“Mẹ nói thế giới này có đủ loại người, mỗi người đều có một cách sống khác nhau cơ mà? Mẹ còn nói khác biệt không phải là chuyện xấu. Nhưng tại sao những lời đó luôn luôn là ngoại lệ đối với con?” Vấp phải khó khăn tài chính ngoài ý muốn, Green phải dọn về sống chung với mẹ. Nhưng cô không về một mình mà còn dẫn theo một bạn gái khác, cũng là người yêu của mình trong suốt bảy năm qua. Ba người - hai thế hệ với tư tưởng và nhân sinh quan khác biệt sâu sắc liệu có thể chung sống yên bình dưới một mái nhà khi những nỗ lực tìm kiếm một mẫu số chung đôi lúc mang lại nhiều tổn thương hơn là hòa giải? Về nhà với mẹ, được viết bởi ngòi bút trưởng thành đáng ngạc nhiên của tác giả trẻ Hyejin Kim, đã tinh tế chạm tới những khía cạnh mang tính thời đại đồng thời soi tỏ những góc nhìn mới mẻ về gia đình, đặc biệt về mối quan hệ mẹ và con gái. TRÍCH DẪN: “Tại sao phải có chồng hay có con mới là lập gia đình? Mẹ, Rain là gia đình của con. Cô ấy không phải bạn bè. Suốt bảy năm qua bọn con đã sống như gia đình. Gia đình là cái gì? Không phải là chỗ dựa tinh thần, là người luôn ở bên cạnh mình sao? Tại sao như thế này thì được coi là gia đình, như thế kia lại không?” “Mẹ, bọn con không chơi trò gia đình. Không phải như thế.” “Vậy nó khác trò chơi gia đình ở chỗ nào, mày nói thử xem? Hai đứa mày có thể thành gia đình được hả? Bằng cách nào? Hai đứa có thể đăng ký kết hôn được không? Có thể sinh con được không?” “Mẹ không nghĩ là những người như mẹ đang ngăn cản không cho bọn con làm chuyện đó sao?”
Xem thêm

“Tại sao phải lấy chồng hay có con mới là lập gia đình? Mẹ, Rain là gia đình của con. Cô ấy không phải bạn bè. Suốt bảy năm qua bọn con đã sống như gia đình. Gia đình là cái gì? Không phải là chỗ dựa tinh thần, là người luôn ở bên cạnh mình sao? Tại sao như thế này được coi là gia đình, như thế kia lại không?”

“Về nhà với mẹ” kể về Green - một cô gái đồng tính nữ, cô và người yêu của mình là Rain đã quen nhau suốt bảy năm. Do gặp phải khó khăn về tài chính, Green dẫn theo Rain dọn về sống chung với mẹ. Từ đây, những mâu thuẫn giữa người mẹ và hai cô gái bắt đầu nảy sinh, ba người, hai thế hệ với những tư tưởng hoàn toàn khác biệt cùng sống chung trong một mái nhà.

Green và Rain là những đại diện cho thế hệ lớp trẻ, đặc biệt là với Green, cô mạnh mẽ và cực kỳ có cá tính, cô đấu tranh cho cuộc đời hạnh phúc của chính mình. Ngược lại thì Rain là một người nhẹ nhàng hơn, đảm đang, lễ phép và biết chăm lo cho gia đình. Trong khi đó, nhân vật người mẹ là đại diện cho thế hệ trước, mặc dù bà lo lắng cho con gái mình nhưng chính điều đó lại vô tình tạo nên khoảng cách ngày càng xa giữa hai thế hệ.

Người mẹ làm việc ở viện dưỡng lão, công việc của bà là hằng ngày chăm sóc cho những người già neo đơn, bệnh tật, không con cái cũng không người thân. Chính vì thế, bà luôn mang một nỗi ám ảnh về sự cô đơn tuổi già, bà nghĩ rằng hai đứa con gái yêu nhau thì chẳng thể nào có hạnh phúc và cũng không thể có con cháu để chăm sóc họ sau này. Bà luôn lo sợ về cái nhìn của người khác với bà và con gái, để rồi bà chưa bao giờ hiểu được con gái mình muốn gì và cần gì.

