Đông phương học xem sinh học nói chung, con người nói riêng là những thực phẩm được cải biến thành. Vì vậy hàng ngàn năm trước đây, các đạo sĩ Yoga và các bậc hiền triết đã chỉ ra: Cả cơ thể lẫn tâm trí đều bị ảnh hưởng bởi những thứ người ta ăn vào. Dưới đây chúng ta sẽ đề cập đến tác dụng của thức ăn đối với một vài tính chất quan trọng nhất của đời sống con người.

 

III. Chế độ ăn uống và dáng vẻ bề ngoài

1. Dáng vẻ bề ngoài

Vì thức ăn thảo mộc dễ tiêu, không lên men thối rữa, do vậy cơ thể luôn nhẹ nhàng thoải mái. Ăn lâu ngày, nhất là theo nguyên lý Âm – Dương sẽ tạo nội môi trường kiềm, máu được thanh lọc, huyết quản và nhất là hệ mao mạch hoạt động tốt, quá trình bài tiết qua da dễ dàng, do vậy, da dẻ tươi nhuận, mịn màng, hồng hào, không bao giờ bị nổi mụn trứng cá, mụn nhọt,… Đồng thời nội quan khỏe mạnh, cường tráng, sức chịu đựng dẻo dai, không béo bệu, những bệnh của người nhiều tuổi giảm rõ rệt, quá trình lão hóa chậm lại, nên trẻ hơn tuổi.

Trong khi người ăn nhiều thức ăn động vật thì lượng urê trong máu cao, một phần lượng urê này theo mồ hôi thoát qua da nhưng chẳng dễ dàng, vì quá nhiều urê thì da không đủ khả năng bài tiết sẽ gây ra trứng cá, viêm da, mụn nhọt,… Thức ăn động vật lại tạo nội môi trường axit gây trở ngại cho quá trình đào thải, độc tố bám chắc vào nội quan bên trong nên cơ thể suy yếu, rệu rã, sức chịu đựng giảm sút. Quá trình lão hóa nhanh, thường già trước tuổi.

Người ta còn nhận thấy người bị “lác trong” (hai con ngươi lệch về phía sống mũi) là do những cơ mắt phía sau con ngươi co rút mạnh đã kéo nhãn cầu quay vào trong, là kết quả của quá trình ăn quá nhiều thức ăn Dương tính. Ngược lại, “lác ngoài” (hai con ngươi lệch ra hai phía ngoài) là do ăn quá nhiều thức ăn Âm tính.

Trong cả hai trường hợp chỉ cần sửa đổi cách ăn uống cho quân bình Âm  - Dương là hết.

Vì vậy, nhìn khuôn mặt có thể biết tình trạng sức khỏe, tâm sinh lý, tính tình, khuynh hướng hoạt động, sự vui buồn,… trong cuộc đời con người. Có ba dạng khuôn mặt chính như sau:

• Thịnh âm: Trên to dưới nhỏ

• Quân bình: Hình trái xoan

• Thịnh dương: Trên nhỏ dưới to

Chính đồ ăn thức uống đã ảnh hưởng và quyết định tính Âm hay Dương của khuôn mặt, làm thay đổi hình tướng (béo/gầy, đẹp/xấu, tươi/héo,…). Cho nên, áp dụng đúng nguyên lý Âm – Dương tuân theo trật tự vũ trụ trong ăn uống và cuộc sống hàng ngày, có thể hoán cải những tướng xấu thành tốt.

Vì vậy, ta chính là người sáng tạo tướng hình của ta, nên phải hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về hình tướng mặt, mũi, mắt, má, làn da, dáng vẻ,… của chính mình. Đó là điều hoàn toàn phù hợp với luật công bằng tối thượng của vũ trụ.

 

2. Mùi cơ thể

Thức ăn huyết nhục có thành phần không phù hợp với thành phần của cơ thể con người, nên tỉ lệ hấp thụ không cao. Các chất thừa sẽ mau chóng lên men thối rữa, tồn đọng lâu trong đường tiêu hóa sẽ sinh ra độc tố đầu độc cơ thể. Một phần của độc tố đó được đẩy ra ngoài theo hơi thở và mồ hôi. Vì vậy hơi thở của người ăn nhiều thịt thường hôi hám, mồ hôi cũng nặng mùi, khó chịu. Đặc biệt, những người hôi nách thường làm khốn khổ những người xung quanh.

