Cuộc sống luôn đầy những bất ngờ, bạn không biết được rằng lúc nào cuộc đời mình sẽ bước sang chương mới. Nhưng dù thế nào thì thà hối hận vì những điều mình đã làm, còn hơn là hối hận vì những điều mình không làm.

Bộ Phim Forrest Gump từng gây được tiếng vang lớn ở Mỹ nói riêng và thế giới nói chung vào những năm thập niên 1990 của thế kỷ 20, được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Winston Groom với sự góp mặt của ngôi sao Tom Hanks. Dù chi phí chỉ 55 triệu đô la nhưng đã thu về 677 triệu đô la tiền vé trên toàn cầu, và xếp thứ tư trong các bộ phim có doanh thu lớn nhất mọi thời đại cho đến thời điểm đó, qua mặt nhiều bộ phim xuất sắc cùng năm để giành giải thưởng danh giá của Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ. Điều đó chứng tỏ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của bộ phim này.

Do đó, cũng dễ hiểu khi từ một cuốn sách không phải là ăn khách - Forrest Gump đã bán được 1,7 triệu bản trên khắp thế giới sau khi bộ phim chuyển thể cùng tên ra đời năm 1994.

Winston Groom từng đi quân dịch ở Việt Nam, sau khi trở về, ông làm phóng viên cho tờ Washington Star, một tờ báo chuyên viết về chính trị và tòa án. Ông viết khá nhiều chiến tranh Việt Nam như cuốn Better Times Than These (1978) [Những thời tươi đẹp hơn], As Summers Die (1980) [Những mùa hạ chết], cuốn tiểu thuyết Conversations with the Enemy (1982) [Trò chuyện với kẻ thù] với chủ đề cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam đã lọt vào chung kết giải Pulitzer năm 1983. Năm 1985, ông trở về Mobile và bắt đầu viết Forrest Gump – cuốn sách “có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử và mỹ học.”

Tên cuốn sách được đặt theo tên nhân vật chính của tác phẩm – Forrest Gump. Hồi mới sinh ra, Forrest Gump được đặt tên theo tên của vị Tướng Nathan Bedford Forrest đánh trong Nội Chiến, là một con người vĩ đại, khởi xướng hội Ku Klux Klan - một tổ chức rộng lớn trải khắp Liên bang. Ngược lại với cái tên được kỳ vọng, Forrest là một đứa trẻ kém thông minh, không được học trường công như các bạn, bị mọi người bắt nạt, chọc ghẹo và phải chuyển đến trường dành cho những đứa trẻ “kì kì”.

“Để tớ nói cho mà nghe: làm một thằng dần chả phải chuyện chơi. Người ta cười vào mặt, mất kiên nhẫn, đối xử với mình như cứt. Giờ thì họ nói là bà con nên tử tế với người có khiếm khuyết, nhưng để tớ nói cho mà nghe-không phải lúc nào cũng vậy đâu. Mà dẫu vậy, tớ cũng chả hơi đâu phàn nàn gì, vì tớ nghĩ tớ cũng sống một đời kha khá thú vị, đó là nói vậy.

Tớ là một thằng đần từ hồi mới đẻ kia. IQ đâu cỡ 70, mà vậy hợp với tớ đó, họ nói vậy. Nhưng mà á, chắc là á, tớ giống với một thằng khờ hay thậm chí là một thằng mất dạy hơn, nhưng để tự tớ á, thì tớ thích nghĩ tớ là một thằng hâm dở, đại loại vậy-mà không phải là một thằng ngu-vì khi người ta nghĩ về một thằng ngu, thường họ sẽ nghĩ về mấy thằng chảy dãi tong tong mà tự sờ soạng mình á.”

