1 năm trước Trải nghiệm thời thơ ấu ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của một người "Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về" sẽ giúp bạn tìm hiểu những trải nghiệm thời thơ ấu ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của một người và tổn thương hoạt động theo nguyên lý ra sao.Có một hiện tượng mình cũng rất thích khi đọc sách là “người tổn thương thu hút người tổn thương”: Những tổn thương thời thơ ấu thường được chúng ta phóng chiếu lên người khác khi trưởng thành, là hiện tượng những trải nghiệm trong quá khứ tác động tiêu cực tới các mối quan hệ hiện tại, khiến chúng ta hiểu lầm và nhầm tưởng về đối phương.“Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về” là cuốn sách khiến mình vỡ oà trong cảm xúc, bởi mình thực sự đã tìm được lời giải đáp về những vấn đề trong chính bản thân mình và những người xung quanh của mình, để từ đó hiểu và yêu thương mọi người nhiều hơn. Đọc “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về”, để yêu, để hiểu và yêu thương chính bản thân mình. Like Share Trả lời
1 năm trước Khi những tổn thương bên trong được chữa lành sẽ giúp cho bạn dễ dàng chấp nhận bản thân hơn Trong thực tế, ngay cả những người thương yêu ta nhất đôi lúc cũng có thể làm cho ta tổn thương và gây ảnh hưởng đến lòng tự trọng của chúng ta. Những vết thương lòng này sẽ không thể tự động biến mất trừ khi bạn có thể đối diện chấp nhận và dành thời gian để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn.Nếu không thể kịp thời chữa lành đứa trẻ bên trong sẽ khiến cho quá trình trưởng thành của bạn gặp nhiều khó khăn. Bạn sẽ phải thường xuyên đối tượng với sự tự ti, mặc cảm, sợ hãi, hổ thẹn, thậm chí là gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm lý, bị tê liệt tinh thần và làm gia tăng nguy cơ tự sát, làm tổn hại để thân thể.Bên cạnh đó, khi những cảm xúc tiêu cực cứ bị dồn nén và ngự trị quá lâu bên trong con người sẽ khiến cho bạn hình thành xu hướng áp đặt và nuôi dạy con cái theo ý muốn tiềm ẩn của chính mình. Điều này sẽ vô tình làm cho các thế hệ về sau cũng bị tổn thương đứa trẻ bên trong và cứ tiếp nối không có hồi kết.Khi những tổn thương bên trong được chữa lành sẽ giúp cho bạn dễ dàng chấp nhận bản thân hơn. Đồng thời khi trưởng thành bạn sẽ đón nhận các tổn thương và chấp nhận những ưu khuyết điểm của chính mình. Hơn thế, bạn cũng sẽ biết cách tôn trọng và hoàn thành các nhu cầu riêng, nhờ đó mà hình thành được lối sống tích cực, lạc quan. Like Share Trả lời
1 năm trước Ký ức là thứ có thể khiến người ta vui vẻ khi nhớ về, cũng có thể khiến người ta buồn đau Ký ức là thứ có thể khiến người ta vui vẻ khi nhớ về, cũng có thể khiến người ta buồn đau, sợ hãi khi chúng được nhắc đến. Có những nỗi đau tưởng chừng đã được vùi sâu sau lớp bụi thời gian. Nhưng khi được “đào bới” lên lại khiến ta nhói lòng. Đứa trẻ năm ấy tìm cách chạy trốn, đứa trẻ bây giờ sẽ phải đối diện và chữa lành cho chính mình.Trong Mỗi Chúng Ta Đều Có Một Đứa Trẻ Cần Vỗ Về của Choi Kwanghyun là cuốn sách chữa lành dành cho người trưởng thành.Cuốn sách đưa ra những thông điệp đơn giản mà vô cùng cần thiết.Ở thời điểm hiện tại, mọi sự né tránh đều trở nên vô nghĩa. Hãy giải bày những tâm tư, tình cảm mà đứa trẻ bên trong bạn muốn nói ra. Hãy tháo bỏ những hình ảnh hào nhoáng, hoàn hảo mà bạn đang cố gồng mình. Bày ra cả những khiếm khuyết của bản thân bạn sẽ có được những mối quan hệ chân tình. Like Share Trả lời
