1. Hoàn cảnh lịch sử

Thời đại Lê - Nguyễn là khái niệm kép dùng để chỉ giai đoạn lịch sử dài hơn 500 năm từ năm 1427 khi nghĩa quân Lam Sơn triển khai thành công chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang, đánh tan quân Minh, nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, đến giai đoạn Nam Bắc phân tranh (1528-1802), giai đoạn nhà Nguyễn Gia Long (1802-1945), kết thúc bằng sự kiện vua Bảo Đại thoái vị. Các tác phẩm lớn ra đời trong thời kỳ này vẫn có những nét đặc trưng tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, nhưng đồng thời vẫn có sự khác biệt nhất định so với giai đoạn văn học Lý - Trần trước đó.

Trong thời đại Lý - Trần, Phật giáo phát triển cực kì mạnh mẽ. Các nhà sư được tham gia vào bộ máy nhà nước, có tầm ảnh hưởng nhất định đến những quyết sách trọng đại của quốc gia, ví như Thiền sư Đỗ Pháp Thuận với bài thơ Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn:

Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.

Đây là lời đáp của thiền sư khi được vua hỏi về cách trị quốc. Có thể thấy, ý kiến của các nhà sư rất được bậc vua chúa tôn trọng. Sự phát triển của đạo Phật thời kỳ này đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm chịu ảnh hưởng Thiền - Phật có giá trị cao về mặt nghệ thuật và tư tưởng. Tuy nhiên, đến thời Lê - Nguyễn, đạo Phật mất đi vị thế trước đó của nó trong xã hội, thay vào đó là Nho giáo. Vì Nho giáo đề cao trật tự xã hội và lòng trung thành với vua nên nó trở thành một công cụ hữu ích để trị quốc và củng cố quyền lực của vua chúa phong kiến thời bấy giờ. Với những chính sách hỗ trợ, hậu thuẫn của triều đình, Nho giáo trở thành tôn giáo độc tôn, chiếm vị trí cao nhất trong xã hội Việt Nam. Các nhà sư bị loại khỏi chính trường và thay vào đó là các nhà Nho. Phật giáo bị đả kích trên nhiều phương diện. Các nhà Nho là những người đả kích Phật giáo nặng nề và gay gắt nhất. Là một tôn giáo thế tục, đề cao lối sống nhập thế, trọng quy củ và luôn hướng tới việc cống hiến cho đất nước, các nhà Nho rất quan tâm đến những vấn đề của hiện thực xã hội. Sự quan tâm đó được thể hiện trong nhiều tác phẩm mang đậm màu sắc phê phán xã hội như các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Tú Xương... Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Dữ - với tư cách là một danh sĩ theo Nho học - đã viết tác phẩm Truyền kỳ mạn lục để phản ánh hiện thực xã hội thời bấy giờ, đề cao lối sống trung trinh hiếu nghĩa mang đậm màu sắc Khổng gia cũng như phê phán kịch liệt những kẻ sống đồi bại, trụy lạc.

2. Tác giả

Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào. Tương truyền ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16. Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng học hành đỗ đạt làm rạng rỡ gia môn. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan dưới thời nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó ông chuyên chú với đời sống ở núi rừng, không một lần đặt chân trở lại chốn thị thành. Trong những năm tháng sống ẩn dật đó, Nguyễn Dữ đã viết Truyền kỳ mạn lục. Có thể thấy, con người của tác giả rất gần với hình ảnh một nhà nho bất đắc chí. Ông học theo Khổng gia, từng ôm mộng công danh nhưng sau lại lui về ở ẩn cho đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay.

3. Tác phẩm

Nguyễn Dữ không có phúc sống vào thời những vị vua anh minh thương dân như con. Lúc ông còn làm quan, ngày ngày chứng kiến cảnh hoàng đế ăn chơi sa đọa, bỏ bê triều chính, quan lại thì chuyên nịnh hót vua và đâm chọc nhau, nhân dân đói khổ lầm than. Thời của ông, nhiều tập đoàn phong kiến được lập ra nhằm cát cứ các phương, tranh giành ngôi báu. Nhân dân phải sống trong cảnh chiến loạn, lầm than. Bấy giờ là lúc chế độ phong kiến ở Việt Nam rơi vào thời kỳ suy đồi, mục ruỗng. Bên cạnh yếu tố chiến sự chính trị quốc gia, Nguyễn Dữ nhận thấy nhân dân thời kì này rất tin vào những chuyện ma quỷ huyền hoặc, tin vào thần linh, tin vào chuyện hồn xác. Chính vì vậy, ông mượn những câu chuyện có yếu tố kỳ ảo trong dân gian để kể thành những câu chuyện để răn dạy hậu thế của mình. Ông viết 20 chuyện như vậy, làm thành một tập hoàn chỉnh gọi là Truyền kỳ mạn lục. Ra đời giữa lúc mệnh nước ngả nghiêng, triều cương rối loạn, Truyền kỳ mạn lục mang chứa nhiều tâm sự của một Nho sĩ dù đã ẩn cư nhưng vẫn đau đáu với nỗi niềm quốc gia, dân tộc.

