Chiến tranh là phát minh tồi tệ nhất do con người tạo ra. Dù cho bạn đứng ở bên nào của hai bên chiến tuyến, dù cho bạn thắng hay thua, ở hậu phương hay tiền tuyến thì mất mát là điều chắc chắn xảy ra...

 

 

"Chú bé mang Pyjama sọc" của John Boyle là một cuốn sách nhỏ viết trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai qua góc nhìn của cậu bé Bruno 9 tuổi. Không súng đạn, không có giọt nước mắt đau thương. Nhưng cuốn sách đã chạm được tới hàng triệu trái tim của độc giả. 

Nhà mới 

Câu chuyện bắt đầu bằng chuyến di chuyển qua nhà mới của gia đình Bruno tới Ao Tuýt (Trại tập trung của Đức quốc xã). Vì sau bữa ăn tối với Quốc trưởng, cha cậu đã được thăng chức. Đối với Bruno và Gretel - chị gái của cậu, cha là một người tuyệt vời. 

"Nhưng khi mấy đứa hỏi Bruno cha cậu làm gì, cậu mở miệng toan đáp thì mới nhận ra chính cậu cũng chẳng biết. Cậu chỉ nói được một điều: cha cậu là một người đáng ngưỡng mộ và Quốc trưởng có nhiều việc lớn cần cha làm. À, với cả ông còn có một bộ đồng phục tuyệt đẹp nữa."

Bruno phải chia tay ba đứa bạn thân với "bao nhiêu kế hoạch" chưa kịp làm và cả tay vịn cầu thang để trượt lên trượt xuống nữa! Ai cũng nhớ ngôi nhà cũ xinh đẹp tại Berlin, kể cả chị hầu gái Maria!

"Ngôi nhà mới thì đứng chơ vơ một mình trên khu đất trống trải, tách biệt và tứ phía chẳng hề thấy một ngôi nhà nào khác, có nghĩa là chẳng có gia đình nào sống chung quanh và không có cậu bé nào để chơi cùng, dù cho là bạn bè hay tụi chuyên bắt nạt. "

Từ cửa sổ phòng của Bruno nhìn ra ngoài, có thể nhìn thấy được khung cảnh xung quanh căn nhà. Đó là bờ rào thép gai ngăn cách nhà của cậu với mọi thứ, phía xa xa là những gian trại với "một nhóm trẻ túm tụm với nhau trước một toán lính đang quát tháo". Tất cả đều có cùng kiểu quần áo như nhau: một bộ pyjama sọc xám với một chiếc mũ sọc xám trên đầu. 

Vậy là cuộc sống mới của Bruno lại bắt đầu từ đây. Dù có muốn hay không, họ phải chấp nhận và thích nghi. Đó là một phần của cuộc sống. 

 

 

Chú bé mang Pyjama sọc

Trong những chuỗi ngày buồn chán ấy, Bruno luôn tìm được cho mình những thú vui để giải trí, nào là tự chế một cái xích đu bằng bánh xe, nào là tâm sự cùng chị hầu gái Maria và có một trò đặc biệt mà cậu rất thích. Đó là: Thám hiểm!!! Trong một lần đi thám hiểm, Bruno đã tình cờ quen được một cậu nhóc trạc tuổi ở bên kia hàng rào. Tên là Shmuel. 

"Đó là gương mặt khá lạ. Nước da nó gần như màu xám, nhưng thật sự chẳng giống màu xám nào mà Bruno từng nhìn thấy trước đây. Nó có cặp mắt to và chúng có màu của caramel; lòng trắng rất trắng, và khi nó nhìn Bruno tất cả những gì cậu trông thấy là một cặp mắt mênh mang buồn bã nhìn."

Vậy là hai cậu nhóc bắt đầu làm quen với nhau bằng những câu không đầu không cuối, kể về ngày xưa cũ tươi đẹp, những tâm sự buồn vui không biết chia sẻ cùng ai. 

Quê của Shumel ở Ba Lan. "Mọi người ở đó rất thân thiện, gia đình tớ rất đông người và thức ăn ngon cũng rất nhiều.". Mẹ cậu từng là giáo viên, còn cha cậu thì mở một cửa hiệu chế tác đồng hồ. Và rồi một ngày, mọi thứ đều thay đổi. Gia đình cậu được lệnh không được sống ở nhà nữa. "Chúng tớ phải chuyển tới một khu khác ở Cracow, nơi lính xây một bức tường khổng lồ và cha mẹ anh em chúng tớ tất tần tật sống trong một phòng". Shmuel bùi ngùi nhớ lại. Cho đến ngày một toán lính ồ ạt kéo tới cùng những chiếc xe tải khổng lồ. Gia đình cậu được chuyển tới Ao Tuýt và sống trong những gian trại ở bên kia hàng rào. 

Cứ thế những câu chuyện cứ nối dài nối mãi từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác. Chiều nào họ cũng gặp nhau tại hàng rào. Bruno thỉnh thoảng còn nhét đầy túi bánh mì, pho mát và cả sô cô la cho bạn mình nữa. Mặc dù cậu nhóc sẽ không bao giờ hiểu hết được những nỗi đau mà bạn mình đã trải qua nhưng trái tim nhân hậu của cậu có thể sưởi ấm phần nào cho Shmuel. Bruno luôn đối xử tốt và chân thành với tất cả những người mà cậu gặp. 