Forrest Gump được vào trường đại học một cách bất ngờ, không phải vì cậu thi đậu mà vì cậu được tuyển vào đội bóng bầu dục của trường đại học Alabama. Không phải vì cậu có kỹ năng ném bóng mà vì cậu chạy rất nhanh, “chạy một trăm thước trong đúng 9,5 giây”. Đội bóng hầu như bất bại gần suốt cả mùa giải nhưng ở trận đấu chung kết Orange Bowl thì không giành được chức vô địch vì những tính toán sai lầm của huấn luyện viên và đồng đội. Nhưng dù sao thì cậu cũng trở thành một ngôi sao trong đội tuyển bóng bầu dục, đôi khi dựa vào những thứ mình có và mình giỏi thì đã làm nên chuyện rồi.

“Curtis ngừng chửi rủa một giây và nhìn lên tớ và nói, “Đúng lí ra mày là một thằng đần mà, sao mày nghĩ ra được cái đấy?” Và tớ nói, “Có thể tớ là một thằng đần, nhưng ít nhất tớ không ngu,” và nghe điều này, Curtis nhảy dựng lên và bắt đầu rượt tớ với cái cờ lê bánh xe, gọi tớ những cái tên rất gớm mà hắn nghĩ ra, và mối quan hệ cũng chúng tớ tiêu ma.”

Dù chỉ số IQ chỉ khoảng 70, nhưng Forrest Gump không hoàn toàn là một “thằng đần”, vì cậu luôn có cách nhìn vào vấn đề và giải quyết nó theo cách của cậu, dù không ít lần nó mang lại những rắc rối, sai lầm. Nhưng ẩn sâu bên trong là một tấm lòng nhân hậu, chân thành và cũng đầy sáng tạo.

 

 

“Tớ cảm thấy, Forrest ạ, rằng cậu đang mấp mé ở một thứ gì đó trong cuộc đời cậu, một thay đổi, hay một sự kiện nào đó sẽ dẫn cậu sang một hướng khác, và cậu phải nắm lấy khoảnh khắc đó, đừng để nó tuột qua. Bây giờ khi nghĩ lại, có một cái gì đó trong mắt cậu, một tia lửa nhỏ thỉnh thoảng lóe lên, chủ yếu là khi cậu cười, và, trong vài trường hợp thi thoảng, tớ tin rằng điều tớ thấy gần như một Khởi nguyên của khả năng suy nghĩ, sáng tạo và tồn tại của con người chúng ta.”

Sau trận đấu Orange Bowl, cậu bị đuổi khỏi trường đại học vì thành tích học tập quá kém trừ môn Quang học Trung cấp được điểm A, khiến thầy giáo phải bất ngờ. Điểm A đó không phải là may mắn nên cậu đạt được mà bởi vì cậu hiểu một cách sáng sủa môn học ấy. Nhưng có vẻ một một học thì không thể nào cứu vãn tất cả được, cậu sẽ không còn được chơi bóng bầu dục ở trường đại học nữa.

Forrest Gump bị bắt đi lính ngay sau đó vài hôm, cậu phải chiến đấu cho cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam. Họ đến Việt Nam vào tháng hai, được chất lên xe bò từ Qui Nhơn bên bờ Biển Đông lên Pleiku trên cao nguyên.

Cậu gặp lại được Bubba-người bạn thân đã dạy cậu cách chơi kèn harmonica thời đại học, và là người đã tạo động lực để Forrest trở thành nhà triệu phú trong lĩnh vực nuôi tôm sau này. Cả hai đã hứa với nhau rằng, khi được xuất ngũ, họ sẽ trở về nhà, kiếm cho mình mọt chiếc thuyền tôm và dấn thân vào nghề bắt tôm. Nhưng chiến tranh đâu ai biết trước được điều gì, sống đó chết đó. Một lần nọ trong lúc băng qua cánh đồng lúa, họ bị quân Việt Nam tập kích, quân Mỹ bị thương khá nhiều, Forrest nghe tim Bubba bị thương và đang ở ruộng liền đi tìm, nhưng hết lần này đến lần khác lại có ai đó cầu cứu thì cậu lại không thể nào làm ngơ. Để rồi khi cậu tìm thấy bạn mình thì “Bubba kia, bị bắn hai phát vào ngực, va tớ nói “Bubba, sẽ ổn thôi, cậu nghe chưa, vì chúng ta sẽ có được cái thuyền tôm đó, mọi thứ,” và tớ vác cậu ấy về chỗ chúng tớ đóng và đặt hắn xuống đất. Khi tớ thở được ra hơi, tớ nhìn xuống và áo tớ ướt đẫm máu và những thứ bầy hầy vàng vàng xanh xanh từ chỗ Bubba”. Thế rồi, Bubba cũng ra đi sau khi nghe Forrest chơi bài “Way Down Upon the Swanee River” bằng kèn harmonica.

