Nếu như cách mạng là một dòng sông, và cuộc đời của mỗi chiến sĩ là một con suối đổ vào dòng sông đó, thì các em lại là những tia nước nhỏ bé, bất ngờ vọt ra từ một kẽ đá, một vết nứt trên thân cây, hoặc trút xuống từ một đài hoa gió thổi nghiêng... Nhưng cái điều kỳ thú là những tia nước mỏng manh nhỏ bé ấy đã len lỏi hòa vào dòng sông Cách mạng hùng vĩ, lúc nào không ai hay.


    Cách mạng tháng Tám thắng lợi trở thành bước ngoặt vĩ đại trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam, là sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là sự do, hạnh phúc của biết bao nhiêu thế hệ con người. Nhưng mỗi khi ta nhắc đến những năm 1945 - 1946, những năm tháng chiến tranh đầy đau khổ, trong lồng ngực mỗi người con Việt Nam lại nhói lên như có một mũi kim, một vết sẹo lại rách toạc, bởi lẽ những tháng ngày ấy bao nhiêu sinh mạng đã ngã xuống, bất kể già trẻ, nam nữ. Sinh ra giữa cảnh nước mất nhà tan, Phùng Quán hiểu rõ thế nào là dòng máu, là mồ hôi của đồng bào, của những chiến sĩ, đặc biệt là của những cậu bé thiếu niên trinh sát mới chỉ mười hai, mười ba tuổi mà ông đã nhắc đến trong tác phẩm để đời của mình, Tuổi thơ dữ dội. 


    Tựa như một cuốn phim tua ngược về những năm 1945 -1946, những năm tháng đầy bi ai, khó khăn của nhân dân Việt Nam khi phải đấu tranh giành tự do dân tộc, phải đấu tranh với những tàn dư của những cuộc kháng chiến khốc liệt. Khó khăn, gian khổ là vậy nhưng vẫn chẳng thể nào át đi sự dũng cảm của những người lính trẻ kiên cường, bất khuất. Các em không ngại khói lửa bom đạn, không ngại những trận đòn roi, không ngại đói khát, dơ bẩn, xông pha ra mặt trận “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ngòi bút cách mạng của Phùng Quán dạt dào, da diết nhưng cũng mộc mạc, giản dị đã xuất sắc phác họa lên khói lửa bom đạn, tro tàn của chiến tranh và những cuộc chiến đấu anh dũng của những “Vệ Quốc Đoàn con nít” vào năm 1945 - 1946. 


1. Đôi nét về tác giả Phùng Quán và tác phẩm Tuổi thơ dữ dội


    Nổi lên giữa thời kì loạn lạc, bom đạn, Phùng Quán là cái tên sớm để lại trong lòng độc giả ấn tượng mạnh mẽ so với những tác giả cùng thời. Con đường hành văn của ông đi song với chiến tranh Đông Dương, bên cạnh đó tác giả đã tham gia Vệ Quốc Quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân được nhắc đến trong tác phẩm Tuổi thơ dữ dội) vào năm 1945, vì lẽ đó nên những đứa con tinh thần của ông luôn mang hơi thở của chiến trưởng, của khí thế ngút trời, của mất mát và đau thương. Sau này, trong di cảo hồi ký "Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào" do Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007, ông kể nhiều chi tiết rất thú vị về sự tình cờ đưa ông từ một người lính trở thành một nhà văn và những biến cố phải gánh chịu nhưng với giọng kể rất hóm hỉnh, không một chút trách móc hay thù hận. Tác phẩm đầu tay, Vượt Côn đảo tuy không tạo được tiếng vang nhưng sau Đổi Mới, Phùng Quán đã thu hút được một lượng độc giả đông đảo bằng lối hành văn chân thật, chất phác, có đôi phần hài hước, dí dỏm. 


    Cho đến ngày nay, những tác phẩm của ông đã được tái bản và luôn được mọi người đón nhận, trong đó Tuổi thơ dữ dội là một mảnh ghép vô cùng quan trọng, gắn liền với tên tuổi của Phùng Quán. Tuổi thơ dữ dội được chắp bút vào những năm 1968 và được xuất bản vào năm 1988. Nhờ khí thế oai phong lẫm liệt toát ra từ những người lính cụ Hồ trong thời chiến hòa cùng lời văn trong trẻo, mộc mạc nhưng cũng đầy xót xa, luyến tiếc của Phùng Quán mà chỉ hai năm sau đó, cuốn tiểu thuyết đã được trao giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam cũng như được dựng thành phim cùng tên. Mặc dù chủ đề chiến tranh Việt Nam đã trở nên phổ biến nhưng vẫn luôn là một đề tài nóng hổi bởi lẽ những đau thương trong quá khứ, những nỗi thống khổ nhơ nhớp, dơ bẩn chưa bao giờ được phanh phui, vạch trần toàn bộ. 




2. Khát khao vượt lên trên số phận cơ cực của những chiến sĩ nhỏ

    Tuổi thơ dữ dội phác họa lại bối cảnh của những ngày Huế đổ máu, sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, Vệ Quốc Đoàn được thành lập và tác giả Phùng Quán đã lấy tiêu biểu là Trung đoàn Trần Cao Vân để kể về. Đặc biệt thay, trung đoàn 31 người này chỉ toàn là những cậu bé “vắt mũi chưa sạch”, những cậu bé lẽ ra nên ở nhà bắn bi, bắt ve chơi nhưng giờ đây trong tình cảnh đất nước gặp khó khăn, các em đã liều mình, đánh đổi cả tuổi thơ và sinh mệnh cho mặt trận, cho những chuyến liên lạc đầy nguy hiểm. Nhưng những đau đớn, khổ cực ấy có đáng là bao, chỉ cần được gia nhập Vệ Quốc Đoàn, được cống hiến dù chỉ là một phần nhỏ nhoi cho đất nước đã sướng hơn gấp trăm, gấp ngàn lần cái cảnh tù đày, nhục nhã khi phải sống chung với bọn quân xâm lược. Các em ấy, mỗi con người, mỗi cá thể nằm trong Trung đoàn Trần Cao Vân này lại có một câu chuyện khác nhau, có một hoàn cảnh gia nhập đội quân khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn là để thoát khỏi kiếp sống đầy thống khổ, áp bức. 


Dù mai đây có đói khổ gấp mười ri em cũng xin chịu. Em ưng thà phải ở truồng, ở lỗ mà chết đói trên chiến khu còn hơn phải về thành phố mà ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian…


    Đó là câu chuyện về em Mừng vì muốn hái lá thuốc chữa bệnh cho mẹ bị hen suyễn mà đã trèo lên hết tất cả các ngọn cây bút bút ở Huế, “khắp vùng Bao Vinh, Bãi Dâu, không có ngọn cây bút bút nào nó chưa trèo lên, tìm lá tầm gửi.” Em thương mạ, xót mạ nên dù có phải đánh đổi bằng cả tính mạng em cũng không tiếc nuối. Bởi vậy nên khi Mừng thấy “trên ngọn cây bút bút cao nhất trong khu vườn đằng sau doanh trại này, có đậu một tán lá tầm gửi rất to” , em đã liều mạng lẻn vào hàng ngũ của Vệ Quốc Đoàn để hái lá thuốc cho mạ. Hay đó là câu chuyện đầy xúc động về “chú thợ súng nhỏ”,  Vịnh - sưa luôn chăm chỉ, gương mẫu, kỷ luật thép. Sau khi được điều đến chạy liên lạc trong Vệ quốc đoàn, Vịnh được mọi người tín nhiệm, tin tưởng tham gia những trận đánh mở màn ác liệt nổi tiếng: cầu Kho Rèm, nhà hàng Sáp - phăng - rông, trường Thiên Hữu. Không may vào trận đánh trường Thiên Hữu, người chính trị viên mà em kính trọng bị thương nặng. Trước khi ra đi, anh đã để lại cho Vịnh chiếc áo trấn thủ và lời nhắn nhủ “Ra trận nhìn cái áo của anh thì nhớ trả thù cho anh…” Sự ra đi của anh chính trị viên để lại trong lòng Vịnh - sưa một vết sẹo lớn nhắc nó luôn phải sống tử tế, thương người, thương dân, “để lại cho nó cuộc sống mẫu mực, trong sạch, tốt đẹp, cùng tình thương yêu của anh qua hơi ấm chiếc áo trấn thủ ngày ngày nó vẫn mặc…” 


    Tất cả các cậu thiếu niên trẻ tuổi ấy đều có một câu chuyện riêng đầy cảm xúc, có những hoàn cảnh thật hài hước, éo le mà ta chẳng thể nào ngờ tới nhưng các em vẫn đối mặt với chúng bằng tinh thần lạc quan, vui vẻ. Đó có thể là em Hòa - đen làm nghề bán đậu phộng rang nóng giòn hay em Bồng làm nghề giao bánh mì nóng giòn tình cờ cướp được một khẩu súng của một tên lính Tàu rồi giao nộp cho Vệ Quốc Đoàn để xin vào đơn vị. Trong đó có một câu chuyện đã khiến vô số độc giả phải rơi lệ, xúc động về cậu bé Vệ - to - đầu với những ám ảnh đau thương về gánh xiếc mà em phải tham gia trước khi vào Vệ Quốc Đoàn. Vệ trước khi tham gia liên lạc là một diễn viên nhào lộn của một gánh xiếc rong, nơi đã trói buộc cậu với những lưỡi dao sắc lẹm trong trò ném dao vào bia hay cảm giác da thịt rát bỏng khi phải phi thân qua vòng lửa cắm mười hai lưỡi dao nhọn hoắt. Hỏi quê quán ở đâu em cũng không biết, hỏi tên của em là gì em cũng không nhớ, hỏi cha mẹ đâu em lại càng không. Có lẽ những ký ức tăm tối ấy quá đáng sợ, thống khổ nên trí óc bé nhỏ của cậu bé chưa đến tuổi lên năm đã quá run sợ, vùi nát nó bằng tầng tầng lớp lớp những nỗi sợ khác. 


Trường hợp nhập ngũ của nhiều em thật đặc biệt và khá tức cười, hiếm thấy trong lý lịch các chiến sĩ lớn tuổi…Nhưng cái điều kỳ thú là những tia nước mỏng manh nhỏ bé ấy đã tự len lỏi hoà vào dòng sông Cách Mạng hùng vĩ, lúc nào không ai hay.


    Biết là sẽ khổ, sẽ đói, sẽ mất mạng như chơi nhưng các cậu bé của chúng ta chưa một lần run sợ, chùn bước. Trong tay là tờ truyền đơn mà các em coi là bảo vật, trên gương mặt kia chưa bao giờ vụt tắt đi nụ cười tươi sáng, trong trẻo, kể cả trong những trần đòn roi xé thịt hay làn mưa bom bão đạn của địch, các em vẫn mang trên mình một nụ cười khinh miệt, coi trời bằng vung. Từng sinh mạng bé nhỏ ấy chạy băng băng, mải miết trên những con đường sỏi đá gập ghềnh, chông gai cho hòa bình của Tổ quốc vĩ đại, cho cuộc sống khắc khổ, bần cùng của chúng, cho những người mà chúng yêu thương. Dưới ngòi bút của Phùng Quán, những mẩu chuyện nhỏ về những cậu thiếu niên trinh sát ấy trở thành một mảnh ghép trong bức tranh tuổi thơ đầy sắc màu, có chút gam màu ảm đạm, tăm tối của sự bi thương nhưng cũng vô cùng rực rỡ của những tháng ngày rong ruổi bất tận, cống hiến sức mình cho đất nước. 




3. Hình hài bi tráng của người lính trinh sát


    Bạn sẽ nói gì khi nhắc đến chiến tranh? Có lẽ con người thời nay chẳng thể tưởng tượng nổi ngày xưa chiến tranh đã tàn phá nhà cửa, làng mạc, ruộng đồng và sinh mạng đến mức nào. Tuổi thơ dữ dội tái hiện lại một thời bom rơi đạn lạc nuốt chửng lấy từng sinh linh bé nhỏ, bất kể đó là người già hay trẻ, là nam hay nữ đều ngã xuống trước nòng súng chết chóc của quân địch. Chúng nào biết đó là một cụ già lom khom hay một đứa trẻ sơ sinh, những kẻ tàn độc, máu lạnh ấy nào biết yêu thương, trân trọng gọi là gì? Nhưng quân ta cũng chưa một lần nào biết khuất phục là gì. Hết những toán người này lại đến những toán người khác, có người ngã xuống ngay lập tức lại có người yểm trợ, tiến lên phía trước. Chiến tranh cướp đi một phần tuổi thơ trong sáng, rong ruổi cùng chim chóc, ong bướm của những cậu thiếu niên trẻ tuổi nhưng cũng cho họ một khoảng thời gian dữ dội, cuồng nhiệt nhất mà không phải ai cũng có thể trải qua được. Các em cảm nhận sâu sắc được quãng đời ngắn ngủi của mình gắn chặt với sinh mạng của Tổ quốc, với từng tấc đất, từng miếng cơm, manh áo của đồng bào dân tộc bởi vậy nên các em phải gánh trên vai trọng trách và sứ mệnh vô cùng lớn lao. 