Thời kì chống Mỹ, miền Nam có một dũng sĩ dùng ong bầu vẽ đánh Mỹ, chính là đã lợi dụng khả năng nhận biết mùi mồ hôi của những kẻ ăn nhiều thịt, bơ sữa (thường có mùi khét rất khó chịu) của loài ong.

Những người ăn nhiều thịt thường phải “lịch sự” xức nước hoa, dầu thơm lên mồm, lên thân thể hoặc ăn kẹo cao su bạc hà,… để “mượn” mùi thơm tạm bợ từ bên ngoài nhằm che đậy, lấn áp mùi khó chịu của cơ thể mình khi giao tiếp.

Trái lại, người ăn chay trường đều có hơi thở thơm tho, dễ chịu, mồ hôi không nặng mùi. Những người bị bệnh hôi nách, nếu ăn chay lâu ngày cũng sẽ hết.

Trong thiên nhiên, các loài vật ăn thịt thường có hơi thở hôi thối (như hổ, báo, sư tử,…), hoặc thân thể toát ra mùi hôi khó chịu (như chồn, cáo,…); còn các loài ăn thảo mộc thì không loài nào là như vậy… là bằng chứng rõ ràng về vấn đề này.

Chính vì thế, người ta thường khuyên phụ nữ muốn giữ gìn vẻ đẹp kiều diễm, cân đối của cơ thể, làn da mịn màng, tươi mát,… không nên ăn những thức ăn huyết nhục, đầy ô trọc.

Báo Đại đoàn kết số 61 (tháng 5 năm 1996) đăng bài “Người đẹp từng centimet” đã nêu một trường hợp điển hình: Cô Nadja Auermann là một “siêu người mẫu”, “người đẹp thế kỷ”, cô đã thực hiện chế độ ăn chay nghiêm ngặt từ tấm bé.

 […]

Vì thế, lúc này hơn bao giờ hết, lí thuyết ăn uống đúng đắn, chân chính cần được phổ cập sâu rộng đến từng người dân.

Không ăn uống đúng phép sẽ chẳng thể thiết lập được trật tự và hòa bình trong phạm vi từng cá nhân và toàn xã hội. Trái lại, ăn uống hợp nguyên lý Âm - Dương, chẳng những thân tâm an lạc, làm chủ bản thân, chiến thắng mọi bệnh tật,… mà ta còn có thể thấu suốt mọi hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh. Ai cũng như thế thì hòa bình, hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta.

Thiết nghĩ, vấn đề ăn uống phải được coi là một trong những nội dung cơ bản nhất của nền y học chủ động và là chiến lược giữ gìn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong phạm vi toàn cầu.

Ông Thái Khắc Lễ, một trong những người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu về phép dưỡng sinh theo giáo sư Ohsawa đã tổng kết:

“Người ăn chay theo nguyên lý Âm - Dương lâu dài thì sức lực và thần thái, tâm linh đều biến cải, tuy không béo nhưng dẻo dai, ý chí vững chắc cương nghị, óc tổng hợp sâu sắc mẫn thụ; mắt trong sáng, nhìn ngay thẳng, sắc diện tươi nhuận; cử chỉ đường hoàng, ung dung, đĩnh đạc; nói năng khúc chiết, dõng dạc; tính nết ngay thẳng, nghiêm trang, mừng giận không động tâm, nhục vinh không đổi tiết; khi thường lúc biến cũng chỉ một lòng; đối đãi thì nhu thuận, ôn hòa, đức độ, khoan thứ, khiêm cung, từ bi hỷ xả; khi lâm sự thì cương cường, dũng mãnh,... y như quy luật trong Dương ngoài Âm của dịch lý vậy”.

Người như vậy là đã thực sự hòa đồng với thiên nhiên, vũ trụ và muôn loài. Đó thực sự là người giác ngộ .