“Cậu ấy đang cố nói gì đó, và thế là tớ cúi xuống thật sát để xem là cái gì. Nhưng tớ chẳng bao giờ nghe được. “Thế là tớ hỏi gã cứu thương, “Cậu nghe cậu ấy nói gì không?” Và gã cứu thương nói, “Về nhà. Hắn nói, về nhà.” Bubbla, cậu ấy chết, và tớ chỉ nói được có thế.”

 

 

Mất đi người đồng đội, người bạn thân, người mà mình đã xem như ruột thịt là Bubba đã làm cho Forrest đau, để rồi cậu tự hỏi mục đích của cuộc chiến tranh tại Việt Nam này là gì? Sao phải hy sinh như thế? “Sao chuyện này lại xảy ra?”. Không chỉ có mình Bubbla mà cả những người con của Huê Kì phải lần lượt ngã xuống vì lòng tham và sự ích kỷ của chính quyền tổng thống thời bấy giờ. Nào có ai muốn rời xa quê hương, gia đình, bạn bè và người yêu chỉ vì cuộc chiến tranh phi nghĩa cơ chứ. Dù mang danh là kẻ thù địch của Việt Nam nhưng họ không phải là người xấu, họ cũng có hoài bão tương lai và những người thân đang đợi họ bình an trở về. Vì đơn giản, họ cũng là con người.

“Suốt cả đời tớ, tớ chẳng hiểu cái cứt gì về những chuyện đã xảy ra. Một chuyện cứ thế xảy ra, rồi một chuyện khác xảy ra, rồi lại chuyện khác nữa, và cứ thế, và phân nửa thời gian chẳng có chuyện gì sất. Nhưng Dan nói tất cả là một phần của kế hoạch nào đó, và cách tốt nhất chúng ta có thể hòa hợp là tìm cách khớp vào kế hoạch, và rồi cố giữ cho chắc chỗ của mình. Chả hiểu sao khi biết được chuyện này, mọi thứ trở nên sáng sủa hơn nhiều với tớ.”

 “Cuộc chiến này không dành cho cậu, bạn già ạ-cũng như không dành cho tớ-và tớ đã ra khỏi đó rồi cũng như tớ tin rằng rồi đến lúc cậu thoát ra khỏi nó. Câu hỏi mấu chốt là, cậu sẽ làm gì? Tớ không hề nghĩ cậu là một gã đần. Có lẽ bằng những đo đếm của các bài kiểm tra và phán xét của những kẻ ngốc, cậu có thể rơi vào bảng nọ bảng kia, nhưng trong thâm tâm, Forrest ạ, tớ đã biết ánh lửa lấp lánh của trí tò mò cháy sâu trong tâm trí cậu. Hãy nương theo con sóng thủy triều, bạn của tớ ạ, và khi cậu được mang đi, hãy khiến nó hoạt động vì lợi ích của cậu, hãy chiến đấu với những nông cạn và thác ghềnh và đừng bao giờ bỏ cuộc. Cậu là một người tốt, Forrest ạ, cậu có một trái tim lớn.”

