Trong cuộc sống hiện đại, không ai trong chúng ta có thể phủ nhận được tầm quan trọng của giao tiếp. Một người quảng giao sẽ được yêu mến và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp trong công việc. Vậy bí quyết nào làm nên sức hút khi giao tiếp? Làm thế nào để người khác muốn lắng nghe mình? Cuốn sách “Nói nhiều không bằng nói đúng” của tác giả 2½ bạn tốt sẽ gợi mở cho chúng ta nhiều bí quyết giao tiếp thú vị mà hiệu quả.

Cuốn sách gồm 3 phần trình bày 36 bí quyết để chiếm được cảm tình của người khác. Điều đặc biệt, đây là một cuốn sách in màu với những bài học được lồng ghép vào các câu chuyện nhỏ. Bởi vậy, nội dung được truyền đạt trở nên dễ hiểu và thú vị hơn, tránh được sự khô khan, giáo điều.

Phần 1: Nghệ thuật nói chuyện – Im lặng

Im lặng – Chìa khóa đầu tiên của giao tiếp thành công

Chắc chắn trong đầu bạn lúc này sẽ đặt ra câu hỏi tại sao yếu tố đầu tiên trong nghệ thuật giao tiếp lại là Im lặng? Tại sao là Im lặng mà không phải là nói?

Qủa thực, như nhan đề của cuốn sách, “Nói nhiều không bằng nói đúng”, không phải cứ giao tiếp hiệu quả là nói thật nhiều. Đôi khi im lặng lại chính là cách giao tiếp hiệu quả nhất.

Một phóng viên người Mỹ từng phỏng vấn Einstein: “Thoe ngài, công thức của thành công là gì?”, Einstein suy nghĩ giây lát rồi nói: “Nếu A là thành công thì công thức của thành công là A=X+Y+Z, trong đó X là công việc, Y là trò chơi.”

Phóng viên hỏi tiếp một cách đầy nghi vấn: “Vậy thì Z là cái gì, thưa ngài?”

Einstein trả lời: “Z chính là: hãy ngậm miệng lại, nói ít làm nhiều.”

Nói nhiều nguy cơ phạm lỗi sẽ tăng lên. Hãy làm người có học thức, biết nói có chừng mực, không nên ba hoa khoác lác về khả năng của mình, thà im lặng để lắng nghe còn hơn nói nhiều và chứng tỏ sự nông cạn của mình.



Song con người tồn tại trong những mối quan hệ xã hội, hàng ngày chúng ta đi học, đi làm luôn cần giao tiếp với mọi người từ bố mẹ, bạn bè, thầy cô đến đồng nghiệp. Vậy nên chúng ta không phải hoàn toàn im lặng mà nên nói có chừng mực. Điều quan trọng nhất là bạn phải có sự “chân thành”.

Yếu tố đầu tiên là “chân thành”. Khi người khác nói chuyện với bạn, bạn không được cắt ngang lời của họ một cách nóng vội, điều qua trọng nhất là bạn phải chăm chú nhìn vào họ, thể hiện mình đang lắng nghe họ một cách chân thành. Bất kể người nói chuyện với bạn là ai, địa vị cao hơn hay thấp hơn thì hành động này đều là biểu hiện của phép lịch sự.

Cuốn sách đã đưa ra những lời khuyên cho chúng ta làm thế nào để trở thành một người nói có chừng mực trong nhiều trường hợp.

Khi gặp gỡ lần đầu tiên: Sắp xếp những người bạn có tính chất công việc gần giống nhau ngồi với nhau, sẽ dễ tìm được mối quan tâm chung và thu hẹp khoảng cách; chú ý từng tiểu tiết lễ nghi khi giới thiệu người khác, khiến người được giới thiệu có cảm giác được tôn trọng.