Truyền kỳ mạn lục đề cập đến rất nhiều vấn đề xã hội nhức nhối thời bấy giờ như: những người mượn danh thần Phật để lừa gạt, quấy nhiễu chúng sanh; những kẻ chuyên quyến rũ nho sinh làm chuyện sai quấy và những chàng nho sinh nhẹ dạ, sa ngã; người học trò ăn ở bất nhân bất nghĩa với chính thầy giáo của mình;... Bên cạnh những câu chuyện phê phán xã hội, tác phẩm cũng ca ngợi những tấm gương đạo đức: người thiếu phụ giữ vẹn tròn tiết hạnh; những vị quan yêu dân như con, công bằng, liêm chính; vị anh hùng dân tộc đã đổ máu để gìn giữ non sông;... Sau mỗi câu chuyện là phần “Lời bình” của chính tác giả. Nguyễn Dữ vừa kể, vừa nêu quan điểm của chính mình về chính câu chuyện vừa kể đó. Lời bình ấy có khen, có chê tùy theo sự việc, tùy theo nhân vật. Phần lời bình viện dẫn rất nhiều điển cố điển tích để làm sáng tỏ thêm vấn đề, bộc lộ rõ ràng hơn quan điểm của tác giả cũng như tăng phần nào tính uy tín, xác đáng của những lời bình ấy. Đây cũng là phần thể hiện quan điểm Nho giáo rõ nét nhất trong toàn bộ tác phẩm.

4. Một số vấn đề xã hội được đề cập trong tác phẩm

Một trong những đề tài được tập trung khai thác trong tác phẩm là đề tài về cuộc đời những người phụ nữ trung trinh hiếu nghĩa, sống đúng theo đạo lý mà Nho gia đã đặt ra cho phái nữ. Những truyện thuộc đề tài trên bao gồm: Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu; Truyện nàng Túy Tiêu; Truyện người con gái Nam Xương và Truyện Lệ Nương. Đây đều là những chuyện có nhân vật nữ chính sống đạo đức, chung thủy với chồng, vẹn tròn nữ tắc. Dù họ có gặp bao nhiêu khó khăn, dù có bị chính người chồng của mình phụ bạc, đối xử tệ hại hay thậm chí bị bán đi (người chồng lấy vợ mình đặt cược để đánh bạc, thua nên phải đem vợ cho người ngoài trong Truyện người thiếu phụ ở Khoái Châu) thì những người phụ nữ ấy vẫn giữ vẹn nguyên tiết hạnh của mình. Trên hết, họ đều là những người biết sống vì chồng, thờ chồng hết mực. Lời lẽ và cách cư xử của họ với chồng mình luôn thể hiện rằng họ là kẻ bề dưới, luôn biết ơn vì được chồng yêu thương. Đây cũng là lối ứng xử phù hợp với quan điểm của Nho gia về “tam tòng” của phụ nữ (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử: ở nhà nghe lời cha, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết nghe con trai). Tuy nhiên, Nguyễn Dữ không những không xem lối cư xử theo luân thường đó là một điều bất công, là điều chèn ép và chà đạp thân phân người phụ nữ. Ông xem đó đều là những điều họ nên làm và phải làm. Họ chỉ có những lựa chọn theo đúng chuẩn mực Nho giáo, không được sống vì cá nhân mình, không được sinh lòng bỏ bê chồng dù người chồng của mình có tệ bạc cỡ nào, dù họ có bị đẩy đến cái chết thì cái chết ấy cũng là điều nên làm. Ở thời hiện đại, những tư tưởng như vậy càng ngày càng ít đi. Phụ nữ được giải phóng ra khỏi nhiều gông xiềng định kiến còn tồn đọng lại từ những thế hệ xưa cũ. Tuy vậy, tại thời điểm Truyền kỳ mạn lục ra đời, tư tưởng Nho giáo chiếm vị thế cao nhất trong hệ tư tưởng của người Việt nên quan điểm của Nguyễn Dữ được xem là chuẩn mực. Dù vẫn bị ràng buộc bởi những quan điểm nặng nề của Nho gia về thân phận phụ nữ, Nguyễn Dữ không vì thế mà xem nhẹ nỗi khổ đau của những người đàn bà trinh liệt nhưng gặp cảnh khó khăn hay lấy phải người chồng tệ bạc. Điều này thể hiện trong phần “lời bình” của ông cuối mỗi truyện.

Có người vợ như thế mà để cho phải hàm oan một cách ai oán, Trọng Quỳ thật là tuồng chó lợn. Muốn tề được nhà, phải trước tự sửa mình lấy chính, khiến cho không thẹn với vợ con, ấy là không thẹn với trời đất. (Truyện người thiếu phụ ở Khoái Châu)

Qua lời bình trên, ta còn thấy rất rõ quan điểm của sách Luận ngữ (một trong những cuốn “sách giáo khoa” của Nho giáo) về đạo dạy người làm việc lớn: cách vật - trí tri - chính tâm - thành ý - tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ. Ở đây, Nguyễn Dữ trước hết bảo Trọng Quỳ phải biết “tu thân” (sửa đối tâm tính, hành vi cho tốt) và “tề gia” (làm cho gia cang yên ấm, thuận hòa). Không chỉ nói về những tấm gương cho phái nữ, Nguyễn Dữ còn răn dạy người đàn ông về những đức tính mà họ phải có. Nho giáo vốn bao gồm một hệ thống triết lý nhằm giữ cho mọi thứ đi theo đúng quỹ đạo của nó, giữ vững trật tự cho xã hội. Con người Nho gia bị xoay quanh bởi vô số quy tắc về hành vi và tâm tưởng. Không chỉ người phụ nữ bị gông cùm của những nhà hủ nho trói buộc mà đàn ông cũng ít nhiều phải chịu đựng những sự ràng buộc tương tự. Ta nói một chút về câu chuyện Nàng Lệ Nương để thấy rõ hơn điểm này. Lệ Nương và Phật Sinh là đôi thanh mai trúc mã, được gia đình cho đính ước với nhau để một ngày nên vợ nên chồng. Họ yêu thương nhau vô cùng. Một ngày đất nước lâm vào chiến loạn, Lệ Nương cùng nhiều người phụ nữ khác bị giặc bắt. Nàng và hai người bạn nữa đã tự tử để bảo toàn trinh tiết ngay trước khi Phật Sinh đến cứu. Cái chết của Lệ Nương làm Phật Sinh đau khổ vô cùng. Chàng dành cả cuộc đời còn lại để theo chân vua giết giặc lập công, không lập gia đình hay sinh con đẻ cái. Trước những hành động của Phật Sinh, Nguyễn Dữ cho rằng:

Như chàng họ Lý kia, vì mối ân tình, giữ bền ước cũ, lưu ly hoạn nạn, vẫn chẳng quên lời, tình thật đáng thương, mà lẽ phải thì chưa được ổn. Bởi sao? Cảm tình mà đi tìm thì nên, liều chết mà đi tìm thì không nên, huống nữa lại thôi không lấy vợ, để đứt dòng giống của tiên nhân phỏng có nên không? Cho nên người quân tử phải biết tòng quyền chứ không nên chấp nhất. Giữ điều nhỏ để mất điều lớn, chẳng là gã Lý sinh này ư?


Ông trách Lý Phật Sinh vì giữ lời hứa hẹn với Lệ Nương mà không chịu sinh con đẻ cái, để cho tuyệt tự. Nho gia có quan điểm “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”, nghĩa là trong ba thứ tội bất hiếu, tội không có con trai nối dõi là tội lỗi lớn nhất. Quan điểm trên không chỉ là cơ sở để tình trạng trọng nam khinh nữ phát sinh và phát triển, nó còn đè nặng lên vai những cặp vợ chồng phong kiến. Dù họ có thật lòng yêu thương nhau, đối xử tốt với nhau và tu chí làm ăn thật chỉ thì nếu họ không có con trai, họ vẫn được xem là một gia đình khiếm khuyết, không tuân theo chuẩn mực, phải chịu nhiều sự gièm pha từ họ hàng và xóm làng. Dù phụ nữ vẫn phải chịu rất nhiều chỉ trích vô lý vì “không sinh được con trai” nhưng xét trên lý thuyết về các quan điểm của Nho gia, tội lỗi “bất hiếu” này sẽ bị quy cho người đàn ông, bởi lẽ họ chính là người chịu trách nhiệm chính cho việc tạo ra hậu duệ nhằm duy trì, kéo dài “dòng giống tiên nhân”.

Bên cạnh việc chê trách những người đàn ông không sống theo đúng với các chuẩn mực của Nho gia, Nguyễn Dữ cũng ca ngợi những bậc quân tử đạo đức, những vị anh hùng đã hi sinh cho độc lập dân tộc. Truyện chức Phán sự ở đền Tản Viên cũng là một thiên truyện ca ngợi những người như vậy. Xưa có viên tướng Tàu tới xâm lược nước ta rồi tử trận tại Lạng Giang. Hồn phách hắn chiếm cứ đền thờ thổ địa, mạo danh thần linh, thường bắt dân cúng nạp rất nhiều nếu không sẽ hiện lên quấy nhiễu. Tử Văn là nho sinh, đi ngang biết chuyện rồi quyết định đốt trụi cái đền tà thần đó. Chàng bị hồn tướng giặc hiện lên hăm dọa, không những không sợ mà còn quyết giúp vị thần chân chính ở đó đòi lại đền thờ. Câu chuyện ca ngợi tâm tính khảng khái, cương trực, thấy nguy không lùi của chàng nho sinh Tử Văn. Chàng không chỉ có ý thức cứu dân trừ họa, biết giúp đỡ người ngay mà còn dũng cảm trả lời chất vấn ở điện Diêm Vương để đòi lại công bằng cho chính mình và cho vị thần bị hồn tướng giặc hãm hại kia.

Ở nhân vật Tử Văn, ta thấy lại được cái khí khái ngày xưa của các bậc anh tài vì dân vì nước như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Nguyễn Trãi... Đó là những người sống hết mình vì nghĩa lớn, biết hy sinh lợi ích nhỏ của cá nhân để đem hòa bình thịnh vượng về cho nước nha. Giữa lúc chính sự đảo điên, lê dân khốn đốn, Nguyễn Dữ thật tâm mong muốn xuất hiện thật nhiều con người có khí khái cương trực như Tử Văn. Tử Văn nói lên ước nguyện của ông về một xã hội trật tự theo đúng quy chuẩn của Nho giáo: nhà vua (đại diện là Diêm Vương) luôn liêm chính công bằng; bọn quan lại gian manh chuyên tham ô (như bọn sai nha Địa phủ - những kẻ che đậy tội ác của tướng giặc) bị trừng trị thích đáng; luôn có người tốt đứng ra giúp đời giúp người không màng nguy nan của bản thân (như Tử Văn). Đó cũng là một xã hội mà bất kỳ ai cũng mong muốn có được - một nơi mà quy luật “ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” luôn luôn đúng. Liêm chính, cương trực và biết dấn thân cho lẽ phải là những gì các nhà Nho phải khắc ghi trong lòng. Nguyễn Dữ cũng vậy. Ngay cả khi ông đã cáo quan về quê ở ẩn nhưng vẫn đau đáu nỗi lòng với nước, với dân. Sự ra đời của Truyền kỳ mạn lục - một tác phẩm mang đầy tính thời sự và giáo dục - chính là minh chứng cho nỗi lòng hướng về dân, về nước của tác giả.. Kết luận