 

 ______________

 

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy 

 

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv  

 

Xem thêm

Con người là vũ trụ thu nhỏ, con người và môi trường sống thống nhất với nhau. Một cơ thể khỏe mạnh phải có sự cân bằng và phù hợp với chu kì biến đổi của tự nhiên. Vì vậy cần xem ăn uống như một phương thức để thực hiện và duy trì mối liên hệ hoà hợp giữa con người, thiên nhiên và vũ trụ.

Mọi thứ trong vũ trụ đều có tính chất âm hoặc dương. Sự cân bằng hai tính chất này đóng vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe. Mỗi loại thực phẩm đều mang trong mình một đặc tính âm/ dương nhất định và đặc tính này có ảnh hưởng đến sự cân bằng âm dương trong cơ thể khi ăn vào. Sự mất cân bằng âm dương là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Ăn uống theo nguyên lý âm dương thì cơ thể chúng ta sẽ khoẻ mạnh, hạnh phúc.

Chúng ta cần phải thường xuyên duy trì tỷ lệ âm dương cân bằng khi chế biến và pha trộn chúng thâm nhập vào nhau. Nếu ta nấu thức ăn thịt, trứng và các thức ăn động vật mang tính dương cao yêu cầu ta phải gia giảm một lượng tương đối các thức ăn âm như hoa quả, đường, rau… để thiết lập sự cân bằng. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến cách ăn uống hợp lý theo nguyên lý Thiên – Địa – Nhân hợp nhất, tức là sử dụng các nguyên liệu hữu cơ, ít hoặc không qua chế biến công nghiệp, theo mùa và có sẵn tại địa phương.

Bên cạnh những thông tin hữu ích thì cuốn sách này dựa trên những nghiên cứu, trải nghiệm và suy ngẫm của tác giả về thói quen ăn uống của người phương Đông, nên còn nhiều chỗ thiếu tính khách quan và có một vài quan điểm ăn uống vốn được cho là khoa học đã bị tác giả phủ định, như: ăn muối tinh không tốt, uống sữa bò gây hại cho sức khỏe, giống nòi; uống nhiều nước không tốt cho sức khỏe bởi vì quá nhiều nước khiến các bộ phận của cơ thể phải làm việc quá sức; ăn nhiều thịt gây mất cân bằng âm dương; nên thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt và chỉ cần ăn với muối vừng là đủ; Nhịn ăn chữa bệnh có tác dụng tốt hơn bất cứ phương pháp chữa bệnh nào khác…

Con người hoạt động nhờ việc nạp năng lượng hằng ngày. Trong đó năng lượng thể chất đều lấy được từ đồ ăn, thức uống và cách ăn uống ảnh hưởng đến tinh thần, cách suy nghĩ của con người. Thức ăn có thể làm cho con người trở nên an lạc, hiền hòa, từ bi… nhưng cũng có thể biến người ăn thành náo loạn, độc ác, bạo hành…Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng đưa ra lựa chọn đúng đắn khi nói đến những gì chúng ta đưa vào cơ thể.

Tác giả Ngô Đức Vượng là một nhà nghiên cứu y học cổ truyền giàu kinh nghiệm rất tâm huyết về vấn đề này. Trong cuốn sách “Minh triết trong ăn uống của phương Đông” đã được tái bản lần thứ 17, gồm 6 chương, ông giúp bạn đọc nhận thức lại nhiều vấn đề liên quan đến thói quen ăn uống, cung cấp các kiến thức về: Khoa học thực dưỡng, Ăn uống theo nguyên lý âm dương, Chế độ ăn uống và sự biến cải của con người, Nhịn ăn chữa bệnh và Triển vọng của thực dưỡng. Ông cho rằng, mọi bệnh tật từ đơn giản đến phức tạp, nan y đều là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của cách ăn uống không hợp lý. Cách chữa bệnh đơn giản nhưng kết quả bền vững nhất là sửa đổi cách ăn uống cho phù hợp vì những gì chúng ta ăn đều tác động đến tuổi thọ, tính tình, giới tính và cả dáng vẻ bên ngoài.

