"Rừng Na Uy" thực ra không phải là câu chuyện xếp vào hàng nổi tiếng vì nó mang trong mình lý tưởng cao cả, lộng lẫy. Nó nổi tiếng vì đã tái hiện cuộc sống của một thế hệ thanh niên kinh điển – Tuổi trẻ, tình yêu, tình bạn.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật Toru, một người sống khép kín và có lối suy nghĩ, quan niệm riêng về xã hội. Thời trung học, Toru chỉ có Kizuki làm bạn thân. Một ngày nọ Kizuki bỗng nhiên tự tử, để rồi những người bạn của cậu mang theo nỗi day dứt mãi mãi. Toru có tình cảm với Naoko – bạn gái của Kizuki. Một thời gian sau khi Kizuki mất, họ tình cờ gặp nhau trên tàu điện và bắt đầu câu chuyện riêng của mình. Nhưng sự ra đi của Kizuki là cái bóng quá lớn, bao trùm lên tình yêu Toru và Naoko khi Naoko phải vật lộn với rào cản tâm lý của mình, nên trong tình cảm của họ luôn là sự hoài niệm và đượm buồn – một bức tranh tưởng chừng như chẳng có gam màu nóng nào. Tình yêu của Toru với Naoko vô định bao nhiêu thì tình yêu giữa Toru và Midori lại tràn đầy tươi sáng đến đó. Midori là một cô gái thẳng thắn, mạnh mẽ đấu tranh để sống. Chính cô đã mang những tia nắng lấp lánh cho Toru trong những ngày lạnh lẽo. Câu chuyện kết thúc với cái chết của Naoko, cuộc chia tay giữa Reiko – Toru, một tình bạn kỳ lạ, và tình yêu mới nhen nhóm của Toru và Midori trong buổi hừng đông.

Suốt chiều dài câu chuyện, bạn đọc sẽ thấy lấp ló bóng dáng của cái chết – của nạn tự tử bủa vây lấy tuổi trẻ Nhật Bản trong những thập niên 60 của thế kỷ XX. Đó còn là bản tình ca được dệt bằng những nốt trầm buồn tê tái, đau nhói từ lúc lĩnh xướng tới khi kết thúc.” Câu chuyện của Murakami là một hồi ức đau buồn về cái đã có và cái đã có thể xảy ra.” Với tôi Rừng Na-uy không chỉ dừng lại ở đó. Cuốn sách có khuynh hướng cho người đọc hiểu được thái độ sống của những đóa anh đào đang tuổi đơm hoa. Có những nụ chưa nở đã muốn tàn vào hư vô, có những nụ chỉ để nở yếu ớt rồi tàn phai, nụ lại khoe sắc thắm thách thức vũ trụ. Tỏa hương và tàn úa. Sống và chết. Trong khi hoa đã tàn khi mới chớm nở, cái chết nằm ngay đây, trong sự sống. Đâu mới là con đường mà những người trẻ như Toru phải đi.

Tình yêu – Mỗi chúng ta có thể có hơn một tình yêu

Với Toru, tình yêu của cậu mang hai sắc thái rõ rệt, đối chọi với nhau. "Tôi từng có một cô gái, mà có lẽ đúng hơn là cô ấy đã từng có tôi… Cô dẫn tôi vào phòng và bảo tôi ngồi đâu cũng được nhưng tôi chẳng thấy chiếc ghế nào… Khi tỉnh dậy tôi chỉ có một mình, con chim ấy đã bay đi rồi…" Đúng như lời bài hát, một người đã từng có người kia, trong lúc lý trí bảo hãy đến với nhau đi thì con tim chẳng có lấy một khoảng trống. Còn người kia vẫn tìm kiếm một vị trí chưa bao giờ là của mình.