Khi trở về Mỹ, cuộc đời Forrest trải qua rất nhiều sự kiện, thăng trầm và biến cố. Cậu có cơ hội so vết thương chiến tranh với tổng thống Johnson, trở thành tuyển thủ bóng bàn đẳng cấp quốc tế được đại diện cử đi thi đấu tại Trung Quốc, khám phá sự thật về tổng thống Nixon, chuyến du hành dài ba thập niên đầy biến động với cô nàng Thiếu  úy và con đười ươi tên Sue, một đô vật biễu diễn quái dị và một đại gia kinh doanh đình đám.

Jenny Curran - cô bạn thân đã đi cùng Forrest từ bé cho đến lớn, là người mà cậu luôn nhớ đến trong tất cả những sự kiện của cuộc đời mình, là người anh luôn tìm kiếm sau những lần đi xa trở về. Forrest yêu Jenny, tình yêu ấy được thể hiện bằng từ “chờ đợi”, họ luôn chờ nhau nhưng đến cuối cùng vẫn không được sống cùng nhau. Mặc cho những lần cô có người yêu, anh vẫn chờ. Đó có lẽ là tình yêu đầu đời và là tình yêu của cả cuộc đời Forrest Gump. Thật khó để kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt và chung thủy như thế. Nhưng đến lúc hạnh phúc sắp viên mãn thì anh lại đánh mất nó vì danh lợi. Hoa quả của tình yêu đó là một bé trai dễ thương và thông minh – Forrest con mà sau này cậu mới biết.

““Đấy là con trai em đấy à?” tớ hỏi

“Vâng,” cô ấy nói, “nó dễ thương nhỉ.”

“Chắc chán rồi-em đặt tên nó là gì?”

“Forrest.”

“Forrest?” tớ nói. “Em đặt nó theo tên anh à?”

“Cũng phải thôi,” cô ấy nói vẻ khá nhỏ nhẹ. “Dù gì thì nó cũng thuộc về anh một nửa mà.”

“Nửa gì!”

“Nó là con trai anh đấy, Forrest ạ.”

“Con gì!”

“Con trai anh. Forrest con.””

Nhà văn Winston thật biết dẫn dắn những cung bậc cảm xúc, hài hước rồi lại lắng đọng, đau buồn rồi lại đến vỡ òa cảm xúc. Cảnh Forrest gặp lại Jenny và đứa con của mình ắt hẳn mà một cảnh đắt giá cho câu chuyện và cả cuộc đời của Forrest nữa. Đến cuối cùng, con người ta vẫn mong những người mình yêu thương được hạnh phúc và mạnh khỏe.

“Nhưng để tớ bảo các cậu cái này: nhiều lúc vào ban đêm, khi tớ ngước lên nhìn những vì sao, và thấy cả bầu trời trải ra ngước mắt, đừng nghĩ tớ không nhớ lại tất cả. Tớ vẫn có những giấc mơ như mọi người, và cứ thỉnh thoảng, tớ vẫn nghĩ về những điều có thể đã khác đi. Và rồi, đột nhiên, tớ đã bốn mươi, năm  mươi, sáu mươi tuổi rồi, các cậu biết chứ?

Ờ, mà thế thì sao? Tớ có thể chỉ là một gã khờ, nhưng dẫu sao thì phần lớn thời gian, tớ đã cố làm điều đúng-và mơ ước chỉ là ước mơ thôi, phải không nhỉ? Thế nên dù cho có chuyện gì xảy ra, tớ vẫn nghĩ như thế này: tớ luôn luôn có thể nhìn lại và nói rằng, ít nhất tớ đã không sống một đời nhàm chán.

Các cậu hiểu ý tớ không?”

 

 

Bằng giọng văn châm biến, hài hước và hóm hỉnh, có một chút ngốc ngếch như suy nghĩ của Forrest Gump, nhưng cũng đầy bi ai, chua xót. Dường như nhà văn chủ ý xây dựng một nhân vật phản anh hùng, trong khi các nhà làm phim Hollywood thực hiện theo hướng ngược lại, người hùng kiểu mới có kết cục thành công có màu sắc Giấc mơ Mỹ. "Anh ta biết cách cho người khác mà không mong được đáp đền. Đó là giá trị nhân văn nổi bật của tác phẩm". Vì thế, tác phẩm Forrest Gump đã trở thành một biểu tượng văn hóa mới của thập niên 1990.

