Trong Mỗi Chúng Ta Đều Có Một Đứa Trẻ Cần Vỗ Về
Xem thêm

Trong thực tế, ngay cả những người thương yêu ta nhất đôi lúc cũng có thể làm cho ta tổn thương và gây ảnh hưởng đến lòng tự trọng của chúng ta. Những vết thương lòng này sẽ không thể tự động biến mất trừ khi bạn có thể đối diện chấp nhận và dành thời gian để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn.

Nếu không thể kịp thời chữa lành đứa trẻ bên trong sẽ khiến cho quá trình trưởng thành của bạn gặp nhiều khó khăn. Bạn sẽ phải thường xuyên đối tượng với sự tự ti, mặc cảm, sợ hãi, hổ thẹn, thậm chí là gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm lý, bị tê liệt tinh thần và làm gia tăng nguy cơ tự sát, làm tổn hại để thân thể.

Bên cạnh đó, khi những cảm xúc tiêu cực cứ bị dồn nén và ngự trị quá lâu bên trong con người sẽ khiến cho bạn hình thành xu hướng áp đặt và nuôi dạy con cái theo ý muốn tiềm ẩn của chính mình. Điều này sẽ vô tình làm cho các thế hệ về sau cũng bị tổn thương đứa trẻ bên trong và cứ tiếp nối không có hồi kết.

Khi những tổn thương bên trong được chữa lành sẽ giúp cho bạn dễ dàng chấp nhận bản thân hơn. Đồng thời khi trưởng thành bạn sẽ đón nhận các tổn thương và chấp nhận những ưu khuyết điểm của chính mình. Hơn thế, bạn cũng sẽ biết cách tôn trọng và hoàn thành các nhu cầu riêng, nhờ đó mà hình thành được lối sống tích cực, lạc quan.

Nhà tâm lý học lâm sàng Trish Phillips, Psy.D đã từng nhận định rằng “Trong mỗi chúng ta đều tồn tại một đứa trẻ chưa bao giờ nhận được tình yêu thương xứng đáng khi còn nhỏ”. Bởi những đứa trẻ bên trong bạn sẽ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, nhất là khi phải đối mặt với những chấn thương hoặc nỗi đau tâm lý dữ dội.

Cũng bởi không phải ai cũng có được một tuổi thơ trọn vẹn và đầy “màu hồng”. Nếu bạn đã từng trải qua những sự kiện gây tổn thương tâm lý như bị bỏ rơi, bạo hành, ghét bỏ thì đứa trẻ bên trong bạn sẽ trở nên nhỏ bé, nó sẽ dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ nhiều hơn. Đôi lúc bạn sẽ phải tự chôn vùi những nỗi đau này để tự bảo vệ chính bản thân mình – cả đứa trẻ bên trong và con người hiện tại của bạn.

Việc cố gắng che giấu nỗi đau không thể làm lành được những tổn thương trong quá khứ. Cũng bởi những đau thương này sẽ tồn tại và theo bạn đến khi trưởng thành, đặc biệt là tổn thương trong các mối quan hệ và không thể thỏa mãn được các nhu cầu của bản thân. Khi bạn nhận thấy rằng bản thân đang thực hiện các hành vi tự hủy hoại thì có thể đứa trẻ trong bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng và cần được bảo vệ, chữa lành ngay lập tức.

Thông thường, một người tồn tại đứa trẻ bên trong đang bị tổn thương và đau khổ sẽ kèm theo những thiếu sót về hành vi, suy nghĩ, cách cư xử bên ngoài. Họ thường dễ rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, suy nghĩ tiêu cực. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống, sinh hoạt hàng ngày và lựa chọn về tương lai, công việc.

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết một người đang bị tổn thương đứa trẻ bên trong như:

Cảm thấy bản thân đang gặp phải một vấn đề bất ổn nào đó nhưng không thể xác định được rõ ràng.

Có xu hướng muốn sống và làm hài lòng mọi người xung quanh, thiếu chính kiến và bản sắc riêng của mình.

Cảm thấy bất an, lo lắng khi phải thực hiện một điều gì đó quá mới mẻ.

Có xu hướng muốn tích trữ mọi thứ và khó buông bỏ chúng.

Luôn cố gắng và nỗ lực để trở thành một người hoàn hảo, thành công.

Cho rằng bản thân thiếu sót, liên tục tự chỉ trích, chê bai bản thân.

Cảm thấy xấu hổ khi bộc lộ cảm xúc quá mạnh mẽ, ví dụ như tức giận, buồn chán, khóc lóc, cáu gắt,…

Là người cầu toàn, cứng nhắc trong tất cả mọi việc.

Xem bản thân là tội đồ, có cảm giác rất sợ địa ngục.

Có trách nhiệm với những người xung quanh nhưng lại thường bỏ bê chính bản thân.

Luôn tìm cách tránh né hoặc hạn chế tối đa các xung đột, mâu thuẫn.

Không có cảm giác gần gũi, yêu thương đối với người thân, nhất là cha mẹ.

Cảm thấy khó khăn để phải từ chối một ai đó, tuy nhiên khi đồng ý lại cảm thấy khó chịu, không thoải mái.

Có cảm giác không tin tưởng người khác và cả bản thân của mình

Rất sợ hãi việc bị bỏ rơi và luôn cố gắng để níu kéo, nắm giữ một mối quan hệ.

Cảm thấy xấu hổ về chức năng cơ thể của bản thân.

Luôn tự trách mắng, chỉ trích bản thân khi gây ra những thiếu sót hoặc các yếu điểm của chính mình.

Cảm thấy không đủ tư cách để sống.

Tùy vào nguyên nhân tổn thương của “đứa trẻ” mà mỗi người sẽ có các triệu chứng và cách biểu hiện khác nhau. Tuy vậy, hầu hết những người gặp phải tổn thương trong quá khứ đều có những hành động, suy nghĩ, cảm xúc khác lạ khi trưởng thành.