    Chiến tranh đã mài giũa nên tính chăm chỉ, cần mẫn và kỷ luật của cậu bé Vịnh - sưa nhưng cũng đồng thời lấy đi hơi thở thoi thóp của cậu. Có mấy ai đủ gan dạ trèo lên nóc thành trì của địch, trở thành ngọn đuốc sống chói sáng cả một trời khói bụi mịt mù của bom đạn? Là sự dũng cảm, liều mạng nào đã thúc giục em lập công cứu nước một thân một mình, không một mảnh vải vắt vai? Vào giây phút màn đêm bừng sáng nhất, thân hình gầy gò, trơ trọi của em vẫn đứng sừng sững trên đầu giặc để chỉ điểm cho đồng đội bắn trúng kho vũ khí, để ngước nhìn anh em chiến đấu thật anh dũng. 


    Chiến tranh khắc nghiệt giam giữ chú bé liên lạc Lượm - sứt trong nhà tù tăm tối, dơ bẩn, kìm hãm tâm trí cậu cùng những trận đòn roi xé nát da thịt nhưng cũng là lò lửa tôi nên trái tim sắt đá và trí thông minh, lanh lợi của những lần vượt tù hiểm hóc đến thót tim. Chẳng ai có thể ngờ một cậu chỉ mới mười bốn tuổi đã phải chịu đựng đủ mọi loại hình thức tra tấn dã man. Dù cho xương tan, thịt nát, thân người mệt mỏi rã rời nhưng ánh mắt cậu chưa một lần nào dập tắt đi ngọn lửa ý chí, kiên cường, cậu nhất quyết không chịu khai ra bất kì bí mật quân sự nào. Hay khi cậu nhẫn nhục xắn tay áo để dọn hố xí, tập hợp những người bạn tù lại lập ra “Đội thiếu niên chiến đấu lao Thừa Phủ” để chăm sóc, bảo vệ lẫn nhau trong ngục tù tăm tối. Kể cả ba lần vượt ngục của cậu cũng khiến người đọc đứng ngồi không yên, tiếc hùi hụi khi cậu bị bắt lại và tra tấn thảm thiết. Lượm - sứt có lẽ là một nhân vật nêu rõ nhất tinh thần bất khuất, kiên cường của người chiến sĩ nhưng cũng mang trong mình lòng gan dạ, xốc nổi và cái tôi cao ngút trời của một cậu thiếu niên mười bốn tuổi. 


- Còn lâu em mới thất kinh! Cha em trước làm Cộng sản, vượt tù đến năm lần tê anh ạ! Vượt đến lần thứ năm thì tụi hắn bắn chết.


– Nếu gặp dịp hay, em còn dám chơi tụi hắn một vố nữa không?


– Sợ chi mà không chơi anh!


    Chiến tranh đầy đau thương cướp đi người mẹ đáng quý của cậu bé ngây thơ Mừng và đẩy em vào con đường bế tắc nhất khi bị nghi ngờ là Việt gian để rồi em chẳng thể yên lòng khi ra đi. Mừng mở đầu cho Tuổi thơ dữ dội với khoảnh khắc một chú bé nhỏ thó, nhanh nhẹn lẻn qua bên kia cầu rồi lẻn vào hàng ngũ của Vệ Quốc Đoàn. Dù chỉ mới mười hai tuổi nhưng Mừng đã rất nhiều lần lập công và gây ấn tượng với trung đoàn trưởng vì là một “tấm bản đồ sống” của chiến khu, lại nhanh nhẹn, biết quan tâm, giúp đỡ đến đồng đội, đặc biệt là câu chuyện trèo cây hái lá thuốc cho mẹ chữa bệnh đầy cảm động của em. Mừng kết thúc cuốn tiểu thuyết dài gần bảy trăm trang bằng một câu nói đầy ám ảnh “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!” khi cậu bị cả chiến khu quanh lưng, không ai tin tưởng. Câu nói mang dáng hình ngây dại mà trong sạch của cậu vang vọng trong tiếng bom rơi đạn lạc trở thành một nốt trầm bi thương, da diết trong lòng độc giả. Em là một hình ảnh đại diện cho tình yêu, sự ngây thơ, trong sáng vẫn luôn còn hiện hữu đâu đó quanh ta, dù là trong chiến tranh khốc liệt hay sự tàn sát chết người của bom đạn. 


    Tuổi thơ dữ dội không chỉ dừng lại ở tình mẫu tử cao cả của Mừng, những lần vượt ngục thót tim của Lượm - sứt hay tinh thần kỷ cương, quyết lập công hy sinh của Vịnh - sưa mà còn là câu chuyện về giọng hát trong trẻo của Quỳnh - sơn - ca,  về con mắt nhìn người tinh tường của Bồng da rắn, về sự hài hước, lạc quan của Tư dát,… Chiến tranh dường như trở thành một chất xúc tác làm nổi bật lên phần con, phần người của những cậu bé thiếu niên trinh sát. Nét ngây thơ, hồn nhiên, những tiếng cười giòn giã vẫn luôn vang vọng khắp mặt trận, chiến khu là lời động viên, khích lệ to lớn trong lúc tuyệt vọng, cùng cực nhất khiến sự đau thương, mất mát và cái chết bỗng trở nên nhẹ bẫng. 


Chúng ta quyết định ra đi thà chết không lui, để góp phần cùng các anh lớn đánh đuổi bọn thực dân cướp nước ra khỏi bờ cõi Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Khi đất nước đã tự do, Tổ quốc đã hoàn toàn độc lập, thì nhất định người Việt Nam chúng ta sẽ được hưởng một cuộc đời sung sướng, hạnh phúc gấp trăm nghìn lần hôm nay.




4. Bài cả bi tráng của những người chiến sĩ trẻ tuổi


    Nếu không đọc Tuổi thơ dữ dội mấy ai biết được rằng vào cái tuổi ăn, tuổi lớn của những “Vệ quốc đoàn con nít” lại phải trải qua nhiều khó khăn, cực khổ đến vậy? Từng trang giấy thấm đượm một màu bi thương, khốc liệt của chiến tranh. Trên những hàng chữ là máu, là nước mắt và mồ hôi nhưng cũng là ngọn lửa bùng cháy đầy bi tráng, nhiệt huyết, quyết chí quyết thắng của đồng bào.


    Những con người quật cường chiến đấu thật anh dũng, mang trong mình lòng quả cảm và tình yêu thương vô tận với đất nước đã không ngừng tiến lên xông pha ngoài mặt trận. Lúc đi các em thiếu niên hăng hái, mừng rỡ nhưng nào biết rằng chực chờ các em ngoài đó là bom, là đạn, là cái chết tưởng chừng biền biệt nhưng lại gần trong gang tấc. Các em đi không biết ngày trở về, bỏ lại người mẹ già đang đau ốm với căn bệnh hen suyễn, bỏ lại một tiền đồ xán lạn với ước ao được chơi nhạc cho cả thế giới, bỏ lại mái ấm, gia đình cùng những thú vui của tuổi thơ để chạy theo tiếng gọi của Cách mạng, của quyết tâm chiến đấu và hy sinh cao cả. Và rồi những cậu bé ấy ra đi chẳng tiếc một đời người. Những trái tim vỡ vụn, thân hình gầy guộc, đen nhẻm, lấm lem bùn đất, ghẻ lở nằm xuống với đất ấm, với mảnh đất các em đã dành cả tính mạng để bảo vệ. Vào khoảnh khắc mặt trời chiếu sáng ngời trên thiên đỉnh hay chỉ là một đêm không trăng gió lặng, các cậu bé dũng cảm ấy cũng muốn khắc ghi một chút công lao để noi gương các anh lớn, để thoát khỏi cảnh tù đày của bọn Tây, bọn Việt gian.


Tóm tắt bởi: Phương Anh - Bookademy

Hình ảnh: Hà Vy - Bookademy

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


Xem thêm

Tác phẩm Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán là một trong những thi phẩm được đánh giá là tuyệt tác nói về đề tài chiến tranh cụ thể là bức chân dung về những người chiến sĩ thiếu niên 13-14 tuổi Vệ Quốc Đoàn của Trung đoàn Trần Cao Vân (101). Tiểu thuyết như tái hiện lại khung cảnh chiến tranh hào hùng, tráng lệ qua từng con chữ trác tuyệt . Nhà văn miêu tả sâu vào tính cách, tâm lý, nhận thức và hành động của mỗi thiếu niên. Mỗi cậu bé có những hoàn cảnh cũng như điểm mạnh, điểm yếu riêng. Nhưng giữa chúng đều có một mục tiêu và lý tưởng chung đó là sớm ngày được giải phóng đuổi hết lũ giặc tàn ác và trở về quê hương Thừa Thiên của mình. Qua bức họa của Phùng Quán ta thấy được những khó khăn, thiếu thốn của các chiến sĩ ta thời đó. Ngoài đối phó với giặc ngoại xâm ta còn phải chống chọi với giặc bệnh và nguy hiểm hơn cả là bọn giặc phản nước đầu quân cho giặc. Chúng chính là lũ sâu mọt làm bại hoại vẻ đẹp của nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất mà ngàn đời sau người đời còn mắc nhiếc. Qua từng lăng kính ta thương biết bao những chiến sĩ tuy nhỏ tuổi mà ý chí, quyết tâm cao ngời. Chúng sẵn sàng hi sinh, bỏ mạng để đánh đổi hòa bình, bình yên cho đất nước. Để từ đó luôn ghi nhớ công ơn, sự hy sinh của những người chiến sĩ đã liều mình giành lại từng tấc đất mà các vua Hùng đã dựng nên.

 

1 điểm

Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao tôi được sinh ra, tôi là ai, tôi phải sống như thế nào?” Hay giống như loài cá việc của tôi là bơi, như loài chim việc của tôi là tung cánh trên bầu trời. Ai ai trên cuộc đời này đều phải tìm ra cho mình một chân lý, một kim chỉ nam để được sống đúng chất với chữ “sống” chứ không phải sống chỉ để tồn tại. Với tôi “sống” chính là cống hiến để đời tốt đẹp, ý nghĩa. Và những trang sách của nhà văn Phùng Quán đã cho tôi thấm thía hơn lý tưởng sống đó trong tiểu thuyết “ Tuổi thơ dữ dội”.

   Để có được những giây phút tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên được lưu giữ trong kí ức tươi đẹp của mình thì liệu rằng chúng ta có biết đã có một thế hệ mang trong mình một tuổi thơ đầy “dữ dội”. Họ trải qua bao phần “dữ dội”, tàn bạo để đổi lấy những tuổi thơ bình yên, hạnh phúc cho chúng ta ngày hôm nay. Họ không ai khác chính là những thiếu niên chỉ mới 13,14 tuổi với những mảnh đời riêng, từ giàu có đến nghèo khổ, cùng cực, từ những tính cách, sở trường khác nhau nhưng chung quy lại với họ là một lòng yêu nước nồng nàn. Họ chính là những thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân mang trong mình tinh thần quả cảm tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên mặt trận Huế nổ lửa.

“ Những ngày tới đối với người chiến sĩ trinh sát chúng ta sẽ là những ngày tuyệt đẹp, nhưng đồng thời cũng đầy gian khổ hiểm nghèo, bị giặc bắt, thậm chí có thể hy sinh. Nhưng chưa lúc nào như lúc nào, anh thấy tin tưởng một cách sâu sắc rằng, những ngày sắp đến dù vấp phải gian khổ hiểm nghèo đến đâu, nhất định các em cũng sẽ làm đúng được như lời các em vừa hát: “Ra đi, ra đi thà chết không lui…” ( trích “Tuổi thơ dữ dội” – Phùng Quán). “Ra đi, ra đi thà chết không lui…” đó là lời thề của những cậu bé mang những cái tên với biệt danh hết sức tinh nghịch, đáng yêu như Vịnh sưa( có hàm răng thưa rếch như răng Cá Voi), Lượm sứt ( răng bị mẻ một miếng), Tư dát( nhát như thỏ đế)… Các em đã mang theo những nét đáng yêu, hồn nhiên ấy vào cuộc kháng chiến tàn khốc tạo nên một thiên truyện thổn thức, lay động bao trái tim độc giả.

Từng câu chuyện, từng đứa trẻ trong thời chiến tranh hiện lên trong cuốn sách đều rất tuyệt vời. Tám câu chuyện khắc họa hình ảnh tám đứa trẻ anh hùng trong tiểu đoàn 32 cậu lính nhỏ. Nhưng có lẽ chiếm vị trí thứ nhất trong tim tôi chính là nhân vật Mừng, đứa trẻ 12 tuổi với hình dáng không có gì phi thường nhưng lại khiến cho độc giả thấy thực phi thường qua từng hành động, lời nói của em. Câu chuyện của em cho tôi hiểu một cách sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, tình bạn trong sáng, và không thể thiếu đó chính là lòng trung hiếu đối với quê hương, đất nước.