 

Tác giả: Linh Tuyền - Bookademy

------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về:  [email protected]

 

Xem thêm

Tôi đọc cuốn sách "Forrest Gump" sau khi xem bộ phim và hoàn toàn bất ngờ trước sự khác biệt giữa hai phiên bản. Mặc dù bản điện ảnh rất hay và tôi đã rất thích, nhưng câu nói "sách bao giờ cũng hay hơn phim" vẫn đúng. Cuốn sách dẫn dắt tôi đến phần tiếp theo và một vài tác phẩm khác của Winston Groom. Cách kể chuyện đậm chất miền Nam của ông thực sự thú vị.

Tôi vẫn đề xuất cuốn sách này cho những người hâm mộ bộ phim và cả những người yêu thích văn học nói chung, bất chấp sự khác biệt. Mỗi phiên bản đều có nét hấp dẫn riêng. Đây là một cuốn sách rất dễ đọc và lôi cuốn.

Điểm thú vị là hành trình của Forrest Gump trong sách chân thực hơn. Phiên bản điện ảnh lược bỏ nhiều chi tiết thô ráp và tập trung vào khía cạnh tình cảm, tạo nên một Forrest Gump ngây thơ, thánh thiện. Trong khi đó, Forrest Gump của Winston Groom thực tế hơn, có những góc khuất và trải nghiệm phong phú hơn.

Cuốn sách mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về xã hội Mỹ thời kỳ mà Forrest Gump sống. Bạn sẽ được chứng kiến những biến động lịch sử qua đôi mắt của một người đàn ông đặc biệt.

Vì vậy, nếu bạn đã yêu thích Forrest Gump trên màn ảnh rộng, hãy thử bước vào thế giới của anh ấy trong trang sách. Chắc chắn bạn sẽ khám phá ra một Forrest Gump khác biệt, nhưng vẫn đầy thú vị và đáng nhớ.

Nhiều người phàn nàn về cuốn sách "Forrest Gump" khiến tôi khá bất ngờ. Đúng là bộ phim là một tác phẩm điện ảnh tuyệt vời, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chê bai nguồn gốc của nó. Đây là một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với phim. Bạn có thể bắt gặp một vài sự kiện giống nhau, nhưng bộ phim chỉ là phần khung xương so với cốt truyện của sách.

Chỉ cần điểm qua một vài điểm khác biệt: Forrest không bao giờ đề cập đến nẹp chân, chỉ chơi bóng đá đại học một năm, sau đó trở thành phi hành gia, sống chung với những người nông dân trồng bông ăn thịt người, gặp sinh vật lạ từ đầm phá đen và trở thành kiện tướng cờ vua. Ồ, và anh ấy chơi harmonica hay hơn cả tù nhân đau khổ và lạc lối nhất.

Bộ phim thực sự đã bỏ lỡ khía cạnh "thiên tài thiểu năng" của Forrest, và thực sự chỉ hạ thấp nhân vật xuống thành một kẻ NGỐC NGHECH đích thực với một trái tim nhân hậu và đôi chân khỏe mạnh. Chạy xuyên quốc gia - phân cảnh chiếm phần lớn trong phim - thậm chí còn không xuất hiện trong sách. Hầu hết mọi thứ khác đều có, nhưng tốt hơn hết là hãy đón nhận cả hai phiên bản và thưởng thức chúng riêng biệt, bởi vì chúng gần như là hai câu chuyện khác nhau.

Đây là một cuốn sách hài hước và cực kỳ giải trí xuyên suốt. Rất đáng để đọc.