Xã hội ở trong “Về nhà với mẹ” rất khắc nghiệt, từ những người hàng xóm gần gũi với gia đình Green đến một xã hội lớn hơn, nơi mà Green đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng LGBT. Suy nghĩ của người mẹ chính là điều khiến mình không thích ở quyển sách này, mình nghĩ gia đình phải là điểm tựa cho con cái chứ không phải là nơi khiến cuộc sống áp lực hơn.

Tiểu thuyết bắt đầu bằng chuyện quay trở về của cô con gái được gọi bằng biệt danh Green, khi cuộc sống riêng gặp những vấn đề khó khăn, không còn khả năng trả tiền thuê nhà.

Câu chuyện được dẫn dắt bằng lời tự sự của người mẹ, ngay từ khi bắt đầu đã đầy mâu thuẫn.

Nhân vật tôi - người mẹ, đại diện cho mẫu phụ nữ truyền thống trong xã hội. Bà chăm sóc con gái chu đáo, đặt hy vọng vào con. Bà muốn con trở thành phụ nữ lấy chồng, sinh con và sống cuộc đời bình thường.

Khác biệt hoàn toàn với mong muốn và dẫn dắt của người mẹ, người con lại là cô gái nổi loạn, sẵn sàng dấn thân để tìm kiếm hạnh phúc riêng của mình; sẵn sàng từ bỏ công việc giảng viên để đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho mọi người.

Cô yêu và sống cùng một phụ nữ suốt 7 năm. Cô luôn xem người ấy là gia đình của mình. Cuộc sống với cô luôn khó khăn và khó khăn nhất là không có sự ủng hộ của mẹ.

Việc quay về nhà, bắt đầu sống chung, là tiến trình quan trọng, dẫn đến sự thay đổi của hai nhân vật.

Hai phụ nữ, hai thế hệ, hai suy nghĩ hoàn toàn khác nhau. Khi họ sống chung dưới một mái nhà, những mâu thuẫn, cãi vã, câm lặng, đau khổ... đã xảy ra. Nhưng từ đó, họ có thể khám phá thế giới riêng của nhau, dẫn đến sự “vượt qua” và “chấp nhận”.

Nhân vật ở giữa mối quan hệ mẹ - con căng thẳng ấy là cô gái - người yêu của Green, tên Rain. Rain có sự ấm áp của phụ nữ hiện đại, từng trải và thấu hiểu. Cô có thể dọn dẹp nhà cửa, pha trà cho người mẹ, nấu mì udon cho bà. Cũng có những buổi, cô cùng bà trò chuyện, những câu chuyện ngắn, rời rạc, nhưng từ ấy giúp mỗi độc giả có cơ hội đến gần với tâm hồn nhân vật.

Rain là ánh sáng của ngọn lửa nhỏ, trong ngôi nhà buồn bã của hai mẹ con Green. Từ ấy, mối quan hệ của 3 phụ nữ dần gắn bó, không chỉ bởi quan hệ ruột thịt, mà còn là sự thấu hiểu nội tâm.

Văn học Hàn Quốc cúi xuống cùng người nghèo khổ sống trong những khu ổ chuột với nỗi lo thất nghiệp thường trực.

Bạn đọc có thể thấy từ Điều gì xảy ra, ai biết; Anh đã trở về (Kim Young Ha); Một trăm cái bóng (Hwang Jung-geun) đến Về nhà với mẹ, các tác giả đã đi thẳng vào đô thị hiện đại của Hàn Quốc, phơi bày những tăm tối ẩn giấu trong đó.

Họ viết về những người nghèo khổ để an ủi và cảm thông, dùng ngòi bút để cất lên tiếng nói sâu thẳm của những con người vô danh trong đời. Những con người này không bị phủ nhận trong cuộc sống đang xô đẩy vội vã.