Trong suốt dòng chảy thời gian từ trước và sau khi Mừng tham gia vào Vệ Quốc Đoàn dù trải qua bao gian truân, bao sự kiện bất trắc nhưng cậu bé ấy vẫn luôn giữ cho bản thân mình sự ngây ngô, thuần khiết. Em sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đang khốn khó, lầm than dẫn đến hoàn cảnh gia đình em cũng không khá hơn chút nào. Nhà em nghèo lắm, mẹ làm nghề bán bún bò giành giụm được nghìn nào lại bị người cha cướp đi. Mãi mà em mới được mua một bộ quần áo mới nhưng khi đem từ chợ về mẹ đã cất luôn vào rương. Mừng xin mặc thì mẹ nói: “ Cất đó khi mô đến Tết hoặc con được vô đội thiếu niên đánh trống cà rùng như mấy đứa trên phố thì mạ lấy cho mà mặc. Chứ bây giờ con mặc chỉ nhảy mấy bữa là rách tan thôi. Mình là con nhà nghèo, phải ăn mặc tùng tiệm con ạ!”. Vì chuyện này mà em dỗi mẹ theo bản năng của một đứa trẻ: “ Rứa thì thôi, con không ,mặc nữa. Mạ cứ cất cho đến khi mục thì thôi!”.Tuổi thơ em lớn lên trong tình yêu thương cao cả của mẹ, luôn đùm bọc, gắng sức làm lụng để cho em cuộc sống tốt hơn. Vì lao lực quá độ mà mà mẹ em mắc phải căn bệnh hen suyễn. Có cha có mẹ nhưng không cảm nhận được một chút gì yêu thương từ người cha bạo lực “ luôn nhè vô giữa ngực mạ mà đá, mà đạp, nên càng ngày càng nặng hơn, hễ động trời là cơn hen suyễn lại hành hạ mạ. Có khi hai ba ngày liền, mạ ngồi gò lưng ôm ngực mà ho khan, khò khè kéo suyễn,…”. Chứng kiến cảnh tình đó em hiểu rằng mình phải yêu thương mẹ hơn, còn người cha dù có hận nhưng cũng không làm gì được vì em không đủ khả năng. Mỗi lần thấy mẹ như vậy, Mừng thấy “ ngực cũng tức ran theo như bị ai dìm lâu xuống nước. Thương mạ, em khóc hết nước mắt. Em rang muối bọc vào vạt áo rách, chườm ngực cho mạ. Em chườm cho đến tận đêm khuya, hai tay mỏi rời, các nhà hàng xóm đã tắt đèn đi ngủ hết, vẫn còn chườm… Mạ em cứ giục hoài: “Con đi ngủ đi, mạ thấy đỡ nhiều rồi!” em vẫn không chịu đi. Đến lúc mệt quá, em gục vô lòng mạ ngủ thiếp lúc mô không hay…””

Thương mẹ như thế nên khi được cụ Ba Trà già nhất xóm mách cho em phương thuốc em đã không do dự gì mà tin ngay :“ Thứ lá tầm gửi đậu trên ngọn cây bút bút thật cao, chữa bệnh hen suyễn còn hay hơn thuốc tiên. Nhưng phải hái lúc nửa đêm, lúc lá đang ăn khí trời, uống sương móc, thì mới công hiệu. Lá phơi khô, sao vàng, hạ thổ, bỏ vô nồi đất, đổ năm chén nước trong, sắc lấy một chén. Chỉ uống chừng năm chén là bệnh rút, chục chén là bệnh khỏi”. Đó cũng chính là động cơ thôi thúc em gia nhập vào Vệ Quốc Đoàn. Nhân vật Mừng để lại trong tim tôi một vết cứa sâu về lòng hiếu thảo với mẹ. tại sao lại là vết cứa trong tim, vì nó thấm thía vào từng ngóc ngách trong tim tôi tình mẫu tử thiên liêng và người con hiếu thảo nhưng nó đau, day dắt vô cùng vì cuối cùng đến khi chết em vẫn chưa thể giãi bày nỗi oan lòng mình với mẹ.

Nói dối không mẹ không cha để vào Vệ Quốc Đoàn vì trước ngày Huế nổ súng chừng một tháng, tình cờ em phát hiện được, trên ngọn cây bút bút cao nhất trong khu vườn đằng sau doanh trại này, có đậu một tán lá tầm gửi rất to. Em mừng lắm nhưng cũng vô cùng lo lắng bởi ở đó có Vệ Quốc Đoàn đóng quân, ngoài cổng sắt lúc nào cũng có anh cầm súng đứng gác. Hơn nữa bên ngoài có hàng rào sắt em vẫn thừa sức chèo vào nhưng em lo lắng hơn vì sợ các anh nghi em là Việt gian, trèo vào ăn cắp. Không sợ bản thân mình bị thương mà sợ bị nghi ngờ, lòng tự tôn không cho phép em làm điều đó. Và rồi thật may em đã được gia nhập biệt đội bộ đội con nít. Về đến doanh trại, đội trưởng gọi Mừng vào phòng làm việc. Anh hỏi rõ họ tên nó để ghi vào sổ quân tịch.

- Em họ chi?

- Dạ…dạ em tên Mừng.

- Tên thì anh biết rồi, anh muốn hỏi em họ em kia?

Mừng cứ đứng ngắc nga ngắc ngư một lúc rồi đáp :

- Dạ…dạ họ chi chi ấy…

Sau một hồi suy nghĩ rồi Mừng đột ngột nói: Dạ em không có họ.

Sao lại không có họ được hở chú mình? Ai có tên mà chẳng có họ?

- Dạ em không có họ thiệc mà… giọng Mừng gần như sắp khóc.

- Cả xóm em, ai cũng gọi em là thằng Mừng, chẳng ai gọi họ em cả…

Lý do không có họ của nó đã lạ đời chưa! Mấy bạn trong đội bụm miệng cố cười. tại sao lại có hoàn cảnh trớ trêu, khốn khổ như vậy khi một người tồn tại nhưng không biết họ mình là gì. Hoàn cảnh đất nước khi ấy đã làm cho con người ta thiếu hiểu biết về cuộc sống xung quanh, thiếu hiểu biết cả về cuộc đời mình. Thật chua xót làm sao!

Chính cái sự ngây thơ ấy đã bị lợi dụng, để rồi tuổi thơ của Mừng chỉ dừng lại mãi ở độ tuổi 13: “ Nhưng nó ngây thơ quá, trong sạch quá. Nó không hiểu và cũng không tin, trong cuộc sống mà nó đang sống vẫn còn tồn tại cái ác, cái xấu xa phản trắc, những âm mưu lọc lừa… nên nó đã phải vĩnh viễn sống mãi cái tuổi mười ba” ( Trích “Tuổi thơ dữ dội”).

Ngay từ hôm đầu tiên ra nhập Đội, em đã ra vườn trèo lên cây bút bút hái lá tầm gửi. Em đã có ý định trèo rào trốn đi nhưng vì đội trưởng và các bạn thương em quá nên em đã ở lại. Thêm nữa anh đã nói với em: “ không chi xấu xa bằng đã vô bộ đội lại đào ngũ”. Một lần nữa lòng tự tôn không cho phép em làm điều đó. Rồi em được đội trưởng giảng đánh đuổi hết tụi Tây cướp nước, giành được độc lập rồi thì ai ai cũng được sung sướng. Những người cực khổ như mạ em dù có mắc bệnh chi nặng mấy cũng được Chính phủ chữa cho lành… Em muốn theo các anh đi đánh Tây cho nước nhà độc lập, để sau này lỡ mẹ em có mắc bệnh nặng hơn cả hen suyễn, cũng sẽ được Chính phủ chữa cho lành. Tình yêu mẹ đã thôi thúc em đến với tình yêu nước. Câu chuyện cuả em làm cho mọi người đau nhói ở trong tim, thầm nghĩ: “ nhỏ nhoi thế kia, mà chú ta đã phải chịu đựng những nỗi khổ nhường ấy”. Nhiều đêm em nhớ mẹ đến bật khóc, nước mắt cứ thế trào ra ướt đẫm cả gối: Tui nằm mê được đội trưởng cho phép về thăm mạ. Mặc bộ quân phục rất oai về thăm mẹ, tui nói: “ Con đi Vệ Quốc Đoàn đánh Tây cho nước được độc lập chớ đi mô nữa mạ. Nước được độc lập thì thích lắm mạ nờ. Lỡ mẹ có mắc bệnh chi nặng mấy cũng được Chính phủ cho vô nhà thương chữa cho lành hết mạ ạ. Mạ ơi, con đã tìm được lá tầm gửi đậu trên chót ngọn cây bút bút, chỗ Đội con ở. Thứ lá ni chữa bệnh hen suyễn là hay hạng nhất mạ ạ. Hay hơn thuốc tiên! Để con vô lấy nồi sắc ngay cho mạ uống hí!”

Cuối cùng em cũng đã đưa thuốc về được cho mẹ. Tình cờ một lần đi tập với đội em gặp được anh So, người cùng làng em và cũng người nhảy xuống sông tìm xác em hộ mẹ. Vì em đi mãi không về mẹ đi tìm mãi không thấy “ đập đầu đập óc khóc hết đêm hết ngày”, mẹ cứ đinh ninh là em chết trôi mất xác ngoài sông Đông Ba rồi. Ngày nào mẹ cũng cầm cơm với trứng đi dọc bờ sông, về tới Mậu Tài, Dương Nỗ hú hồn vía em. Trong nhà, mẹ lập bàn thờ có bài vị tên em… Đau xót làm sao khi con đang sống nhưng không thể về với mẹ vì giờ đây trong con nặng thêm mối mối tình, đó là tình yêu nước. Mừng nhờ anh So mang thuốc về cho mẹ và nhờ anh nhắn với mẹ là em đi Vệ Quốc Đoàn cứu nước, đợi đến khi nào có phép em sẽ về thăm mẹ. Nói rồi em chào tạm biệt anh chạy theo đội cho kịp. Anh So dõi theo bóng lưng bé bỏng của thằng em lính trinh sát như bơi trong bộ quân phục, đang chạy băng băng qua cái cầu sắt giăng giăng bụi mưa… Anh nhìn cho đến khi bóng dáng em khuất hẳn, không biết miệng tự nhiên miệng đã méo hẳn đi như mếu, anh nghĩ: “ Chao cái thằng! Chừng nớ tuổi đầu mà đã biết lo cả việc nhà lẫn việc nước! Ngày mình bằng tuổi hắn mình đã biết cóc khô chi!”

Vào đội Mừng đã gặp được tri kỉ, người bạn thân của mình đó là Quỳnh Sơn Ca, trạc tuổi như Mừng, tóc óng mượt như tơ, da trắng mịn như trứng gà bóc, đôi môi đỏ như son tươi. Quỳnh là đội viên độc nhất trong đội biết đọc các bản nhạc, biết chơi đàn măng-đô-lin, pi-a-nô. Hai con người có vẻ ngoài cùng tính cách hoàn toàn trái ngược nhau, điều này phản ánh cho ta thấy đó là hai mảnh đời khác nhau. Mừng là con nhà nghèo, còn Quỳnh thì là con của viên quan tuần phủ, có ngôi nhà biệt thự hai tầng đẹp nhất ở vùng Vĩ Dạ. Ngày Mừng còn đi lang thang tìm thuốc cho mẹ, mỗi lần đi qua biệt thự của nhà Quỳnh nó đều dừng lại một lúc, nép mình bên hàng rào sắt sơn xanh, lắng nghe tiếng đàn thánh thót vọng qua khung cửa sổ trên tầng gác hai. Khung cửa sổ mở rộng, thỉnh thoảng tiếng đàn chợt ngừng lại và Quỳnh bước tựa ngực vào thành cửa sổ nhìn xuống đường. Mừng vội nép kín mình rồi nhìn lên. Mừng thấy Quỳnh như chàng hoàng tử hiện ra từ câu chuyện mà cụ Ba Trà đã kể. Và không hiểu sao lúc đó một cảm giác buồn tủi khôn cùng dâng lên nghẹn cả cổ Mừng, làm Mừng muốn khóc… Và bây giờ hai đứa lại trở thành bạn thân. Tình bạn ấy bền bỉ, cao đẹp không vì hoàn cảnh khác nhau mà làm trở ngại.

Mừng và Quỳnh Sơn Ca là hai đội viên ốm yếu nhất đội. Hai đứa chưa lần nào được đội trưởng cho về đồng bằng công tác. Mặc cho hai đứa nhiều lần mếu máo, khóc lóc, nhưng đội trưởng vẫn cương quyết: “ Em nào cũng đòi về đồng bằng thì lấy ai công tác ở chiến khu?” Anh giao cho hai em việc liên lạc trong chiến khu, từ Tiền chiến khu đến Xê ca “Xết”. Tuy gọi là giao cho cả hai nhưng gần như chỉ có một mình Mừng đảm đương. Chân Quỳnh vẫn còn đau, nó đi lại rất khó khăn. Trong một lần Trung đội Cảm tử tập kích vào ngôi lầu của Lơ-bơ-rít, đây cũng chính là vị trí của kho quân sự. Qúa trình hành quân đi qua chủ yếu là đường rừng, Quỳnh do bị chân giẫm vào đá và ngã xuống hố nên đã bị lạc đội. Khi phát hiện đội trưởng đã cho Mừng- người dẫn đường cho trận tập kích hôm ấy quay lại tìm. Tìm được Quỳnh và cứu được bạn từ dưới hố lên, hai em ôm chầm lấy nhau, nằm dài trên mặt đất. Thắng lợi làm cho hai em quên hết nhọc mệt, hiểm nguy, cùng lúc cười rúc rích. Hai em cứ ôm nhau như vậy nằm im hồi lâu trên mặt đất lổn nhổn gạch đá, cành cây, hố đạn, mảnh vụn sắt thép…Và rồi hai đứa quyết định phải về trước khi trời sáng nếu không địch bắt mất. Mừng vừa dìu bạn đi được mấy bước, Quỳnh đã kêu ối đau đớn, ngã lăn xuống đất. Em bảo bạn bỏ lại mình về trước nếu không giặc bắt cả hai, nhưng đời nào Mừng làm vậy. Mừng cúi xuống chìa lưng ra trước mặt bạn: “Ôm cổ mình, mình cõng đi. Cậu tưởng cậu to béo lắm mình không cõng nổi à? Để mình phi như ngựa cho cậu coi! Lúc đó cậu cấm kêu “chạy mau quá chóng mặt” nghe!” Nhưng Mừng không những không phi được như ngựa mà còn đi chậm hơn rùa. Cõng bạn trên lưng, em bước những bước chân lặc lè xiêu vẹo. Đi được mấy chục bước em đã thở dốc, hai đầu gối run lẩy bẩy chỉ chực khuỵa xuống. Em phải đặt bạn xuống, dừng lại nghỉ. Nghĩ đỡ mệt em lại cõng. Cứ thế, em tha được bạn ra khỏi khu vực giặc thì trời vừa hửng sáng.