Được rồi, trước khi nói bất kỳ điều gì về cuốn sách, tôi phải thú nhận rằng mình chưa bao giờ xem bộ phim "Forrest Gump." Thực tế, cho đến khi bạn trai tặng tôi cuốn sách này, tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng đây là câu chuyện về một người đàn ông miền Nam thích chơi bóng bàn và cho rằng cuộc sống giống như một hộp sôcôla. Vì vậy, sẽ không có sự so sánh nào với bộ phim ở đây.

Tóm lại, cuốn sách kể về cuộc đời của Forrest Gump, một chàng ngốc đáng mến với vài kỹ năng phi thường. Cả tá chuyện điên rồ xảy ra, bao gồm việc Forrest trở thành anh hùng chiến tranh Việt Nam, bay vào vũ trụ, bị lạc trên đảo với thổ dân ăn thịt người, và vô số điều khác nữa. Một trong những điều tuyệt vời nhất về cuốn tiểu thuyết này là mọi thứ kỳ lạ xảy đến với Forrest đều được giải thích theo một cách nào đó hợp lý, và mọi sự kiện đều được kết nối liền mạch. Cốt truyện (tất nhiên là) không thực tế, nhưng đó là điều có thể dự đoán trước khi bạn bắt đầu đọc cuốn sách này.

Đây là một trong những cuốn sách hài hước nhất mà tôi từng đọc. Cách Forrest phản ứng với những tình huống khác nhau của mình thật vô giá, và yếu tố châm biếm chắc chắn hiện hữu. Điều tôi thích nhất về cuốn sách này là Winston Groom đã tạo cho mỗi nhân vật một giọng nói độc đáo, đặc biệt là chính Forrest, đây có lẽ là một trong những lý do khiến cuốn sách này trở nên phổ biến. Kết thúc truyện, thật khó để không yêu mến chàng ngốc nghếch này, vì vậy tôi biết mình cần phải có thêm bản sequel và xem bộ phim để "giải cơn thèm Forrest" của mình.

"Forrest Gump" là một trong những cuốn sách mà tôi luôn muốn đọc, nhưng tôi lo rằng việc xem đi xem lại bộ phim quá nhiều lần sẽ khiến tôi không còn cảm giác mới mẻ khi đọc sách.

Thực tế, phiên bản sách và phim lại có rất ít điểm chung, và cuốn sách thực sự là một câu chuyện độc đáo riêng biệt.

Mặc dù yêu thích bộ phim, nhưng sau khi đọc sách, tôi nhận ra rằng tác giả Winston Groom đang hướng đến một phiên bản hiện đại hơn của "Gulliver's Travels" (Gulliver du ký). Forrest Gump trong tiểu thuyết không phải là chàng trai "ngây thơ trong sáng" như Tom Hanks khắc họa. Anh ta thực tế hơn, có nhiều mối quan hệ tình cảm và sử dụng những từ thô tục khá thường xuyên. Giống như Gulliver, Forrest cũng là một người đàn ông to lớn.

Cốt truyện hoàn toàn kỳ lạ, giống như một câu chuyện phiếm phóng đại và thiếu đi nét đặc trưng nước Mỹ như trong phim. Tuy nhiên, giọng văn xuyên suốt tác phẩm rất nhất quán, dù được kể bằng cách sử dụng phương ngữ địa phương đậm nét, đôi khi hài hước nhưng cũng có lúc khiến người đọc đau lòng.

Tôi không thể tưởng tượng việc đưa một biểu tượng nổi tiếng như Forrest Gump lên màn ảnh sẽ khó khăn như thế nào. Quá trình chuyển thể sách thành phim này khiến tôi liên tưởng đến cả "The Wizard of Oz" (Phù thủy xứ Oz) và "The English Patient" (Bệnh nhân người Anh). Cả ba câu chuyện này đều được những nhà làm phim tài ba chấp bút, biến chúng thành những tác phẩm điện ảnh khác biệt, được cải biên thay vì bị phá hủy. Trong những trường hợp như vậy, tôi cho rằng phiên bản sách và phim có thể tồn tại song song mà không làm giảm đi giá trị nghệ thuật của nhau. Đây quả thực là điều hiếm hoi.