Hãy bắt đầu cuộc nói chuyện một cách vui vẻ: Khi nói chuyện với một người chưa quen biết, để tránh được sự gượng gạo, nội dung câu chuyện vô cùng quan trọng. Vì đối tượng nói chuyện không thân thuộc nên rất khó để nắm bắt tâm lí và sở thích của họ, nên tuyệt đối không thể nói đến chủ đề mình không hiểu biết hoặc chủ đề mình quá hiểu biết, đẩy mình vào tình huống khó xử, không thể tiếp tục câu chuyện. Bởi vậy hãy tận dụng bối cảnh hiện thực để bắt đầu câu chuyện hay hỏi những câu có chủ đề rộng trước.

Khi tranh luận không nên chỉ trích lỗi lầm của người khác: Trước tiên hãy khẳng định ý kiến của đối phương, sau đó mới đưa ra ý kiến riêng, như vậy đối phương sẽ dễ tiếp nhận hơn; Luôn giữ thái độ ôn hòa khi lời nói của bạn bị hoài nghi hoặc phản đối. Để thể hiện quan điểm đối lập, hãy làm theo cách sau: Tiếp nhận và lắng nghe ý kiến của người khác, sau đó khéo léo trình bày quan điểm của bản thân; Đừng khẳng định quan điểm của mình một cách quá chắc chắn.

Bạn cần luôn tạo cơ hội cho người khác nói nhiều về bản thân họ.

Ở phần này, tác giả cũng lưu ý các phép lịch sự khi nói chuyện:

-         Không nên nói quá dài, hãy quan sát phản ứng của đối phương

-         Cần bày tỏ ý kiến của mình vào lúc thích hợp, không nên chỉ biết im lặng.

-         Ngôn từ quá văn hoa, mỹ miều sẽ khiến người khác nghi ngờ vào sự chân thành của bạn.

-         Không nên vội vàng trách móc, phê phá người khác, điều đó sẽ khiến bạn trở thành kẻ ngốc nghếch.

-         Đừng coi mình là trung tâm.

Ở phần cuối của chương này, tác giả đưa ra 20 câu hỏi về bí quyết khi nói chuyện. Bạn hãy trả lời trung thực, sau đó chỉnh sửa những lỗi hay mắc phải nhất, đồng thời tăng cường luyện tập các bí quyết đã được trình bày. Lặp đi lặp lại như vậy, chắc chắn khả năng ăn nói của bạn đã được cải thiện rõ rệt.

Phần 2: Nghệ thuật nói chuyện – Quan sát

Quan sát – để thấu hiểu và đồng cảm, bí quyết làm nên cuộc trò chuyện thú vị

Trong giao tiếp xã hội, chúng ta sẽ gặp vô số người với tính cách khác nhau, có người thích nói nhiều hơn nghe, có người thích nghe nhiều hơn nói. Khi đối diện với các kiểu người này, bạn phải có các cách ứng xử khác nhau. Điều này giúp câu chuyện được tiếp tục thoải mái mà không ảnh hướng đến hứng thú nói chuyện.

-         Đối với người thích nói chuyện, bạn nên làm chủ câu chuyện, tránh lan man, lạc đề.

-         Đối với người thích nghe nhiều hơn nói, nên quan sát thái độ của đối phương để thay đổi chủ đề câu chuyện vào lúc thích hợp.

-         Đối với người kiệm lời và chỉ đáp cho có lệ, bạn phải nhiệt tình chủ động bắt chuyện, hãy thăm dò phản ứng của đối phương bằng những chủ đề nóng hổi hoặc đi vào chuyên môn.



Sau khi đã nắm được cách ứng xử với một số kiểu người trong giao tiếp, chúng ta còn cần chú ý tới thời gian.

-         Tìm đúng thời điểm thích hợp để nói chuyện.

-         Tìm người đang vui vẻ để chia sẻ niềm vui, tìm người đang buồn để được an ủi.

Bạn có thể vận dụng kỹ năng qua sát để rèn thêm cho mình những phương pháp giao tiếp phù hợp. Không cần là một người quá khéo ăn nói, bạn nên nhớ:

-         Tập trung vào nội dung đối phương hứng thú.

-         Chú ý những điều cấm kị của đối phương.