Bằng giọng văn nhẹ nhàng, gần gũi, tác giả đã tài tình đưa người đọc từ quá khứ về thực tại, để mọi mảnh ghép trong câu chuyện dần dần sáng tỏ. Lần theo mạch suy nghĩ của nhân vật chính. Thế giới ở bên kia hàng rào dần dần được hé lộ... 

Vậy là tròn hơn một năm chuyển tới Ao Tuýt, cha đã quyết định đưa mẹ, chị gái và Bruno về lại Berlin. Vì "Có lẽ đây không phải là nơi dành cho trẻ con". Bruno cảm thấy tiếc nuối, vì lúc này, cậu đã bắt đầu cảm thấy thích cuộc sống nơi đây. Ngôi nhà ba tầng mà không phải năm tầng, và hơn tất cả là người bạn bí mật ở bên kia hàng rào. Ý tưởng về cuộc thám hiểm cuối cùng nơi ở của Shmuel được đưa ra. Cậu đã hứa, sẽ tìm lại cha giúp bạn. 

Trước ngày về lại Berlin, cậu hẹn gặp Shmuel và mượn một bộ đồ Pyjama sọc để cải trang cho giống với tất cả mọi người ở bên đó. Mọi thứ thật hào hứng và đáng mong chờ cho chuyến phiêu lưu cuối cùng. Nhưng rồi, tất cả lại không giống những gì Bruno đã tưởng tượng. 

"Vậy mà hóa ra, tất cả những gì cậu đã nghĩ có thể có ở nơi đây - đều không có.

Chẳng có người lớn nào ngồi trên những chiếc đu ngòi hiên nhà họ.

Và lũ trẻ chẳng lập thành nhóm chơi trò chơi.

Và nơi đây chẳng những không có tiệm rau quả mà còn chẳng có cả quán cafe giống như Berlin hồi trước.

Thay vào đó là hàng đám người ngồi cùng nhau thành từng nhóm, chằm chằm nhìn xuống đất, trông buồn bã kinh khủng; tất thảy đều có một điểm chung; đều gầy guộc đến phát sợ, mắt trũng sâu và cạo trọc đầu, điều đó khiến Bruno nghĩ ở đây hẳn vừa bùng phát dịch chấy rận."

Hai đứa trẻ cùng nhau lục tung trang trại, vậy mà mãi vẫn không thấy dấu vết cha của Shmuel đâu. Rồi họ cùng hòa mình vào đám đông diễu hành. 

"'Cậu là bạn thân nhất của tớ, Shmuel ạ,' cậu nói, 'Bạn thân nhất đời của tớ.'"

 

Lúc này mọi thứ đều bình đẳng. Kể cả cái chết. 

"Bruno nhận ra mình vẫn nắm tay Shmuel và không gì trên đời có thể thuyết phục cậu rời bàn tay đó ra."

Vài ngày sau đó, không ai còn nghe tin về Bruno nữa. Cái kết treo lơ lửng gieo lại trong lòng người đọc dấu chấm hỏi và cả sự bùi ngùi tiếc nuối. Có những người, ta luôn xem sự hiện diện của họ như một sự thật hiển nhiên. Cho đến một ngày, vì một lý do nào đó ta không có cơ hội gặp lại họ lần nữa. Lúc này mới nhận ra họ đã để lại cho mình những khoảng trống rất lớn. 

Những mảnh ghép phụ

Tuy chỉ là nhân vật phụ trong cuốn sách, nhưng những tâm tư, suy nghĩ của những con người này đã tạo nên những mảng màu sắc sinh động của bức tranh. Làm câu chuyện thực và gần gũi hơn bao giờ hết. 

1) Gretel:

Chị gái cả trong gia đình, lớn hơn Bruno 3 tuổi. Là một bà chị gái như bao chị gái khác, có những thói quen khủng khiếp như "sáng nào cô cũng chiếm nhà tắm kinh khủng lâu lắc và chẳng có vẻ gì quan tâm tới chuyện Bruno phải đứng ở ngoài, lò cò hết chân nọ sang chân kia, tuyệt vọng muốn vào", thích ngồi hàng giờ sắp xếp bộ sưu tập rất nhiều búp bê đặt trên những chiếc giá khắp phòng. Mặc dù rất hay trêu chọc Bruno, nhưng Gretel luôn lo lắng, chăm sóc cho em trai của mình. Khi bắt đầu chuyển qua nhà mới ở Ao Tuýt, hai chị em bắt đầu có những khoảnh khắc gần gũi với nhau hơn, trò chuyện và tâm sự để hiểu nhau nhiều hơn. 

Ở Ao Tuýt, cô luôn cảm thấy cô đơn và trống trải vì ít ra khi còn ở Berlin cô còn có ba đứa bạn thân. Cô và mẹ thường thích trò chuyện với trung úy Kotler.