Vì chân bị thương nặng không kịp chữa trị nên càng thêm nặng hơn, Quỳnh phải rút khỏi Huế với trạm Quân y mặt trận khu C. Nó không đi được, các anh chị phải thay nhau cáng em bằng võng. Vì phải cõng Quỳnh cuộc rút lui của trạm quân y trở nên vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Tiếng súng giặc ngay sát sau lưng, các anh chị có ý định đưa em về với gia đình. Nhưng em không chịu, khóc nức nở nói: “Em không về mô. Các anh chị không cho em đi theo thì em cắn lưỡi em chết!”. Em nằm lặng trên cáng, nghẹn ngào giận dỗi. Nước mắt ứa ra, giàn giụa trên “hai má trắng xanh như cẩm thạch”. Môi em mấp máy như muốn nói một điều gì nhưng khồn tìm ra lời để nói. Em bỗng ngồi nhổm dậy và cất tiếng hát. Tiếng hát em trong vắt, cao vút, rung lên một âm hưởng bi thiết đến nỗi mọi người gai lạnh nhìn người, tưởng em như hiện ra từ một cuộc đời không có thực: “Bao chiến sĩ anh hùng, lạnh lùng vung gươm ra sa trường. Quân xung phong, nước non đang chờ, mong tay người hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời. Ngựa phi nơi xa kia nghe súng vang bên trời, điệu kèn rộn ràng. Là trang nam nhi quyết chiến xa trường, sống thác coi thường. Mong xác trong da ngựa bọc thân thể trai…” Em từ chối về với gia đình trải qua cuộc sống giàu sang, chăn ấm lụa êm, được đi học, được đàn những bản nhạc em thích bằng cây đàn thực thụ chứ không phải đàn bằng lon bằng nhựa mà em tự chế, thay vào đó em chọn cuộc sống ăn cơm với muối, ăn quả sim, quả ươi rừng được Mừng hái cho. Bởi về làm sao được, bố em là Việt gian, em theo Vệ Quốc Đoàn, tinh thần cách mạng đã ngấm vào trong máu, lòng yêu nước không cho phép em làm điều đó. Khi có chị lên thăm và xin đón em về Quỳnh đã nói: “ Chị về nói với ba mạ em… em nghe chuyện ba, em rất xấu hổ. Tội của ba với kháng chiến to lắm. Mà em còn nhỏ quá, em không đủ sức để chuộc tội cho ba…nói với mạ em ở đây chẳng cần gì hết. Em chỉ cần tiếng tốt của ba, của mạ, của gia đình thôi… Nước Thụy Sĩ làm chi có sông Ô Lâu,… qua bên đó em làm chi có đứa bạn trèo lên hết các ngọn cây cao trong thành phố để tìm lá thuốc về chữa bệnh cho mạ… mà em thì thích sông Ô Lâu, thích bạn em hơn”. Không hiểu sao một đứa trẻ mới chỉ 12, 13 tuổi lại có được những suy nghĩ đáng khâm phục như vậy!

Về đến chiến khu Quỳnh lại ra sức sáng tác “như một người nghệ sĩ thực thụ sáng tác chỉ vì một lý do độc nhất là sự thúc bách của tình cảm không viết ra không chịu nổi”. Và Quỳnh còn có mong ước được viết nên một vở kịch mang tên “Mừng đi hái thuốc cho mẹ”. Tình bạn giữa hai đứa trẻ khiến bao nhiêu người ngưỡng mộ, trân trọng. Quỳnh say mê sáng tác, bị cuốn hút trong cơn lốc cảm hứng lắng dịu, nhưng rồi em lại cảm thấy thất vọng. Em tự đánh giá bài hát của mình không đạt được một phần nhỏ những gì em cảm xúc, mơ ước. Viết về dòng sông Ô Lâu trải dài hết những dòng văn của tác giả Phùng Quán, đúng vậy cũng chính là dòng Ô Lâu- dòng chảy kháng chiến. Em cứ thấy dòng sông Ô Lâu chảy trong bài hát của em sao tầm thường, khác xa dòng sông hùng vĩ chảy trong mộng tưởng của em.Nhưng bản nhạc ấy đối với mọi người chính là một kiệt tác, một bản hùng ca. “ Cuộc kháng chiến thần thánh của đất nước đã làm nảy sinh biết bao điều kỳ diệu! Nó giống như quặng mỏ kim loại quý với một trữ lượng vô tận, bấy lâu nằm sâu ẩn kín dưới các tầng đất, bỗng được mũi khoan của kháng chiến chạm vào, phát hiện, làm giàu sang cho nòi giống. Biết bao nhiêu thiếu niên đã sống và chết như những bậc anh hùng cái thế! Và chắc cũng không hiếm những chú bé hóa thành nghệ sĩ cách mạng như chú bé bệnh nhân của tôi!”. Đó là lời của bác sĩ Lê Khắc Thiền- bác sĩ chịu trách nhiệm chữa bệnh cho Quỳnh. Vừa chan nước ruốc đỏ lòm những ớt vào bát cơm, ông khẽ ngâm nga một câu trong bài hát của Quỳnh: “Sông Ô Lâu ngân nga hát vang. Chảy xuyên qua cuộc kháng chiến trường kỳ…” Cũng chính bản nhạc ấy đã trở thành kiệt tác của đời em, nó mang tình yêu nước, cách mạng chảy trong dòng máu nóng hổi của em đến giây phút cuối đời. Vì bệnh nặng quá, không có thuốc để điều trị vì thế những cơn sốt rét đã hành hạ em hết ngày này qua ngày khác. Gương mặt em trở nên xanh lét, cả hai vành tai cũng xanh, em gần như cúi gập người để chống chọi lại với cơn sốt rét đang ngập tràn trong cơ thể. Như có một sức mạnh ghê gớm từ bên trong thúc đẩy, em vụt ngồi thẳng dậy, rướn người lên hết sức “ như sợi dây đàn lên đến cung bậc cao nhất mà nó có thể lên”. Trông dáng vẻ em khi này y hệt như hình ảnh con chim sơn ca sắp vỗ cánh bay thẳng vút lên bầu trời. Và rồi em cất tiếng hát, em hát chính bài hát của mình “ Sông Ô Lâu kháng chiến”. Mọi người đứng lặng nhìn em, cặp mắt em mở to, sáng long lanh như có lửa cháy bên trong. Vừa hát hết câu thứ nhất, cả gương mặt Quỳnh đã chan hòa nước mắt. “ Cả những dòng nước mắt sáng lòa, đầm đìa trên hai má nó cũng đang hát”. Càng hát, gương mặt em càng tái xanh như người đang mất máu. Khi hát đến hai câu cuối cùng: “ Sông Ô Lâu đôi bờ trắng tóc lau/ Hát lời thề kháng chiến đến bạc đầu” toàn thân em run bắn, cặp mắt bỗng dại đi. Ánh lửa cảm hứng rực sáng trong đáy mắt em vụt tắt ngấm như một ánh chớp. Và Quỳnh ngã nhào từ trên sạp nằm xuống đất, bất ngờ đến nỗi không ai kịp đưa tay ra đỡ. Tuổi thơ của em dừng lại mãi ở độ tuổi 13, cái chết của em, câu chuyện của em đã khiến bao người thổn thức, ám ảnh. Cứ chiều chiều Mừng lại chạy một mạch lên chỗ mộ Quỳnh, đặt những quả ươi bay lên nấm mộ đất còn mới, rồi ngồi đó mà khóc: “ Quỳnh ơi, dậy mà ăn trái ươi bay đi Quỳnh”. Các bạn trong đội biết chuyện ngậm ngùi nói “ chưa chắc cha mạ hắn đã thương hắn như thằng Mừng”. Nhưng rồi đến khi chết Quỳnh cũng đã thực hiện được mong ước của mình là viết xong bản nhạc “ Bạn Mừng đi tìm thuốc cho mẹ”, những bản nhạc ấy được viết trên lá cây vả, nó rất đơn sơ, thuần khiết như tình bạn của hai đứa nhưng lúc nào cũng gợi lên những kỉ niệm khó quên.

Nhà văn Văn Linh đã có lần thổn thức: “ Tôi đọc Tuổi thơ dữ dội vào năm đầu thập kỉ 1960, từ những trang tư liệu của Phùng Quán. Suốt nghìn trang sách, khắc sâu vào lòng tôi hai chữ Trung Hiếu. Một nỗi đau xé lòng khi ta đọc đến lời trăng trối của Mừng, nhân vật trong truyện, trước lúc em đi vào cõi vĩnh hằng: Anh đừng nghi em là Việt gian nữa, anh hí…”. Có lẽ đọc đến đây không chỉ tôi mà bao bạn đọc khóc cũng phải rơi nước mắt thương cảm cho Mừng. Chính vì hồn nhiên quá, trong sáng quá mà em bị lợi dụng, em cả tin để rơi vào quy kịch của đời mình.

Mừng bị nghi là điệp viên, nội gián cho giặc. Ai ai cũng cho rằng em là Việt gian, một điệp viên chuyên nghiệp, sõi nghề đánh lừa mọi người bằng vẻ ngây thơ. Nhưng mãi về sau, đồng chí Lê Hường-bí thư mật trận mới biết, ngay cả hai tiếng điệp viên Mừng cũng không hiểu rõ nghĩa. Em chỉ biết rằng đó là một tiếng xấu xa lắm, tương tự như Việt gian. Nên em chỉ biết khóc. Và Lê Hường cho rằng đó là những giọt nước mắt giả dối của một điệp viên bẩm sinh, điệp viên thần đồng.

Nhưng còn gì đáng đau buồn hơn khi bị người mình thương yêu nhất nghi ngờ, không tin tưởng. Vì muốn gặp được con, mẹ của Mừng đã tham gia đội dân công trở thành tổ trưởng dân công lừng danh đi khắp các chiến khu để tìm con. Nhưng khi gặp được thì trớ trêu thay, con bị nghi là Việt gian, bị bắt tù. “ Mạ ơi! Mạ!Mạ! Con đây mạ!” Mừng chạy ào vào, kêu to thất thanh. Tiếng gọi mạ của người chiến sĩ thiếu niên không may gặp phải chuyện oan khuất, có một âm sắc xé lòng, đến nỗi ba mươi năm sau, bác sĩ Lê Thiền còn nói: “ Mỗi lần tôi bất chợt nhớ lại tiếng gọi mạ của em người tôi cứ nổi hết gai ốc.” Khi cúi gần đến mặt mẹ, vừa gọi vừa khóc như mưa như gió. Có lẽ tiếng lay gọi và những giọt nước mắt nóng bỏng của con đã giúp người mẹ vùng ra khỏi cánh tay siết chặt, níu kéo của thần chết. Chị đưa tay ôm mặt con, kéo lại gần hơn nữa. Chị nói giọng tỉnh táo khác thường: “ Con đó à Mừng? Rứa là mạ được chộ mặt con…Ui chao, đời mạ răng mà rủi ro đau đớn đến nước ni, con ơi! Mạ nghe nói con đi theo thằng Năm ngựa làm Việt gian… con dại dột quá con ơi… Nhưng lỗi cũng do tại mạ hết… Con hư tại mạ…Rứa mà chừ mạ gặp được con thì té ra con đi làm Việt gian, bị Chánh phủ giam tù. Ôi chao, đau lòng mạ quá con ơi! Biết nông nỗi ni thì mạ đừng gặp con còn hơn!...” Giọng chị vụt nghẹn tắt. Mấy vết thương ở bụng chị máu lại ộc ra rịn thấm qua tấm chăn đắp. Chị co giật liên tiếp rồi tay chân duỗi thẳng, đầu ngật sang một bên, bất động. Chị đã trút hơi thở cuối cùng. Cả người Mừng như chết lặng, hoảng loạn. Rồi em như vụt hiểu ra: Nỗi khủng khiếp nhất đời nó đã điểm! Miệng há to, đôi mắt sưng vù vì khóc, cặp môi run bần bật. Mừng bỗng thét to đến bất ngờ:

- Mạ!Mạ! Không phải! Không phải! Con không phải là Việt gian! Con là Vệ Quốc Đoàn! Mạ ơi!