-         Vận dụng trí thông minh và khiếu hài hước.

-         Từ chối khéo léo.

-         Lựa chọn chủ đề thích hợp.

Phần 3: Nghệ thuật nói chuyện – Lắng nghe

Lắng nghe – Cách giao tiếp tinh tế và thuyết phục

Ở phần này, tác giả sẽ cung cấp cho bạn những cách nói chuyện hiệu quả không chỉ trực tiếp mà còn qua điện thoại và giao tiếp trên internet.

Ngoài giao tiếp trực diện, mọi người có thể lựa chọn internet và điện thoại để giao tiếp, vậy làm thế nào để biểu hiện tình cảm của mình để người nghe lĩnh hội được điều muốn truyền tải qua máy móc vô tri vô giác? Bạn nên tránh 2 lỗi dễ mắc phải sau đây:

-         Không gặp nhau tay bắt mặt mừng khiến giọng nói cũng trở nên lạnh lùng hơn. Vì vậy việc đầu tiên khi nói chuyện điện thoại là thể hiện sự thân thiện, vui vẻ bằng một giọng nói rõ ràng, mạch lạc.

-         Ngữ điệu giọng nói và tốc độ không phù hợp. Bạn hãy hồi tưởng lại xem mình đã nói vừa phải chưa hay đang nói nhanh, nói chậm, âm sắc quá cao hay quá trầm. Việc có được ngữ điệu và tốc độ hợp lí cũng sẽ giúp cuộc hội thoại trở nên thú vị hơn.



Người biết lắng nghe chắc chắn sẽ được mọi người hoan nghênh, mối quan hệ với người xung quanh của người biết lắng nghe có thể tốt hơn gấp nhiều lần so với một người chỉ chăm chăm muốn đưa ra suy nghĩ cá nhân mà không quan tâm đến những gì người khác nói.

Tuy nhiên làm thế nào để người khác mở lòng, trò chuyện để ta lắng nghe? Đó cũng là một nghệ thuật. Hãy nhớ những bí quyết nhỏ này:

-         Không đề cập đến vấn đề tôn giáo và quan điểm chính trị.

-         Không hỏi về thành tích công tác của người làm cùng ngành hoặc những vấn đề mang tính chất riêng tư.

-         Cách đặt câu hỏi phải khiến đối phương có cảm giác được tôn trọng.

-         Hỏi hay tốt hơn là hỏi đúng, đừng khiến người khác cảm thấy câu hỏi của mình là thừa.

Ngoài ra trong chương này, tác giả cũng trình bày những cách để có được cuộc hội thoại đáng nhớ, người nói trình bày được quan điểm cá nhân, người nghe thấu hiểu và tiếp nhận những ý kiến đó.

Lời kết:

Trong một thế giới ồn ào, dường như chúng ta ai cũng muốn nói nhiều hơn, ít lắng nghe đi. Nhưng liệu thực sự đó có phải là cách để có được sự giao tiếp hiệu quả, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp? Tôi tin là không phải như vậy. Bởi “Nói nhiều không bằng nói đúng”. Hy vọng cuốn sách sẽ phần nào giúp bạn tĩnh tâm và lắng nghe nhiều hơn, biết cách trò chuyện có duyên. Không phải ai cũng là một người khéo ăn khéo nói, nhưng chắc chắn ai cũng cần lắng nghe và được lắng nghe.

Tin tôi đi, vì chúng ta sinh ra với đôi tai nhưng chỉ có một cái miệng. Chúng ta ở đây là để lắng nghe nhau, thấu hiểu và đồng cảm với nhau.

Tôi ở đây, và tôi lắng nghe bạn!


Review chi tiết bởi Thu Thảo – Bookademy

 Deal mua sách giá tốt hiện có: https://goo.gl/dpaZCy hoặc https://goo.gl/shVkLM

--------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

Xem thêm

“Nói nhiều không bằng nói đúng” của nhà xuất bản Thanh Niên đối với tôi là một cuốn sách rất có ích. Nó chỉ cho ta 36 bí quyết để chiếm được cảm tình của người khác và chỉ thông qua 3 phần: Im lặng, quan sát, lắng nghe.