"Chị Gretel mới 12 tuổi thế mà chị ấy cứ nghĩ mình biết hết mọi thứ trên đời trong khi chị ấy thật ra chỉ là một 'Trường Hợp Vô Vọng'. Chị ấy ngồi bên cửa sổ nhìn thấy Trung úy Kotler là chị ấy liền chạy ào xuống tầng, vào sảnh và vờ như đã ở đó tự bao giờ. Hôm nọ tớ bắt quả tang chị ấy làm thế, khi anh ấy đến chị ấy giả vờ giật mình và nói, 'Ôi, trung úy Kotler tôi không biết là anh ở đây ấy', mà tớ biết rằng chị ấy đang chờ anh ta. "

Đó là một ngày chiều mưa. Bruno đang ở phòng đọc sách thì chị Gretel vào phòng nói chuyện với cậu. Bruno vô tình nhắc đến Shmuel làm chị gái vô cùng thắc mắc và tò mò. Nhưng cậu bạn bí mật là chuyện không thể tiếc lộ. Và cậu đã bịa ra với chị gái một người bạn tưởng tượng. Chị bật cười vì đứa em nhỏ nhoi của mình và thở phào nhẹ nhõm.

Khi trung úy Kotler chuyển công tác khỏi Ao Tuýt, cuộc sống buồn chán Gretel giờ đây lại tẻ nhạt hơn. Cô đã thay đổi rất nhiều. 

"Một buổi chiều cách đây chừng một tháng, đâu đó quanh thời điểm trung úy Kotler rời khỏi Ao Tuýt, Gretel đã quyết định rằng cô không thích búp bê nữa rồi và tống cổ tất cả chúng vào bốn chiếc túi lớn rồi quẳng đi. Thế vào chỗ chúng, cô treo tấm bản đồ châu Âu mà cha đã tặng cô, và hàng ngày đính những chiếc ghim lên đó và liên tục di chuyển chúng sau mỗi lần đọc báo ngày. Bruno nghĩ có thể cô đang bị điên. Tuy nhiên, cô không còn trêu chọc và bắt nạt cậu nhiều như trước đây, nên cậu nghĩ nói chuyện với cô có lẽ cũng không có hại gì."

Gretel trở lại Berlin cùng mẹ sau nhiều tháng cả nhà tuyệt vọng tìm Bruno, cô đã dành rất nhiều thời gian trong phòng một mình để khóc vì buồn và nhớ em. Tình cảm của chị gái và em trai là vậy. Chị lúc nào cũng bắt nạt và chọc ghẹo em, xem như đứa con nít chưa hỉ mũi chưa sạch. Còn em trai thì coi chị gái mình như Trường Hợp Vô Vọng, thừa thải và phiền phức nhất quả đất. Nhưng lúc cần vẫn có thể đứng cạnh, che chở và bảo vệ nhau. 

2) Trung úy Kotler: 

Ngày đầu tiên chuyển tới Ao Tuýt, Bruno đã gặp cậu trung úy Kotler. Đó là chàng trai 19 tuổi chưa trổ mã, hay gọi Bruno là "bé con", và cậu nhóc không hề thích điều này một chút nào.

"Bruno thật sự không hiểu sao, nhưng cậu biết rằng cậu không thích trung úy Kotler. Ở anh ta toát ra vẻ gì đó khiến Bruno cảm thấy vô cùng lạnh lẽo và muốn khoác ngay lên mình bộ áo liền quần."

Anh chàng trung úy trẻ tuổi lúc nào cũng trông thật bảnh bao trong bộ đồng phục phẳng phiu sải bước đi ra đi vào ngôi nhà như thể anh ta sở hữu nơi này. Mỗi khi trò chuyện với Gretel anh chàng luôn cố tỏ ra hài hước, dí dỏm nhất có thể.

Khi Bruno tới nhờ Kotler kiếm một cái lốp để làm xích đu, anh chàng đã gọi cụ Pavel tới bằng thái độ thiếu sự tôn trọng đối với một người già đã lớn tuổi. Điều này đã khiến Bruno nhận ra bộ mặt thật của Kotler. Lúc ấy cậu chỉ muốn kéo chị gái của mình ra khỏi anh chàng thô thiển này thôi. 

Trong một lần ăn tối cùng gia đình Bruno, cụ Pavel đã vô tình làm đổ chai rượu lên người Kotler. Và sau đó anh chàng đã cuồng nộ khủng khiếp, tai họa đổ ập lên cụ Pavel. Vô cảm. Nhẫn tâm. Kotler có thể trở thành bất cứ ai trong mỗi chúng ta. Vì mỗi ngày là một chuỗi những lựa chọn. Chỉ cần ta hành động khác đi vớ bản chất lương thiện một chút thì sẽ kéo theo những hệ quả liên lụy. 

3) Cha:

Mỗi lần nhắc đến cha, Bruno và Gretel luôn nghĩ về những điều tốt đẹp nhất. Những người lính luôn gọi cha là Ngài Chỉ Huy. Mặc dù không biết chính xác cha đang làm gì, nhưng Bruno có thể nghĩ đến tất cả những công việc lương thiện nhất trên đời dành cho cha. Cha cũng rất yêu thương và quan tâm đến gia đình. Mỗi tối trước khi ngủ, cha vẫn thường chúc ngủ ngon hai con. Cha quan tâm đến cảm xúc của cả gia đình khi chuyển tới Ao Tuýt.

