Trở về với chính mình
Xem thêm

“Cuộc đời này chẳng có gì là hoàn hảo, hãy sống thật với chính mình và tận hưởng cuộc sống của bạn thôi.”

Sự thật đơn giản của cuộc sống là mối quan hệ ổn định duy nhất và suốt đời của bạn là với chính mình. Hãy nhớ lấy điều này nếu bạn muốn hạnh phúc, đó là điều rất quan trọng.

Nếu bạn đang gặp khó khăn để tìm lại bản thân thì đây là một số lời khuyên về cách chấp nhận bản thân và bắt đầu sống một cuộc sống mà người khác mơ ước mà cuốn sách “Trở về với chính mình” đã đưa ra:

1. Dành thời gian để suy nghĩ và khám phá bạn là ai

Vấn đề chính mà nhiều người gặp phải trong cuộc đời chính là họ không biết họ là ai và muốn điều gì. Cuối cùng họ cảm thấy vô dụng và lạc lõng.

Khám phá bản thân là bước đầu tiên, rất cần thiết và phải kèm theo nhiều sự việc và thời gian. Hãy bắt đầu hành trình khám phá của bạn bằng những điều sau đây:

2. Khám phá mục đích cuộc sống của bạn

Mỗi người trong chúng ta luôn cảm thấy có một công việc, vai trò tại một thời điểm phù hợp nhất để phát triển chính bản thân. Tuy nhiên, chúng ta phải đi ra ngoài cuộc sống, làm việc cho đến khi tìm thấy đam mê của bạn. Bạn đam mê điều gì? Bạn hình dung điều gì cho phần còn lại của cuộc đời.

Để tìm mục đích của cuộc sống, bạn sẽ cần phải đào bới thật sâu. Bởi vì có quá nhiều câu trả lời cho câu hỏi này, điều quan trọng là bạn phải tìm ra câu trả lời phù hợp với chính mình và nó phải thỏa mãn bạn.

3. Tìm hiểu về giá trị và niềm tin của bạn

Các giá trị và niềm tin, có thể xuất phát từ thời thơ ấu hoặc đến từ kinh nghiệm trong những năm gần đây, giúp ta định hình cuộc sống hiện tại và hướng ta tới những điều quan trọng nhất.

Ngày mai có khắc nghiệt thế nào thì hãy cứ dũng cảm bước tiếp nhé

Dạo gần đây mình cảm thấy trống trải. Không biết cậu đã trải qua cảm xúc này bao giờ chưa. Kiểu như cảm thấy có cố như nào cũng không đủ. Mình biết mình luôn cố gắng tự nhắc bản thân là "Không sao đâu nếu như mình đi chậm lại một chút." Cơ mà mình vẫn sợ. Mình sợ cảm giác bị tụt lại đằng sau hoặc sợ bị lãng quên.

Cuộc sống của mình đang tốt dần lên. Đó là điều mình cần cảm thấy mừng cơ mà sao mình lại cảm thấy như mình mất đi cái gì đó. Hồi mình còn vật lộn với mớ cảm xúc hỗn độn, những câu chuyện cũ dằn vặt mình mỗi đêm thì mình lại có thật nhiều thứ để kể. Khi mình tập làm quen với vẻ tĩnh lặng này, tập bình thường hoá những cảm xúc đau buồn thì bản thân lại chẳng có cái gì để nói nữa. Chẳng biết bao giờ mình lại sợ phải viết. Vì viết sẽ làm mình buồn.

Mình cứ mông lung ở hai ranh giới đó. Mình chỉ cố gắng tập cân bằng những cảm xúc vốn có. Mình không rõ nếu như mình đang làm đúng hay sai. Mình sợ mình chẳng thể viết ra nổi những câu chuyện để đồng cảm với mọi người nữa. Chẳng biết sao. Tự dưng đêm rùi nên tâm trạng vậy thuii đó. Chúc mọi người ngủ thiệt ngon.

Bạn không sợ thế giới bên ngoài, bạn sợ chính trái tim mình yếu đuối.

Càng lớn tôi càng hiểu rõ rằng: Đầu tư lời nhất là đầu tư cho chính mình. Ở độ tuổi 18, bạn có thể đi kiếm tiền nếu muốn. Nhưng bạn cũng cần hiểu rằng ngoài việc kiếm tiền, bạn nên đầu tư vào bản thân để có thể tự tin đề ra mức lương xứng đáng với kiến thức và khả năng của mình. Đầu tư ở đây chính là đầu tư về kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm. Bạn cần phải cân nhắc xem điều gì hợp lý, nên đánh đổi điều gì để nhận lại thành quả lớn hơn.

Ví dụ: Công việc hiện tại tốn quá nhiều thời gian đi lại, tiêu hao thể lực mà lương cũng chẳng được bao nhiêu, khiến bạn không thể tập trung để học hỏi những điều khác. Vậy liệu công việc ấy có đáng không? Khi công việc bào mòn sức khỏe và tinh thần quá lâu, dần dần bạn sẽ mất đi năng lực kháng cự và thay đổi. Nó giống như chất axit ăn mòn bạn ngày qua ngày.

Bạn sẽ bị suy nghĩ “Mình không có giá trị nào cả” xâm chiếm. Thế là người ta càng có cớ để bắt bạn làm nhiều hơn với mức lương ít hơn. Tới một ngày, bạn nhận ra những điều đó chẳng đáng nữa, tất cả những gì còn lại là sự tự ti, hối hận và trăn trở.

Tôi luôn ủng hộ việc vừa học vừa làm, vì khi đó bạn mới cảm nhận được giá trị của bản thân, mới biết được mình đang phát triển từng ngày. Hơn ai hết, tôi hiểu cái khổ của sự nghèo khó, tôi hiểu cảm giác tự ti và day dứt khi mình không có xuất phát điểm tốt. Nhưng bạn cũng cần cân nhắc tới hướng đi phù hợp để phân bổ được thời gian hợp lý, đừng để bản thân kiệt sức.