Sách bàn về việc sử dụng tiếng Việt. Những lỗi cơ bản và mức độ sai khi viết câu: sai kiến thức, sai ngữ pháp, sai chính tả. Từ những ví dụ cụ thể trên báo, đài, các tác phẩm văn học, kho tàng ca dao tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, tác giả hướng bạn đọc đến cách tiếp cận vấn đề, nhận ra những lỗi câu, đánh giá mức độ sai và tìm cách chỉnh sửa cho phù hợp. Bước đầu chính là sửa câu sai thành câu đúng. Cao hơn nữa là từ câu đúng chỉnh làm sao để được một câu hay. Những cái sai và cái hay được bàn đến rất phổ biến trong báo chí và đời sống, nhưng ít ai nhận ra vì đôi khi có những có những lỗi cố hữu trong cách sử dụng từ ngữ mà hiện nay hầu như không ai nhận ra nữa, đó là do hiện tượng “để lâu câu sai hóa đúng”. “Người khôn ăn nói nửa chừng/ Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”, dạng câu nửa chừng được nhắc đến trong câu trên gọi là câu mơ hồ, câu mơ hồ cũng được xem là một vũ khí lợi hại trong ngoại giao. Cùng rất nhiều vấn đề thú vị và bổ ích khác nữa.
Xem thêm

Sách “Từ Câu Sai Đến Câu Hay” trước tiên sẽ chỉ cho bạn biết có rất nhiều lỗi sai thường thấy trong tiếng Việt. Nó xuất hiện thường đến mức, chúng ta đều nghĩ rằng nó “đúng”. Từ sai chính tả, dấu câu, cấu trúc câu, sai logic… cho đến cả “không sai nhưng lại… sai, không sai nhưng trái ý người viết”.

Ví dụ cho lỗi sai “không sai nhưng lại… sai, không sai nhưng trái ý người viết”, thầy Dân đã viết trong quyển sách của mình:

“Trên tuần báo P. có bài “Người Hà Nội mù chữ”. Bài này chỉ nêu lên hiện tượng có một số người Hà Nội mù chữ, thế mà lại viết “Người Hà Nội”. Viết vậy hóa ra: mọi người Hà Nội đều mù chữ. Đầu đề này mang tính định hướng chê người Hà Nội, ngược với ý tác giả bài phóng sự. Bây giờ chúng ta thử đổi thành: “Người Hà Nội cũng mù chữ?” Do dùng kiểu hỏi, đầu đề này thể hiện được sự ngạc nhiên chứ không còn là lời chê nữa. Từ cũng trong câu này tạo nên ý sau: người vùng nào mù chữ còn hiểu được chứ “người Hà Nội mà cũng mù chữ” thì không thể tin được. Kết quả là trong thâm tâm có ý đánh giá cao Hà Nội về dân trí. Vậy là, thêm một từ hư chúng ta chuyển một câu sai thành câu đúng.”