Yêu thương là vậy, nhưng cha vẫn có những nguyên tắc riêng và bắt buộc cả nhà phải làm theo. Ví dụ như văn phòng cha làm việc là nơi Luôn luôn tuyệt đối tránh xa, không có ngoại lệ. 

Thời còn ở Berlin, Bà nội không hài lòng chút nào về công việc cha đang làm. Và từ đó, Bruno hầu như chẳng thấy Bà nội một lần nữa.

Ngài Chỉ Huy trực tiếp dưới quyền của Hitler tiếp tay cho cuộc tàn sát tập thể của người Do Thái. Cha là phiên bản trưởng thành của Kotler, nhưng có lẽ vẫn còn giữ được cho mình chút thiện lương hướng về gia đình và con cái. 

Trước sự mất tích của Bruno, ông đã dành rất nhiều thời gian chắp nối lại mọi thứ để hình dung ít nhiều thứ mà con trai ông đã trải qua.

"Vài tháng sau đó một vài người lính đến Ao Tuýt và cha Bruno bị yêu cầu đi cùng với họ, ông đã đi mà chẳng than phiền gì và ông hạnh phúc khi làm vậy bởi vì ông chẳng còn thiết quan tâm tới chuyện họ làm gì với ông nữa."

4) Mẹ: 

Mẹ vẫn thường dạy hai chị em những điều hay lẽ phải. Mẹ dặn Bruno phải cư xử lịch thiệp, phải phép với chị hầu gái Maria. Khi chuyển sang nhà mới tại Ao Tuýt, bà đã mất một khoảng thời gian khá dài để thích nghi với cuộc sống tại đây. Mẹ cũng không có bạn. 

"Chẳng có ai để bà nói chuyện cùng, và người duy nhất mà bà từng có chút thân thiện - tay trung úy Kotler trẻ tuổi ấy - cũng bị thuyên chuyển nơi khác."

Cuộc sống của bà quanh quẩn với những sherry thuốc, thỉnh thoảng bà đi chơi thăm những người bạn ở xa.

Mẹ luôn nhẫn nhịn và ý tứ trong tất cả mọi thứ. Nhưng lúc cần bà vẫn có tiếng nói riêng cho bản thân. Bà là nguyên nhân tác động cha cho ba mẹ con được trở lại cuộc sống tại Berlin. 

Sự mất tích của Bruno là tiếng sét giáng xuống bà.

"Mẹ không trở lại Berlin như bà đã mong muốn. Bà ở lại Ao Tuýt thêm vài tháng nữa đợi tin Bruno cho đến một hôm, đột nhiên, bà nghĩ có thể cậu đã tự mình tìm đường về nhà, vậy là bà lập tức về ngôi nhà cũ của gia đình, phần nào hy vọng cậu đang ngồi trên bậc cửa chờ bà.

Cậu không ở đó, dĩ nhiên rồi."

5) Cô hầu gái Maria: 

Chẳng ai biết trước khi về nhà Bruno, chị hầu gái đã có cuộc sống như thế nào. Đã có ước mơ riêng của bản thân để theo đuổi hay chưa, đã từng có người yêu hay phải lòng ai chưa. Không ai biết chị trông thế nào nếu không mặc trang phục người hầu. Chị cứ thầm lặng làm việc như ngàn năm rồi vẫn vậy. 

Mẹ của chị Maria làm việc cho ông bà nội của Bruno. Bà chuẩn bị tất cả mọi thứ cho những vở kịch của bà nội. Đến khi bà nội về hưu không làm nữa, mẹ của Maria cũng lâm bệnh. Cha của Bruno đã tử tế cho chị một công việc, còn lo viện phí cho mẹ của cô nữa. Đến khi mẹ chị qua đời, ông cũng trả mọi chi phí tang lễ cho bà. Maria luôn nhớ về điều này với tất cả sự biết ơn.

6) Pavel:

Cụ Pavel là người tới gọt rau củ và chăm lo bữa ăn cho gia đình Bruno. Chính ông là người đã cứu Bruno lúc cậu nhóc gặp tai nạn khi chơi xích đu tự chế. Ông đã ân cần chăm sóc và băng bó vết thương cho cậu. Ở một phần cuộc đời khác, ông từng là một bác sĩ. Một bác sĩ. 

Kết

Đại thế chiến thứ hai đi qua, để lại nhiều tổn thất nặng nề. Các tờ báo phát hành số lượng lớn trên toàn thế giới đăng tải những bức ảnh bốc trần sự thật ở các trại tập trung: Auschwitz, Dachau, Buchenwald. Công luận sôi sục. Người ta thống kê có 6 triệu người Do Thái đã bị giết trong các trại tập trung. Cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn, con người hãy sống tử tế với nhau nhiều hơn! Mọi chuyện sẽ thay đổi, nếu chúng ta hiểu để yêu thương nhiều hơn.