1 năm trước Sách lấy đi nhiều nước mắt đối với những ai nhạy cảm như mình Sách lấy đi nhiều nước mắt đối với những ai nhạy cảm như mình, nhưng đồng thời cũng trả lại tiếng cười không thành lời cho tất cả những ai sẵn sàng nhìn sâu vào bên trong mình – nơi có một em bé đang cần được vỗ về. Nếu như “Hai mặt gia đình” là bức tranh toàn cảnh, “Góc khuất yêu thương” là cỡ trung của một khung hình nói về mối quan hệ gần gũi nhất thì “Trong mỗi chúng ta có một đứa trẻ cần vỗ về” chính là thấu kính của cận cảnh giúp bạn soi tỏ nỗi lòng mình. Đã đến lúc nỗi buồn, vết thương và bao hờn tủi được đem ra ánh sáng và hong khô.Mong ai cũng có thể đọc được cuốn sách này và coi nó như một món quà dành tặng chính mình. Like Share Trả lời
1 năm trước Tình thương và những điều tươi sáng tích cực mở ra cánh cửa tự chữa lành Cuối cùng, tác giả đưa ra 6 bước làm hòa với đứa trẻ bên trong thông qua việc thừa nhận, ghi chép và đặc biệt là đặt tên cho những đứa trẻ ấy. Bằng tình thương và những điều tươi sáng tích cực nhất, Choi Kwanghyun một lần nữa đã thuyết phục trái tim mình đồng thời cũng khiến mình mở ra một cánh cửa tự chữa lành. Mình rất thích đoạn tâm thư cuối của tác giả rằng khi viết cuốn sách này, ngoài nghĩ đến việc giúp mọi người thì chính bản thân tác giả cũng đã chữa lành cho đứa trẻ bên trong mình – một đứa trẻ cô đơn bên trong vị tiến sĩ đáng kính. Like Share Trả lời
1 năm trước Không phải cứ lớn lên , ta sẽ quên đi những ký ức không hạnh phúc Không phải chúng ta cứ lớn lên, biết thêm được nhiều điều mới mẻ hoặc có thêm nhiều mối quan hệ là có thể xóa nhòa đi những ký ức không hạnh phúc. Không phải bất cứ thương tổn nào cũng có thể tự lành miệng nếu như chúng ta không đối diện và ôm lấy nó vỗ về. Cuốn sách đã liệt kê ra 8 đặc điểm cơ bản nhất của những con người có “đứa trẻ bên trong bị tổn thương” đồng thời phân tích một cách dễ hiểu, gần gũi nhất thông qua các trường hợp tham vấn để người đọc có thể nhận biết được mình đang ở dạng phức cảm nào, biểu hiện vô thức như trốn chạy, làm hài lòng người khác, nổi nóng bất thường…có nguồn cơn bắt đầu từ đâu, loại tổn thương nào sẽ chuyển hóa thành một phần tính cách trong ta. Like Share Trả lời
1 năm trước Đứa trẻ bên trong mình Trước đây mình từng đọc tiểu thuyết, những câu chuyện như cậu bé Zeze trong “Cây cam ngọt của tôi” thường lấy đi của mình rất nhiều nước mắt. Thậm chí, những câu chuyện trong các bộ phim lấy đề tài gia đình như Reply 1988 cũng khiến mình xúc động. Hóa ra, tất cả đều có điểm chung: nó chạm tới “đứa trẻ bên trong mình”.Đọc cuốn sách thứ 3 “Trong mỗi chúng ta có một đứa trẻ cần vỗ về” của tác giả Choi Kwanghuyn – một tác giả Hàn kiêm bác sĩ tâm lý đã khiến mình nhận ra mình đã không đối diện với đứa trẻ 6 tuổi trong mình – một đứa trẻ từng bị mất niềm tin, một đứa trẻ thiếu tình thương và cho đến lần lượt đứa trẻ năm 18 tuổi cô đơn… Like Share Trả lời