Truyền kỳ mạn lục có thể được xem như một minh chứng rất rõ ràng về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam trên phương diện văn học. Tác phẩm ca ngợi những con người sống theo chuẩn mực đạo đức, giữ vững đạo lý cương thường. Mặc dù cho đến ngày hôm nay, một số điều mà Nguyễn Dữ muốn răn dạy đã không còn phù hợp, nhưng ta không vì thế mà phủ nhận toàn bộ giá trị của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục cũng nhưng toàn bộ những tác phẩm chịu ảnh hưởng Nho giáo sâu đậm trong kho tàng văn chương của nước ta. Nhiều tấm gương đạo đức trong Truyền kỳ mạn lục vẫn nên được người thời nay tôn trọng và học hỏi.

 

Tác giả: Hoàng Anh

Designer: Trúc Phương

-------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

 

 

 

 

Xem thêm

Trải qua ngót hai thập kỷ, cuốn sách Truyền kỳ mạn lục giải âm đã giúp không ít bạn đọc tìm hiểu và thưởng thức những truyện ngắn đặc sắc cha ông ta để lại. Đối với bạn đọc trong giáo giới và học giới thì rõ ràng đây là một tập tư liệu đắt giá cho việc học tập và nghiên cứu đa chiều về văn chương và chữ nghĩa, về lịch sử và văn hóa nước ta thời trung đại. Truyền kỳ mạn lục giải âm là tập truyện ngắn tuyển chọn gồm 20 truyện của danh sĩ Nguyễn Dữ, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn (văn xuôi), xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra từ đời Trần, đời Hồ đến đời Lê sơ, không gian trải dài từ Nghệ An trở ra Bắc. Các tác phẩm phác họa rõ nét quang cảnh đất nước và con người Việt Nam với đầy đủ tên tuổi, số phận của họ trong những bối cảnh lịch sử cụ thể của nước nhà, lúc thì thấm đượm thế thái nhân tình, khi thì khí khái hào mại, khi thì lâm ly thống thiết, lại được phô diễn một cách điêu luyện bằng bút pháp vừa tự sự vừa trữ tình. Tác giả Nguyễn Dữ là một danh sĩ sống vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Ông là người xã Đoàn Lâm, huyện Gia Phúc, thuộc đất Hồng Châu xưa (nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Ông học rộng biết nhiều, mấy lần thi đỗ hội thí. Được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền, nhưng chỉ hơn một năm sau thì ông cáo quan về quê phụng dưỡng mẹ già. Có thể chính trong thời gian này ông đã sáng tác Truyền Kỳ Mạn Lục gồm 20 truyện ký bằng Hán văn. Tương truyền Nguyễn Thế Nghi là người dịch tác phẩm Hán văn Truyền Kỳ Mạn Lục sang văn Nôm vào thế kỷ XVII. Ông sống vào thời nhà Mạc, không rõ năm sinh năm mất. Thuở thiếu thời cùng quen thân với Mạc Đăng Dung (1483-1541), về sau không chịu ra làm quan, được Đăng Dung tặng phong tước Đại Hưng hầu. Ông giỏi văn chương, đặc biệt sở trường về văn quốc âm (chữ Nôm), cuối triều Mạc còn làm văn Nôm châm biếm tệ hoang dâm của đương triều. Cuốn sách này là bản phiên âm của GS Nguyễn Quang Hồng từ bản dịch chữ Nôm của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. GS Nguyễn Quang Hồng trong quá trình phiên âm đã giữ nguyên các cấu trúc, quy tắc dùng từ của người Việt trong thời kỳ trung đại. Bên cạnh việc phiên âm, GS còn tiến hành chú giải các điển tích, điển cố và từ ngữ trong sách. Bởi vậy, tập truyện có giá trị cao về học thuật, không giống các bản Truyền kỳ mạn lục đang lưu hành chỉ đơn thuần là dịch từ Hán văn sang tiếng Việt hiện đại.Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Dữ là thuần túy Việt Nam, ngoại trừ văn ngôn chữ Hán là phải vay mượn từ Trung Hoa. Nguyễn Dữ không viết về con người và những gì xảy ra ở Trung Hoa, mà trong tác phẩm của ông luôn luôn hiện lên quang cảnh đất nước và con người Việt Nam với đầy đủ tên tuổi, số phận của họ trong những bối cảnh lịch sử cụ thể của nước nhà, từ thời nhà Trần cho đến thời nhà Lê (niên đại sớm nhất được nhắc đến trong Truyền kỳ mạn lục là năm Canh Ngọ niên hiệu Khai Hựu, tức năm 1330, niên đại cuối cùng là niên hiệu Đoan Khánh ngũ niên, tức năm 1509). Với những câu chuyện thấm đượm nỗi niềm thế thái nhân tình, khi thì khí khái hào mại, khi thì lâm ly thống thiết, lại được phô diễn một cách điêu luyện bằng bút pháp vừa tự sự vừa trữ tình, ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm của Nguyễn Dữ đã lôi cuốn được sự chú ý của người đương thời và luôn luôn giữ được sự hấp dẫn với các văn nhân, độc giả đời sau

ruyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền) được Nguyễn Dữ ghi chép dựa trên những truyện đã có sẵn trong dân gian, do Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm và được Vũ Khâm Lân đánh giá là "thiên cổ kì bút" ngay từ thời Lê Sơ. Tuy là sưu tầm và chép lại nhưng hậu thế cho rằng Nguyễn Dữ không chỉ sao y mà còn là sự sáng tạo, cải biên để cho ra đời một tác phẩm truyền kì nổi tiếng. Truyền kì mạn lục thuộc thể loại truyền kì – văn xuôi tự sự chữ Hán, bắt nguồn từ văn học Trung Quốc, cội nguồn từ tiểu thuyết chí quái, chí dị. Thể loại này xuất hiện từ đời Đường và phát triển đạt đỉnh cao vào đời Tống, đời Minh với tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu. Tiễn đăng tân thoại có ảnh hưởng sâu rộng đến văn học các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Hình thức đưa ra ý kiến cuối những câu chuyện của Truyền kì mạn lục được cho là ảnh hưởng trực tiếp từ Tiễn đăng tân thoại . Nguyễn Dữ đã hoán cốt đoạt thai mà thổi vào đó cái hồn của thời đại, đây là xu hướng chung của quy luật sáng tạo văn hóa văn học trung đại. Kết cấu Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện, chia thành 4 quyển. Tiêu đề mỗi câu chuyện đều mang ba chữ: Kí, truyện hoặc lục. Truyện truyền kì hấp dẫn người đọc bởi yếu tố kì quái, lạ, ảo. Giọng văn biện luận hùng hồn, chăm chút tỉ mỉ xen lẫn thơ ca cùng với tấm lòng xót thương trước những thân phận con người hoạn nạn khiến Truyền kì mạn lục vang danh ngay từ khi mới xuất hiện. Tác phẩm của Nguyễn Dữ còn là bước mở đầu cho sự phát triển của Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm, Tục truyền kì của Đặng Trần Côn và Tân truyền kì lục của Phạm Quý Thích sau này. Thế kỉ XVI được coi là một trong những thời kì đen tối của lịch sử nước nhà. Một thời đại nhiễu nhương, tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn. Một giai đoạn không có ngoại bang xâm lược nhưng nội chiến liên miên. Sự tranh quyền đoạt lợi dai dẳng giữa các thế lực cầm quyền đem lại nhiều tổn thất cho đất nước và xã hội. Chính quyền phong kiến không quan tâm đến đời sống nhân dân mà chỉ chú trọng lợi ích riêng. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh chế độ phong kiến lạc hậu đã bước vào giai đoạn suy vong, những khuất lấp, đen tối của chế độ dần hiện rõ. Nguyễn Dữ chứng kiến sự lũng đoạn của thời cuộc, ngay cả bản thân ông cũng phản ứng gay gắt với chính quyền bằng việc từ quan và tuyên thệ không trở lại chốn phồn hoa đô thị. Bức tranh hiện thực với cảnh tranh quyền đoạt vị, chính sự rối ren, vua chúa bê tha khiến cho bề tôi cũng không quy củ. Những tên xiểm nịnh, tham quan xuất hiện ngày càng nhiều, chúng thỏa chí vơ vét, cướp đoạt, sách nhiễu dân lành, thậm chí chúng còn chiếm lấy vợ người khác. Một thời đại loạn lạc như vậy tất sinh ra những tệ nạn như trộm cắp, ma quỷ hoành hành. Xã hội khiến con người không được hưởng hạnh phúc mà chỉ mang đến những kiếp nạn, khổ đau. Giai cấp cầm quyền phong kiến không thực hiện được vai trò của mình là đảm bảo cuộc sống của nhân dân mà chỉ chú tâm đến thú ăn chơi xa xỉ của giới quan lại, quý tộc. Dân chúng khổ cực, đói kém xảy đến khắp nơi nhưng không có bàn tay của thế lực nào cứu vớt cuộc sống của họ. Nguyễn Dữ chứng kiến sự tha hóa của đông đảo bọn quan lại, từ đời sống hiện thực mà ghi nhận lại trong các câu chuyện của Truyền kì mạn lục. Dưới ngòi bút sắc bén và khả năng quan sát thực tế tinh nhạy, những mẩu chuyện trong Truyền kì mạn lục không quá dài nhưng lại hàm chứa một dung lượng lớn: Tái hiện bức tranh khốn cùng của hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVI. Sự sụp đổ các giá trị của thời cuộc khiến cho đông đảo người dân lâm vào hoàn cảnh hiểm nghèo. Họ vừa chịu sự bức hiếp của các thế lực phong kiến, vừa phải lâm vào cảnh cơ hàn do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa mang lại. Truyền kì mạn lục mang trong mình giá trị hiện thực cũng như giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là bức tranh thế kỉ ảm đạm, u buồn trong chặng đường của lịch sử dân tộc. Tác phẩm tố cáo những nhiễu nhương của thời cuộc, sự sụp đổ hoàn toàn của các giá trị xã hội và giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến. Nguyễn Dữ trực tiếp phơi bày những cái xấu xa xảy đến trong xã hội: Vua chúa bạo hành, lao vào ăn chơi trác táng; quan lại chuyên quyền, hà hiếp dân lành; những tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp xảy đến liên miên và chính những bậc Hộ pháp, Long thần mà dân gian thờ phụng cũng trở thành những tay đạo chích, phá hoại mùa màng người dân. Một bức tranh xã hội đen tối dưới sự trị vì của một chế độ phong kiến hủ bại hiện ra chân thực dưới từng con chữ của Nguyễn Dữ. Qua đó, Truyền kì mạn lục là bài ca thán tụng những người dân thường, đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc tiết hạnh. Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, họ hiện lên với chân dung của những cô gái xinh đẹp, tảo tần, vị tha nhưng số phận quá đỗi hẩm hiu, bạc nhược. Ông trân trọng và nâng niu vẻ đẹp của người phụ nữ, điều này hiện rõ trong mỗi trang viết thấm đẫm sự cảm thông của Nguyễn Dữ. Với Truyền kì mạn lục, người đọc có thể thấy được bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVI đã tác động không nhỏ đến ngòi bút của Nguyễn Dữ. Từ chất liệu lấy từ hiện thực cuộc sống, Nguyễn Dữ cóp nhặt rồi thổi vào đó cái hồn riêng của mình. Bằng phương pháp phê bình xã hội học, có thể nhận ra mối tương quan giữa văn học và hiện thực trong Truyền kì mạn lục là rất gần. Lịch sử - xã hội được xem là một trong những yếu tố quyết định đến giá trị đặc sắc của tác phẩm, ví như sợi dây chỉ đỏ xuyên suốt hành trình tác phẩm. Thông qua Truyền kì mạn lục, người đọc dễ dàng nhận thấy sự thối nát của chế độ phong kiến cùng sự khốn kiếp của chế độ vua chúa, quan lại bức hiếp nhân dân nghèo khổ. Từ đó xót thương cho những những phận người bị thời cuộc vùi dập, cuộc sống con người cùng quẫn và bế tắc.