“Phải rồi, chuyện cái giếng đồng. Tôi chịu không thể biết liệu có một cái giếng như thế hay không. Có thể nó là một hình ảnh hoặc một dấu hiệu chỉ tồn tại trong con người Naoko, cũng như mọi thứ khác mà nàng thêu dệt thành sự thật trong tâm trí mình trong suốt ngày tháng đen tối ấy … Điều duy nhất mà tôi biết về cái giếng là nó sâu khủng khiếp. Nó sâu đến độ không thể đo được , và chặt đầy bóng tối, như thế toàn bộ bóng tối của thế giới được nấu chảy và lèn vào đó đến tận cùng đậm đặc của chúng.

“Nó sâu lắm , thực vậy”, Naoko nói, cẩn thận lựa từng lời. Đôi khi nàng nói kiểu đó, chậm hẳn lại để tìm những lời chính xác mình cần. “ Nhưng không ai biết nó ở đâu,” ,nàng nói tiếp. “Mình chỉ biết chắc một điều là nó ở quanh đây.”

…”Nếu vậy thì nguy hiểm vô cùng,” tôi nói. “Một cái giếng sâu nhưng không biết nó ở đâu. Ta có thể ngã vào nó và thế là hết đời.”

“Hết đời. Aaaaaaaaaa! Tũm một cái. Hết chuyện!”

“Chuyện ấy chắc phải xảy ra rồi”

“Đúng thế, lâu lâu lại có một lần. Có thể hai hay ba năm có một lần. Tự nhiên có người biến mất, và không thể tìm thấy ông ta. Và mọi người quanh đây lại bảo ‘"Ồ, ông ta bị ngã xuống giếng đồng rồi."

Toru yêu Naoko. Tình yêu thuần khiết và trong sáng. Nhưng tình yêu đó lại thuộc về hoài niệm xoay quanh Kizuki được nuôi dưỡng bởi một khoảng trời đau thương. Mấy năm ròng rã, những con người ấy vẫn chìm trong quá khứ. Càng lớn người ta lại thấy cuộc sống thật vô thường, người ta thường bấu víu vào quá khứ. Nhưng rồi quá khứ lại không thể làm dịu mát một trái tim đang ngày càng khô cằn, nó càng làm vết thương năm nào lở loét. Toru và Naoko yêu nhau. Một tình yêu bất định, ngập đầy bóng tối. Họ dựa vào nhau, nhưng chưa thể vượt qua những ngày xưa cũ. Tình yêu ấy đã từng là tình đơn phương đong đầy niềm thương nỗi nhớ, những thăng hoa của cảm xúc da thịt. Đối với tôi, tình cảm ấy đã trở thành đường hai chiều và cái chết của Naoko là cách tốt nhất mà cô bảo toàn được tình yêu thiêng liêng của mình trước xô bồ cuộc sống. Toru yêu Naoko. Một tình yêu đúng nghĩa. Tình yêu chạm đáy u buồn, hoài niệm.

Mình không muốn vội, nhưng tháng Tư là thời điểm tốt nhất trong năm để bắt đầu những việc mới mẻ, và mình không thể không thấy rằng tốt nhất bọn mình nên sống chung vào lúc đó. Cậu cũng có thể trở lại đại học, nếu mọi việc suôn sẻ. Nếu thực tế sống chung của tụi mình có vấn đề gì, mình có thể tìm cho cậu một căn hộ gần đây. Quan trọng nhất là chúng mình phải luôn được ở gần nhau…

 Toru yêu Midori. Họ yêu ở thì hiện tại.

Tháng Tư và tháng Năm là hai tháng cô đơn và đau khổ vì tớ không thể nói chuyện được với cậu. Tớ chưa bao giờ biết rằng tại sau mùa xuân lại cô đơn và đau khổ đến thế. Thà có ba tháng Hai còn hơn một mùa xuân như thế này. Tớ biết như thế này là quá muộn, nhưng kiểu tóc mới hợp với cậu lắm. Thật là xinh…

Nó khiến những con đường trở nên rực rỡ, hàng cây tràn ngập tia nắng trong đôi mắt đen sâu thẳm. Liệu không có tình yêu này hành trình của Toru sẽ về đâu khi mà lần lượt những người bạn thân của cậu ra đi, khi mà hơn một lần cậu bàng quan với mọi thứ xung quanh ? Sẽ là sự kết thúc cuộc sống trong căn phòng tối như chị của Naoko hay Kizuki? Hoặc là một sự giải thoát ở cánh rừng tươi tắn như chính Naoko. Tình yêu của Toru và Midori là một nét chấm phá vô tình làm hỏng bức tranh xưa cũ nhưng lại hữu ý viết nên cuộc sống mới.