Tiếng kêu thét của Mừng có một âm hưởng xé ruột, làm mọi người sởn hết gai ốc. “ Con mang phải tiếng xấu Việt gian. Chừ mạ cũng chẳng tin con…Mạ ghét con… Mạ nói thà mạ đừng gặp con còn hơn… Con làm răng nói cho mạ biết được chừ…” Nỗi uất ức, khắc khổ khi bị oan, nỗi đau nhói lòng khi mất mẹ khiến em không thiết sống nữa. Và rồi cuối cùng nỗi oan của em cũng đã được sáng tỏ khi em thực hiện nhiệm vụ cuối cùng báo cáo trên đài quan sát, để đội quân ta đánh đòn trọng điểm vào căn cứ địch. Nhờ sự báo cáo của em, kế hoạch của chúng ta đã thành công. Trung đoàn trưởng chỉ huy hô to “nổ mìn”. Một tiếng nổ làm rung cả ngọn đồi, tiếp đó là hàng trăm tiếng nổ tiếp theo như sấm sét, trùm lấp cả tiếng máy bay, đại bác. Ông gọi Mừng: “ Mừng! Em còn trên đó không?”- “ Dạ em đây. Tụi Tây chết nhiều lắm. Em bị thương nặng lắm… Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!”. Lời cầu xin khẩn thiết cuối cùng của người chiến sĩ thiếu niên vừa tròn mười ba tuổi đời, yếu ớt và nhỏ dần như một hơi thở, nhưng trong khoảnh khắc ấy đã trùm lấp cả tiếng bom đạn giặc, và cả tiếng sấm rền của trận địa mìn đã làm tanh bành hơn hai đại đội giặc.

Em đã hy sinh, nhưng đó là cái chết vẻ vang, nỗi oan của em đã được sáng tỏ. Trung đoàn trưởng cho đưa thi hài em chôn bên cạnh mẹ em dưới bóng cây vả rừng cổ thụ. Cây vả rừng mà Quỳnh thường hái lá chép nhạc, viết vở kịch mộng tưởng đời mình, để chuyện bạn Mừng đã trèo tuốt lên tất cả những đỉnh cây cao của thành phố quê hương, để tìm thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Đến khi chết em cũng đã được an vị với mẹ, với bạn, những người cho em những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ, sâu sắc.Sau đêm đó ngọn núi đã có tên : NÚI-MẸ-CON-EM-MỪNG.

Đọc xong tác phẩm, dâng lên trong tôi tinh thần mạnh mẽ muốn được cống hiến cho nước nhà, cố gắng học tập hoàn thiện bảo thân tốt hơn để có thể tiếp bước cha anh, các thế hệ đi trước dựng xây, bảo vệ nước nhà.

“ Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những Tuổi Thơ sắp ra đời.” ( nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường). Hãy đọc “Tuổi thơ dữ dội” để cảm thấy biết ơn vô cùng cuộc sống bây giờ mình có, để tự hào bao nhiêu về tinh thần dân tộc, và để cầu nguyện, khắc ghi những câu chuyện, những tuổi thơ đã hi sinh vì độc lập tổ quốc, để những tuổi thơ ấy sống mãi cho đến muốn đời sau. Tin tôi quyển sách sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

6 điểm

Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao tôi được sinh ra, tôi là ai, tôi phải sống như thế nào?” Hay giống như loài cá việc của tôi là bơi, như loài chim việc của tôi là tung cánh trên bầu trời. Ai ai trên cuộc đời này đều phải tìm ra cho mình một chân lý, một kim chỉ nam để được sống đúng chất với chữ “sống” chứ không phải sống chỉ để tồn tại. Với tôi “sống” chính là cống hiến để đời tốt đẹp, ý nghĩa. Và những trang sách của nhà văn Phùng Quán đã cho tôi thấm thía hơn lý tưởng sống đó trong tiểu thuyết “ Tuổi thơ dữ dội”.

   Để có được những giây phút tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên được lưu giữ trong kí ức tươi đẹp của mình thì liệu rằng chúng ta có biết đã có một thế hệ mang trong mình một tuổi thơ đầy “dữ dội”. Họ trải qua bao phần “dữ dội”, tàn bạo để đổi lấy những tuổi thơ bình yên, hạnh phúc cho chúng ta ngày hôm nay. Họ không ai khác chính là những thiếu niên chỉ mới 13,14 tuổi với những mảnh đời riêng, từ giàu có đến nghèo khổ, cùng cực, từ những tính cách, sở trường khác nhau nhưng chung quy lại với họ là một lòng yêu nước nồng nàn. Họ chính là những thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân mang trong mình tinh thần quả cảm tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên mặt trận Huế nổ lửa.

“ Những ngày tới đối với người chiến sĩ trinh sát chúng ta sẽ là những ngày tuyệt đẹp, nhưng đồng thời cũng đầy gian khổ hiểm nghèo, bị giặc bắt, thậm chí có thể hy sinh. Nhưng chưa lúc nào như lúc nào, anh thấy tin tưởng một cách sâu sắc rằng, những ngày sắp đến dù vấp phải gian khổ hiểm nghèo đến đâu, nhất định các em cũng sẽ làm đúng được như lời các em vừa hát: “Ra đi, ra đi thà chết không lui…” ( trích “Tuổi thơ dữ dội” – Phùng Quán). “Ra đi, ra đi thà chết không lui…” đó là lời thề của những cậu bé mang những cái tên với biệt danh hết sức tinh nghịch, đáng yêu như Vịnh sưa( có hàm răng thưa rếch như răng Cá Voi), Lượm sứt ( răng bị mẻ một miếng), Tư dát( nhát như thỏ đế)… Các em đã mang theo những nét đáng yêu, hồn nhiên ấy vào cuộc kháng chiến tàn khốc tạo nên một thiên truyện thổn thức, lay động bao trái tim độc giả.

Từng câu chuyện, từng đứa trẻ trong thời chiến tranh hiện lên trong cuốn sách đều rất tuyệt vời. Tám câu chuyện khắc họa hình ảnh tám đứa trẻ anh hùng trong tiểu đoàn 32 cậu lính nhỏ. Nhưng có lẽ chiếm vị trí thứ nhất trong tim tôi chính là nhân vật Mừng, đứa trẻ 12 tuổi với hình dáng không có gì phi thường nhưng lại khiến cho độc giả thấy thực phi thường qua từng hành động, lời nói của em. Câu chuyện của em cho tôi hiểu một cách sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, tình bạn trong sáng, và không thể thiếu đó chính là lòng trung hiếu đối với quê hương, đất nước.

Trong suốt dòng chảy thời gian từ trước và sau khi Mừng tham gia vào Vệ Quốc Đoàn dù trải qua bao gian truân, bao sự kiện bất trắc nhưng cậu bé ấy vẫn luôn giữ cho bản thân mình sự ngây ngô, thuần khiết. Em sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đang khốn khó, lầm than dẫn đến hoàn cảnh gia đình em cũng không khá hơn chút nào. Nhà em nghèo lắm, mẹ làm nghề bán bún bò giành giụm được nghìn nào lại bị người cha cướp đi. Mãi mà em mới được mua một bộ quần áo mới nhưng khi đem từ chợ về mẹ đã cất luôn vào rương. Mừng xin mặc thì mẹ nói: “ Cất đó khi mô đến Tết hoặc con được vô đội thiếu niên đánh trống cà rùng như mấy đứa trên phố thì mạ lấy cho mà mặc. Chứ bây giờ con mặc chỉ nhảy mấy bữa là rách tan thôi. Mình là con nhà nghèo, phải ăn mặc tùng tiệm con ạ!”. Vì chuyện này mà em dỗi mẹ theo bản năng của một đứa trẻ: “ Rứa thì thôi, con không ,mặc nữa. Mạ cứ cất cho đến khi mục thì thôi!”.Tuổi thơ em lớn lên trong tình yêu thương cao cả của mẹ, luôn đùm bọc, gắng sức làm lụng để cho em cuộc sống tốt hơn. Vì lao lực quá độ mà mà mẹ em mắc phải căn bệnh hen suyễn. Có cha có mẹ nhưng không cảm nhận được một chút gì yêu thương từ người cha bạo lực “ luôn nhè vô giữa ngực mạ mà đá, mà đạp, nên càng ngày càng nặng hơn, hễ động trời là cơn hen suyễn lại hành hạ mạ. Có khi hai ba ngày liền, mạ ngồi gò lưng ôm ngực mà ho khan, khò khè kéo suyễn,…”. Chứng kiến cảnh tình đó em hiểu rằng mình phải yêu thương mẹ hơn, còn người cha dù có hận nhưng cũng không làm gì được vì em không đủ khả năng. Mỗi lần thấy mẹ như vậy, Mừng thấy “ ngực cũng tức ran theo như bị ai dìm lâu xuống nước. Thương mạ, em khóc hết nước mắt. Em rang muối bọc vào vạt áo rách, chườm ngực cho mạ. Em chườm cho đến tận đêm khuya, hai tay mỏi rời, các nhà hàng xóm đã tắt đèn đi ngủ hết, vẫn còn chườm… Mạ em cứ giục hoài: “Con đi ngủ đi, mạ thấy đỡ nhiều rồi!” em vẫn không chịu đi. Đến lúc mệt quá, em gục vô lòng mạ ngủ thiếp lúc mô không hay…””

Thương mẹ như thế nên khi được cụ Ba Trà già nhất xóm mách cho em phương thuốc em đã không do dự gì mà tin ngay :“ Thứ lá tầm gửi đậu trên ngọn cây bút bút thật cao, chữa bệnh hen suyễn còn hay hơn thuốc tiên. Nhưng phải hái lúc nửa đêm, lúc lá đang ăn khí trời, uống sương móc, thì mới công hiệu. Lá phơi khô, sao vàng, hạ thổ, bỏ vô nồi đất, đổ năm chén nước trong, sắc lấy một chén. Chỉ uống chừng năm chén là bệnh rút, chục chén là bệnh khỏi”. Đó cũng chính là động cơ thôi thúc em gia nhập vào Vệ Quốc Đoàn. Nhân vật Mừng để lại trong tim tôi một vết cứa sâu về lòng hiếu thảo với mẹ. tại sao lại là vết cứa trong tim, vì nó thấm thía vào từng ngóc ngách trong tim tôi tình mẫu tử thiên liêng và người con hiếu thảo nhưng nó đau, day dắt vô cùng vì cuối cùng đến khi chết em vẫn chưa thể giãi bày nỗi oan lòng mình với mẹ.

Nói dối không mẹ không cha để vào Vệ Quốc Đoàn vì trước ngày Huế nổ súng chừng một tháng, tình cờ em phát hiện được, trên ngọn cây bút bút cao nhất trong khu vườn đằng sau doanh trại này, có đậu một tán lá tầm gửi rất to. Em mừng lắm nhưng cũng vô cùng lo lắng bởi ở đó có Vệ Quốc Đoàn đóng quân, ngoài cổng sắt lúc nào cũng có anh cầm súng đứng gác. Hơn nữa bên ngoài có hàng rào sắt em vẫn thừa sức chèo vào nhưng em lo lắng hơn vì sợ các anh nghi em là Việt gian, trèo vào ăn cắp. Không sợ bản thân mình bị thương mà sợ bị nghi ngờ, lòng tự tôn không cho phép em làm điều đó. Và rồi thật may em đã được gia nhập biệt đội bộ đội con nít. Về đến doanh trại, đội trưởng gọi Mừng vào phòng làm việc. Anh hỏi rõ họ tên nó để ghi vào sổ quân tịch.

- Em họ chi?

- Dạ…dạ em tên Mừng.

- Tên thì anh biết rồi, anh muốn hỏi em họ em kia?

Mừng cứ đứng ngắc nga ngắc ngư một lúc rồi đáp :

- Dạ…dạ họ chi chi ấy…

Sau một hồi suy nghĩ rồi Mừng đột ngột nói: Dạ em không có họ.

Sao lại không có họ được hở chú mình? Ai có tên mà chẳng có họ?

- Dạ em không có họ thiệc mà… giọng Mừng gần như sắp khóc.

- Cả xóm em, ai cũng gọi em là thằng Mừng, chẳng ai gọi họ em cả…

Lý do không có họ của nó đã lạ đời chưa! Mấy bạn trong đội bụm miệng cố cười. tại sao lại có hoàn cảnh trớ trêu, khốn khổ như vậy khi một người tồn tại nhưng không biết họ mình là gì. Hoàn cảnh đất nước khi ấy đã làm cho con người ta thiếu hiểu biết về cuộc sống xung quanh, thiếu hiểu biết cả về cuộc đời mình. Thật chua xót làm sao!

Chính cái sự ngây thơ ấy đã bị lợi dụng, để rồi tuổi thơ của Mừng chỉ dừng lại mãi ở độ tuổi 13: “ Nhưng nó ngây thơ quá, trong sạch quá. Nó không hiểu và cũng không tin, trong cuộc sống mà nó đang sống vẫn còn tồn tại cái ác, cái xấu xa phản trắc, những âm mưu lọc lừa… nên nó đã phải vĩnh viễn sống mãi cái tuổi mười ba” ( Trích “Tuổi thơ dữ dội”).