"Forrest Gump" là bộ phim điện ảnh tôi yêu thích. Mặc dù nội dung phim có phần sến sẩm và tôi không hoàn toàn đồng ý với thông điệp đạo đức, nhưng tổng thể bộ phim vẫn mang lại nhiều cảm xúc. Diễn xuất của Tom Hanks và Robin Wright đều tuyệt vời.

Tuy nhiên, phiên bản sách và phim lại rất khác biệt. Giống như tựa đề, "Forrest Gump" của Winston Groom là một trải nghiệm. Chúng gần như không có nhiều điểm chung ngoài cái tên nhân vật. Một số cảnh phim được lấy cảm hứng từ sách nhưng lại được xây dựng lại hoàn toàn khác.

Forrest Gump trong phim có chỉ số IQ 70, thiếu nhận thức xã hội và liên tục trải qua những biến cố lớn. Ngược lại, Forrest Gump trong sách tuy cũng là "người ngốc" (với IQ 70) nhưng lại rất tỉnh táo về những gì đang diễn ra xung quanh. Thú vị là, Forrest ngốc nghếch trong con mắt mọi người lại hóa ra là người thông minh nhất truyện. Đây chính là điều tác giả muốn nhấn mạnh. Winston Groom có lẽ đang sử dụng nhân vật chính "ngốc nghếch" để châm biếm những điều vô lý của xã hội. Những người có IQ "bình thường" tuân theo các quy tắc xã hội, nhưng qua góc nhìn của Forrest, chúng ta mới nhận ra sự kỳ quặc của chính xã hội đó.

Phải mất một thời gian để tôi hòa mình vào câu chuyện vì cứ vô tình so sánh nó với phim. Tuy nhiên, khi thoát khỏi cái bóng của điện ảnh và thưởng thức tác phẩm theo cách riêng, tôi bắt đầu thích thú. Ra đời vào những năm 80, cuốn sách có thể kén người đọc. Cách tác giả dùng từ "idiot" để miêu tả Forrest tuy không thật chính xác khi nói về người có IQ thấp, nhưng điều này có dụng ý riêng. Tuy nhiên, nếu bạn không thích ngôn từ thô mộc như vậy thì có lẽ đây không phải lựa chọn phù hợp. Những lời lẽ phân biệt chủng tộc cũng xuất hiện khá nhiều, phản ánh bối cảnh nước Mỹ thời điểm đó.

Cuối cùng, đối với những ai không thích bộ phim vì sự sến sẩm, có lẽ bạn cũng sẽ không ưa thích cuốn sách. Nhưng dù sao, đây vẫn là một trải nghiệm đọc thú vị, cung cấp góc nhìn mới lạ về thế giới qua đôi mắt của Forrest Gump.

Thật đáng tiếc khi cuốn sách "Forrest Gump" mãi mãi gắn liền (và theo đa số bị lu mờ) bởi bộ phim kinh điển của Tom Hanks. Tình cờ tìm thấy cuốn sách trên giá sách của bố, tôi lập tức bị thu hút bởi hình bìa với khuôn mặt ngây thơ. Bắt đầu đọc, tôi không hề thất vọng.

Lý do chính khiến nhiều người đánh giá thấp cuốn sách này rất đơn giản: đây là một tác phẩm u tối hơn nhiều so với bộ phim. "Forrest Gump" là câu chuyện về hành trình vượt qua những điều tồi tệ của con người, được nhìn qua đôi mắt của một người đàn ông ngây thơ, dễ tin và liên tục bị lợi dụng nhất.

Nhiều yếu tố của phim vẫn được giữ lại, nhưng phiên bản sách giống như bóng tối của mặt sáng vậy.

Tôi cho rằng nhiều người ngày nay tìm đến cuốn sách với mong đợi được truyền cảm hứng, nhưng thay vào đó lại nhận về một cú sốc tâm lý. Tuy nhiên, theo tôi, đôi khi con người cũng cần những cú sốc như thế.