Oke, tớ sẽ đợi. và tớ tin cậu”, cô nói. Nhưng khi cậu chấp nhận tớ thì chỉ có tớ thôi đây. Và khi cậu ôm tớ trong tay, cậu chỉ nghĩ đến tớ thôi đây. Rõ chưa nào?

Tớ hiểu chính xác là vậy.

Tớ không biết cậu làm gì tớ, nhưng tớ không muốn cậu làm tớ phải đau khổ. Tớ đã đủ đau khổ ở đời này rồi. Quá đủ rồi. Bây giờ tớ cần hạnh phúc.

Tôi kéo cô lại và hôn lên miệng cô

“ Vứt cái ô khốn kiếp ấy đi và ôm tớ bằng hai tay, chặt vào.” Cô nói

“Nhưng chúng mình sẽ ướt sũng mất”

Thì đã sao! Tớ muốn cậu đừng nghĩ ngợi gì nữa, và hãy ôm tớ thật chặt,..

Tình bạn – Những con người méo mó có những mối quan hệ méo mó?

Song song với tình yêu, tình bạn trong Rừng Na-uy  gợi lên nhiều suy nghĩ. Có thể tác giả cố tình xây dựng những nhân vật có rào cản nhất định với xã hội. Với tôi họ là những cá thể vô hại, thường trực nỗi nghi hoặc bản thân. Trong họ là sự thẳng thắn và đầy nỗ lực để đồng cảm và muốn được đồng cảm. Chừng nào họ còn muốn giữ cái bản ngã vốn có của mình thì chừng ấy họ chỉ có thể đi trên một con đường. Nếu cuốn sách là một bộ phim dài tập, ta hẳn sẽ biết tại sao thanh niên Nhật Bản hồi ấy lại ra đi nhiều đến thế và hẳn sẽ có một cái kết hoàn mỹ cho Kizuki, Naoko, Reiko… rằng người đã khuất được tái sinh trong một thế giới tươi đẹp. Nhưng, cuộc sống bắt Reiko phải rời xa chồng con, Naoko chỉ được phép “nói với lòng mình” và không có sự lựa chọn.

Mình vẫn nhớ nước cuối cùng của Kizuki ngày hôm ấy – ngày cậu ấy chết. Đó là nước bật tường rất khó mà mình không nghĩ cậu ấy có thể làm được. Nhưng vận may đã đến với cậu ấy, nước đi thật hoàn hảo, và hai trái bóng trắng và đỏ hầu như không gây ra tiếng động nào khi chúng chạm nhau trên nền nỉ xanh nâu và ghi điểm cho ván cuối cùng của ngày hôm ấy. Đó là một ước quả thật đẹp, mình vẫn ghi nhớ nó đến tận hôm nay. Trong suốt hai năm sau đó, mình không sờ đến cây gậy bi-a một lần nào.