Học cách nói chuyện rất quan trọng vì nó sẽ là cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa bạn và người khác, cũng là vũ khí bí mật để bạn được mọi người yêu quý.

Đừng nói quá thẳng thắn, khiến người nghe thấy khó chịu!

Nói chuyện không dễ nghe sẽ khiến mọi người phản cảm và xa cách bạn, đồng thời dẫn đến việc bạn trở thành người có ấn tượng xấu.

Lời nói hay như những giai điệu đẹp, ai cũng muốn nghe.

“Cuốn sách cho chúng ta nhận ra những cách giao tiếp “quá lố”, biết tiết chế bản thân, biết nên nói gì, điều gì chưa phải lúc thông qua hình ảnh minh họa đẹp và những tình huống dí dỏm” – trích lời review của Linh Lan.

Cuốn sách tuy mỏng nhưng tóm gọn và khá nhiều trường hợp cụ thể cho thực tế.

Tôi rất thích câu chuyện phần nghe nhiều nói ít của quyển sách này:

Một phóng viên người Mĩ từng phỏng vấn Einstein: “Công thức của thành công là gì?”, Einstein suy nghĩ giây lát rồi nói: “Nếu A thành công thì công thức của thành công là: A=X+Y+Z, trong đó X là công việc, Y là trò chơi”.

Phóng viên hỏi tiếp một cách đắy nghi vấn: “Vậy thì Z là cái gì, thưa ngài?”.

Einstein trả lời: “Z chính là: hãy khóa miệng lại, nói ít và làm nhiều”.

Tôi hy vọng cuốn sách sẽ giúp mọi người cải thiện được khả năng giao tiếp của mình.

Lời nói không đơn thuần chỉ giúp chúng ta giao tiếp, hay truyền đạt thông tin một cách có hiệu quả mà hơn hết lời nói còn thể hiện nhân cách của mỗi cá nhân. Kỹ năng giao tiếp giúp con người ngày càng hoàn thiện bản thân trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày cùng những phương thức làm đẹp cho khối óc và tâm hồn. Cùng khám phá 36 bí quyết để chiếm được tình cảm người khác qua cuốn sách “Nói nhiều không bằng nói đúng”.

Giới thiệu về sách

“Nói nhiều không bằng nói đúng” gồm 36 bí quyết để chiếm được tình cảm của người khác.

“Ai cũng muốn nghe lời nói hay. Lời nói hay như những giai điệu đẹp”

Cuốn sách được chia làm 3 phần:

Phần I) Nghệ thuật nói chuyện - Im lặng.

Phần II) Nghệ thuật nói chuyện – Quan sát.

Phần III) Nghệ thuật nói chuyện - Lắng nghe.

Cảm nhận về sách

Giao tiếp là một kỹ năng đòi hỏi không chỉ cách cư xử, lời ăn tiếng nói của chúng ta mà hơn hết đó còn là nhân cách của mỗi người thể hiện qua từng hành động của bản thân. Không quá khó hiểu khi mà giao tiếp luôn là kỹ năng mà tất cả chúng ta đều phải dành rất nhiều thời gian để học hỏi, trau dồi và thực hành rất nhiều để hoàn thiện bản thân mỗi ngày. “Nói nhiều không bằng nói đúng” là cuốn sách sẽ giúp bạn trẻ dễ dàng tiếp thu những nghệ thuật thật sự của giao tiếp qua 3 chương sách, sự ngắn gọn cùng những tình huống thực tế giúp bạn đọc dễ dàng hình dung, học hỏi và thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Bạn đọc có thể dùng những trải nghiệm của chính bản thân để chọn lọc những phương thức giao tiếp thật phù hợp và hiệu quả.