Theo dõi quá trình vật lộn của Green để sống hàng ngày và được theo đuổi tình yêu tự do của mình, độc giả có thể cảm nhận nỗi cô đơn của những người trẻ. Bên cạnh đó, người đọc cũng có cái nhìn cảm thông với người mẹ khi bà quá khắc nghiệt với con cái.

Người mẹ nhận ra hệ quả của áp lực xã hội, sự thay đổi liên tục của đời sống, tiền nhà có thể tăng vọt sau một đêm ngủ dậy, việc có thể mất chỉ sau một ngày nghỉ ốm...

Về nhà với mẹ là tiểu thuyết sâu sắc, được viết bằng giọng văn súc tích, đầy tình biểu cảm, khơi dậy bức tranh sống động về sự sống của con người trong đô thị.

Cuốn sách đầy khắc khoải, nhiều nỗi buồn nhưng cũng nhói lên niềm hy vọng không bao giờ tắt của con người trong cuộc sống.

Văn học Hàn Quốc cúi xuống cùng người nghèo khổ sống trong những khu ổ chuột với nỗi lo thất nghiệp thường trực.

Bạn đọc có thể thấy từ Điều gì xảy ra, ai biết; Anh đã trở về (Kim Young Ha); Một trăm cái bóng (Hwang Jung-geun) đến Về nhà với mẹ, các tác giả đã đi thẳng vào đô thị hiện đại của Hàn Quốc, phơi bày những tăm tối ẩn giấu trong đó.

Họ viết về những người nghèo khổ để an ủi và cảm thông, dùng ngòi bút để cất lên tiếng nói sâu thẳm của những con người vô danh trong đời. Những con người này không bị phủ nhận trong cuộc sống đang xô đẩy vội vã.

Theo dõi quá trình vật lộn của Green để sống hàng ngày và được theo đuổi tình yêu tự do của mình, độc giả có thể cảm nhận nỗi cô đơn của những người trẻ. Bên cạnh đó, người đọc cũng có cái nhìn cảm thông với người mẹ khi bà quá khắc nghiệt với con cái.

Người mẹ nhận ra hệ quả của áp lực xã hội, sự thay đổi liên tục của đời sống, tiền nhà có thể tăng vọt sau một đêm ngủ dậy, việc có thể mất chỉ sau một ngày nghỉ ốm...

Về nhà với mẹ là tiểu thuyết sâu sắc, được viết bằng giọng văn súc tích, đầy tình biểu cảm, khơi dậy bức tranh sống động về sự sống của con người trong đô thị.

Cuốn sách đầy khắc khoải, nhiều nỗi buồn nhưng cũng nhói lên niềm hy vọng không bao giờ tắt của con người trong cuộc sống.

Viết bằng lời của người mẹ có cô con gái là người đồng tính nhưng mình lại thấy chính mình trong câu chuyện này. Việc đứa con khôn lớn và rời xa vòng tay cha mẹ từng ngày, đồng nghĩa với chuyện chúng đang rời xa vòng tay cha mẹ mãi mãi. Chuyện đó như một lẽ tự nhiên, mà nỗi lòng người làm cha mẹ chỉ đành biết lặng im đi bên đời những đứa con của họ.

Không chỉ dừng lại ở việc đứa con gái là người đồng tính, đưa bạn gái về sống cùng với mẹ khi chúng bị xã hội dồn vào đường cùng, mà đó mình coi là ẩn dụ cho những chuyện xảy ra trong mỗi đời sống con người trước những rào cản cuộc đời, từ gia đình đến công việc. Mình thích Về nhà với mẹ bởi một lẽ nữa, kết truyện một cách rất tự nhiên, không gò bó hay ép buộc theo motif người mẹ chấp nhận quan hệ đồng tính của đứa con gái, mà bà chọn cách "sống chung với lũ", dần dần thích nghi với những chuyện vượt ra ngoài quan điểm sống của mình.