Tuổi trẻ - Vĩnh cửu và bất diệt

Cuốn sách không cố gắng khắc họa những thanh niệm mang trong mình lý tưởng vĩ đại, cao thượng. Vì ngay cả những người giỏi nhất cũng chỉ coi mục tiêu là thú vui, danh vọng không có gì đáng bàn đến. Những người đang tuổi đôi mươi trong Rừng Na-uy có những quan niệm rất đời, rất thường. Và đó là thứ chân thực không chút viển vông. Với Naoko, ngoài kia có đấu tranh, có ganh đua, lừa lọc, giả dối thì đã sao.. Còn với những người đã từng trải qua tuổi đôi mươi khi chiêm nghiệm họ lại thấy con đường của mình đã như thế nào. Tự chung lại, những con người ấy đều có tuổi xuân đầy thăng trầm và trăn trở. Họ mạnh mẽ như những cây bụi trước giông bão, họ trong sáng như tinh thể pha lê và họ đau đớn như những đứa trẻ. Có người đã chết để lại tuổi trẻ bất diệt. Có người đi tiếp mang theo tuổi trẻ vĩnh cửu.

Kết:

Tình bạn, tình yêu và tuổi trẻ luôn bất tử cho dù nó có phải đấu tranh với quá khứ và hiện tại hay day dứt trong sự sống và cái chết. Khi ta đang sống trong tuổi trẻ, ta mới cảm nhận được tình yêu và tình bạn hòa quyện vào nhau trên từng nếp da – tinh khôi trong trẻo. Rừng Na-uy thật sự là một kiệt tác ru người ta vào bản nhạc đượm buồn mà da diết của tuổi thanh xuân, nơi mà tình yêu và tình bạn đan xen hòa quyện như những cơn sóng nuôi lòng người.

Đêm qua tôi mơ về em

Ánh trăng sáng tỏ làm tôi không thể phan biệt được đó là em hay là ảo ảnh.

Nụ cười em, mái tóc em tan trong gió.

Tôi cười nụ cười cuối với em

Đôi mắt em trong vắt không rõ là suối là hồ hay là biển

Tôi hôn em nụ hôn cuối

Đêm qua tôi mơ về em.

Tác giả: Nhật Px - Bookademy

--------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn
Tham gia Bookademy Team để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3"

Xem thêm

Nhắc đến văn học đương đại thế giới, và mở rộng hơn nữa là từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, Murakami Haruki là cái tên không thể bỏ qua. Ông được xem như một trong những nhà văn xuất sắc nhất, với tầm ảnh hưởng lan rộng không chỉ trong lĩnh vực văn học mà còn sang cả âm nhạc và điện ảnh. Do đó, mỗi khi mùa giải Nobel đến, không ít người hâm mộ lại bày tỏ sự thất vọng khi tên ông vẫn chỉ nằm trong danh sách đề cử. Với kho tàng tác phẩm đồ sộ, được đánh giá là những kiệt tác để đời, Haruki Murakami hoàn toàn xứng đáng được vinh danh bằng giải thưởng cao quý này cho những đóng góp to lớn của ông cho nền văn hóa đại chúng. Sở hữu một phong cách viết độc đáo, pha trộn giữa hiện thực và siêu thực, Murakami đã dẫn dắt người đọc bước vào những thế giới đầy mê hoặc, nơi những câu chuyện tưởng chừng bình dị lại ẩn chứa những tầng nghĩa sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, con người. Nổi bật trong số đó là những tác phẩm như: "Pinball, 1973" (1980), "Phía nam biên giới, phía tây mặt trời" (1992), "1Q84" (2009), "Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và nơi tận cùng thế giới" (1995), "Kafka bên bờ biển" (2002), "Biên niên chim vặn dây cót" (1994) và vô số những tác phẩm khác. Mỗi trang sách của Murakami là một hành trình khám phá đầy thú vị, nơi ta có thể đắm chìm trong những suy tư, chiêm nghiệm về bản thân và thế giới xung quanh. "Rừng NaUy", được xuất bản lần đầu vào năm 1987, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Murakami, đánh dấu bước ngoặt đưa tên tuổi ông lên tầm cao mới. Ngay khi ra mắt, tác phẩm đã tạo nên một cú hích lớn, trở thành hiện tượng văn học đình đám, phá vỡ mọi kỷ lục và biến Haruki Murakami thành nhà văn nổi tiếng nhất tại quê nhà Nhật Bản. Cho đến ngày nay, "Rừng NaUy" vẫn luôn giữ vị trí đặc biệt trong lòng người hâm mộ, với câu khẩu hiệu ấn tượng: "Cứ 7 người Nhật thì có 1 người đọc Rừng NaUy". Con số này phần nào thể hiện sức hút mãnh liệt và tầm ảnh hưởng to lớn của tác phẩm. Lấy bối cảnh những năm 60 của thế kỷ trước, "Rừng NaUy" xoay quanh câu chuyện tình yêu đầy cảm động và ám ảnh giữa Toru Watanabe và Naoko, hai sinh viên đại học trẻ tuổi. Trên nền nhạc của bài hát cùng tên "Rừng NaUy" do nhóm nhạc The Beatles trình bày, Murakami đã vẽ nên bức tranh sinh động về thế giới nội tâm của những người trẻ, với những rung động đầu đời, những trăn trở về tình yêu, cuộc sống và sự mất mát. Thông qua những tình tiết đan xen, lồng ghép giữa hiện thực và hư ảo, Murakami đã đưa người đọc vào một hành trình khám phá đầy cảm xúc, nơi họ không chỉ tìm thấy sự đồng điệu trong những tâm tư, tình cảm mà còn buộc phải đối mặt với những vấn đề nhức nhối của xã hội Nhật Bản thời bấy giờ. Có thể nói, "Rừng NaUy" không chỉ là một chuyện tình buồn mà còn là bức tranh phản ánh một thế hệ thanh niên Nhật Bản lạc lõng, chênh vênh giữa những giá trị truyền thống và hiện đại. Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc, trở thành một biểu tượng văn hóa đại chúng và góp phần khẳng định vị trí của Haruki Murakami như một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học đương đại.