Nghệ thuật nói chuyện – Im lặng

Sự lựa chọn khôn ngoan nhất là dùng sự vui vẻ, thoải mái nhất để bắt đầu một cuộc trò chuyện với những người bạn không quen biết, những người mới gặp lần đầu. Hãy dựa vào bối cảnh, thăm dò đối phương để điều chỉnh cho phù hợp chủ đề của cuộc trò chuyện.

Để nguời khác dễ dàng đón nhận sự góp ý của bạn hãy dùng cách thức nhẹ nhàng như giữ thái độ ôn hòa, đưa ra những câu nói mang tính tham khảo, gợi ý cho đối phương dễ tiếp nhận quan điểm, ý kiến và tránh xảy ra tranh cãi hay chỉ trích họ.

Tạo cơ hội để người khác có thể nói nhiều về họ thể hiện sự trân trọng đối phương, tránh việc bạn nói quá nhiều mà không để cho người khác có cơ hội để chia sẻ. Bởi ai trong chúng ta cũng mong muốn bản thân được lắng nghe một cách đúng nghĩa về những mong muốn của họ. Hơn hết việc nhún nhường, khiêm tốn luôn tạo được thiện cảm từ đối phương.

Nghệ thuật nói chuyện – Quan sát

Có rất nhiều kiểu người trong giao tiếp và bạn cần phải phân biệt, hiểu rõ từng đối tượng để tiếp cận hay duy trì cuộc nói chuyện với họ một cách dễ dàng, hợp lý nhất có thể.

“Trong giao tiếp bạn thường sẽ gặp ba kiểu người: người thích nói chuyện, người thích nghe nhiều hơn nói, người ít lời và chỉ đáp cho có lệ”

Quan sát để xác định rõ đối tượng và thời gian. Bạn cần quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của đối phương, bạn không thể nói chỉ vì nhu cầu hay mong muốn của chính mình. Cách quan sát này thể hiện sự tin tế, tôn trọng của bạn với mọi người.

Không gì quý hơn lời khích lệ của bạn dành cho mọi người bởi ai cũng có nhu cầu đưọc thể hiện mình và được công nhận. Nếu khéo léo đưa ra những lời khích lệ thay vì sai khiến, mệnh lệnh cũng khiến đối phương cảm nhận được sự gần gũi và thoải mái hơn.

3 bí quyết để an ủi người khác:

Bí quyết 1: Cảm thông nhưng đừng thương hại người khác.

Bí quyết 2: Những lời nói hóm hỉnh hài hước có sức an ủi người khác hơn.

Bí quyết 3: Hãy an ủi sau khi đối phương thổ lộ hết nỗi lòng.

Cần giữ khoảng cách nhất định đối với những người bạn không quen thân thiết, hãy xem “mức độ thân thiết trong quan hệ với đối phương để quyết định nội dung nói chuyện của bạn”

Cách đối phó với những đối tượng nói chuyện có tính cách khác nhau

Cách 1: Đối với những người thích nói chuyện, bạn nên bao quát làm chủ câu chuyện, tránh lan man lạc đề.

Cách 2: Đối với người thích nghe nhiều hơn nói, nên quan sát thái độ của đối phương để thay đổi chủ đề câu chuyện vào lúc thích hợp

Cách 3: Đối với những người kiệm lời và chỉ đáp cho có lệ, bạn phải nhiệt tình chủ động bắt chuyện, hãy thăm dò phản ứng của đối phương bằng những chủ đề nóng hổi hoặc đi vào chuyên môn

Nghệ thuật nói chuyện - Lắng nghe

Giao tiếp bằng lời nói truyền đạt thông tin còn lắng nghe lại là một nghệ thuật của giao tiếp. Lắng nghe một cách chân thành thể hiện sự tôn trọng đối phương. Hãy thể hiện sự chân thành của bạn bằng cách lắng nghe bằng cả trái tim rồi cổ vũ người khác kể về bản thân họ, giải đáp những vấn đề mà học thích thú. Cần tôn trọng những vấn đề cá nhân của người khác bằng cách không hỏi sâu những vấn đề riêng tư, thành tích công tác,…

Sự không hoàn hảo trong cuộc sống là động lực để chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân chính vì thế hãy luôn nhận sai và xin lỗi khi bạn có lỗi với mọi người. Câu nói “xin lỗi” khiến người khác dễ dàng tha thứ và cảm thông.