Nghe thì có vẻ miễn cưỡng, nhưng mình nghĩ, mỗi chúng ta đều bất mãn, không hài lòng với cuộc đời chính mình, chúng ta sống là học cách chấp nhận mọi chuyện từng chút từng chút một, dẫu biết là khó khăn, dẫu biết có những thứ ta chẳng thể nào quên được nó hay lờ nó đi, thì ta vẫn phải sống.

Vấp phải khó khăn tài chính ngoài ý muốn, Green phải dọn về sống chung với mẹ. Nhưng cô không về một mình mà còn dẫn theo một bạn gái khác, cũng là người yêu của mình trong suốt bảy năm qua.

Ba người – hai thế hệ với tư tưởng và nhân sinh quan khác biệt sâu sắc đã được Kim Hye–jin thể hiện một cách tinh tế và nhức nhối trong cuốn sách Về nhà với mẹ.

1. Mẹ và con gái, những mâu thuẫn vô hình

Trong Về nhà với mẹ, tác giả đã xây dựng nên hai nhân vật mẹ – con, có tính cách đối lập nhau. Qua lời kể của nhân vật mẹ – xưng tôi, ta thấy được nội tâm phức tạp của người mẹ, với đầy những góc khuất, những trăn trở, cô đơn, lo lắng khi sống giữa vòng quay của xã hội hiện đại.

Bà làm việc ở một viện dưỡng lão. Công việc chăm sóc những người già cô đơn khiến cho tâm lý lo sợ của bà càng thêm mạnh mẽ.

Khi chứng kiến cuộc sống của con gái, bà không thể nào tìm được tiếng nói chung. Bà không hiểu tại sao con gái không thể trở thành một người bình thường, là giảng viên, lấy chồng, sinh con mà lại chọn một cuộc sống “kỳ quặc” như vậy.

Vì sao sau ba mươi tuổi vẫn lông bông, vác túi đi dạy gia sư ở khắp nơi, lại sống chung với một cô gái khác, như vợ chồng. Dù cố gắng nói chuyện, bà và con gái chỉ càng thêm mâu thuẫn.

Có lúc bà đã đau đớn mà thốt lên: “Liệu có kỳ tích nào giúp bác hiểu hai đứa không?”. Và bà cũng tự nhủ rằng, không, rốt cuộc không có kỳ tích nào cả, bà sẽ mãi mãi đứng bên ngoài cuộc đời đứa con gái mà bà đã sinh ra.

Green cũng chưa từng hiểu mẹ mình. Cô có cuộc sống của một kẻ ngạo nghễ với đời, biết mình muốn gì, biết con đường mình phải đi như thế nào. Nếu như mẹ cô là đại diện của một thế hệ sống thụ động và quá nhiều sợ hãi, thì Green lại chính là đại diện của một thế hệ thanh niên hiện đại, không chấp nhận sống cuộc đời hèn nhát, và bị sắp đặt.

Green muốn sống, muốn đấu tranh vì hạnh phúc vì cuộc đời của chính mình. Bởi thế, mẹ và con gái, dù cố gắng kết nối với nhau, thì vẫn là hai đường thẳng song song không thể gặp gỡ. Dẫu yêu thương nhau, nhưng không bao giờ thực sự thấu hiểu nhau. Bởi thế, nên tình yêu của họ đem đến nhiều đau khổ, u uất.

2. Bức tranh thời đại của xã hội Hàn Quốc

Bằng ngòi bút nữ tính, thâm trầm nhưng cũng đầy sắc sảo của mình, nhà văn Kim Hye–jin đã đi sâu vào những góc tối của xã hội đương đại Hàn Quốc, phơi bày bức chân dung những con người cô độc nơi đô thị ấy.

Trong Về nhà với mẹ, có một nhân vật tên Jen, sống trong viện dưỡng lão, dưới sự chăm sóc của người mẹ. Jen là hình ảnh để lại nhiều ám ảnh trong tiểu thuyết – một người già cô đơn, không chồng con, không người thân, chịu đựng cuộc sống qua ngày với căn bệnh mất trí nhớ. Và dần dần bị ngay chính những người trong viện dưỡng lão bỏ mặc.