Tiếng nhạc du dương của "Rừng Na Uy" vang lên trên khoang máy bay, đưa Toru Watanabe trở về với những ký ức thanh xuân cách đây hai thập niên. Khi ấy, Watanabe đang là sinh viên, chìm trong những tháng ngày đầy biến động khi chứng kiến cái chết đột ngột của người bạn thân nhất, Kizuki. Kizuki đã chọn cách kết thúc cuộc đời bằng khí thải độc hại từ chiếc xe N-360, để lại một khoảng trống không thể bù đắp cho Watanabe và cả Naoko, người bạn gái của Kizuki. Một năm sau bi kịch, Watanabe tình cờ gặp lại Naoko trên chuyến tàu định mệnh. Những cuộc gặp gỡ sau đó như một sợi dây níu giữ hai tâm hồn lạc lõng, đưa họ đi qua những cung đường khác nhau, những chuyến tàu nối tiếp, không có điểm đến cụ thể, chỉ dừng chân ở bất kỳ nơi nào họ muốn. Sinh nhật tuổi 20 của Naoko cũng đánh dấu một cột mốc đặc biệt khi họ cùng nhau đón sinh nhật tại căn hộ của Naoko. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng họ hòa quyện vào nhau, một khoảnh khắc đan xen giữa tình bạn và tình yêu đầy mập mờ. Sau sự kiện đó, Naoko buộc phải điều trị tại một khu dưỡng bệnh biệt lập trên núi, mang tên Nhà nghỉ Amy. Watanabe chìm trong những ngày tháng cô đơn, cho đến khi gặp gỡ Midori Kobayashi, một cô gái tràn đầy sức sống từ lớp học Lịch sử sân khấu. Từ tình bạn, họ dần nảy sinh tình yêu. Watanabe nhận ra tình cảm sâu sắc dành cho Midori, nhưng trái tim anh vẫn vướng bận hình bóng Naoko. Bi kịch lại ập đến khi Naoko chọn cách kết thúc cuộc đời mình, để lại những mảnh vỡ tan nát trong tâm hồn Watanabe. Chàng trai trẻ quyết định trốn chạy khỏi Tokyo, lang thang khắp nơi, chìm đắm trong men say và những tháng ngày cô độc. Tuy nhiên, Watanabe nhận ra rằng trốn chạy không phải là giải pháp, và anh cần phải đối mặt với thực tại và hàn gắn những vết thương lòng. Hành trình vượt qua nỗi đau của Watanabe còn nhiều gian nan phía trước, nhưng với bản lĩnh và sự mạnh mẽ, anh hy vọng sẽ tìm thấy ánh sáng nơi cuối con đường, như những giai điệu du dương của "Rừng Na Uy" vẫn luôn vang vọng trong tâm hồn anh.

