Mẹ, trong tim mẹ chứa gì mà kiên cường đến thế? Con luôn trách mẹ hời hợt. Con nghĩ mẹ chẳng hiểu gì về con. Rồi con muốn mẹ đừng ham rẻ tiếc vài đồng....

Cho đến khi con trở thành một người mẹ. Con cũng có khác gì đâu. Con nhận ra rằng mẹ muốn hiểu, muốn quan tâm lắm chứ. Nhưng nên hiểu thế nào khi con cái không bày tỏ và chỉ toàn trách móc. Mẹ chắt chiu, khắc khổ vì trong tim mẹ lúc nào cũng day dứt một điều: Bớt khổ. Muốn cho con cái cuộc sống tốt hơn, còn mình thế nào cũng được. 


Đứa con tội nghiệp, hãy tha thứ cho kẻ làm mẹ này.

Con ơi con à, hỡi đứa con đáng thương của mẹ.

Chỉ vì mẹ, tất cả là tại mẹ.

Con ơi con à, hỡi đứa con tội nghiệp của mẹ.


Mẹ phải chắp đủ mười ngón tay quỳ lạy ông trời,

Hay phải lấy máu chảy trong tim viết ra vạn lý trường thư,

Mà quỳ lạy để làm gì, khóc than để làm gì nữa.


Con ơi con à.

Hỡi đứa con đáng thương của mẹ.


Hỡi đứa con đáng thương của mẹ.

Thấy hoa cúc nở bị gió quật ngã cả cành cũng đừng than khóc.

Con có nhìn thấy nơi cành hoa đổ bị giẫm nát suốt mùa đông.


Mầm xanh đang nhú lên khi mưa xuân đổ xuống.

Con có nhìn thấy hạt giống nhỏ bé bị vùi lấp dưới lớp đá sỏi

Đang cố vươn mình xuyên qua những tầng ngăn.

Khi còn có rễ thì không cần phải khóc.

Khi còn sự sống thì không cần phải khóc.


Khi mặt trời lên và ngày mới bắt đầu, hãy lau khô nước mắt

Hãy ngắm nhìn những bụi hoa trước sân nhà.

Hãy ngắm nhìn những cánh hoa sáng bừng trong nắng.

Con ơi con à, hãy lau khô nước mắt.

Hãy mỉm cười bằng đôi mắt sáng long lanh.

Hãy vung vẩy hai bàn tay đáng yêu nhỏ bé.

Hãy bập bẹ những thanh âm đầu đời.

Hỡi đứa con xinh đẹp của mẹ.


Mẹ sẽ thổi sáo cho con nghe.

Con ngoan của mẹ đừng khóc nữa.

Con còn khóc sao Mau sẽ trốn mất thôi.


Gửi mẹ những biết ơn vô bờ về tình yêu, sự hiến dâng âm thầm cho đứa con bất hiếu này.



  1.  

Cha mẹ nuôi lớn mười đứa con.

Nhưng con không nuôi nổi cho một mình cha mẹ.

Cha mẹ nuôi con

Với niềm hạnh phúc bé nhỏ từng ngày.

Những ngày xưa nhớ mãi.

Đóa hoa cúc nở rồi tàn,

Sao vẫn không thể quên giây phút cầm tay mẹ.

Dù có gọi, gọi mãi, mẹ của con vẫn chẳng thể trả lời.

Người mẹ cả đời chỉ làm việc tưởng như rách toạc đôi bàn tay.

Xin mẹ hãy đến trong những giấc mơ, đến cùng ánh sáng nơi xa đó.


Con hối hận, con luyến tiếc khi luôn đòi hỏi vô lý. Con nào biết sau ước vọng của con, mẹ đã không thể cười vui vẻ. Con chỉ mải chạy theo giấc mơ mà quên mất, mẹ vì con mà quên đi nguyện ước của mình.

  1.  