 

"Chú bé mang pyjama sọc" là cuốn sách đẹp về tình bạn kỳ lạ giữa hai con người đại diện cho hai thế giới khác nhau. Một là cậu con trai của Ngài Chỉ Huy dưới quyền của Hitler - một là cậu bé tù nhân người Do Thái. Hàng rào thép gai đại diện cho ranh giới của sự kì thị, phân biệt sắc tộc. Vượt lên trên tất cả, họ đã trở thành bạn tốt của nhau, yêu thương những người khác mình bằng trái tim chân thật. 

"Tử tế không đắt đỏ mặc dù có tiền cũng không mua được nó. Nó giống như âm nhạc. Nó không làm ta no nhưng không có nó cuộc đời sẽ khô héo". (Đặng Hoàng Giang)

 

Tác giả: Ngọc Ấn - Bookademy

---

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Xem thêm

Một chiều cuối tuần, ngó nghiêng giá sách để tìm một quyển truyện ngắn ngắn, có thể đọc xong trong một buổi chiều, ít nhất cũng phải có một việc gì đó mình đã hoàn thành được trong tuần này. "Chú bé mang Pyjama sọc" là một lựa chọn với lý do như vậy.

Giới thiệu nhanh về "Chú bé mang Pyjama sọc", thì đây là một tác phẩm đã bán được năm triệu bản in trên khắp thế giới, từng đứng đầu các danh sách sách bán chạy uy tín ở cả Mỹ, Anh, Ireland, Australia, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác. Còn về nội dung, nó được đánh giá là một câu chuyện rất khó để miêu tả.

Một câu chuyện tưởng là nhẹ nhàng, đơn thuần kể về tình bạn giữa Bruno - cậu bé con Ngài Chỉ huy của Đức Quốc xã dưới quyền Hitler và Shmuel - cậu bé Do Thái sống trong Trại tập trung. Chúng gặp nhau hàng ngày bên hàng rào thép gai ngăn cách, chia sẻ với nhau những câu chuyện mà các cậu nhóc 9 tuổi vẫn hay nói:

… “Cậu có thích thám hiểm không?” Bruno hỏi sau một giây lát.

“Tớ chưa bao giờ thật sự làm cuộc thám hiểm nào cả”, Shmuel thừa nhận.

“Khi nào lớn lên tớ sẽ trở thành một nhà thám hiểm”, Bruno nói, gật đầu rất nhanh… “Vấn đề của thám hiểm là người ta phải biết liệu thứ mà mình vừa tìm thấy có đáng được tìm thấy hay không. Một số thứ cứ ở yên đó, chỉ bận tâm đến việc riêng của nó, chờ đợi được khám phá ra. Giống như châu Mỹ ấy. Còn một số thứ khác thì có lẽ tốt nhất nên được để ở đó. Ví dụ như con chuột chết đằng sau tủ bát.”

“Tớ nghĩ tớ thuộc vào nhóm thứ nhất”, Shmuel nói…

Bruno hồn nhiên, luôn có chút ghen tị với Shmuel khi biết bên kia hàng rào thép gai có hàng trăm cậu bé, Shmuel luôn có bạn chơi cùng, chẳng hề cô đơn như cậu. Còn Shmuel, với những gì đã trải qua, đủ tinh ý để không nói quá nhiều sự thật cho cậu bạn thân nhất… Cho đến một ngày, khi Bruno phải quay về Berlin cùng gia đình, hai cậu bé quyết định cùng nhau thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên và cũng là cuối cùng: cuộc sống thật sự bên kia hàng rào thép gai của Shmuel…

Không có cảnh đẫm máu nào trong toàn bộ câu chuyện, nhưng sự tàn khốc của chiến tranh được tố cáo mạnh mẽ qua từng câu chữ…

Đừng để những lời văn nhẹ nhàng, lối kể chuyện giản dị đánh lừa đây là một câu chuyện dễ đọc, dễ quên. Sức nặng thực sự nằm ở 3 trang cuối cùng của truyện, một cái kết có thể gây choáng váng đến vài ngày sau đó.

Và như một phản ứng tự nhiên, khi đọc xong những trang cuối, mình ngồi google đọc về bối cảnh của truyện, về lò thiêu Holocaust… Cho dù là ở đâu, hậu quả chiến tranh để lại vẫn luôn là những nỗi đau. Một câu chuyện nhỏ, ngắn gọn chỉ trong hơn 200 trang sách lại có thể dẫn dắt, khơi gợi lại một lịch sử đau thương như thế, khơi động đến tâm thức người đọc hơn cả những con số thống kê rằng bao nhiêu người đã ngã xuống…

Hy vọng rằng chẳng có chuyện gì giống như thế còn có thể xảy ra nữa.

Trong ngày tháng và thời đại này thì không.

Một cuốn sách hay là cuốn sách như thế nào? Gáy sách nặng trĩu với hàng trăm trang giấy liền kề để tác giả thỏa sức truyền đạt tất cả những điều muốn gửi gắm? Lời văn trưởng thành dẫn dắt một câu chuyện bí ẩn đầy lôi cuốn? Hay tài năng xây dựng nhân vật phức tạp có chiều sâu để thay bản thân bộc lộ những tâm tư thầm kín? Chà, nếu bạn sử dụng các hệ quy chiếu đó để đánh giá thì, “Chú bé mang pyjama sọc” của nhà văn John Boyne hẳn đã không phải là một cuốn sách hay.

