Càng lớn lên, những quyến luyến của chúng ta đối với bố mẹ càng ít. Khi đại bàng non có thể giương cánh, nó luôn hướng tới không trung, chứ không phải rúc vào đôi cánh bố mẹ. Bạn khát vọng cuộc sống khởi sắc, không còn quẫn bách giật gấu vá vai. Bạn khát vọng sự nghiệp tiến triển, như thế mới không uổng bao năm vất vả tăng ca bất kể gió mưa. Bạn khát vọng con cái của mình về sau có thể lớn lên vui vẻ khỏe mạnh, đạt được thành tích đáng tự hào, vươn lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt… Nhưng bạn lại vô tình đặt một khát vọng khác nằm sâu trong tâm hồn xuống vị trí dưới cùng, khát vọng này chính là hy vọng bố mẹ đừng vội già đi. Giống như mỗi ngày đều có thể nhìn thấy mặt trời, vào những ngày trời quang nắng đẹp, bạn cảm thấy ấm áp và dễ chịu, nó như một thứ đương nhiên nên có, hưởng thụ sự tốt đẹp nó mang lại đã trở thành thói quen của bạn. Nhưng nếu một ngày, có người nói với bạn mặt trời sẽ không mọc nữa, bạn cảm thấy thế nào? Có lẽ phần lớn mọi người đều cảm thấy sợ hãi và luống cuống. Bố mẹ cũng giống như mặt trời, luôn lặng lẽ ở sau lưng, cho bạn chỗ dựa và sự ấm áp, nhưng nếu một ngày bố mẹ không còn ở đấy nữa, cảm giác an toàn quen thuộc cũng lập tức biến mất, bấy giờ muốn tìm lại, sợ rằng đã quá muộn. Bởi vì năm tháng vẫn mãi trôi, thời gian không trở lại, tên siêu trộm thời gian đang dần dần lấy đi tuổi xuân của bố mẹ, rồi có một ngày, bố mẹ sẽ già đi.
Xem thêm

Cuốn sách "Có Một Ngày Bố Mẹ Sẽ Già Đi" được viết bởi nhiều tác giả với những ngành nghề khác nhau nhưng họ điều nói tới người nhà của mình. Câu văn tuy đơn giản nhưng chạm đến cảm xúc của người đọc. Người đọc và người viết đều có chung một nỗi sợ là sợ mất đi người nhà. Trong lòng người viết lẫn người đọc điều chất chứa một nỗi sợ, đều chung một cảm giác. Nên mỗi câu mỗi từ đã lấy đi biết bao nước mắt của người đọc.

Tại sao cuốn sách là lời nhắc nhở không phải là lời cảnh báo? Lời nhắc nhở là dành cho chính bản thân tôi và tất cả bạn trẻ đang tò mò muốn ngắm nhìn thế giới ngoài kia. Đừng lo say mê ngắm nhìn thế giới rộng lớn kia rồi bỏ bê thế giới nhỏ trong ta. Thế ngoài kia có bao biết điều kỳ thú, món ngon, vật lạ trên đời nhưng nó không bao giờ so được với bữa cơm sum vầy gia đình.

Cuốn sách chỉ đơn giản nhắc ta là thời gian trôi rất nhanh nên đừng để mình phải hối hận điều gì cả khi quay đầu lại. Cơm gia đình không biết ăn được bao nhiêu bữa nữa nên đừng vì điều gì đó để mất bữa cơm nhà. Công việc có nhiều tới đâu nhưng hãy dành một ít cho gia đình. Ở ngoài có khó khăn đến mấy cũng đừng mang buồn bực về nhà. Chỉ đơn giản là về nhà đi bố mẹ đang chờ.

Bố mẹ là người đồng hành cùng ta suốt quãng đường đời nhưng một thời khắc nào đó ta ngoảnh đầu lại sẽ thấy bố mẹ đang dần yếu đi. Giống như câu chuyện Bát mì sốt tương của Lão Dương do tác giả Dương Lặc viết. Nhân vật chính trong câu chuyện của tác giả Dương Lặc là Lão Dương bố của anh.

Anh và bố của mình điều là một diễn viên kịch có thực lực ở Bắc Kinh. Lão Dương qua lời viết của anh có thể thấy ông là người chăm chỉ rèn luyện sức khỏe và đam mê đóng kịch. Kịch gắn liền với Lão Dương nửa đời người, kịch là chủ đề chính của bố tác giả trong mọi câu chuyện từ chuyện trò cùng bạn bè, tâm sự với tác giả. Kịch được xem là người bạn gắn kết anh với bố mình lại với nhau. 