Đại khái là sau quyển sách, tác giả đề cao việc ăn chay, chứng minh việc ăn chay là rất hữu ích và có tác dụng lâu dài tới việc duy trì sức khỏe (ăn chay thậm chí còn phù hợp với cả bà bầu) và vấn đề là chỉ nên ăn cơm gạo lứt muối vừng và rau củ quả!

Có một chương cuối về việc Nhịn ăn để chữa bệnh và thải độc nghe cũng có vẻ rất hợp lý. Đại khái tác giả cho rằng việc nhịn ăn là để cơ thể thanh nhiệt, tự làm sạch cũng như gồng lên sau một quãng ngủ đông để thải loại hết các chất cặn bã tích tụ lâu trong người..

Thêm vào đó, quá trình này cũng sẽ khiến cơ thể đói, các tế bào cũng đói và tìm cái gì ăn cái đó >> những tế bào ung thư, bệnh tật cũng bị giết hết làm thức ăn..

Về cơ bản, đây là quyển sách khá đầy đủ các phần Thực trạng, đề xuất giải pháp tương ứng với việc những thói quen xấu của người Việt, các cách ăn uống không khoa học và đưa ra dẫn chứng. đưa ra các phương thức hỗ trợ cân bằng Âm Dương.

Tuy hay nhưng mình vẫn thấy đôi khi tác giả viết hơi lan man và những lý luận vẫn chưa có cơ sở khoa học, chưa có con số thống kê mà chỉ nói anh A chị B đã từng nhưng đã khỏi..

Thêm nữa, cứ theo tự nhiên mà luận thì cũng đúng vì ngày xưa ông bà ta sống vẫn rất khỏe và ít bệnh tật nhưng giờ không khí, môi trường đều đã khác xưa, đã độc hại hơn nhiều vì các loại hóa chất, và không phải ai cũng có thời gian, cơ hội để trồng rau tại nhà..

Dù sao mình cũng thấy thích quyển sách vì nó mang lại cho mình những khái niệm mới mẻ về thực dưỡng và tính chất của thức ăn.

Nói chung, tùy hoàn cảnh và điều kiện sống thì con người mới có thể có phương thức ăn uống phù hợp, sống khỏe được.

Mình cũng sẽ học theo tác giả, giảm bớt lượng đồ ăn hàng ngày, ăn gạo lứt và muối vừng thường xuyên, chăm chỉ tu tập xem.


Tất cả những gì bạn được nghe, được biết do y học hiện đại truyền bá đều nên vứt đi – theo như quyển sách này khuyên bảo.

Ví dụ cụ thể:

– Uống nước 2 lít mỗi ngày ư? Đó là cách giết gan, tim, thận vì lượng nước quá nhiều sẽ tạo áp lực làm việc cho tim gan phèo phổi, khiến chúng quá sức mà quỵ. Thêm nữa, nếu nước nhiều sẽ làm loãng máu, tăng nguy cơ tim mạch vì tim không đủ máu nguyên chất để bơm đi khắp cơ thể.

– Ăn thịt là giết bản thân nhanh hoặc chóng! Cuốn sách nói rất kỹ về âm dương và tự nhiên, bởi vậy, cơ thể con người phải tuân theo tự nhiên, phải biết dung hòa các thực phẩm để vừa âm vừa dương thì mới sống khỏe & tự nhiên thì không sát sinh, không ăn thịt những loài vật khác?

– Không nên ăn nhiều trái cây? Hầu như báo nào mình đọc cũng khuyên phải ăn trái cây để bổ sung các vitamin nhưng riêng cuốn sách này khuyên là không nên ăn trái cây (chứ không phải là không nên ăn Nhiều trái cây).

– Ăn đường & muối là rất có hại! Điều này ngày xưa thì đúng nhưng giờ khoa học đang chứng minh ngược lại. Rằng thì là những điều bạn nghe được rằng Đường rất tốt, tạo năng lượng cao cho người dùng chẳng qua chỉ là âm mưu của hiệp hội mía đường mà thôi (chuyện này có thật, đã lên báo). Ăn muối nhiều rất hại thận, điều này cũng đúng luôn.

– Không nên ăn quá nhiều món trong một bữa. Quá nhiều món sẽ khiến dạ dày phải không ngừng nhận biết các nhân tố mới, phải tiết ra các enzyme khác nhau để tiêu hóa >> nó mệt >> mệt nhiều sẽ suy kiệt..