Vậy mà, đây vẫn là cuốn sách mà tôi lựa chọn review sau khi chiêm nghiệm qua kha khá đầu sách khác nhau. Tôi mua “Chú bé mang pyjama sọc” vào khoảng 5 năm trước, khi vẫn là cô học sinh cấp hai với niềm đam mê với Thế chiến thứ hai và sự khốc liệt của nó. Và rồi, tôi lại nhanh chóng thất vọng sau khi hít hà cái mùi hương sách mới, lật được đôi ba trang, đọc thoáng qua vài khung cảnh yên bình đầu chương và rồi thầm nghĩ: “Sao lại buồn tẻ và ngây ngô đến thế!” với thế giới quan được xây dựng dưới góc nhìn của cậu bé Bruno 9 tuổi – trong cái giai đoạn mà đáng lẽ phải căng thẳng nhất của Đức Quốc xã. Thế nhưng, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì sách lại mang những ẩn ý riêng và khi tỉ mẩn lật lại cuốn sách chỉ vỏn vẹn hơn 200 trang này, tôi lại nhận ra một thứ mà tôi ở những năm đó chưa khám phá được: rằng đọc sách không phải chỉ là nương theo câu chữ tường minh của tác giả mà còn cần một trái tim để đồng cảm kèm một lí trí để phá tan lớp sương mù ẩn giấu dưới cái vỏ bọc “góc nhìn trẻ em”.

Câu chuyện trong “Chú bé mang pyjama sọc” không ồn ào hay dồn dập; truyện tập trung miêu tả chậm rãi diễn biến tâm lí của Bruno – con trai của một sĩ quan cấp cao trong bộ máy nước Đức lúc bấy giờ. Xuyên suốt cuốn sách ta được thấy tác giả cố gắng trong việc “bảo vệ” cái tuổi thơ êm đềm của cậu bé, tránh để nó khỏi bị vẩn đục trước cái thời kì đen tối của nhân loại. Mâu thuẫn và xung đột chủ yếu đến từ những người lớn thân quen với cậu, nó âm ỉ và nhức nhối nhưng cũng chỉ thoáng qua thôi, chỉ cần Bruno xuất hiện cùng cái nhìn ngây ngô của trẻ con thì ngay lập tức, câu chuyện sẽ lại quay về là những chuyến phiêu lưu khám phá của Bruno để gặp người bạn thân Shmuel và những người lớn kì lạ. Có lẽ tất cả những điều ấy là để sắp đặt cho cái kết khiến độc giả phải vương vấn và đau thương trong một khoảng thời gian.

Tôi dễ dàng nhận ra việc John Boyne tập trung xây dựng sự đối lập, từ khác biệt về hoàn cảnh sống đến cái lạnh lùng của dãy hàng rào dây thép gai chia cắt hai cậu nhóc. Mối quan hệ giữa một Bruno sống trong sự bảo bọc và nuông chiều, no đủ đặt cạnh cậu bé Shmuel tù binh, gầy gò và đáng thương trông khá kì lạ. Trong tiểu thuyết có một đoạn trích: “Chính xác thì đâu là sự khác nhau? Cậu băn khoăn tự hỏi. Và ai là người quyết định người nào mặc bộ pyjama sọc còn người nào mặc đồng phục.” Một câu hỏi đau lòng. Đúng vậy, ai là người quy định các quy tắc: rằng dân tộc này cao quý hơn dân tộc khác, rằng người Đức được sống trong vinh quang đầy tự hào trong khi những người như cậu bé Shmuel – người Do Thái phải bị giam giữ, hành hạ và bị đối xử tủi nhục? Vấn đề phân biệt chủng tộc được nhắc đến trong câu chuyện khá nhiều và chính các nhân vật: người mẹ, chị hầu gái Maria, người bà của Bruno đều biểu thị sự phản đối thì tại sao nó vẫn được phép diễn ra? Điều này kì lạ đến nỗi nó lọt vào con mắt thơ ngây của một đứa trẻ 9 tuổi thì không lý nào những người lớn lại không biết. Có lẽ, khi lòng tham vượt quá các chuẩn mực thì một chút lương tâm còn lại là không đủ để con người ta dừng giày vò người khác. Có lẽ họ đã quên mất cảm giác thống khổ khi bị giày vò. Và dù có khác nhau về địa lý hay chủng tộc, con người vẫn là con người. Không có lí do gì là hợp lý để làm đau đồng loại, làm đau bạn bè của mình.