Mỗi ngày đi làm, chứng kiến hình ảnh của Jen, cận kề với cái chết, nhân vật tôi chua xót khi nghĩ về mình, nghĩ về những người già đang dần chết đi trong cô độc và nghèo đói ở đất nước này.

Và buồn bã hơn, bà lo sợ đây chính là tương lai của con gái bà, khi cô không có một chỗ nào nương dựa. Rồi cuộc đời cô sẽ đi về đâu, khi cô không có một định danh nào trong xã hội.

Theo sát từng ngõ ngách tâm lý của nhân vật tôi – người mẹ, độc giả sẽ dần tường bước được dẫn dắt vào những nơi sâu cùng tăm tối, một phiên bản trái ngược với những tòa nhà hào nhoáng, lấp lánh ánh đèn mà ta vẫn thường thấy trong những bộ phim Hàn Quốc lãng mạn.

Văn học Hàn Quốc, không chỉ có Kim Hye–jin với Về nhà với mẹ, mà những nhà văn khác như Kim Young Ha, Han Kang, Shin Kyung Sook… cũng đang từng ngày đi sâu vào nội tâm đô thị này, để cúi xuống những con người nghèo khổ, sống đời sống bấp bênh, để viết về họ, cũng là nhắc cho mỗi người đọc biết rằng, cuộc sống vẫn ở đây, và những hình ảnh này. Trong bóng tối có ánh sáng, và phía sau ánh sáng cũng chất đầy những mảng tối.

3. Sự kết nối chân thành nhất của con người?

Trong Về nhà với mẹ, có một câu thoại nhân vật Green nói đã để lại nỗi ám ảnh lớn đối với độc giả, đồng thời đây cũng có thể xem là mạch nguồn chính của tác phẩm.

“Tại sao phải lấy chồng hay có con mới là lập gia đình? Mẹ, Rain là gia đình của con. Cô ấy không phải là bạn bè. Suốt bảy năm qua bọn con đã sống như gia đình. Gia đình là cái gì? không phải là chỗ dựa tinh thần, là người luôn ở bên cạnh mình sao? Tại sao như thế này thì được coi là gia đình, như thế kia thì không?”

Trong câu chuyện của mình, Kim Hye–jin không hề có một đoạn nào khẳng định, Green và Rain là hai người đồng tính yêu nhau. Họ chỉ được thể hiện dưới hình ảnh của hai người phụ nữ sống bên nhau. Với tôi, đó cũng là một cách trân trọng sự bình đẳng trong mối liên kết giữa con người với con người. Không cần định danh đó là đồng tính hay dị tính, đó đơn giản chỉ là hai người coi nhau là gia đình, và ở bên cạnh nhau.

Chính những khoảnh khắc bên nhau dù được miêu tả rất hiếm hoi trong cuốn tiểu thuyết này, khiến tôi cảm nhận được không khí ấm áp tỏa ra từ đây, dẫu cho nó đầy những mâu thuẫn, và âu lo.

Đứng ở khía cạnh đó, tôi thực sự yêu mến tiểu thuyết này. Chính bởi cách mà tác giả soi chiếu mối quan hệ giữa con người với con người, không khoa trương, nhưng lại chiếu được sâu cùng bản chất.

Cách Kim Hye–jin miêu tả mối quan hệ của Rain và Green khiến tôi nhớ đến lời của Trương Quốc Vinh, khi anh nói về tình yêu: “Mọi mối quan hệ đều là một điều tự nhiên, dù là nam hay nữ, khi hai người yêu nhau thì chỉ có tình yêu là ý nghĩa”.

Bởi thế, mối quan hệ của hai người phụ nữ ấy, dù người mẹ không thể đồng cảm, dù người đời đầy những hồ nghi, hay kỳ thị, tôi tin rằng chỉ có họ hiểu sâu sắc nhất, và tôi đồng cảm với họ.