Ba yếu tố quan trọng trong thành công khi thuyết phục người khác bằng lý lẽ: mạch lạc, ngắn gọn, sắc bén.

Trên đây là những dòng review của mình về cuốn sách “Nói nhiều không bằng nói đúng”. Cuốn sách chia sẻ rất nhiều phương pháp để thu phục lòng người trong giao tiếp mà mình không thể review hết trong bài viết này. Nếu có hứng thú bạn có thể tìm mua sách nhé.

Lời kết

“Nói nhiều không bằng nói đúng” cuốn sách mang nhiều bí quyết hữu dụng trong giao tiếp để bạn đọc hoàn thiện kỹ năng này hơn mỗi ngày. Hãy trau dồi hơn nữa kỹ năng giao tiếp để đạt đến nghệ thuật thật sự của sự kết nối với con người.

Ở bất cứ thời đại nào thì giao tiếp cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Một người có thể tự tin đứng trước người lạ mà không có chút run sợ, có thể nói chuyện khiến cho đối tác phải ấn tượng và gặt hái được rất nhiều thành công trong công việc. Đằng sau những thành tựu đó tất cả đều có bí quyết, vậy làm thế nào để tất cả chúng ta có thể mang đến nhiều năng lượng cho đối phương, làm thế nào để dễ dàng lấy lòng được người khác? Hãy cùng đọc cuốn sách “Nói nhiều không bằng nói đúng” để đi tìm đáp án nhé!

“Nói nhiều không bằng nói đúng” – 36 bí quyết để chiếm được cảm tình của người khác. Muốn có một mối quan hệ xã hội tốt hãy bắt đầu từ những lời nói làm đẹp lòng mọi người. Cuốn sách bao gồm 3 phần với nhiều bí quyết để bạn đọc dễ hình dung. Có một điểm cộng lớn đó là cuốn sách này được in màu cùng các bài học được lồng ghép trong nhiều câu chuyện nhỏ khác nhau. Không giống như những cuốn sách khác, “Nói nhiều không bằng nói đúng” có nhiều điểm nổi bật, cách truyền tải nội dung không khô khan, những nhân vật, tình huống trong câu chuyện rất gần gũi thực tế với chúng ta. Như vậy khi đọc sách bạn sẽ không phải cảm thấy khó hiểu nữa, mỗi một tình huống sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều góc nhìn, cách áp dụng lý thuyết vào thực tế.

Nghệ thuật nói chuyện – im lặng

Trong giao tiếp không phải lúc nào nói nhiều cũng sẽ khiến cho đối phương thấy ấn tượng mà đôi khi sự im lặng của chúng ta cũng có thể khiến cho người khác hài lòng. Nếu không chắc chắn về độ chính xác của một vấn đề đó chúng ta có thể không cần đề cập đến, đừng nói mập mờ, không rõ ràng điều này khiến người khác sẽ khó hiểu. Cách truyền tải nội dung của chúng ta đến với người khác cũng là nghệ thuật, nếu bạn để ý vào biểu cảm, cách nói chuyện của người khác, bạn sẽ dễ dàng nhận ra họ có hài lòng với bạn hay không? Tất cả những điều này không phải học ngày một ngày hai sẽ biết, thế nên mỗi ngày chúng ta cần phải tìm hiểu, học hỏi rất nhiều.

Những điều cần biết trong giao tiếp: Hạn chế phát ngôn, không tranh lời người khác, hãy dừng lại để tâm và lắng nghe nội dung câu chuyện của người khác.