Mặt khác, tôi nhận ra tác giả dành khá nhiều bút lực của mình để gợi nhắc người đọc sự khốc liệt của chiến tranh, mà tiêu biểu thông qua ông Pavel. Pavel là người đến gọt rau củ cho gia đình Bruno và khi cậu nhóc bị thương, ông đã sơ cứu cho cậu, đồng thời tiết lộ trước đây ông hành nghề bác sĩ. ““ Nhưng cháu không hiểu,” Bruno nói, mong muốn được biết ngọn ngành chuyện này. “Nếu ông là bác sĩ, vậy thì tại sao ông lại phục vụ bàn ăn? Tại sao ông không làm việc trong một bệnh viện ở nơi nào đó?”. Một câu hỏi mà ông Pavel khó khăn để trả lời, ông “ngập ngừng một lúc lâu”, trước đó ông “thở dài và băn khoăn xem nên nói gì”. Chiến tranh đã cướp đi tất cả: gia đình, công việc, cuộc sống và cả tinh thần. Ông Pavel – người mà trước đây là bác sĩ nay lại gầy guộc trong “bộ pyjama sọc”, tay chân luôn run rẩy và co rúm lại khi bị mắng chửi và đánh đập. Chiến tranh ập đến và buộc con người ta phải chấp nhận nó, chấp nhận cái thân phận mới của mình và sống lay lắt qua ngày như ngọn đèn dầu lửng lơ trước gió. Tại sao một bác sĩ lại bị giam giữ và phải đi gọt rau củ? Tại sao những đứa trẻ mới chỉ 8-9 tuổi hoặc nhỏ hơn rất nhiều lại phải chịu cảnh đói khát và tử thần rình rập? Những đối tượng đáng lẽ được xã hội quan tâm thì vì những mong muốn ích kỷ và lí tưởng của thiểu số mà bị chà đạp và rẻ rúng.

Trẻ con là vị thẩm phán công bằng nhất, trước khi chúng bị ảnh hưởng bởi toan tính của người lớn. Câu nói trên có lẽ đúng với “Chú bé mang pyjama sọc”. Cô chị Gretel của Bruno cũng từng là cô bé 12 tuổi ham thích búp bê và xúng xính váy hoa nhưng sau thời gian tiếp nhận giáo dục của chế độ thời ấy, cô bé dần có ánh nhìn khinh miệt dành cho những người mang pyjama sọc giống như ông Pavel và Shmuel. “Gretel thở dài lắc đầu. “Với những người Do Thái khác, Bruno. Em không biết điều đó sao? Đó là lí do tại sao họ phải được giam giữ cùng nhau. Họ không được hòa trộn với chúng ta.””. Thời ấy, người Đức xem đồng bào Shmuel là thứ bẩn thỉu và không xứng với quyền con người. Bruno thì khác, cậu bé may mắn hơn khi vẫn giữ trong mình sự ngây thơ với thế giới xung quanh. Nhờ vậy cậu mới có thể hình thành tình bạn đầy trong sáng và vô tư đúng lứa tuổi của mình với Shmuel, dẫu cho bọn họ cách nhau bởi dãy hàng rào dây thép gai cao vút – sự phân biệt sắc tộc nặng nề hay bề ngoài lấm lem bùn đất của Shmuel mà với Bruno, đó cũng là một điều thú vị đáng được khám phá. Chương cuối cùng khi hai đứa trẻ nắm chặt tay nhau và rồi cảnh vật dần biến mất đã đánh mạnh vào trái tim độc giả. Trẻ con chỉ như tờ giấy trắng, nhưng chúng cũng tự có suy nghĩ và nỗi niềm riêng của mình. Trong câu chuyện của Bruno, dù non nớt và vụng về nhưng cậu bé lại chính là người nhìn nhận mọi thứ đúng đắn nhất cùng trái tim nhân hậu nhất, thứ mà có lẽ những người lớn đó đã vứt bỏ đi từ rất lâu. Nhưng trong làn gió nồng nặc mùi thuốc súng và tiếng than khóc, những đứa trẻ vô tư thánh thiện vẫn bị nhấn chìm.

Chiến tranh và xung đột không tha cho một ai, dẫu là người chịu trận hay kẻ khơi mào. Nỗi đau của cả hai bên dai dẳng và giằng xé lên nhau, để lại di chứng dẫu bom đạn đã qua đi. Viết một câu chuyện có vẻ nặng nề dưới góc nhìn của trẻ em quả thật không dễ, nhưng John Boyne đã dẫn dắt người đọc một cách tinh tế và đầy tính toán. Điều đáng tiếc duy nhất với tôi có lẽ là việc tác giả để cậu bé Bruno đã sống trong sự bảo bọc và nuông chiều khá lâu khiến cậu bé ngô nghê trong việc lí giải môi trường xung quanh so với những đứa trẻ đồng trang lứa. Do vậy nhịp cảm xúc vẫn chưa được đẩy lên cao nhất ở các phân cảnh cậu tiếp xúc với những người khốn khổ: chị hầu gái Maria, mẹ hay chính Shmuel ở đầu và giữa câu chuyện. Tuy nhiên, cái kết của cuốn sách đã khiến điều đó phai mờ và khảm vào trái tim tôi một nỗi buồn sâu thẳm.