1 năm trước Tầm quan trọng của việc chữa lành đứa trẻ bên trong bạn Nhà tâm lý học lâm sàng Trish Phillips, Psy.D đã từng nhận định rằng “Trong mỗi chúng ta đều tồn tại một đứa trẻ chưa bao giờ nhận được tình yêu thương xứng đáng khi còn nhỏ”. Bởi những đứa trẻ bên trong bạn sẽ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, nhất là khi phải đối mặt với những chấn thương hoặc nỗi đau tâm lý dữ dội.Cũng bởi không phải ai cũng có được một tuổi thơ trọn vẹn và đầy “màu hồng”. Nếu bạn đã từng trải qua những sự kiện gây tổn thương tâm lý như bị bỏ rơi, bạo hành, ghét bỏ thì đứa trẻ bên trong bạn sẽ trở nên nhỏ bé, nó sẽ dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ nhiều hơn. Đôi lúc bạn sẽ phải tự chôn vùi những nỗi đau này để tự bảo vệ chính bản thân mình – cả đứa trẻ bên trong và con người hiện tại của bạn.Việc cố gắng che giấu nỗi đau không thể làm lành được những tổn thương trong quá khứ. Cũng bởi những đau thương này sẽ tồn tại và theo bạn đến khi trưởng thành, đặc biệt là tổn thương trong các mối quan hệ và không thể thỏa mãn được các nhu cầu của bản thân. Khi bạn nhận thấy rằng bản thân đang thực hiện các hành vi tự hủy hoại thì có thể đứa trẻ trong bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng và cần được bảo vệ, chữa lành ngay lập tức. Like Share Trả lời
1 năm trước Dấu hiệu nhận biết đứa trẻ bên trong đang bị tổn thương Thông thường, một người tồn tại đứa trẻ bên trong đang bị tổn thương và đau khổ sẽ kèm theo những thiếu sót về hành vi, suy nghĩ, cách cư xử bên ngoài. Họ thường dễ rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, suy nghĩ tiêu cực. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống, sinh hoạt hàng ngày và lựa chọn về tương lai, công việc.Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết một người đang bị tổn thương đứa trẻ bên trong như:Cảm thấy bản thân đang gặp phải một vấn đề bất ổn nào đó nhưng không thể xác định được rõ ràng.Có xu hướng muốn sống và làm hài lòng mọi người xung quanh, thiếu chính kiến và bản sắc riêng của mình.Cảm thấy bất an, lo lắng khi phải thực hiện một điều gì đó quá mới mẻ.Có xu hướng muốn tích trữ mọi thứ và khó buông bỏ chúng.Luôn cố gắng và nỗ lực để trở thành một người hoàn hảo, thành công.Cho rằng bản thân thiếu sót, liên tục tự chỉ trích, chê bai bản thân.Cảm thấy xấu hổ khi bộc lộ cảm xúc quá mạnh mẽ, ví dụ như tức giận, buồn chán, khóc lóc, cáu gắt,…Là người cầu toàn, cứng nhắc trong tất cả mọi việc.Xem bản thân là tội đồ, có cảm giác rất sợ địa ngục.Có trách nhiệm với những người xung quanh nhưng lại thường bỏ bê chính bản thân.Luôn tìm cách tránh né hoặc hạn chế tối đa các xung đột, mâu thuẫn.Không có cảm giác gần gũi, yêu thương đối với người thân, nhất là cha mẹ.Cảm thấy khó khăn để phải từ chối một ai đó, tuy nhiên khi đồng ý lại cảm thấy khó chịu, không thoải mái.Có cảm giác không tin tưởng người khác và cả bản thân của mìnhRất sợ hãi việc bị bỏ rơi và luôn cố gắng để níu kéo, nắm giữ một mối quan hệ.Cảm thấy xấu hổ về chức năng cơ thể của bản thân.Luôn tự trách mắng, chỉ trích bản thân khi gây ra những thiếu sót hoặc các yếu điểm của chính mình.Cảm thấy không đủ tư cách để sống.Tùy vào nguyên nhân tổn thương của “đứa trẻ” mà mỗi người sẽ có các triệu chứng và cách biểu hiện khác nhau. Tuy vậy, hầu hết những người gặp phải tổn thương trong quá khứ đều có những hành động, suy nghĩ, cảm xúc khác lạ khi trưởng thành. Like Share Trả lời