Ngay từ hôm đầu tiên ra nhập Đội, em đã ra vườn trèo lên cây bút bút hái lá tầm gửi. Em đã có ý định trèo rào trốn đi nhưng vì đội trưởng và các bạn thương em quá nên em đã ở lại. Thêm nữa anh đã nói với em: “ không chi xấu xa bằng đã vô bộ đội lại đào ngũ”. Một lần nữa lòng tự tôn không cho phép em làm điều đó. Rồi em được đội trưởng giảng đánh đuổi hết tụi Tây cướp nước, giành được độc lập rồi thì ai ai cũng được sung sướng. Những người cực khổ như mạ em dù có mắc bệnh chi nặng mấy cũng được Chính phủ chữa cho lành… Em muốn theo các anh đi đánh Tây cho nước nhà độc lập, để sau này lỡ mẹ em có mắc bệnh nặng hơn cả hen suyễn, cũng sẽ được Chính phủ chữa cho lành. Tình yêu mẹ đã thôi thúc em đến với tình yêu nước. Câu chuyện cuả em làm cho mọi người đau nhói ở trong tim, thầm nghĩ: “ nhỏ nhoi thế kia, mà chú ta đã phải chịu đựng những nỗi khổ nhường ấy”. Nhiều đêm em nhớ mẹ đến bật khóc, nước mắt cứ thế trào ra ướt đẫm cả gối: Tui nằm mê được đội trưởng cho phép về thăm mạ. Mặc bộ quân phục rất oai về thăm mẹ, tui nói: “ Con đi Vệ Quốc Đoàn đánh Tây cho nước được độc lập chớ đi mô nữa mạ. Nước được độc lập thì thích lắm mạ nờ. Lỡ mẹ có mắc bệnh chi nặng mấy cũng được Chính phủ cho vô nhà thương chữa cho lành hết mạ ạ. Mạ ơi, con đã tìm được lá tầm gửi đậu trên chót ngọn cây bút bút, chỗ Đội con ở. Thứ lá ni chữa bệnh hen suyễn là hay hạng nhất mạ ạ. Hay hơn thuốc tiên! Để con vô lấy nồi sắc ngay cho mạ uống hí!”

Cuối cùng em cũng đã đưa thuốc về được cho mẹ. Tình cờ một lần đi tập với đội em gặp được anh So, người cùng làng em và cũng người nhảy xuống sông tìm xác em hộ mẹ. Vì em đi mãi không về mẹ đi tìm mãi không thấy “ đập đầu đập óc khóc hết đêm hết ngày”, mẹ cứ đinh ninh là em chết trôi mất xác ngoài sông Đông Ba rồi. Ngày nào mẹ cũng cầm cơm với trứng đi dọc bờ sông, về tới Mậu Tài, Dương Nỗ hú hồn vía em. Trong nhà, mẹ lập bàn thờ có bài vị tên em… Đau xót làm sao khi con đang sống nhưng không thể về với mẹ vì giờ đây trong con nặng thêm mối mối tình, đó là tình yêu nước. Mừng nhờ anh So mang thuốc về cho mẹ và nhờ anh nhắn với mẹ là em đi Vệ Quốc Đoàn cứu nước, đợi đến khi nào có phép em sẽ về thăm mẹ. Nói rồi em chào tạm biệt anh chạy theo đội cho kịp. Anh So dõi theo bóng lưng bé bỏng của thằng em lính trinh sát như bơi trong bộ quân phục, đang chạy băng băng qua cái cầu sắt giăng giăng bụi mưa… Anh nhìn cho đến khi bóng dáng em khuất hẳn, không biết miệng tự nhiên miệng đã méo hẳn đi như mếu, anh nghĩ: “ Chao cái thằng! Chừng nớ tuổi đầu mà đã biết lo cả việc nhà lẫn việc nước! Ngày mình bằng tuổi hắn mình đã biết cóc khô chi!”

Vào đội Mừng đã gặp được tri kỉ, người bạn thân của mình đó là Quỳnh Sơn Ca, trạc tuổi như Mừng, tóc óng mượt như tơ, da trắng mịn như trứng gà bóc, đôi môi đỏ như son tươi. Quỳnh là đội viên độc nhất trong đội biết đọc các bản nhạc, biết chơi đàn măng-đô-lin, pi-a-nô. Hai con người có vẻ ngoài cùng tính cách hoàn toàn trái ngược nhau, điều này phản ánh cho ta thấy đó là hai mảnh đời khác nhau. Mừng là con nhà nghèo, còn Quỳnh thì là con của viên quan tuần phủ, có ngôi nhà biệt thự hai tầng đẹp nhất ở vùng Vĩ Dạ. Ngày Mừng còn đi lang thang tìm thuốc cho mẹ, mỗi lần đi qua biệt thự của nhà Quỳnh nó đều dừng lại một lúc, nép mình bên hàng rào sắt sơn xanh, lắng nghe tiếng đàn thánh thót vọng qua khung cửa sổ trên tầng gác hai. Khung cửa sổ mở rộng, thỉnh thoảng tiếng đàn chợt ngừng lại và Quỳnh bước tựa ngực vào thành cửa sổ nhìn xuống đường. Mừng vội nép kín mình rồi nhìn lên. Mừng thấy Quỳnh như chàng hoàng tử hiện ra từ câu chuyện mà cụ Ba Trà đã kể. Và không hiểu sao lúc đó một cảm giác buồn tủi khôn cùng dâng lên nghẹn cả cổ Mừng, làm Mừng muốn khóc… Và bây giờ hai đứa lại trở thành bạn thân. Tình bạn ấy bền bỉ, cao đẹp không vì hoàn cảnh khác nhau mà làm trở ngại.

Mừng và Quỳnh Sơn Ca là hai đội viên ốm yếu nhất đội. Hai đứa chưa lần nào được đội trưởng cho về đồng bằng công tác. Mặc cho hai đứa nhiều lần mếu máo, khóc lóc, nhưng đội trưởng vẫn cương quyết: “ Em nào cũng đòi về đồng bằng thì lấy ai công tác ở chiến khu?” Anh giao cho hai em việc liên lạc trong chiến khu, từ Tiền chiến khu đến Xê ca “Xết”. Tuy gọi là giao cho cả hai nhưng gần như chỉ có một mình Mừng đảm đương. Chân Quỳnh vẫn còn đau, nó đi lại rất khó khăn. Trong một lần Trung đội Cảm tử tập kích vào ngôi lầu của Lơ-bơ-rít, đây cũng chính là vị trí của kho quân sự. Qúa trình hành quân đi qua chủ yếu là đường rừng, Quỳnh do bị chân giẫm vào đá và ngã xuống hố nên đã bị lạc đội. Khi phát hiện đội trưởng đã cho Mừng- người dẫn đường cho trận tập kích hôm ấy quay lại tìm. Tìm được Quỳnh và cứu được bạn từ dưới hố lên, hai em ôm chầm lấy nhau, nằm dài trên mặt đất. Thắng lợi làm cho hai em quên hết nhọc mệt, hiểm nguy, cùng lúc cười rúc rích. Hai em cứ ôm nhau như vậy nằm im hồi lâu trên mặt đất lổn nhổn gạch đá, cành cây, hố đạn, mảnh vụn sắt thép…Và rồi hai đứa quyết định phải về trước khi trời sáng nếu không địch bắt mất. Mừng vừa dìu bạn đi được mấy bước, Quỳnh đã kêu ối đau đớn, ngã lăn xuống đất. Em bảo bạn bỏ lại mình về trước nếu không giặc bắt cả hai, nhưng đời nào Mừng làm vậy. Mừng cúi xuống chìa lưng ra trước mặt bạn: “Ôm cổ mình, mình cõng đi. Cậu tưởng cậu to béo lắm mình không cõng nổi à? Để mình phi như ngựa cho cậu coi! Lúc đó cậu cấm kêu “chạy mau quá chóng mặt” nghe!” Nhưng Mừng không những không phi được như ngựa mà còn đi chậm hơn rùa. Cõng bạn trên lưng, em bước những bước chân lặc lè xiêu vẹo. Đi được mấy chục bước em đã thở dốc, hai đầu gối run lẩy bẩy chỉ chực khuỵa xuống. Em phải đặt bạn xuống, dừng lại nghỉ. Nghĩ đỡ mệt em lại cõng. Cứ thế, em tha được bạn ra khỏi khu vực giặc thì trời vừa hửng sáng.

Vì chân bị thương nặng không kịp chữa trị nên càng thêm nặng hơn, Quỳnh phải rút khỏi Huế với trạm Quân y mặt trận khu C. Nó không đi được, các anh chị phải thay nhau cáng em bằng võng. Vì phải cõng Quỳnh cuộc rút lui của trạm quân y trở nên vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Tiếng súng giặc ngay sát sau lưng, các anh chị có ý định đưa em về với gia đình. Nhưng em không chịu, khóc nức nở nói: “Em không về mô. Các anh chị không cho em đi theo thì em cắn lưỡi em chết!”. Em nằm lặng trên cáng, nghẹn ngào giận dỗi. Nước mắt ứa ra, giàn giụa trên “hai má trắng xanh như cẩm thạch”. Môi em mấp máy như muốn nói một điều gì nhưng khồn tìm ra lời để nói. Em bỗng ngồi nhổm dậy và cất tiếng hát. Tiếng hát em trong vắt, cao vút, rung lên một âm hưởng bi thiết đến nỗi mọi người gai lạnh nhìn người, tưởng em như hiện ra từ một cuộc đời không có thực: “Bao chiến sĩ anh hùng, lạnh lùng vung gươm ra sa trường. Quân xung phong, nước non đang chờ, mong tay người hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời. Ngựa phi nơi xa kia nghe súng vang bên trời, điệu kèn rộn ràng. Là trang nam nhi quyết chiến xa trường, sống thác coi thường. Mong xác trong da ngựa bọc thân thể trai…” Em từ chối về với gia đình trải qua cuộc sống giàu sang, chăn ấm lụa êm, được đi học, được đàn những bản nhạc em thích bằng cây đàn thực thụ chứ không phải đàn bằng lon bằng nhựa mà em tự chế, thay vào đó em chọn cuộc sống ăn cơm với muối, ăn quả sim, quả ươi rừng được Mừng hái cho. Bởi về làm sao được, bố em là Việt gian, em theo Vệ Quốc Đoàn, tinh thần cách mạng đã ngấm vào trong máu, lòng yêu nước không cho phép em làm điều đó. Khi có chị lên thăm và xin đón em về Quỳnh đã nói: “ Chị về nói với ba mạ em… em nghe chuyện ba, em rất xấu hổ. Tội của ba với kháng chiến to lắm. Mà em còn nhỏ quá, em không đủ sức để chuộc tội cho ba…nói với mạ em ở đây chẳng cần gì hết. Em chỉ cần tiếng tốt của ba, của mạ, của gia đình thôi… Nước Thụy Sĩ làm chi có sông Ô Lâu,… qua bên đó em làm chi có đứa bạn trèo lên hết các ngọn cây cao trong thành phố để tìm lá thuốc về chữa bệnh cho mạ… mà em thì thích sông Ô Lâu, thích bạn em hơn”. Không hiểu sao một đứa trẻ mới chỉ 12, 13 tuổi lại có được những suy nghĩ đáng khâm phục như vậy!