Nhắc đến thanh xuân, ta thường hay nhớ đến những người bạn chân thành, những mối tình đầu sâu lắng, những đam mê cháy bỏng và sự nhiệt tình của tuổi trẻ. Tuy nhiên, thanh xuân cũng thường gắn liền với nỗi chênh vênh và vô định, là nỗi đau bất hủ của những người trẻ. "Rừng Na Uy" của Haruki Murakami đã khắc họa một cách chân thực những cung bậc cảm xúc ấy thông qua câu chuyện về Watanabe Toru, Naoko và Kizuki. Watanabe, trái ngược với những người bạn đồng trang lứa, có một tuổi trẻ khá ít bạn bè. Hai người bạn duy nhất của cậu thời học trung học là Naoko và Kizuki. Kizuki không chỉ là bạn thân, mà còn là tri kỉ, là một phần trong tâm hồn của Watanabe. Họ cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, cùng nhau khám phá thế giới và trưởng thành. Cái chết đột ngột của Kizuki đã mang đến cho Watanabe cú sốc lớn, để lại trong cậu một khoảng trống không thể nào lấp đầy. Nó cũng là bài học đầu tiên về sự mong manh của cuộc sống, về cái chết luôn hiện hữu và có thể ập đến bất kỳ lúc nào. Naoko, một cô gái xinh đẹp, dịu dàng và tinh tế, lại mang trong mình những vết thương lòng sâu sắc. Trải nghiệm bi thảm về cái chết của chị gái và người bạn trai đã khiến cô mắc căn bệnh tâm lý, chìm đắm trong nỗi đau và sự tuyệt vọng. Naoko tìm đến Watanabe như một điểm tựa, một nguồn an ủi trong những lúc tăm tối nhất. Watanabe dành cho Naoko một tình yêu thầm lặng, luôn ở bên cạnh lắng nghe, thấu hiểu và che chở cho cô. Tình yêu của cậu là sức mạnh giúp Naoko vượt qua những khó khăn, là tia sáng hiếm hoi trong cuộc đời đầy u ám của cô. Tuy nhiên, tình yêu của Naoko dành cho Watanabe lại không giống như tình yêu của cậu dành cho cô. Naoko yêu quý Watanabe như một người bạn, một người tri kỉ, nhưng không phải là người yêu. Căn bệnh của cô đã lấy đi khả năng yêu thương, khiến cô không thể đáp lại tình cảm của Watanabe một cách trọn vẹn. Mối quan hệ giữa ba nhân vật Watanabe, Naoko và Kizuki là một bức tranh bi thương về tình yêu, tình bạn và sự mất mát. Họ đều là những con người cô đơn, lạc lõng, khao khát được yêu thương và thấu hiểu. Tuy nhiên, số phận nghiệt ngã đã trớ trêu đẩy họ vào những bi kịch không lối thoát. Cái chết của Kizuki đã trở thành nút thắt bi kịch, đẩy Naoko vào hố sâu tuyệt vọng và dẫn đến cái chết của chính cô. Nỗi đau mất mát người bạn thân và người mình yêu thương đã khiến Watanabe mãi mãi mang theo vết sẹo lòng không thể nào phai mờ. 