Có thể nói, tiểu thuyết "Forrest Gump" đã ảnh hưởng sâu sắc đến lòng thấu cảm của tôi khi trưởng thành. Đây không phải cuốn sách dễ đọc. Dù cho Forrest liên tục gặp phải những điều bất hạnh, thì việc cuộc sống vẫn tiếp diễn cũng mang đến một tia hy vọng nhỏ bé.

Trước đây, tôi đã nghe rất nhiều lời khen ngợi về bộ phim "Forrest Gump" nhưng không biết rằng nó được chuyển thể từ tiểu thuyết. Thật bất ngờ khi tôi tìm thấy cuốn sách trong một lần tìm kiếm.

Câu chuyện được kể bởi chính Forrest Gump, nhân vật chính được miêu tả là một người "ngốc" nhưng cũng khẳng định mình thông minh hơn nhiều so với suy nghĩ của mọi người. Lời giới thiệu thực sự thú vị!

Xã hội có thể coi Forrest là người chậm hiểu, nhưng bạn biết không, anh ấy lại có tài năng đặc biệt với chiếc đàn harmonica, dễ dàng giải quyết các phương trình toán học phức tạp và là một kỳ thủ cờ vua. Người ta thường gọi đây là hội chứng savant (thiên tài tự kỷ).

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, Forrest bị bắt nạt tàn nhẫn thời thơ ấu vì tính cách của mình. Thế nhưng, cậu bé yếu ớt ngày nào giờ đã trở thành người đàn ông cao lớn 1m98 với cuộc sống đầy phiêu lưu. Anh ấy từng chơi bóng bầu dục đại học, tham gia chiến tranh Việt Nam, gặp gỡ tổng thống Mỹ và cả Chủ tịch Mao, thử vận ​​may ở Hollywood, theo đuổi cờ vua, trở thành phi hành gia của NASA, sống sót cùng thổ dân, tham gia đấu vật chuyên nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh... và còn vô số điều khác nữa.

Forrest sở hữu nhiều tài năng nhưng vận đen liên tục ập đến, ngăn cản anh phát huy hết tiềm năng.

Trên hành trình đó, Forrest có một vài người bạn tốt, được những người nhân hậu giúp đỡ, và đặc biệt là Sue, một chú tinh tinh đực. Bạn có thể thắc mắc, "Tại sao lại đặt tên là Sue cho một con tinh tinh đực?". Nếu tò mò, hãy đọc cuốn sách để tìm câu trả lời.

Nhân vật chính của chúng ta có một trái tim nhân hậu; anh ấy là người đàn ông luôn cố gắng làm điều đúng đắn. Forrest không bị cám dỗ bởi lòng tham và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Đổi lại, anh ấy phải đối mặt với những thất vọng và tủi nhục, thường xuyên không vì lỗi của mình. Tình yêu của anh ấy cũng là một điều đáng để suy ngẫm.

Cuốn sách là một tác phẩm châm biếm tuyệt vời về xã hội, chính trị, ngành giải trí, v.v. Sẽ có những khoảnh khắc hài hước thực sự, thậm chí là những phân đoạn sâu sắc khiến bạn suy nghĩ.

Điểm trừ ban đầu có thể là cách nói chuyện của Forrest. Ngữ pháp của anh ấy khá "kinh khủng". Nhưng bạn sẽ dần quen với nó, và thậm chí cảm thấy chân thực vì đó là cách những người như Forrest thường nói chuyện.

Sách không quá dài và có thể đọc trong một lần ngồi. Tôi推荐 (tuī jiàn - đề xuất) cuốn tiểu thuyết này cho những người yêu thích chất liệu châm biếm và hài hước.

Bây giờ tôi mong chờ được xem bộ phim. Tôi rất tò mò muốn xem cách cuốn sách được chuyển thể thành phim - nghĩa là những phần nào được thay đổi và Sue được khắc họa như thế nào trên màn ảnh.