Về đến chiến khu Quỳnh lại ra sức sáng tác “như một người nghệ sĩ thực thụ sáng tác chỉ vì một lý do độc nhất là sự thúc bách của tình cảm không viết ra không chịu nổi”. Và Quỳnh còn có mong ước được viết nên một vở kịch mang tên “Mừng đi hái thuốc cho mẹ”. Tình bạn giữa hai đứa trẻ khiến bao nhiêu người ngưỡng mộ, trân trọng. Quỳnh say mê sáng tác, bị cuốn hút trong cơn lốc cảm hứng lắng dịu, nhưng rồi em lại cảm thấy thất vọng. Em tự đánh giá bài hát của mình không đạt được một phần nhỏ những gì em cảm xúc, mơ ước. Viết về dòng sông Ô Lâu trải dài hết những dòng văn của tác giả Phùng Quán, đúng vậy cũng chính là dòng Ô Lâu- dòng chảy kháng chiến. Em cứ thấy dòng sông Ô Lâu chảy trong bài hát của em sao tầm thường, khác xa dòng sông hùng vĩ chảy trong mộng tưởng của em.Nhưng bản nhạc ấy đối với mọi người chính là một kiệt tác, một bản hùng ca. “ Cuộc kháng chiến thần thánh của đất nước đã làm nảy sinh biết bao điều kỳ diệu! Nó giống như quặng mỏ kim loại quý với một trữ lượng vô tận, bấy lâu nằm sâu ẩn kín dưới các tầng đất, bỗng được mũi khoan của kháng chiến chạm vào, phát hiện, làm giàu sang cho nòi giống. Biết bao nhiêu thiếu niên đã sống và chết như những bậc anh hùng cái thế! Và chắc cũng không hiếm những chú bé hóa thành nghệ sĩ cách mạng như chú bé bệnh nhân của tôi!”. Đó là lời của bác sĩ Lê Khắc Thiền- bác sĩ chịu trách nhiệm chữa bệnh cho Quỳnh. Vừa chan nước ruốc đỏ lòm những ớt vào bát cơm, ông khẽ ngâm nga một câu trong bài hát của Quỳnh: “Sông Ô Lâu ngân nga hát vang. Chảy xuyên qua cuộc kháng chiến trường kỳ…” Cũng chính bản nhạc ấy đã trở thành kiệt tác của đời em, nó mang tình yêu nước, cách mạng chảy trong dòng máu nóng hổi của em đến giây phút cuối đời. Vì bệnh nặng quá, không có thuốc để điều trị vì thế những cơn sốt rét đã hành hạ em hết ngày này qua ngày khác. Gương mặt em trở nên xanh lét, cả hai vành tai cũng xanh, em gần như cúi gập người để chống chọi lại với cơn sốt rét đang ngập tràn trong cơ thể. Như có một sức mạnh ghê gớm từ bên trong thúc đẩy, em vụt ngồi thẳng dậy, rướn người lên hết sức “ như sợi dây đàn lên đến cung bậc cao nhất mà nó có thể lên”. Trông dáng vẻ em khi này y hệt như hình ảnh con chim sơn ca sắp vỗ cánh bay thẳng vút lên bầu trời. Và rồi em cất tiếng hát, em hát chính bài hát của mình “ Sông Ô Lâu kháng chiến”. Mọi người đứng lặng nhìn em, cặp mắt em mở to, sáng long lanh như có lửa cháy bên trong. Vừa hát hết câu thứ nhất, cả gương mặt Quỳnh đã chan hòa nước mắt. “ Cả những dòng nước mắt sáng lòa, đầm đìa trên hai má nó cũng đang hát”. Càng hát, gương mặt em càng tái xanh như người đang mất máu. Khi hát đến hai câu cuối cùng: “ Sông Ô Lâu đôi bờ trắng tóc lau/ Hát lời thề kháng chiến đến bạc đầu” toàn thân em run bắn, cặp mắt bỗng dại đi. Ánh lửa cảm hứng rực sáng trong đáy mắt em vụt tắt ngấm như một ánh chớp. Và Quỳnh ngã nhào từ trên sạp nằm xuống đất, bất ngờ đến nỗi không ai kịp đưa tay ra đỡ. Tuổi thơ của em dừng lại mãi ở độ tuổi 13, cái chết của em, câu chuyện của em đã khiến bao người thổn thức, ám ảnh. Cứ chiều chiều Mừng lại chạy một mạch lên chỗ mộ Quỳnh, đặt những quả ươi bay lên nấm mộ đất còn mới, rồi ngồi đó mà khóc: “ Quỳnh ơi, dậy mà ăn trái ươi bay đi Quỳnh”. Các bạn trong đội biết chuyện ngậm ngùi nói “ chưa chắc cha mạ hắn đã thương hắn như thằng Mừng”. Nhưng rồi đến khi chết Quỳnh cũng đã thực hiện được mong ước của mình là viết xong bản nhạc “ Bạn Mừng đi tìm thuốc cho mẹ”, những bản nhạc ấy được viết trên lá cây vả, nó rất đơn sơ, thuần khiết như tình bạn của hai đứa nhưng lúc nào cũng gợi lên những kỉ niệm khó quên.

Nhà văn Văn Linh đã có lần thổn thức: “ Tôi đọc Tuổi thơ dữ dội vào năm đầu thập kỉ 1960, từ những trang tư liệu của Phùng Quán. Suốt nghìn trang sách, khắc sâu vào lòng tôi hai chữ Trung Hiếu. Một nỗi đau xé lòng khi ta đọc đến lời trăng trối của Mừng, nhân vật trong truyện, trước lúc em đi vào cõi vĩnh hằng: Anh đừng nghi em là Việt gian nữa, anh hí…”. Có lẽ đọc đến đây không chỉ tôi mà bao bạn đọc khóc cũng phải rơi nước mắt thương cảm cho Mừng. Chính vì hồn nhiên quá, trong sáng quá mà em bị lợi dụng, em cả tin để rơi vào quy kịch của đời mình.

Mừng bị nghi là điệp viên, nội gián cho giặc. Ai ai cũng cho rằng em là Việt gian, một điệp viên chuyên nghiệp, sõi nghề đánh lừa mọi người bằng vẻ ngây thơ. Nhưng mãi về sau, đồng chí Lê Hường-bí thư mật trận mới biết, ngay cả hai tiếng điệp viên Mừng cũng không hiểu rõ nghĩa. Em chỉ biết rằng đó là một tiếng xấu xa lắm, tương tự như Việt gian. Nên em chỉ biết khóc. Và Lê Hường cho rằng đó là những giọt nước mắt giả dối của một điệp viên bẩm sinh, điệp viên thần đồng.

Nhưng còn gì đáng đau buồn hơn khi bị người mình thương yêu nhất nghi ngờ, không tin tưởng. Vì muốn gặp được con, mẹ của Mừng đã tham gia đội dân công trở thành tổ trưởng dân công lừng danh đi khắp các chiến khu để tìm con. Nhưng khi gặp được thì trớ trêu thay, con bị nghi là Việt gian, bị bắt tù. “ Mạ ơi! Mạ!Mạ! Con đây mạ!” Mừng chạy ào vào, kêu to thất thanh. Tiếng gọi mạ của người chiến sĩ thiếu niên không may gặp phải chuyện oan khuất, có một âm sắc xé lòng, đến nỗi ba mươi năm sau, bác sĩ Lê Thiền còn nói: “ Mỗi lần tôi bất chợt nhớ lại tiếng gọi mạ của em người tôi cứ nổi hết gai ốc.” Khi cúi gần đến mặt mẹ, vừa gọi vừa khóc như mưa như gió. Có lẽ tiếng lay gọi và những giọt nước mắt nóng bỏng của con đã giúp người mẹ vùng ra khỏi cánh tay siết chặt, níu kéo của thần chết. Chị đưa tay ôm mặt con, kéo lại gần hơn nữa. Chị nói giọng tỉnh táo khác thường: “ Con đó à Mừng? Rứa là mạ được chộ mặt con…Ui chao, đời mạ răng mà rủi ro đau đớn đến nước ni, con ơi! Mạ nghe nói con đi theo thằng Năm ngựa làm Việt gian… con dại dột quá con ơi… Nhưng lỗi cũng do tại mạ hết… Con hư tại mạ…Rứa mà chừ mạ gặp được con thì té ra con đi làm Việt gian, bị Chánh phủ giam tù. Ôi chao, đau lòng mạ quá con ơi! Biết nông nỗi ni thì mạ đừng gặp con còn hơn!...” Giọng chị vụt nghẹn tắt. Mấy vết thương ở bụng chị máu lại ộc ra rịn thấm qua tấm chăn đắp. Chị co giật liên tiếp rồi tay chân duỗi thẳng, đầu ngật sang một bên, bất động. Chị đã trút hơi thở cuối cùng. Cả người Mừng như chết lặng, hoảng loạn. Rồi em như vụt hiểu ra: Nỗi khủng khiếp nhất đời nó đã điểm! Miệng há to, đôi mắt sưng vù vì khóc, cặp môi run bần bật. Mừng bỗng thét to đến bất ngờ:

- Mạ!Mạ! Không phải! Không phải! Con không phải là Việt gian! Con là Vệ Quốc Đoàn! Mạ ơi!

Tiếng kêu thét của Mừng có một âm hưởng xé ruột, làm mọi người sởn hết gai ốc. “ Con mang phải tiếng xấu Việt gian. Chừ mạ cũng chẳng tin con…Mạ ghét con… Mạ nói thà mạ đừng gặp con còn hơn… Con làm răng nói cho mạ biết được chừ…” Nỗi uất ức, khắc khổ khi bị oan, nỗi đau nhói lòng khi mất mẹ khiến em không thiết sống nữa. Và rồi cuối cùng nỗi oan của em cũng đã được sáng tỏ khi em thực hiện nhiệm vụ cuối cùng báo cáo trên đài quan sát, để đội quân ta đánh đòn trọng điểm vào căn cứ địch. Nhờ sự báo cáo của em, kế hoạch của chúng ta đã thành công. Trung đoàn trưởng chỉ huy hô to “nổ mìn”. Một tiếng nổ làm rung cả ngọn đồi, tiếp đó là hàng trăm tiếng nổ tiếp theo như sấm sét, trùm lấp cả tiếng máy bay, đại bác. Ông gọi Mừng: “ Mừng! Em còn trên đó không?”- “ Dạ em đây. Tụi Tây chết nhiều lắm. Em bị thương nặng lắm… Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!”. Lời cầu xin khẩn thiết cuối cùng của người chiến sĩ thiếu niên vừa tròn mười ba tuổi đời, yếu ớt và nhỏ dần như một hơi thở, nhưng trong khoảnh khắc ấy đã trùm lấp cả tiếng bom đạn giặc, và cả tiếng sấm rền của trận địa mìn đã làm tanh bành hơn hai đại đội giặc.

Em đã hy sinh, nhưng đó là cái chết vẻ vang, nỗi oan của em đã được sáng tỏ. Trung đoàn trưởng cho đưa thi hài em chôn bên cạnh mẹ em dưới bóng cây vả rừng cổ thụ. Cây vả rừng mà Quỳnh thường hái lá chép nhạc, viết vở kịch mộng tưởng đời mình, để chuyện bạn Mừng đã trèo tuốt lên tất cả những đỉnh cây cao của thành phố quê hương, để tìm thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Đến khi chết em cũng đã được an vị với mẹ, với bạn, những người cho em những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ, sâu sắc.Sau đêm đó ngọn núi đã có tên : NÚI-MẸ-CON-EM-MỪNG.

Đọc xong tác phẩm, dâng lên trong tôi tinh thần mạnh mẽ muốn được cống hiến cho nước nhà, cố gắng học tập hoàn thiện bảo thân tốt hơn để có thể tiếp bước cha anh, các thế hệ đi trước dựng xây, bảo vệ nước nhà.

“ Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những Tuổi Thơ sắp ra đời.” ( nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường). Hãy đọc “Tuổi thơ dữ dội” để cảm thấy biết ơn vô cùng cuộc sống bây giờ mình có, để tự hào bao nhiêu về tinh thần dân tộc, và để cầu nguyện, khắc ghi những câu chuyện, những tuổi thơ đã hi sinh vì độc lập tổ quốc, để những tuổi thơ ấy sống mãi cho đến muốn đời sau. Tin tôi quyển sách sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

6 điểm

Nếu một hoàn cảnh , một sự thật trần trụi được phơi bày trong truyện ngắn "Vợ nhặt" hay một sự thay đổi đến khốn cùng của một con người được thể hiện trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao -

Thì "tuổi thơ dữ dội" của Phùng Quán cũng mang tính chất diễn tả về một XH , một sự thật đến tàn khốc như vậy - nhưng "Điểm sáng" của tác phẩm không chỉ đơn thuần gói gọn trong 2 chữ "nội dung" mà còn là "góc nhìn" . 

Được viết dưới ngòi bút tài hoa của chính nhà văn nhưng điểm nhìn lại đặt dưới "thế giới niên thiếu tuổi 13-15". Luân phiên và xen kẽ giữa 2 thế giới quan của nhân vật Mừng và Lượm - cảm xúc sẽ được đẩy lên theo từng phân đoạn, có thể là một sự cao trào trong phân đoạn vượt ngục của Lượm hay là một sự thương xót cho hoàn cảnh chân chất , thật thà đến ngây ngô của Mừng .

Thay vì thấy những từ ngữ gián tiếp và "nhẹ nhàng" như trong các cuốn sách mà độc giả thường đọc - thì tuổi thơ dữ dội lại thể hiện mạnh bạo hơn thế . Văn phong trong tuổi thơ dữ dội đa phần được đặt trong cách suy nghĩ , lời nói của các chiến sĩ tuổi niên thiếu - nên những cảm xúc , suy nghĩ và lối hành xử của các em đều được thể hiện theo cách chân thật nhất mà đến tôi cũng thấy ngỡ ngàng .

Bên cạnh đó , điều tôi thích nhất chính là lối văn mà nhà văn "Phùng Quán" thể hiện trong tác phẩm - thay vì mô tả những khung cảnh , phân đoạn mang tính giật gân nhưng kết thúc có hậu như một số các sườn sách đã từng thể hiện thì tác giả đã khiến cho cảm xúc của tôi lên xuống và tim đập bình bịch như chơi tàu lượn vậy . 

Những điều mà tác giả mô tả đều là những hiện thực tàn khốc và buộc người đọc phải chấp nhận thay vì tô vẽ lên những điều màu hồng về một khung cảnh đương thời - như trong phân đoạn vượt ngục lần 1 của Lượm , tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn từ của mình để người đọc có một niềm tin mãnh liệt rằng Lượm sẽ trốn thoát được , nhưng kết cục lại là những trận đòn roi thừa sống thiếu chết đối với Lượm .....

 Và .....

Mất mát có 

Xúc động có 

Căm phẫn có 

Hồn nhiên có 

Trưởng thành và kiêu hãnh có .....

Tất cả đều được gói gọn trong cuốn sách "Tuổi thơ dữ dội" này - và đối với tôi , đây cũng chính là cuốn sách đầu tiên mà tôi thực sự có một niềm yêu thích mãnh liệt đến như vậy - tuy hơi mạnh bạo về "ngôn từ" nhưng sự chân chất trong giọng văn chính là điều chạm đến trái tim người đọc . 