Dù các bạn trên Instagram có vote là đọc “Người đan chữ xếp thuyền” trước nhưng mà Muỗng đã ngó lơ đi mà đọc “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ tiên sinh trước. Vì ngẫm đang #thangcohon, đọc một cuốn sách viết về chuyện kỳ dị vẫn là hợp thời hơn. (Thực tế thì cũng có mấy lần tớ nhờ mọi người chọn hộ xong âm thầm làm ngược rồi. Nên lần trước biết ý đã up đúng ảnh CDCM mọi người chọn cho đó, dù sau đó tớ thấy thích tấm còn lại hơn. Trước tiên là khen cái bìa sách (vâng lại của Tùng Nâm) đẹp mà nhã, M còn phải lục hộp bookmark để kiếm tấm bookmark bìa giấy nâu có vẽ hoa sen cho hợp cuốn sách mà kẹp vào. Giá có tấm kẹp sách sơn thếp vàng thì mới hay, nay thấy mình vẫn còn thiếu nhiều dạng bookmark quá. Đây là tập văn tổng hợp những câu truyện kỳ dị, ma quái lưu truyền trong dân gian được Nguyễn Dữ tiên sinh ghi chép lại, sửa đổi và thêm thắt cho thêm phần sinh động. Mỗi mẩu truyện đều có lời thơ, bài từ là lời đối đáp giữa các nhân vật, phần chữ Hán, phiên âm và dịch nghĩa đều đầy đủ, cuối truyện là lời bình con chưa rõ là của ai. Tập văn này trích nhiều tích cổ của cả người Hán lẫn người Việt, qua nhiều câu truyện riêng biệt mà thấy được nếp sống, tư tưởng và tài hoa của người xưa, đặc biệt chính là về tầng lớp sĩ tử phong lưu thời bấy giờ. Bối cảnh cũ, có nhiều tư tưởng không còn phù hợp, khi đọc còn vài điều thấy không ưa, kiếp số mỹ nhân, vần sao cũng chưa vừa ý quân. Có vài mẩu truyện mà đọc giả cũng đã quen, ấy là: Truyện chức phán sự ở đền Tản Viên, Từ Thức lấy vợ tiên, Truyện người con gái Nam Xương. Còn truyện mà trái tim thiếu nữ của Muỗng thích nhất, ấy là Lệ nương.

Tác phẩm còn thể hiện ý thức xây dựng, bảo vệ tinh cảm gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Tình yêu trong tác phẩm của Nguyễn Dữ là tình yêu tự do nẩy sinh từ sự rung cảm giữa trái tim đôi bên, vượt ra ngoài khốn khổ phong kiến và đạo đức Nho Giáo. Ông đã nói lên được khá trọn vẹn và sâu sắc tiếng nói tâm tình riêng tư của tuổi trẻ đương thời, phản ánh một nhu cầu bức thiết, đòi hỏi được giải phóng khỏi lễ giáo khắc nghiệt. Ở khía cạnh này, Nguyễn Dữ tập trung ca ngợi sự gắn bó son sắt trong tình cảm vợ chồng, đặc biệt ông dành nhiều cảm hứng để đồng cảm với những bất hạnh và đề cao phẩm chất tốt đẹp ở con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Tác phẩm tiêu biểu “Người con gái Nam Xương” với một Vũ Nương – người phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, tiết hạnh….thế mà phải gánh chịu bao nỗi oan khiên, chịu sự hinh bỉ, ruồng rẫy của chồng.Người phụ nữ ấy chẳng còn con đường giải quyết nào khác để chứng minh sự trong sạch, cho điều oan khuất của mình, để rồi cuối cùng người đã trầm mình xuống sông với một lời nguyền. Đến cả loại nhân vật “phản diện” như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và “yêu quái ở Xương Giang” cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì “nghiệp oan” mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương.Ông trân trọng, ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, bao dung với những người phụ nữ bị xã hội dồn ép thành kẻ xấu xa không kể họ ở địa vị cao hay thấp. Vì thế, nội dung này đem đến cho Truyền kì mạn lục chiều sâu của tư tưởng nhân đạo.

Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật... Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chế độ phong kiến một cách có ý thức. Toàn bộ tác phẩm thấm sâu tinh thần và mầu sắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh của tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới. Bất mãn với thời cuộc và bất lực trước hiện trạng, Nguyễn Dữ ẩn dật và đã thể hiện quan niệm sống của kẻ sĩ lánh đục về trong qua Câu chuyện đối đáp của người tiều phu trong núi Nưa. ở ẩn mà nhà văn vẫn quan tâm đến thế sự, vẫn không quên đời, vẫn nuôi hy vọng ở sự phục hồi của chế độ phong kiến. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo "thuần vương", phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến. Nguyễn Dữ đã có phần bảo lưu những tư tưởng phi Nho giáo khi phóng tác, truyện dân gian, trong đó có tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và chủ yếu là tư tưởng nhân dân. Nguyễn Dữ đã viết truyền kỳ để ít nhiều có thể thoát ra khỏi khuôn khổ của tư tưởng chính thống đặng thể hiện một cách sinh động hiện thực cuộc sống với nhiều yếu tố hoang đường, kỳ lạ. Ông mượn thuyết pháp của Phật, Đạo, v.v. để lý giải một cách rộng rãi những vấn đề đặt ra trong cuộc sống với những quan niệm nhân quả, báo ứng, nghiệp chướng, luân hồi; ông cũng đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân dân khi miêu tả cảnh cùng cực, đói khổ, khi thể hiện đạo đức, nguyện vọng của nhân dân, khi làm nổi bật sự đối kháng giai cấp trong xã hội. Cũng chính vì ít nhiều không bị gò bó trong khuôn khổ khắt khe của hệ ý thức phong kiến và muốn dành cho tư tưởng và tình cảm của mình một phạm vi rộng rãi, ông hay viết về tình yêu nam nữ. Có những truyện ca ngợi tình yêu lành mạnh, chung thủy sắt son, thể hiện nhu cầu tình cảm của các tầng lớp bình dân. Có những truyện yêu đương bất chính, tuy vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo nhưng lại phản ánh lối sống đồi bại của nho sĩ trụy lạc, lái buôn hãnh tiến. Nguyễn Dữ cũng rất táo bạo và phóng túng khi viết về những mối tình si mê, đắm đuối, sắc dục, thể hiện sự nhượng bộ của tư tưởng nhà nho trước lối sống thị dân ngày càng phổ biến ở một số đô thị đương thời. Tuy vậy, quan điểm chủ đạo của Nguyễn Dữ vẫn là bảo vệ lễ giáo, nên ý nghĩa tiến bộ toát ra từ hình tượng nhân vật thường mâu thuẫn với lý lẽ bảo thủ trong lời bình. Mâu thuẫn này phản ánh mâu thuẫn trong tư tưởng, tình cảm tác giả, phản ánh sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến trong tầng lớp nho sĩ trước nhu cầu và lối sống mới của xã hội. Truyền kỳ mạn lục có giá trị hiện thực vì nó phơi bày những tệ lậu của chế độ phong kiến và có giá trị nhân đạo vì nó đề cao phẩm giá con người, tỏ niềm thông cảm với nỗi khổ đau và niềm mơ ước của nhân dân. Truyền kỳ mạn lục còn là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian.