Quan sát kỹ, chúng ta thấy: nói và viết là hai chuyện khác nhau. Do con người có khả năng bẩm sinh trong tiếp nhận ngôn ngữ, nên trẻ em được sinh ra và lớn lên trong môi trường ngôn ngữ nào là tự chúng nói thành thạo ngôn ngữ đó.nhưng viết lại là chuyện khác.
Không học thì không biết viết. Chúng ta từng gặp những giấy tờ, thư từ do những người mới thông ‘mặt chữ’ tiếng Việt viết. Còn xa chúng mới đạt chuẩn chữ nghĩa.
người biết một ngoại ngữ, tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng nga... thường viết chuẩn hơn, tốt hơn những người không biết ngoại ngữ nào.ngôn ngữ là một công cụ phản ánh tư duy, con người tư duy qua ngôn ngữ. học được một ngoại ngữ là biết thêm được cấu trúc của một ngôn ngữ, biết thêm một công cụ thể hiện tư duy.học sinh giỏi khoa học tự nhiên thường viết chuẩn mực hơn (không kể một số rất ít những học sinh yếu về khoa học tự nhiên nhưng có năng khiếu văn học). như vậy, năng lực tư duy chặt chẽ ảnh hưởng tới khả năng viết chuẩn xác (Tôi chưa bàn tới chuyện viết hay). Những người tư duy tốt thường viết chính xác.
Thời trước học sinh viết đúng hơn.những người thế hệ trước, nói chung viết tốt hơn. Mà thời trước học sinh nào có được nhiều sách tham khảo về tiếng Việt như hiện nay.
Trong công trình Từ điển về từ điển (1999) , Phó giáo sư Vũ Quang hào cho chúng ta biết tới nay ở Việt nam đã có 18 từ điển chính tả, 7 từ điển ngữ pháp, 23 từ điển thành ngữ, 10 từ điển tục ngữ, 8 từ điển đồng nghĩa, 6 từ điển trái nghĩa, 7 từ điển giáo khoa, 10 từ điển học sinh, 220 từ điển thuật ngữ, 48 từ điển tiếng Việt. Vậy không thể nói chúng ta thiếu sách, thiếu những công cụ tra cứu. Ai quan tâm tới cách dùng chuẩn mực tiếng Việt đều có thể dễ dàng tìm ra những quyển sách cần thiết.
Vậy thì, vì sao hiện nay học sinh viết sai hơn thời trước và sai quá nhiều? Vì sao trên các phương tiện truyền thông nhan nhản những lỗi về từ ngữ, câu cú? Câu trả lời có thể khác nhau, nhưng chắc chắn sách giáo khoa dở không phải là nguyên nhân duy nhất, thậm chí không phải là nguyên nhân chính.

Quan điểm của tôi về ngôn ngữ nói chung và Tiếng Việt nói riêng là một thứ vô cùng linh hoạt cả về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ âm, và từ vựng. Sự linh hoạt này taọ nên những mặt tích cực như sự phát triển, sáng tạo của ngôn ngữ, mở rộng khả năng thể hiện ý nghĩ của người nói, người viết; nhưng cũng chính sự linh hoạt này đã tạo ra những hiện tượng như suy thoái ngôn ngữ, hay nói trích theo một phần tựa đề của tuyển tập sách của nhà xuất bản Trẻ là mất đi “Sự giàu đẹp” của Tiếng Việt. “Từ câu hay đến câu sai” là một tác phẩm trình bày những lỗi có thể thường gặp hoặc ít gặp trong Tiếng Việt, nhưng điều quan trọng là những lỗi này người dùng ngôn ngữ Việt đã và đang dùng sai một cách vô thức, vì kỹ năng ngôn ngữ đa phần được sử dụng như một tập của thói quen được hình thành qua một quá trình dài. Điều tôi thấy đáng quý hơn từ quyển sách của Giáo Sư Nguyễn Đức Dân là cách mà ông phân tích, giải thích và chỉnh sữa những lỗi sai một cách logic chứ không phải kiểu liệt kê lỗi và đề câu chỉnh sửa bên dưới một cách khô khan. Tuy không phải là một sinh viên ngôn ngữ hay nhà ngôn ngữ học, tôi thiết nghĩ với tư cách là một người Việt Nam, tôi nên đọc quyển sách về Tiếng Việt như thế này, và tôi cũng có nghĩa vụ sử dụng Tiếng Việt một cách đúng đắn. Tuy rằng tuy quy tắc của ngôn ngữ là do người dặt ra, nó đã và đang được sử dụng chung bởi nhiều người, chúng ta không thể tự tiện chỉnh sửa mọi quy tắc chung theo ý mình. Tôi tin rằng mục đích quan trọng nhất của ngôn ngữ là để kết nối con người, nếu việc sử dụng sai Tiếng Việt trở nên phổ biến và tự do, điều này sẽ tạo nên những rào cản, những cộng đồng riêng rẻ, có thể dẫn đến tâm lý phân biệt đối xử và xa hơn. Tuy sự sáng tạo trong ngôn ngữ mà một quá trình tự nhiên, có những tác hại lớn từ việc phá vỡ những quy tắc chuẩn cơ bản mà chúng ta khó có thể vãn hồi nếu đã đi sai đường. Hãy đọc ít nhất một lần nhé! Thân mến.