Trái ngược với Naoko dịu dàng như gió xuân, Midori Kobayashi mang sức sống mãnh liệt tựa nắng hạ rực rỡ. Tên gọi Midori, nghĩa là "màu xanh lá cây" trong tiếng Nhật, tượng trưng cho tuổi trẻ, thanh xuân tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài rạng rỡ ấy là những tổn thương không kém Naoko. Lớn lên trong gia đình khó khăn tại Tokyo, Midori luôn mặc cảm khi học ở trường nữ sinh giàu có. Nỗi đau mất mẹ vì ung thư não và sự ra đi tiếp theo của cha vì căn bệnh tương tự khiến cô trở thành trụ cột gia đình từ nhỏ. Gánh nặng cơm áo gạo tiền, việc chăm sóc người bệnh đè nặng lên đôi vai gầy của Midori. Thiếu thốn tình thương và sự quan tâm, Midori khao khát một tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt để lấp đầy những khoảng trống trong tâm hồn. Cô mong muốn được yêu và đáp lại tình yêu ấy bằng sự nồng nhiệt tương tự. Giống như cái tên của mình, Midori lạc quan, tươi sáng, mạnh mẽ pha chút hóm hỉnh, mang đến cảm giác thoải mái cho những ai tiếp xúc. Sức hút của Midori khiến Watanabe không thể cưỡng lại, nhưng cũng khiến anh hoang mang, day dứt. Vẫn còn yêu Naoko, anh bị thu hút bởi Midori nhưng lại không thể vượt qua lời hứa dành cho người mình yêu. Khát khao được gần gũi Midori mâu thuẫn với lời hứa với Naoko, khiến Watanabe đứng trước lựa chọn khó khăn giữa quá khứ và hiện tại. Cái chết của Naoko mang đến câu trả lời cho Watanabe, hay đúng hơn, là bài học từ chính bi kịch ấy. Theo Murakami, tình dục là một phần quan trọng của cuộc sống. Trong Rừng Na Uy, nó không chỉ đơn thuần là khoái cảm, mà còn là cách giải tỏa nỗi nhớ, an ủi tâm hồn qua thể xác. Ôm ấp, vỗ về một người cô đơn bằng sự dịu dàng, thuần khiết, trao cho nhau những lời yêu thương, để cảm nhận được tình yêu và sự yêu thương dành cho bản thân. Tình dục còn là công cụ để Murakami khắc họa nhân vật, thể hiện tính cách, tư tưởng và gửi gắm thông điệp. Các nhân vật trong truyện đều có những góc khuất về tình dục, từ lệch lạc, sa đọa đến kỳ quặc. Nagasawa, tay chơi khét tiếng, chỉ quan tâm đến khoái cảm nhất thời, không nhớ mặt những người phụ nữ mình từng qua đêm. Hatsumi, dù biết thói lăng nhăng của Nagasawa, vẫn một mực chờ đợi. Reiko, cô bé dạy đàn, có mối quan hệ tình cảm với một người đàn ông đã có vợ. Qua những mảng tối về tình dục, Murakami phản ánh thực trạng xã hội, đồng thời thể hiện quan niệm của ông về tình yêu và con người. Reiko, người phụ nữ gần 40, đã trải qua một cuộc hôn nhân tan vỡ và đang nuôi dạy cô con gái 9 tuổi, ẩn chứa một góc khuất đầy bí ẩn. Tám năm gắn bó với Nhà nghỉ Amy, Reiko trở thành bạn cùng phòng và chia sẻ mọi buồn vui cùng Naoko. Họ cởi mở tâm hồn, san sẻ những câu chuyện thầm kín nhất. Dấu ấn đặc biệt của Reiko nằm ở khuynh hướng tính dục - gynosexual (nữ tính luyến ái). Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội những năm 60 đầy định kiến, sự khác biệt này đã góp phần đẩy Reiko vào con đường bi kịch. Nỗi hoang mang về bản thân, sự thiếu hiểu biết và định kiến xã hội đã khiến Reiko đánh mất phương hướng, dẫn đến những tổn thương tinh thần sâu sắc. Watanabe, chàng trai trẻ, luôn khao khát hơi ấm từ người phụ nữ. Tình dục với anh không chỉ đơn thuần là nhu cầu sinh lý mà còn là sự kết nối tinh thần. Tuy nhiên, dù trải qua nhiều mối quan hệ, Watanabe vẫn cảm thấy trống trải, lạc lõng. Khi tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, anh chỉ cần những cái ôm vỗ về, sự đồng cảm thay vì ái ân. Trái ngược với Watanabe, Nagasawa, gã thanh niên xuất thân từ gia đình giàu có, sở hữu vẻ ngoài hoàn hảo cùng tương lai đầy hứa hẹn, lại là kẻ vô cảm, chai lì với mọi cung bậc cảm xúc. Lối sống ích kỷ của Nagasawa khiến hắn không thể trân trọng tình yêu của Hatsumi, đẩy cô đến bước đường cùng. Hatsumi, người con gái yêu say đắm Nagasawa, chìm đắm trong thế giới xa hoa vật chất nhưng lại cô đơn về mặt tinh thần. Sống bên cạnh Nagasawa, Hatsumi phải đối mặt với sự lạnh lùng, vô tâm của hắn mỗi ngày. Bi kịch của Hatsumi là lời cảnh tỉnh cho lớp trẻ về những mối quan hệ lệch lạc, thiếu đi sự thấu hiểu và chia sẻ. Nhân vật Reiko là đại diện tiêu biểu cho bi kịch của những tâm hồn lạc lõng, tha hóa bởi những định kiến xã hội và sự thiếu định hướng về giá trị sống. Cuộc đời Reiko đầy rẫy những biến cố, dẫn đến những tổn thương tinh thần và hành động thiếu kiểm soát. Câu chuyện về Reiko là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của sự thấu hiểu, đồng cảm và lòng nhân ái trong xã hội. Mỗi cá nhân cần có nhận thức đúng đắn về bản thân, sống cởi mở và hướng đến những giá trị tích cực để tránh sa vào con đường bi kịch. 