Nghệ thuật nói chuyện – quan sát

Khi giao tiếp với nhiều người, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau chúng ta cần phải nắm bắt được đối phương mong muốn điều gì. Có người thích được lắng nghe người khác nhiều hơn là nói cũng có người muốn được nói nhiều hơn là lắng nghe. Chúng ta cần phải hiểu để cuộc trò chuyện được thoải mái và vui vẻ hơn. Vì sao quan sát đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp? Chúng ta cần phải nắm bắt rõ đâu là lúc mình cần phải nói, tập trung vào những vấn đề mà người khác muốn nghe và đặc biệt là bạn cần phải linh hoạt trong vận dụng khiếu hài hước của bản thân để cuộc trò chuyện thêm thú vị. Lưu ý, sự hài hước cần được thể hiện đúng chỗ, đúng lúc và đúng người. Nếu không bạn rất dễ bị người khác cho rằng vô duyên.

Nghệ thuật nói chuyện - lắng nghe

Lắng nghe là một nghệ thuật, nếu trong một cuộc hội thoại chúng ta nói rất nhiều mà không lắng nghe ý kiến của đối phương sẽ khiến cho họ cảm thấy không được tôn trọng. Vậy nên, hãy điều tiết cảm xúc của bản thân thật tốt, vừa nói chuyện và vừa lắng nghe đối phương. Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ của bản thân để đối phương hiểu được bạn vẫn đang lắng nghe họ, ví dụ như gật đầu, chăm chú lắng nghe và thỉnh thoảng cần có những câu cảm thán “À, hóa ra là thế”, “Chính là như vậy”, “Bạn nói rất đúng” … điều này sẽ khiến cho đối phương cảm nhận được bạn vẫn đang lắng nghe họ.

Một trong những điều cấm kỵ trong giao tiếp đó là bạn nên hạn chế thời gian sử dụng điện thoại. Đặc biệt khi người khác nói chuyện chúng ta cần phải lắng nghe và thể hiện sự lắng nghe ấy cho đối phương biết. Nếu chỉ chăm chú vào điện thoại cả buổi người khác sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng.

“Nói nhiều không bằng nói đúng” - một cuốn sách dành tặng cho tất cả bạn trẻ. Dù đang ở trong độ tuổi nào, đang đi học hay đi làm thì giao tiếp vẫn là một kỹ năng mềm rất quan trọng với bạn trẻ. Giao tiếp một cách tự tin giúp chúng ta đạt được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Trích dẫn hay trong sách

“Họa từ miệng ra”, câu nói này không phải là không có căn cứ, lý do là nếu bạn nói quá nhiều, nguy cơ phạm lỗi ắt sẽ tăng lên. Vì vậy, trước khi tìm hiểu nghệ thuật nói chuyện, điều quan trọng nhất là phải biết cách nói ít, đây là một bài học vô cùng quan trọng.

Khi nói chuyện, nếu quan điểm của bạn và người khác có nhiều chỗ bất đồng, bạn sẽ dùng mọi lý lẽ để họ thay đổi quan điểm, hay giữ kín suy nghĩ trong lòng và hưởng ứng theo họ chỉ vì giữ hòa khí? Thái độ của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí của cuộc nói chuyện, vì vậy, bạn nên chú ý điều chỉnh từng lời nói, hành động của mình.

Ngoài việc dùng chữ viết, mọi người còn biểu thị tâm tình cảm thông qua nói chuyện, và đối với đối phương, thái độ của bạn khi nói chuyện là ấn tượng đầu tiên. Vì vậy, khi nói chuyện với người khác, phải đặc biệt chú ý một số phép lịch sự cơ bản để tạo được ấn tượng tốt trong lòng họ.

Lời kết

“Nói nhiều không bằng nói đúng” cuốn sách dạy giao tiếp cho bạn, giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, vậy nên tất cả chúng ta cần phải rèn luyện kỹ năng này mỗi ngày. Để công việc và các mối quan hệ được suôn sẻ, thuận lợi thì kỹ năng giao tiếp là một trong những điều chúng ta cần phải chú ý.

Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài review của mình. Hy vọng rằng những chia sẻ của mình có thể giúp ích các bạn trong việc lựa chọn cuốn sách phù hợp với bản thân. Chúc các bạn đọc sách vui vẻ. Thân!

Lời nói đẹp bao giờ cũng mang lại giá trị cao, nó thể hiện vẻ đẹp nhân cách của một con người, sự khéo léo của người đó trong cuộc sống. Thế nhưng nói nhiều chưa hẳn là tốt, “Nói nhiều không bằng nói đúng”. Đó là lý do cuốn sách này được ra đời. Nó cung cấp cho ta 36 bí quyết để chiếm được cảm tình của người khác.

Để đạt được hiệu quả cao, cuốn sách được chia làm ba phần, mỗi phần hướng ta đến những giá trị khác nhau.

Phần một là nghệ thuật nói chuyện- im lặng. Tác giả đã đưa ra một số tình huống trong cuộc sống như khi được giới thiệu và khi không được giới thiệu, nói chuyện một cách vui vẻ, đừng chỉ trách lỗi lầm của người khác, tạo cơ hội cho người khác nói nhiều hơn bản thân họ, phép lịch sự khi nói chuyện, các ý kiến đối lập, đối phó với sự khắt khe và chỉ trích…

Phần hai là nghệ thuật nói chuyện- quan sát. Đối với các đối tượng nói chuyện có tính cách khác nhau thì ta phải có cách đối phó khác nhau. Đặc biệt, ta cần phải chú ý các an ủi, cách khích lệ, giữ chừng mực khi nói chuyện, duy trì nội dung giúp đối phương hứng thú, chú ý những điều cấm kỵ của đối phương, vận dụng trí thông minh và khiếu hài hước của mình, phải biết từ chối có nghệ thuật.

Phần ba là nghệ thuật nói chuyện- lắng nghe. Đôi lúc phải lắng nghe còn quan trọng hơn cả phát ngôn. Sau quá trình lắng nghe, ta phải tìm cách làm đối phương mở lời, thuyết phục đối phương bằng lý lẽ, học cách pha trò…

Để khẳng định được vị trí của bạn trong cuộc sống, tài giỏi thôi chưa đủ, quan trọng là ta phải học được cách ăn nói, ứng xử đẹp. “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, cả đời chúng ta không chỉ cần học tri thức mà còn cần học cách nói năng.

Vì vậy, cuốn sách có thể trở thành một cẩm nang để bạn mang theo.

Nói chuyện cũng giống như là viết văn vậy, bạn có thể viết nhiều bao nhiêu cũng được nhưng nếu bạn sai đề, vậy xem như là đồ bỏ đi. Nếu bạn nói rất nhiều, nhưng lại lan man, dài dòng, vậy chẳng khác gì viết văn nhiều nhưng lại lạc đề. Vì vậy, bạn phải học cách “Nói nhiều không bằng nói đúng”, vì chỉ khi bạn nói đúng, bạn mới truyền đạt ý mình muốn nói tới người khác, mà không khiến họ hiểu lầm hoặc hiểu sai ý mình. Bạn vẫn có thể nói nhiều, nói nhiều không sai khi bạn biết nói thế nào để biến dài thành ngắn, thu hút người nghe để họ không cảm thấy bạn đang lôi thôi, dài dòng nhưng vẫn khiến họ hiểu được chính xác ý bạn muốn nói là gì.

Chính vì hiểu tầm quan trọng của nghệ thuật nói chuyện nên NXB Dân Trí đã cho ra đời cuốn sách này để giúp chúng ta hiểu hơn thế nào để đạt được nghệ thuật nói chuyện tinh tế, sắc sảo để được mọi người đánh giá cao, và giúp ích cho cuộc sống và công việc cũng như các mối quan hệ xã hội của bạn, không chỉ vậy, bạn còn hạn chế được việc nói quá nhiều gây động chạm đến sự riêng tư của người khác khiến người khác cảm thấy khó chịu. Chúc bạn nhanh chóng đạt được sự tinh tế trong giao tiếp.