Dõi theo câu chuyện của Bruno và chậm rãi mân mê từng chi tiết của cuốn sách, tôi càng khám phá được thêm nhiều điều mà tác giả ẩn đi dưới vỏ bọc “trẻ em”. Đây có thể không phải tác phẩm hay nhất nhưng nó vẫn xứng đáng để độc giả - đặc biệt là những người lớn phải xem ít nhất một lần. Để rồi chúng ta càng phải trân trọng hòa bình hơn, trân trọng và bảo vệ những mầm non thế hệ mai sau và góp phần tưởng nhớ về con người, về một thời kỳ đen tối của lịch sử.

5 điểm

Bruno năm nay 9 tuổi. Cha anh ấy có một công việc tuyệt vời, anh ấy phụ trách rất nhiều thứ. Anh ta điều hành một nơi rộng lớn, với một hàng rào dây thép khổng lồ, và rất nhiều người - đàn ông và trẻ em trai - ở phía bên kia. Họ gầy, họ làm việc chăm chỉ, tất cả họ đều rất bẩn, tất cả họ đều mặc những gì trông giống như bộ đồ ngủ sọc. Có những người lính trong đó, những người chọc vào và cười nhạo những người đàn ông và chàng trai. Bruno đã tình cờ nghe thấy cha mẹ mình nói chuyện, và biết rằng ông chủ của cha mình, "The Fury", là người đã sắp xếp cho họ chuyển đến ngôi nhà mới. Chị gái của Bruno nói với anh rằng nơi này được gọi là Out With.

Bruno không được phép đến gần trại, hoặc hàng rào. Nhưng, vì anh ấy có kế hoạch trở thành một nhà thám hiểm khi lớn lên, anh ấy quyết định đi khám phá (mặc một chiếc áo khoác cũ và ủng, chẳng hạn như một nhà thám hiểm có thể mặc). Và ở phía bên kia của hàng rào, anh ta nhìn thấy lỗ nhỏ. Tại đó, khi anh ta đến gần hơn, là một cậu bé. Chỉ là một cậu bé khác, có lẽ là một cậu bé để Bruno chơi cùng.

Cuốn sách này gây sửng sốt, kinh hoàng, nhưng câu chuyện được kể một cách quyến rũ. Bruno và tình bạn của anh với Shmuel qua hàng rào chỉ là câu chuyện về hai cậu bé, nhưng cũng là câu chuyện về một trại tập trung Do Thái, được kể qua con mắt không biết của con trai của người đàn ông phụ trách trại. Sự ngây thơ của Bruno đưa tính nhân văn vào câu chuyện, và làm cho nó trở nên độc đáo. Chỉ là một câu chuyện tuyệt vời, đáng sợ, hồi hộp và đồng thời dẫn đến một kết cục cao trào.

Mặc dù quan điểm gần như ngây thơ của nó — các sự kiện diễn ra qua con mắt của Bruno, 9 tuổi, con trai của một Chỉ huy Đức Quốc xã — câu chuyện ngụ ngôn này (như tác giả phân loại nó trên trang tiêu đề) tạo ra một bức tường cảm xúc vô cùng mạnh mẽ. Bruno không nhận thức được bản chất công việc của cha mình, chủ yếu là do cách tiếp cận trẻ em nên được nhìn thấy và không được nghe từ cha mẹ mình. Khi cuốn tiểu thuyết bắt đầu, Bruno và gia đình (cha, mẹ và chị gái Gretel) đang sống ở Berlin và tận hưởng một cuộc sống đặc quyền trong suốt thời kì Đệ tam Quốc xã.

Buồn bã khi biết rằng anh và gia đình sẽ chuyển đến Out-With vì Fury đã ra lệnh cho cha anh chuyển đến đó, Bruno chán ngôi nhà mới của mình và anh đặc biệt chán nản về việc bỏ lại bạn bè của mình. Tìm kiếm cuộc phiêu lưu trong ngôi nhà mới của mình, anh phát hiện ra Shmuel, một cậu bé 9 tuổi khác (người tình cờ chia sẻ sinh nhật của Bruno), mặc đồ ngủ sọc và sống ở phía bên kia của một hàng rào khổng lồ. Tình bạn của họ đã bị hủy hoại ngay từ đầu, và sự ngây thơ sâu sắc của Bruno thậm chí còn gây hậu quả hơn khi cuốn tiểu thuyết đi đến cái kết tàn khốc.

Văn xuôi của Boyne không bao giờ dao động từ sự cống hiến phong cách của nó cho sự ngây thơ đặc quyền của Bruno (anh tự hỏi tại sao Shmuel và gia đình anh không chỉ đơn giản là lên cùng một chuyến tàu mà anh và gia đình lên và tại sao họ không thích tiệc buffet trong chuyến đi) và mong muốn tha thiết của anh cho bạn bè và phiêu lưu. Và mặc dù chúng tôi là độc giả hiểu bối cảnh trốn tránh Bruno, chúng tôi không hoàn toàn chuẩn bị cho những hậu quả bi thảm của khao khát vô tội của Bruno để có bạn đồng hành. Cuốn tiểu thuyết này minh họa rõ ràng những tác động áp bức của sự chuyên chế, bất công và thành kiến - không chỉ đối với những người bị áp bức mà còn đối với tất cả những người có liên quan.