Kim Hye–jin sinh năm 1983 tạo Daeugu. Đăng đàn năm 2012 với truyện ngắn Chicken run đăng trên số Tân xuân văn nghệ dành cho các tác giả mới của Nhật báo DongA. Với hai tiểu thuyết Ga trung ương (2013), Về nhà với mẹ (2018) và tập truyện ngắn Eo Bi (2016) khắc họa chân thực những vấn đề nhức nhối của xã hội Hàn Quốc hiện đại, cô trở thành một trong những tác giả trẻ đáng chú ý nhất của văn đàn Hàn Quốc những năm gần đây.

Đọc đến những trang cuối cùng của cuốn sách, tôi hiểu ra được sức mạnh của sự thấu hiểu lớn lao đến nhường nào. Người ta ghét nhau vì người ta không thấu hiểu nhau. Người ta hờn giận nhau cũng vì thế. Vậy điều quan trọng ở đây là gì? Là tại sao người ta lại không cùng ngồi lại và nói với nhau? Nhưng điều này đôi khi thật khó, bởi ai cũng có những suy nghĩ của riêng mình, ai cũng có một cái tôi thật cao và nhất quyết không chịu nhân nhượng trước bất kì lí lẽ nào chống đối lại mình. Bởi vì vậy mà mới nói, sức mạnh của sự thấu hiểu lớn lao đến nhường nào. Nó lớn đến nỗi, người ta cứ nghĩ là mình sẽ không bao giờ làm được. Nếu như Green và Rain không dọn về sống cùng với mẹ, nếu như không có những mâu thuẫn, tranh cãi giận hờn giữa cả ba người, thì có lẽ những trăn trở trong lòng nhau vẫn luôn hoài tồn đọng. Có phải chăng, thứ có thể giải đáp những khúc mắc đó, chính là sự thấu hiểu yêu thương? Cuốn sách cũng từ đó khép lại, nhẹ nhàng và rất đỗi đời thường… Được viết theo lời kể của nhân vật người mẹ, “Về nhà với mẹ” mở ra một góc nhìn mới về những suy nghĩ, nhận định và cách phản ứng với vấn đề của các bậc phụ huynh. Cha mẹ đôi khi có những suy nghĩ thật khác với con cái, và những suy nghĩ đó có thể đúng hoặc có thể sai, nhưng chung quy lại, tất cả những gì cha mẹ làm đều xuất phát từ yêu thương và mong muốn con mình được tốt đẹp. Cuốn sách như chiếc cầu nối hai khoảng cách thế hệ lại với nhau. Các bậc cha mẹ có cơ hội để hiểu rõ cuộc sống của con cái, còn con cái thì cảm thông và nhìn nhận được suy nghĩ của cha mẹ. Chỉ cần thấu hiểu nhau, thì giận hờn nào cũng sẽ được xóa bỏ.