Mở đầu tác phẩm, người đọc không khỏi thán phúc trước nghệ thuật dựng truyện và miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả, từ đó như dẫn dắt ta vào câu chuyện với những tình huống đầy bất ngờ và lôi cuốn để làm toát lên vẻ đẹp của Vũ Nương, như từ đầu đã giới thiệu, đó là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” với những đức tính ấy, đáng ra, Vũ Nương phải được sống một cuộc sống hạnh phúc, ấm êm… Nhưng không, Trương Sinh đã bỏ ra 100 lạng vàng để cưới nàng về làm vợ, đó cũng là dấu hiệu của một cuộc hôn nhân không bình đẳng… Tuy sống với 1 người chồng ít học, hay ghen, đa nghi lại phòng ngừa quá mức, nhưng với phẩm chất giàu đức hy sinh, Vũ Nương luôn cố giữ gìn khuôn phép, chưa bao giờ để gia đình xảy ra mối bất hòa, thế nhưng… cuộc sống gia đình hạnh phúc chưa được bao lâu thì Trương Sinh do ít học phải đi lính đợt đầu? Ngày tiễn đưa chồng, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy… “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hào, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày trở về mang theo được 2 chữ bình yêu” với những lời nói ân cần dịu dàng, như càng giúp ta hiểu hơn về Vũ Nương – 1 người vợ đầy tình nghĩa, không màng danh lợi vinh hiển, chỉ mong chồng được trở về bình an… Rồi nàng còn cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao, nơi chiến trận mà chồng phải chịu đựng “Việc quân khó nhọc, thế giặc khôn lường…” rồi nàng còn nói lên những nỗi nhớ nhung khắc khoải ngóng trông ngày chồng về “Thổn thức tâm tình, thương người đất thú” đây là những lời nói ân tình đằm thắm của nàng khiến người đọc không khỏi nghẹn ngào xúc động trước tấm chân tình của 1 người phụ nữ như Vũ Nương… Khi xa chồng, tình cảm của Vũ Nương được tác giả xây dựng bằng những hình ảnh ướt lệ, độc đáo để nói lên sự thủy chung yêu chồng tha thiết và nỗi buồn cứ kéo dài theo năm tháng… “Bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” đó là cách mà tác giả mượn cảnh vật thiên nhiên để chỉ sự trôi chay của thời gian, làm nổi bật lên vẻ đẹp của Vũ Nương… Đâu chỉ vậy, nàng còn là một nàng dâu hiếu thảo, một người mẹ hiền, vừa một mình nuôi con nhỏ, vừa tận tình chăm sóc mẹ chồng trong những lúc ôm đau, bệnh tật, lo thuốc thang, lễ bái thần phật, luôn ân cần dịu dàng, lựa những lời ngon ngọt để khuyên lơn mẹ… Để rồi trong những lời trăn trối cuối cùng của bà mẹ chồng “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ…” đó âu cũng là 1 cách đánh giá, ghi nhận công lao của Vũ Nương đối với gia đình chồng, 1 con người hết lòng vì gia đình, hiếu thảo, thủy chung, lại tận tình chu đáo và hết mực yêu thương con… Với nhân cách như vậy, đáng lẽ ngày chồng về phải là 1 ngày hạnh phúc của 1 gia đình êm ấm, thế những không khí ngày Trương Sinh trở về không vui mà đượm sắc thái ngậm ngùi, Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất, chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói… mà Trương Sinh cứ đinh ninh là vợ hư “Mẹ Đản đi đâu, cha Đản theo đó” đã mắng nhiếc và đuổi đi… Vỗn là 1 kẻ ít học, ghen tuông vô cớ, lại hồ đồ vũ phu… Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời bày tỏ của vợ. Trong tình huống này, những lời phân trần của Vũ Nương càng làm cho nàng trở nên đẹp hơn với những phẩm chất của người phụ nữ… người vợ, người mẹ hết lòng bao dung vị tha vì gia đình… Ở lời thoại thứ nhất, nàng như phân trần để chồng hiểu rõ về tấm lòng của mình, để khẳng định tấm lòng chung thủy “cách biệt 3 năm giữ gìn 1 tiết” và nàng cầu xin Trương Sinh đừng nghi oan cho mình, có nghĩa là nàng đã cố gắng hết sức để hàn gắn cái gia đình hạnh phúc đang có nguy cơ tan vỡ… Thế nhưng, Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời phân trần của nàng, mọi sự biện bạch của hàng xóm, nàng bị đẩy vào bi kịch, bị vu oan là một người vợ mất nết hư thân. Nỗi đau đớn thất vọng khi bị đối xử bất công, đó cũng là nỗi lòng của nàng được giãy bày ở lời thoại thứ 2, được tác giả xây dựng bằng hàng loạt những hình ảnh ướt lệ, giàu sức biểu cảm “Nay trót đã bình rơi, trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rủ trong ao, liễu tàn trước gió…”. Ngay cả quyền bảo vệ cho chính mình còn không có, ngay cả khi họ hàng hàng xóm bênh vực cũng trở nên bất lực. Hạnh phúc gia đình là khát khao bị tan vỡ, tình yêu không còn thì nỗi chờ chồng hóa đá cũng không thể nào làm được. Thất vọng đến tột cùng, nàng phải tìm đến dòng sông quê hương để bày tỏ lòng trong trắng của mình, những lời thoại của Vũ Nương như lời than, lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất và tiết trong sạch của mình… Tình tiết câu chuyện đầy kịch tính càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp của Vũ Nương – 1 người vợ hiền lành đầy tiết nghĩa, thủy chung, 1 nàng dâu hiếu thảo, 1 người mẹ hết mực yêu thương con…, đó là những gì mà tác giả NGUYỄN DỮ muốn gửi gắm đến người đọc về hình ảnh của Vũ Nương hay cũng như bao người con gái khác sống trong Xã hội phong kiến… để rồi Lê Thánh Tông đã viết bài thơ “Lại loài viếng Vũ Thơ” “Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ Cung nước chi cho lụy đến nàng” Chiếc bóng thứ 2 xuất hiện, như nút mở câu chuyện, để giải oan cho Vũ Nương, hiểu chuyện, Trương Sinh chỉ phán 1 câu “Chuyện trót đã qua rồi”. Tác giả sử dụng yếu tố kỳ ảo… để Vũ Nương gặp được Trương Sinh… Đọc câu chuyện, như càng giúp ta hiểu hơn, yêu hơn Vũ Nương bao nhiêu thì lại khiến ta căm ghét cái xã hội phong kiến đang thối nát và suy tàn bấy nhiêu… đó không chỉ là 1 Vũ Nương, còn là 1 nàng Kiều, 1 Hồ Xuân Hương chịu nhiều cay đắng trong cái xã hội cổ hủ lạc hậu – 1 xã hội nam quyền đẩy rẫy những bất công ai