi trở thành một 'con ong' thu nhặt tuổi thơ của mỗi người và kết tinh thành những trang sách ý nghĩa. Ông không chỉ làm rung động trái tim người đọc bằng nghệ thuật văn chương của mình, mà còn khéo léo kể chuyện về những trải nghiệm đời thường và gợi nhớ về những kỷ niệm quen thuộc nhưng lạ lẫm. Trong Hạ Đỏ, có câu chuyện về tuổi thơ yên bình ở quê nhà của Nhạn và Dế: những buổi trưa hè sôi nổi cùng nhau đi hái xoài, bắt chim; những trận đấu đá bóng gay cấn với Dư; những hàng tre xanh mướt, những tia nắng vàng rơi, hoặc đơn giản chỉ là những cảm xúc rung động của tuổi trẻ khiến trái tim ta không thể không cảm thấy nặng nề. 

Những câu chuyện dường như bình dị lại được ngòi bút của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẽ nên một cách tinh tế, đẹp đẽ, trong lòng. Mỗi người trong chúng ta đều có một mùa hạ riêng như Chương. Mùa hè trong ta trôi qua yên bình và từng chút hiện lên qua từng trang sách của tác giả, thêm vào một vài nốt thăng trầm và mênh mông nhưng vẫn mang lại những cảm xúc rất đẹp vào trong lòng người đọc. Đó chính là ước muốn của tác giả khi ông viết nên Hạ Đỏ. Đó cũng là lý do mà Nguyễn Nhật Ánh được gọi là “người đi tìm ký ức”. Tình yêu đầu tiên luôn là những tình cảm trong sáng, ngây thơ nhất. Chuyện tình yêu tuổi thơ của Út Thêm và Chương đã cho chúng ta thấy rằng, ai cũng có một khoảng thời gian để nhớ thương và vương vấn vì một người.


Qua ngôn từ bình dị, chân quê quen thuộc, bác Ánh như đã mang tặng tôi một khung cảnh làng quê êm đềm mà tôi hằng mong đợi. Dù trong mỗi người có sẵn một làng quê hay chưa, “Hạ đỏ” vẫn làm gợi lên biết bao nhiêu kỉ niệm chân thật. Thật khó để bắt mình không đắm chìm vào làng Hà Xuyên tưởng tượng có “một ngõ trúc quanh co, sâu hút, đẹp như tranh vẽ”, thật khó để bắt mình không “nghe” thấy tiếng lũ chim sẻ, chim sâu, chách hoạch, chào mào hót trên những bụi trúc dọc theo con đường làng. Bờ suối có Nhạn và Dế, gian nhà vắng nhà anh Thoảng, vườn trái cây lủng lẳng xoài nhà nhỏ Thơm, trảng cỏ mây băng qua nhà Út Thêm, cây phượng vĩ trước ngõ, … tất cả cứ hiện lên như một kí ức thật đẹp đẽ, đặc biệt với những người ưa hoài niệm như tôi, đó là một món quà vô giá.  

Tập truyện xoay quanh câu chuyện của Chương, vào mùa hè năm lớp chín được về quê ngoại chơi. Trên bối cảnh làng quê Hà Xuyên, những rung động của cậu bé tuổi mới lớn diễn ra thật tự nhiên và nhiều cảm xúc. Qua các mối quan hệ gia đình, bạn bè xoay quanh nhân vật này, bác Ánh khéo léo đưa độc giả như trải qua một lần nữa những rung cảm từng xáo động tâm hồn mới lớn năm nào, vì để nhìn thấy một người mà có thể khiến ta cố tình dựng lên bao nhiêu tình huống gặp gỡ. Dù biết rằng, tình cảm tuổi mới lớn không thể nào đem đến sự trọn vẹn, nhưng những yêu dấu năm tháng đó mãi là điều trân quý, khiến nó trở thành một dấu ấn khó phai trong đời, không chỉ của Chương mà ai đọc “Hạ đỏ” ắt cũng sẽ thơ thẩn nghĩ về mối tình đầu.

Hạ Đỏ là một tập truyện vừa phải, không nhiều yếu tố cao trào nhưng vẫn mang lại sự lưu luyến nhẹ nhàng khi tôi gập sách lại.