Tác giả chia sẻ anh chẳng bao giờ thấy bố già đi nhưng khi anh thấy mọi người đang chen chúc nhau mua vé vở kịch Quán trà. Thì anh mới nhớ ra rằng đây cũng là vở kịch Quán trà cuối cùng mà có mặt dàn diễn viên gạo cội này. Kịch được xem là người bạn của anh và bố mình nhưng giây phút đó kịch lại cho anh nhận ra rằng bố mình đã lớn tuổi rồi. 

Không chỉ có câu chuyện của Dương Lặc mà còn nhiều câu chuyện trong cuốn sách cho ta thấy được thời gian trôi qua quá nhanh. Người thân bên cạnh ta cũng dần già theo thời gian và chính ta cũng quên mất mình cũng đang dần lên lớn lên.

"Sinh ra trên đời vốn cô liêu, bởi con đường hỷ nộ ái ố này chỉ có thể bước đi một mình. Nhưng vì có người nhà nên cuộc đời mới đậm hương". Có lẽ, chúng ta ai cũng nợ bố mẹ một lời xin lỗi, một lời cảm ơn, cảm ơn vì đã cho con một ngôi nhà, một ngôi nhà để có thể trở về bất cứ lúc nào. Nhưng cuộc đời có lẽ có nhiều điều trái ngang và những nỗi đau buồn vô hình như vòng tuổi của tất cả chúng ta. Chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành và thành công, nhưng đối lặp cũng là sự già đi của bố mẹ.


Mỗi người chúng ta đều là một con chim làm tổ trên cây, bố mẹ chính là cây cổ thụ che chở cho đàn chim non đến khi đủ lông đủ cánh. Nhưng chim non lại luôn hướng đến bầu trời rộng lớn, luôn tò mò về thế giới chưa biết đến. Con chim non kia sẽ lớn lên và rời khỏi tổ, nhưng cây cổ thụ chẳng thể nào bay theo, chỉ biết lặng yên chờ đợi ở nơi chốn cũ, chờ đợi khi nào chim non bay mỏi cánh sẽ trở về. Đáng tiếc, khi chim non mỏi mệt với cuộc đời, trở về tổ mới chợt nhận ra, cây cổ thụ đang ngày ngày già nua và yếu ớt...


Vì quyển sách này được tổng hợp từ nhiều nguồn, có một số câu chuyện tôi cảm thấy không hợp với phong cách của mình. Dù vậy, ""Có Một Ngày, Bố Mẹ Sẽ Già Đi"" vẫn là một cuốn sách đáng để đọc. Đặc biệt là cho những người con trẻ tuổi vừa mới rời nhà như tôi để bước vào cuộc sống mới. Đọc cuốn sách này, tôi thực sự muốn bỏ tất cả lại sau lưng và về nhà.


Câu chuyện tôi thích nhất có lẽ là ""Còn bà nội, còn Tết"". Trong đó, tôi đã ấn tượng với một đoạn như thế này: ""Tôi đã từng nghe mọi người nói rằng gia đình của người già như một kho báu, nhưng bây giờ tôi hiểu. Người già là trung tâm của gia đình, người già còn, lòng mọi người đều khao khát, vì vậy họ sẽ không đi quá xa. Người già mất đi, mọi người lo chuyện riêng của mình, và tình cảm dần phai mờ."" Và câu toàn bộ: ""Bà nội còn, chúng ta là gia đình, bà nội mất, chúng ta sẽ dần trở thành người thân"".


Từ thuở nhỏ, tôi đã không thể tiếp xúc với ông bà ngoại của mình, với ông nội chỉ còn là một ký ức mờ nhạt. Thực ra, điều tôi nhớ nhất vẫn là bà nội, bởi vì bây giờ bà ấy vẫn còn bên cạnh tôi, bà ấy khỏe mạnh và vẫn là mắt xích kết Lặp lại cũng không sao. Còn có bao nhiêu thời gian nữa?


Về ông nội, về bà nội, về cha, về mẹ. Tôi thích cách các tác giả ví người lớn tuổi như một cây cổ thụ và những người nhỏ tuổi như cánh chim. Dù sao, cách nói đó đã tạo ra một cảm xúc sâu sắc trong tôi.


Rất khuyến nghị mọi người đọc cuốn sách này. Và hôm nay, tôi nghĩ đến lúc phải về nhà.