Càng lớn lên, những quyến luyến của chúng ta đối với bố mẹ càng ít. Khi đại bàng non có thể giương cánh, nó luôn hướng tới không trung, chứ không phải rúc vào đôi cánh bố mẹ.
Bạn khát vọng cuộc sống khởi sắc, không còn quẫn bách giật gấu vá vai. Bạn khát vọng sự nghiệp tiến triển, như thế mới không uổng bao năm vất vả tăng ca bất kể gió mưa. Bạn khát vọng con cái của mình về sau có thể lớn lên vui vẻ khỏe mạnh, đạt được thành tích đáng tự hào, vươn lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt… Nhưng bạn lại vô tình đặt một khát vọng khác nằm sâu trong tâm hồn xuống vị trí dưới cùng, khát vọng này chính là hy vọng bố mẹ đừng vội già đi.
Giống như mỗi ngày đều có thể nhìn thấy mặt trời, vào những ngày trời quang nắng đẹp, bạn cảm thấy ấm áp và dễ chịu, nó như một thứ đương nhiên nên có, hưởng thụ sự tốt đẹp nó mang lại đã trở thành thói quen của bạn. Nhưng nếu một ngày, có người nói với bạn mặt trời sẽ không mọc nữa, bạn cảm thấy thế nào? Có lẽ phần lớn mọi người đều cảm thấy sợ hãi và luống cuống. Bố mẹ cũng giống như mặt trời, luôn lặng lẽ ở sau lưng, cho bạn chỗ dựa và sự ấm áp, nhưng nếu một ngày bố mẹ không còn ở đấy nữa, cảm giác an toàn quen thuộc cũng lập tức biến mất, bấy giờ muốn tìm lại, sợ rằng đã quá muộn.
Bởi vì năm tháng vẫn mãi trôi, thời gian không trở lại, tên siêu trộm thời gian đang dần dần lấy đi tuổi xuân của bố mẹ, rồi có một ngày, bố mẹ sẽ già đi.
Xem thêm
Bố mẹ là người đồng hành cùng ta suốt quãng đường đời nhưng một thời khắc nào đó ta ngoảnh đầu lại sẽ thấy bố mẹ đang dần yếu đi. Giống như câu chuyện Bát mì sốt tương của Lão Dương do tác giả Dương Lặc viết. Nhân vật chính trong câu chuyện của tác giả Dương Lặc là Lão Dương bố của anh.
Anh và bố của mình điều là một diễn viên kịch có thực lực ở Bắc Kinh. Lão Dương qua lời viết của anh có thể thấy ông là người chăm chỉ rèn luyện sức khỏe và đam mê đóng kịch. Kịch gắn liền với Lão Dương nửa đời người, kịch là chủ đề chính của bố tác giả trong mọi câu chuyện từ chuyện trò cùng bạn bè, tâm sự với tác giả. Kịch được xem là người bạn gắn kết anh với bố mình lại với nhau.
Tác giả chia sẻ anh chẳng bao giờ thấy bố già đi nhưng khi anh thấy mọi người đang chen chúc nhau mua vé vở kịch Quán trà. Thì anh mới nhớ ra rằng đây cũng là vở kịch Quán trà cuối cùng mà có mặt dàn diễn viên gạo cội này. Kịch được xem là người bạn của anh và bố mình nhưng giây phút đó kịch lại cho anh nhận ra rằng bố mình đã lớn tuổi rồi.
Không chỉ có câu chuyện của Dương Lặc mà còn nhiều câu chuyện trong cuốn sách cho ta thấy được thời gian trôi qua quá nhanh. Người thân bên cạnh ta cũng dần già theo thời gian và chính ta cũng quên mất mình cũng đang dần lên lớn lên.