1 năm trước Cuốn sách nên đọc Đây là cuốn sách mà theo mình, bất cứ ai cũng nên đọc, đọc để hiểu, để yêu thương chính bản thân mình nhiều hơn.“Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về” là cuốn sách tâm lý chữa lành, lúc đầu mình khá e ngại, nhưng chỉ cần đọc vài trang thôi, nhất định bạn sẽ bị cuốn hút bởi những hiện tượng, những câu chuyện và cả cách giải quyết của tác giả.Tất cả chúng ta ai cũng có một “đứa trẻ bên trong”. Đứa trẻ ấy luôn nép mình ẩn giấu ở một góc nào đó trong con người chúng ta, có “đứa trẻ” luôn được yêu thương chăm sóc, nhưng có “đứa trẻ” lại luôn bị hắt hủi, lãng quên và cố tình giấu đi để che giấu những tổn thương, những nỗi đau sâu thẳm trong một con người. Nhưng dù cố giấu thế nào thì “đứa trẻ” ấy luôn mãi ở đó, chỉ là chúng ta đánh lừa tâm trí của mình thôi, và việc tốt hơn là hãy nên đối diện với “đứa trẻ” ấy, vỗ về, thương yêu, và chữa lành. Like Share Trả lời
1 năm trước Món quà đặc biệt cho những tâm hồn đang không thể bước qua những vụn vỡ trong quá khứ Tại sao tôi lại để ý đến người khácTại sao tôi lại tức giận khi nghe những lời đó?Tại sao tôi lại ghét đứng trước mặt người khác?Tại sao thế giới này lại đối xử không tốt với chỉ riêng mình tôi?Tại sao sống như những người khác lại khó khăn với tôi đến thế?Đã bao giờ bạn cảm thấy bị căng thẳng hay không thoải mái trong một mối quan hệ không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và liều thuốc tích cực cho tâm hồn đang mang trong mình những nỗi buồn không tên, không thể kiểm soát đang nép mình ở sâu trong trái tim của bạn qua cuốn sách “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về”.Về tác giả Choi KwangHuyn và cuốn sách Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ vềChoi KwangHuyn là trưởng khoa Khoa Tham vấn Gia đình, Viện Cao học Tham vấn, Đại học Hansei, đồng thời là Viện trưởng viện nghiên cứu Trị liệu Gia đình và Sang chấn.Sau khi tốt nghiệp chương trình cao học của Đại học Yonsei, ông sang Đức và hoàn thành khóa học tiến sĩ chuyên ngành Tham vấn Gia đình tại Đại học Bonn. Tác giả từng là nhà trị liệu gia đình của Trung tâm Trị liệu Gia đình Ruhr và tham vấn viên lâm sàng của Bệnh viện Đại học Bonn, Đức.Tác phẩm đã được xuất bản tại Việt Nam: “Hai mặt của gia đình”, “Góc khuất của yêu thương”.Cuốn sách “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về” gồm 3 chương:Chương 1) Lời chào đầu tiên đến đứa trẻ bé nhỏ trong ta.Chương 2) Không sao, không phải do bạn.Chương 3) Đứa trẻ bị tổn thương thu hút đứa trẻ bị tổn thương.Cảm nhận về sáchSau khi đốn một cây gỗ lớn đã trải qua biết bao phong ba, bão táp, nếu quan sát gốc cây, chúng ta có thể thấy được vòng sinh trưởng của cây. Chúng ta cũng vậy. Sau khi trải qua vô vàn sự kiện và trưởng thành, những câu chuyện của quá khứ lưu lại trong tâm trí chúng ta giống như những vòng sinh trưởng. Những cảm xúc tưởng chừng bản thân đã quên đi, thực tế vẫn dồn nén trong ta vẹn nguyên và rõ nét. Vòng sinh trưởng là bản ghi cuộc đời của một cái cây, phần vô thức của con người là bản ghi về những cảm xúc và mong muốn của chúng ta suốt thời gian qua. Cảm xúc và ham muốn bị đè nén trong vô thức không mất đi mà sẽ xuất hiện, tự tung tự tác khi có cơ hội. Khi chúng xuất hiện, chúng ta thường cảm thấy bất an và gặp khó khăn trong các mối quan hệ.Những “đứa trẻ bên trong bị tổn thương” là nguồn cơn khiến chúng ta vô thức hay “bản thân không hề hay biết” lặp đi lặp lại khuôn mẫu bất ổn của quá khứ trong những tình huống căng thẳng.Có những vết thương sâu bên trong