Điểm sáng đầu tiên trong "Rừng Nauy" chính là cách Murakami xây dựng nhân vật đầy ấn tượng. Thay vì miêu tả trực tiếp tâm trạng hay cảm xúc, Murakami khéo léo lồng ghép vào từng câu chữ, từng chi tiết, khiến người đọc tự cảm nhận và thấu hiểu nội tâm nhân vật. Những vết thương lòng hằn sâu trong tâm hồn mỗi cá nhân được Murakami thể hiện một cách tinh tế, không phô trương hay sáo rỗng, qua đó khơi gợi sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc. Bên cạnh đó, "Rừng Nauy" còn mang đậm dấu ấn bởi nét hóm hỉnh đặc trưng của Murakami Haruki. Tiếng cười được tạo ra từ những câu chuyện hài hước của cậu bạn Quốc xã, từ lối nói chuyện dí dỏm giữa Midori và Watanabe, hay qua những hành động thường nhật của các nhân vật. Chất hài hước này hòa quyện cùng bầu không khí u buồn, tạo nên một nét độc đáo riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ tác phẩm nào khác. Tuy bao trùm bởi nỗi buồn, sự cô đơn và khắc khoải của tuổi trẻ, "Rừng Nauy" vẫn ẩn chứa tinh thần lạc quan và niềm hy vọng. Murakami không né tránh đề cập đến cái chết và sự vô định, nhưng bên cạnh đó, ông cũng khẳng định sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ, dám dũng cảm bước tiếp dù phía trước còn nhiều chông gai thử thách. Thông điệp "Sau khi đã tìm kiếm, tổn thương và lạc hướng. Chúng ta vẫn có thể tin vào tình yêu như cũ chính là một loại can đảm" chính là minh chứng cho tinh thần lạc quan ấy. Có thể nói, "Rừng Nauy" là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, nơi những mảng màu đối lập được kết hợp hài hòa, tạo nên một bức tranh muôn màu về cuộc sống, tình yêu và tuổi trẻ.


0 điểm