– Nên bỏ cơm gạo trắng và thay bằng gạo lứt. Gạo lứt chỉ cần ăn với muối vừng là cũng đủ chất và tốt. Bản chất thì Gạo Lứt & Vừng đã đủ chất rồi, những thứ khác chỉ thêm nếm gia giảm chứ không cần quá chú trọng.

Quan trọng chứ, ai cũng sẽ trả lời là quan trọng. Nhưng có mấy ai biết quý trọng sức khỏe? Có mấy ai thực sự hiểu rõ cơ thể mình cần gì để cải thiện sức khoẻ hàng ngày? Khi con người đối mặt với chuyện sinh tử, nhìn thấy sự vô thường của cuộc sống thì nhiều người mới ngộ ra và trân trọng sức khỏe. Thay vào đó sao ta không tìm hiểu điều đó ngay từ bây giờ qua quyển sách “Minh triết trong ăn uống của phương Đông” của tác giả Ngô Đức Vượng. Cơ thể được xây đắp bởi đồ ăn thức uống hằng ngày, nguồn năng lượng cho chúng ta cũng hoạt động từ đó. Vì vậy, sự hiểu biết trong ăn uống là điều vô cùng cần thiết. Thức ăn bổ dưỡng nếu như không dùng đúng cũng sẽ trở thành thuốc độc, nhiều người đã phung phí tiền của để mua lấy bệnh tật, tự đầu độc chính mình. Qua quyển sách này, ta sẽ hiểu được sự cân bằng cần có trong thức ăn, biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với cơ thể, nuôi dưỡng sức khỏe từ những món giản dị gần gũi nhất. Và tốt nhất vẫn là ăn chay thực dưỡng. Nhưng nếu chưa thể ăn chay mà biết cân bằng Âm - Dương trong thức ăn thì vẫn có thể đem lại sức khỏe cho bản thân. “triết trong ăn uống phương Đông” thật sự rất nên đọc để cải thiện sức khỏe chính bạn. Hãy trân trọng những thứ còn có thể trân trọng.

0 điểm
0 điểm

Có rất nhiều người chọn rằng sống để ăn, là sống thì phải ăn những gì mình muốn, ăn gì vào cơ thể cũng được miễn là nó ngon, miễn là bản thân thích thú. Nhưng bạn thật sự nghĩ như vậy là đúng nếu nó làm hại đến cơ thể của bạn không? Chúng ta đến với cuộc đời này với rất nhiều việc cần làm, nhiều nhiệm vụ cần phải thực hiện chứ không phải chỉ có ăn uống thoả mãn. Và rồi còn ăn để sống thì sao? Ăn gì để mà sống tốt, để mà sức khỏe tốt thì tôi thấy nó có phần đúng đắn hơn. Vâng, nếu sống tốt mà không ngon miệng thì cũng thật nhàm chán, vậy thì hãy thử đọc quyển sách “Minh triết trong ăn uống của phương Đông” đi ạ, để có thể cân bằng giữa những thứ mình thích và muốn ăn mà vẫn không làm hại cơ thể, hay nói đúng đắn hơn là cân bằng Âm - Dương trong cơ thể. Khi biết cách dung hoà mọi thức ăn đưa vào, thì sức khoẻ của chúng ta sẽ tốt lên rất nhiều. Quyển sách chủ yếu nói đến phương  pháp thực dưỡng, với những bài học và kiến thức mà rất ít người biết đến, cùng những cách chữa bệnh hữu hiệu.  Thức ăn không chỉ nuôi sống chúng ta, mà còn ảnh hưởng rất nhiều về các phương diện như tuổi thọ, giới tính, vẻ bề ngoài, sinh lý… đều sẽ được tác giả Ngô Đức Vượng đề cập. Cùng với đó là tư vấn các khẩu phần ăn uống hợp lý, để ta nuôi dưỡng sức khỏe hàng ngày một cách đúng đắn. Hãy cùng tôi đọc sách này để hiểu rõ hơn về việc ăn uống nhé.

0 điểm