bạn vẫn âm thầm tồn tại và chực chờ một cơ hội nào đó để bộc phát những dồn nén, khó chịu của những mảng ký ức, trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ mà chính bản thân bạn đã không thể buông bỏ. Có thể trong vô thức, chúng ta vẫn hay nghĩ chuyện đã qua và chẳng còn liên quan gì đến hiện tại nhưng kỳ thực, đôi khi những phương thức tự chữa lành cho “đứa trẻ bên trong” của chúng ta bị sai hướng ngay từ đầu. Sự cố chấp, chối bỏ hay chạy trốn hiện thực là phương cách mà nhiều người đã và đang lựa chọn để cùng chung sống hòa hợp với thế giới này. Cảm xúc chân thật nhất của bạn không phải được khỏa lấp hay che đậy bằng vô vàn cách trốn chạy hiện thực thông qua nhiều hoạt động khác nhau của cuộc sống. Cảm xúc, trước hết cần phải được lắng nghe và thấu hiểu chứ không phải giam hãm nó trong một góc nhỏ của trái tim một cách tạm thời…Cuốn sách “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về” không chỉ sưởi ấm trái tim của những tâm hồn đang không thể tự mình thoát khỏi quá khứ đau buồn mà còn là cẩm nang thấu hiểu cảm xúc của con trẻ dành cho các bậc phụ huynh có thể tham khảo và tiếp thu những kiến thức hữu ích trong quá trình nuôi dạy con trẻ.Khi chiếc mặt nạ bảo vệ bản thân tấn công chính mìnhĐeo mặt nạ để sống và làm hài lòng mọi người là cách mà không ít người lựa chọn sau khi bị tổn thương quá nhiều, họ kiệt sức khi phải chống chọi lại với cảm giác cô đơn cùng cực. “Cái tôi sai lệch” có thể bảo vệ họ khỏi những khổ đau, tác động ở bên ngoài nhưng lâu dần bạn sẽ đánh mất chính mình và chiếc khiên vững chắc tưởng chừng giúp họ tránh né mọi nỗi đau lại quay lại tấn công những trái tim đã từng bị tổn thương. Giờ đây nỗi đau chồng chất, một lần nữa cảm giác tuyệt vọng sẽ lại tìm đến và bủa vây lấy một tâm hồn đang gắng gượng trong vô ích. Mọi né tránh sẽ làm vết thương trở nên chai sạn, hãy giải bày cảm xúc với những người bạn tin tưởng, sống với cả những ưu điểm lẫn khuyết điểm của chính bạn.Có những tình yêu là liều thuốc độcCòn gì tồi tệ nếu căn nguyên của mọi bất hạnh bắt nguồn từ chính ngôi nhà thân yêu của mình nhưng điều này lại đang diễn ra trong nhiều gia đình. Có những tình yêu là liều thuốc độc khiến con trẻ bị giới hạn khả năng phát triển, hình thành những quan điểm sống, chính kiến của riêng mình,… Không thiếu những bậc phụ huynh đã và đang làm điều này trong sự vô thức, khi tình yêu con cái bước qua ranh giới cho phép thì nó trở thành sự áp đặt đáng sợ dồn lên vai những đứa trẻ tội nghiệp. Bố mẹ hãy tạo không gian cho các con được phép tự do một cách tốt nhất, thay vì kiểm soát những nhu cầu, sở thích chính đáng thì hãy trở thành những người bạn của con, lắng nghe thay vì sử dụng quyền lực kìm hãm và phóng chiếu sự bất an, quan điểm cá nhân vượt qua những giới hạn thuộc về quyền riêng tư của con. Quá trình phát triển của con, em bạn rất quan trọng trong những giai đoạn đầu đời, phụ huynh nên phân biệt giữa việc giúp đỡ và áp đặt những điều vô lý, quan điểm cứng nhắc lên con em mình.10 thông điệp chữa lành đến từ “đứa trẻ bên trong” gửi đến bạnHãy thực sự tĩnh lặng để thấu hiểu và nghe rõ hơn tiếng nói của "đứa trẻ bên trong" bạn nhé:1. Nếu muốn gỡ bỏ chiếc mặt nạ của cái tôi sai lệch và sống là “tôi” thực sự, chúng ta cần một người để có thể chia sẻ, giãi bày khó khăn của bản thân, hay nói cách khác là