0 điểm

Nếu một hoàn cảnh , một sự thật trần trụi được phơi bày trong truyện ngắn "Vợ nhặt" hay một sự thay đổi đến khốn cùng của một con người được thể hiện trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao -

Thì "tuổi thơ dữ dội" của Phùng Quán cũng mang tính chất diễn tả về một XH , một sự thật đến tàn khốc như vậy - nhưng "Điểm sáng" của tác phẩm không chỉ đơn thuần gói gọn trong 2 chữ "nội dung" mà còn là "góc nhìn" . 

Được viết dưới ngòi bút tài hoa của chính nhà văn nhưng điểm nhìn lại đặt dưới "thế giới niên thiếu tuổi 13-15". Luân phiên và xen kẽ giữa 2 thế giới quan của nhân vật Mừng và Lượm - cảm xúc sẽ được đẩy lên theo từng phân đoạn, có thể là một sự cao trào trong phân đoạn vượt ngục của Lượm hay là một sự thương xót cho hoàn cảnh chân chất , thật thà đến ngây ngô của Mừng .

Thay vì thấy những từ ngữ gián tiếp và "nhẹ nhàng" như trong các cuốn sách mà độc giả thường đọc - thì tuổi thơ dữ dội lại thể hiện mạnh bạo hơn thế . Văn phong trong tuổi thơ dữ dội đa phần được đặt trong cách suy nghĩ , lời nói của các chiến sĩ tuổi niên thiếu - nên những cảm xúc , suy nghĩ và lối hành xử của các em đều được thể hiện theo cách chân thật nhất mà đến tôi cũng thấy ngỡ ngàng .

Bên cạnh đó , điều tôi thích nhất chính là lối văn mà nhà văn "Phùng Quán" thể hiện trong tác phẩm - thay vì mô tả những khung cảnh , phân đoạn mang tính giật gân nhưng kết thúc có hậu như một số các sườn sách đã từng thể hiện thì tác giả đã khiến cho cảm xúc của tôi lên xuống và tim đập bình bịch như chơi tàu lượn vậy . 

Những điều mà tác giả mô tả đều là những hiện thực tàn khốc và buộc người đọc phải chấp nhận thay vì tô vẽ lên những điều màu hồng về một khung cảnh đương thời - như trong phân đoạn vượt ngục lần 1 của Lượm , tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn từ của mình để người đọc có một niềm tin mãnh liệt rằng Lượm sẽ trốn thoát được , nhưng kết cục lại là những trận đòn roi thừa sống thiếu chết đối với Lượm .....

 Và .....

Mất mát có 

Xúc động có 

Căm phẫn có 

Hồn nhiên có 

Trưởng thành và kiêu hãnh có .....

Tất cả đều được gói gọn trong cuốn sách "Tuổi thơ dữ dội" này - và đối với tôi , đây cũng chính là cuốn sách đầu tiên mà tôi thực sự có một niềm yêu thích mãnh liệt đến như vậy - tuy hơi mạnh bạo về "ngôn từ" nhưng sự chân chất trong giọng văn chính là điều chạm đến trái tim người đọc . 


0 điểm

Cách mạng tháng Tám như một ngọn đuốc soi đường, dẫn dắt dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, phong kiến, giành lại độc lập, tự do. Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là niềm vui vỡ òa của hàng triệu người dân, nhưng cũng là khởi đầu của những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ. Trong những năm tháng ấy, biết bao sinh mạng đã ngã xuống, không kể già trẻ, nam nữ. Những vết thương lòng vẫn còn hằn sâu trong tâm khảm mỗi người Việt Nam, đặc biệt là những người như Phùng Quán, sinh ra giữa cảnh nước mất nhà tan. Ông đã thấu hiểu tận cùng nỗi đau của đồng bào, đặc biệt là những cậu bé thiếu niên trinh sát mới chỉ mười hai, mười ba tuổi. Trong tác phẩm Tuổi thơ dữ dội, ông đã tái hiện lại một cách chân thực và xúc động những năm tháng chiến tranh ấy. Những năm 1945 - 1946, như một thước phim quay chậm, hiện lên trước mắt ta là những năm tháng bi thương, khó khăn của dân tộc Việt Nam. Nước nhà vừa giành được độc lập, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Khói lửa chiến tranh còn chưa tàn, nạn đói kinh hoàng vẫn hoành hành, giặc Pháp lại quay trở lại xâm lược. Trước hoàn cảnh đó, những người lính trẻ đã không ngại khó khăn, gian khổ, xông pha ra trận. Các em không ngại bom đạn, không ngại đòn roi, không ngại đói khát, dơ bẩn. Các em đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ngòi bút của Phùng Quán đã khắc họa chân thực, sinh động những hình ảnh của chiến tranh và những cuộc chiến đấu anh dũng của những “Vệ Quốc Đoàn con nít”.

Như một mầm cây vươn lên giữa mảnh đất hoang tàn, Phùng Quán đã sớm khẳng định tài năng của mình trong nền văn học Việt Nam. Con đường hành văn của ông gắn liền với những năm tháng gian khổ của chiến tranh Đông Dương. Là một chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101, ông đã trải qua những trận đánh ác liệt, chứng kiến sự hy sinh của biết bao đồng đội. Chính những trải nghiệm đó đã hun đúc nên trong ông một tình yêu quê hương đất nước sâu đậm và một tinh thần yêu nước bất diệt. Tuổi thơ dữ dội, Vượt Côn đảo,... là những tác phẩm tiêu biểu của Phùng Quán. Những tác phẩm này mang đậm hơi thở của chiến trường, với những hình ảnh hào hùng, những trận đánh ác liệt, những mất mát đau thương. Nhưng bên cạnh đó, chúng cũng chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, sự sẻ chia của con người. Phùng Quán là một nhà văn tài năng, có lối viết chân thật, chất phác, có đôi phần hài hước, dí dỏm. Ông đã để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc. Tuổi thơ dữ dội là một trong những tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển nhất của Phùng Quán. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1988, nhưng sức sống của nó vẫn trường tồn đến tận ngày nay. Tuổi thơ dữ dội kể về cuộc sống chiến đấu và hy sinh của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân. Những nhân vật như Mừng, Lượm, Quỳnh Sơn Ca,... đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả bởi vẻ đẹp của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ. Thành công của Tuổi thơ dữ dội đến từ nhiều yếu tố, trong đó nổi bật nhất là bút pháp hiện thực và lãng mạn của Phùng Quán. Nhà văn đã khắc họa chân thực và sinh động những khó khăn, gian khổ mà các thiếu niên phải trải qua trong chiến tranh, đồng thời cũng thể hiện được những ước mơ, khát vọng tuổi trẻ của họ. Tuổi thơ dữ dội không chỉ là một tác phẩm văn học thiếu nhi xuất sắc, mà còn là một minh chứng cho sức sống của văn học cách mạng Việt Nam. Cuốn sách đã góp phần bồi đắp tình yêu nước, tinh thần dũng cảm cho các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. 

Cuốn truyện bắt đầu bằng câu chuyện của Mừng, một cậu bé mồ côi cha mẹ, sống với người cha nuôi nhưng bị ngược đãi. Mừng tham gia Đội thiếu niên trinh sát chỉ vì trong sân huấn luyện có lá tầm gửi để chữa hen suyễn cho mẹ. Cùng với Mừng, trong Đội thiếu niên trinh sát còn có những thiếu niên khác như Lượm, Quỳnh sơn ca, Bồng da rắn, Tư dát, Vịnh sưa,... Mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng, nhưng họ đều có chung một lý tưởng là chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc. Các thiếu niên trong Đội đã tham gia vào nhiều nhiệm vụ quan trọng, như vượt ngục, phá cầu, bắt liên lạc,... Họ đã chiến đấu dũng cảm, gan dạ, lập nhiều chiến công xuất sắc. Tuy nhiên, cuộc sống chiến đấu của các thiếu niên cũng đầy gian khổ, hiểm nguy. Họ phải đối mặt với bom đạn, giặc thù, và cả những cám dỗ của cuộc sống. Nhiều người đã hy sinh anh dũng, nhưng họ vẫn luôn giữ vững tinh thần lạc quan, yêu đời. Tuổi Thơ Dữ Dội là một cuốn truyện có giá trị nhân văn sâu sắc. Cuốn truyện đã khắc họa chân thực và sinh động hình ảnh những thiếu niên Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Họ là những tấm gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, và tình đoàn kết gắn bó. Tuổi thơ dữ dội là một cuốn sách mà tôi rất yêu thích. Cuốn sách đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc về cuộc sống chiến đấu và sự hy sinh của những thiếu niên Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tôi ấn tượng nhất với tinh thần yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường của những thiếu niên trong Đội thiếu niên trinh sát. Họ là những cậu bé, cô bé mới chỉ 13, 14 tuổi, nhưng đã phải trải qua những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ, hiểm nguy. Họ phải đối mặt với bom đạn, giặc thù, và cả những cám dỗ của cuộc sống. Nhưng họ vẫn luôn giữ vững tinh thần lạc quan, yêu đời, và ý chí chiến đấu vì Tổ quốc. Tôi cũng ấn tượng với tình đoàn kết gắn bó của những thiếu niên trong Đội. Họ coi nhau như anh em ruột thịt, luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Tình đoàn kết đó đã giúp họ vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống chiến đấu. Tuổi thơ dữ dội là một cuốn sách có giá trị nhân văn sâu sắc. Cuốn sách đã khắc họa chân thực và sinh động hình ảnh những thiếu niên Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Họ là những tấm gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, và tình đoàn kết gắn bó. Cuốn sách đã giúp tôi hiểu hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Nó cũng giúp tôi bồi dưỡng thêm lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, và tình đoàn kết gắn bó.

0 điểm

"Tuổi thơ dữ dội" là một tác phẩm viết về thời kháng chiến chống Pháp khoảng những năm 1947 tại đất Thừa Thiên. Câu chuyện kể về những câu bé mười ba, mười bốn tuổi tham gia Vệ Quốc Đoàn, làm liên lạc cho Cách mạng. Đó là Mừng – cậu bé vào Vệ Quốc Đoàn chỉ vì muốn hái lá tầm gửi cho mẹ chữa bệnh. Hay là Vịnh – cậu bé tổ trưởng nghiêm khắc nhưng chính trực, hy sinh anh dũng. Còn cả Quỳnh – giọng ca của cả đội, hay Lượm – con nhà Cách mạng nòi. Và cả Tư – miệng mồm liến thoắng nhưng rất được việc. Phùng Quán khắc họa từ những khoảnh khắc sinh hoạt chung của các cậu bé cho tới lúc ra trận vất vả ra sao. Câu chuyện nào cũng đều xúc động và đầy nước mắt, không chỉ là vì nỗi đâu mất nước căm thù giặc, hay thương cảm cho số phận những chiến sĩ hy sinh mà còn cả tình cảm các cậu dành cho nhau. Những chiến sĩ nhí làm việc chăm chỉ, anh dũng hơn ai hết thế nhưng đôi khi vẫn còn nhiều sợ hãi, lầm đường lạc lối. Thế nhưng không vì thế mà phủ nhận tinh thần quả cảm và sự nhanh trí của các em. Nếu nhìn vào các em và phản chiếu lại bản thân mình, mình cảm thấy tim thắt lại, cảm thấy mình vẫn quá may mắn khi được sinh ra trong thời bình. Thử tưởng tượng bản thân sống trong thời đó, liệu mình có thể có đủ dũng khí như các em? Ngoài cốt truyện đặc sắc, cuốn sách này còn ấn tượng bởi lối viết của Phùng Quán, tác giả rất xuất sắc trong việc miêu tả biểu cảm các nhân vật hay từng chi tiết trong truyện. Mọi thứ được tác giả trau chuốt tỉ mỉ. 

Những ai có tâm hồn nhạy cảm chút hoặc dễ xúc động nên tránh thật xa cuốn sách này và dù chỉ đọc thử một phần cũng không nên đâu. Một người tạm gọi là cũng sắt đá như mình và chưa bao giờ rơi lệ vì một cuốn sách nào trước đây mà khi đọc "Tuổi thơ dữ dội" cũng không thể kiềm lòng được, nước mắt chứ thế chảy ra, cảm xúc dâng trào và lòng quặn thắt vì cảm thấy tiếc thương, cảm thấy đau xót. Quá chân thực, quá đau thương, quá mãnh liệt. Những cậu bé 13, 14 tuổi còn quá hồn nhiên với đúng chất ngây thơ, nghịch ngợm mà đã có ý chí chiến đấu kiên cường vượt qua mọi khó khăn cả về tinh thần và vật chất để hết lòng vì cách mạng, đã phải bỏ gia đình bỏ mọi thú vui "trẻ con" để hy sinh vì tổ quốc. Khi thì buồn cười vì những suy nghĩ những hành động của tuổi nhỏ khi thì phải phục sát dất những suy nghĩ người lớn, rồi khi phải bật khóc phải thán phục vì những hành động anh hùng từ các em. Chúng ta thấy được một góc độ hào hùng của dân tộc trong thời kỳ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, thời kỳ mà đúng chất già trẻ, giá trai hễ là người Việt Nam thì đứng lên chống giặc, bỗng nhiên ta cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn, thấy muốn được một lần vì nước. Tất cả tội lỗi đều thuộc về chiến tranh, thuộc về những kẻ cướp nước và bán nước.