Về mặt người mẹ, bà không ngừng đau khổ trước những trăn trở này. Bà luôn muốn Green trở về là một đứa con gái bình thường, lấy chồng, có con, sống một cuộc đời giống như những người khác, để không phải có một kết thúc buồn bã giống như Jen. Những bà càng cố gắng hướng cuộc sống của Green theo mong muốn của bà, thì kết quả lại càng trở nên tệ hại. “Tại sao phải lấy chồng hay có con mới là lập gia đình? Mẹ, Rain là gia đình của con. Cô ấy không phải bạn bè. Suốt bảy năm qua bọn con đã sống như gia đình. Gia đình là cái gì? Không phải là chỗ dựa tinh thần, là người luôn ở cạnh mình sao? Tại sao như thế này được coi là gia đình, như thế kia lại không?” Mối quan hệ giữa hai mẹ con ngày càng tệ. Bà nhận ra bà đã thay đổi rất nhiều, bất mãn hơn, cộc cằn hơn khi nói chuyện với Green. Và Rain, cũng chính là một thứ đáng ghét nhất trong cuộc đời của bà. Những mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn. Ba con người với những suy nghĩ và cách sống khác nhau đã không thể nào hàn gắn dù vẫn đang sống dưới một mái nhà, trong một bầu không khí… Chỉ đến khi những giọt nước mắt rơi, và máu đã đổ xuống… Mọi sự hi sinh nào cũng đều có ý nghĩa. Điều gì là đúng và điều gì là không đúng theo cách nhìn của người đời, đến giờ phút này nó không còn quan trọng nữa. “Giá như mọi thứ lại quay trở về vị trí ban đầu. Giá như cuộc sống luôn suôn sẻ thuận lợi. Nhưng có lẽ đang đợi tôi phía trước sẽ là một cuộc sống luôn phải đấu tranh và chịu đựng không ngừng nghỉ. Thế nên điều tôi nghĩ bây giờ không phải là ngày mai xa xôi nữa. Mà là hiện tại tôi đang đối mặt. Tôi sẽ chỉ nghĩ về những chuyện đã xảy ra ngày hôm nay và cách mình đã thu xếp mọi chuyện suôn sẻ. Và tôi cũng tin rằng, mình chỉ có thể vượt qua những ngày mai dài đằng đẵng theo cách như vậy mà thôi.” Những ngày tiếp theo đó, ngay cả bản thân người mẹ cũng không biết rằng rồi mọi chuyện sẽ đi về đâu, nhưng bà đã tin, việc cần làm ngay lúc này, chính là đối mặt với hiện tại. Đối mặt, chứ không phải là trốn chạy. Và khi người ta đã có đủ dũng khí để đối mặt, cũng giống như người ta đủ can đảm để chấp nhận một sự thật nào đó. Sự thật thì mãi luôn luôn là sự thật, dù nó có bị người ta thêu dệt bởi vài ba cái ý niệm dối trá nào để bao biện cho một lý do nào khác.

Mỗi ngày trôi đi, khi chăm sóc Jen trong viện dưỡng lão, bà đã không ngừng nghĩ về tương lai của mình và của đứa con gái ngu ngốc kia. Jen đã từng là một phụ nữ trẻ sống trong ánh hào quang lẫy lừng với một quá khứ đáng tự hào, nhưng bây giờ đây, lúc cái thân xác này đã trở nên già cỗi, Jen phải nương nhờ vào sự chăm sóc viện dưỡng lão, chỉ vì Jen không có gia đình, chỉ vì Jen không có người thân. Và mặc dù được xếp vào một viện dưỡng lão cao cấp với số tiền lớn đủ để tận hưởng một cuộc sống tiện nghi tuổi về già, Jen lại phải nhận lấy sự chăm sóc hững hờ từ những nhân viên điều dưỡng với một chế độ hà khắc vô cùng. Để rồi khi cảm thấy Jen là một gánh nặng, người ta đã tàn nhẫn chuyển bà sang một nơi khác, tồi tệ hơn, chỉ vì thể nào rồi bà cũng sẽ chết. Nhìn thấy những chuyện đau lòng đó, người mẹ không thể nào tránh khỏi xót xa. Jen một đời sống vì cộng đồng, để rồi những thời khắc cuối cùng lại trở nên thê thảm đến như vậy. Rồi còn mình, rồi còn đứa con gái của mình, cuộc sống sau này sẽ như thế nào đây, nếu như không có ai chăm sóc, người mẹ đã thầm nghĩ. Càng nghĩ, bà càng lo nhiều hơn. Con người ta đang sống trong thời đại luôn cảm thấy sợ hãi về những ánh nhìn của người khác dành cho mình. Hàng xóm đã bắt đầu bàn tán ra vào về mối quan hệ giữa Green và Rain. Thời cuộc cũng đã lên tiếng khi trường của Green bắt đầu sa thải những giáo viên đồng tính mà không có lí do. Green mỗi ngày đều cố gắng đấu tranh để giành lại công bằng cho chính mình và cộng đồng LGBT, dẫu sự đấu tranh đó phải đánh đổi rất nhiều bằng máu và nước mắt. Những con người kia, ai cũng cho là mình đúng, nhưng không ai thử một lần đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận ra vấn đề. Đúng, vấn đề là nằm ở đó.