chúng ta cần “nơi xả cảm xúc”.2. Không ai có thể ra lệnh hay chỉ thị cho người khác thay đổi. Một người chỉ thay đổi khi cảm thấy cần kíp và tự nhận thấy những khó khăn.3. Để xây dựng mối quan hệ thân thiết và chân thành giữa người với người, chúng ta phải thể hiện không chỉ hình ảnh hoàn hảo mà cả những khuyết điểm của bản thân. Khi chỉ thể hiện những gì bản thân muốn thể hiện, mối quan hệ không thể tiến xa thêm được.4. Khi một người liên tục thất bại trong tình yêu, lý do có thể là vì chưa gặp được người tốt hoặc vì hành động cụ thể nào đó của đối phương, nhưng cũng có nhiều trường hợp là vì họ không yêu bản thân mình.5. Chúng ta cần nhận thức được rằng sự phẫn nộ với ai đó hay môi trường gây ra tổn thương trong quá khứ thực tế là sự phẫn nộ với chính bản thân chúng ta.6. Khi tha thứ cho bản thân đã bị tổn thương trong bất lực trong tình trạng không mảnh áo giáp, không cảm thấy tội lỗi hay hổ thẹn về yếu điểm, nhược điểm, hạn chế của bản thân và thừa nhận chúng như vốn là, chúng ta sẽ làm hòa được với những tổn thương.7. Sự cổ vũ ấm áp của một ai đó là điều cần thiết cho tất cả chúng ta vì nó tiếp thêm cho chúng ta nghị lực và sự dũng cảm.8. Nỗi đau lớn nhất cuộc đời không đến từ bố mẹ hay ai khác, mà đến từ việc chính chúng ta cho rằng bản thân không có giá trị. Bị thế giới từ chối không đau đớn bằng tự từ chối chính mình. Dù thế giới có bỏ rơi chúng ta, nhưng chỉ cần chúng ta không từ bỏ chính mình, hy vọng sẽ trở nên rõ ràng hơn.9. Đằng sau một người thể hiện sự tức giận thái quá đến mức khó hiểu hay khiến người khác chau mày có thể là nỗi sợ “không muốn bị tổn thương thêm nữa” chứ không phải là thiếu sự quan tâm hay đồng cảm với người khác.10. Xây dựng mối quan hệ với bản thân là cơ sở để xây dựng mối quan hệ với người khác.Lời kếtCuộc đời này quan trọng nhất là mỗi ngày đều được sống trong hạnh phúc mà không bị vướng mắc bất cứ điều gì trong quá khứ. Cảm xúc là để nâng niu, chăm sóc mỗi ngày và nó cũng cần được chữa lành bởi những liệu pháp đặc biệt khi mang những bất ổn, vết thương chưa được lành lặn trong quá khứ. Cuốn sách “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về” là món quà đặc biệt cho những tâm hồn đang không thể bước qua những vụn vỡ trong quá khứ, là những lời khuyên hữu ích cho các phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con, em của mình. Like Share Trả lời
"Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về" sẽ giúp bạn tìm hiểu những trải nghiệm thời thơ ấu ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của một người và tổn thương hoạt động theo nguyên lý ra sao.
Có một hiện tượng mình cũng rất thích khi đọc sách là “người tổn thương thu hút người tổn thương”: Những tổn thương thời thơ ấu thường được chúng ta phóng chiếu lên người khác khi trưởng thành, là hiện tượng những trải nghiệm trong quá khứ tác động tiêu cực tới các mối quan hệ hiện tại, khiến chúng ta hiểu lầm và nhầm tưởng về đối phương.
“Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về” là cuốn sách khiến mình vỡ oà trong cảm xúc, bởi mình thực sự đã tìm được lời giải đáp về những vấn đề trong chính bản thân mình và những người xung quanh của mình, để từ đó hiểu và yêu thương mọi người nhiều hơn. Đọc “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về”, để yêu, để hiểu và yêu thương chính bản thân mình.