Đường về nhà mẹ hôm đó sao mà xa đến thế… Cả mẹ và tôi đều im lặng bước đi, không ai nói tiếng nào. Đang đi trên con đường dài đầy tuyết rơi ấy, mẹ bỗng tháo chiếc khăn quàng cổ của mình ra, khoác lên cho tôi và nói. 

“Sẽ không chế được đâu! Hãy vững tâm và bình tĩnh lại đi. Con sẽ không sao đâu. Đã lăn xuống tận đáy rồi thì còn gì để mà mất nữa.” 

Khi đó, lời mẹ nói chẳng thể lọt vào tai tôi một tiếng nào.

Tôi chia tay mẹ ở ngã rẽ, đi được vài bước quay lại nhìn thì thấy mẹ vẫn đang đứng yên ở chỗ cũ dưới tuyết rơi.

Mẹ nhìn tôi và vẫy tay ý bảo mau đi đi.

Tôi tiếp tục bước đi rồi quay lại nhìn, lại bước đi rồi quay lại nhìn, lần nào cũng thấy mẹ đúng đó vẫy tay, người dính đầy tuyết. Không biết khi ấy lòng mẹ đau đớn chừng nào. Phải đi về tay không và nghĩ đến đứa con gái đang bị người ta đòi nợ, chắc trái tim mẹ đẫm máu và nước mắt!

Sau ngày hôm đó, hễ gặp chuyện gì đau đớn và mệt mỏi đến mức tưởng muốn chết đi, tôi lại nhớ đến câu mẹ nói khi tiễn tôi về giữa trời tuyết.

“Được rồi, cứ thử thôi, sẽ không chết được đâu!”

Mỗi khi như vậy, tôi lại nắm chặt hai bàn tay tự động viên mình, rồi tựa

như được tiếp thêm dũng khí, tôi đã vượt qua tất cả mọi chuyện.


Khi con vui, không có mẹ. Khi con hạnh phúc, cũng không có mẹ.

Nhưng, khi con buồn, mẹ là điểm tựa. Khi con khốn khó, mẹ lại dang tay chở che. Vậy lúc mẹ yếu mềm, con đang nơi đâu. 

  1.   

Chúng tôi chỉ mong sao từ bây giờ mẹ sẽ sống vì mẹ. Nhưng cả đời chưa bao giờ mẹ chỉ sống cho mình, nên mẹ bảo rằng có tưởng tượng, mẹ cũng không thể tưởng tượng ra mình sẽ sống cuộc sống ấy thế nào. Vì việc này mà tôi đã gắt gỏng với mẹ nhiều lần và lần nào cũng cảm thấy hối hận. Nhưng rồi cũng lại vì chuyện đấy mà tôi nổi nóng. Như một vòng luẩn quẩn.


Con chưa từng biểu đạt cảm xúc với mẹ, nên cũng không tránh khỏi những lúc vụng về, nóng nảy. Mẹ thì luôn lắng nghe. Vì mẹ biết, đứa con của mẹ giờ đây đang dành cho thân già này sự quan tâm. Nhưng con nào biết, mẹ không muốn ích kỷ sống một mình. 

Con dù lớn vẫn là con của mẹ. 

Đi hết cuộc đời mẹ vẫn theo con.



  1.   

Nhìn các con sống đầy đủ, không phải ghen tỵ ai khiến người làm mẹ này cũng thấy vui. Nhưng trong nhà càng đầy đủ vật chất thì các thành viên lại càng phải trò chuyện với nhau nhiều hơn. Đừng lấy cớ bận rộn mà giải quyết mọi thứ chỉ bằng tiền. Phải cùng quây quần lại, mở lòng ra và chia sẻ những khoảng thời gian trò chuyện thân tình. 

Khi nghe người khác nói, hãy lắng nghe bằng cả hai tai. Đừng nghe bằng tai này rồi cho ra tai kia. Phải tôn trọng và lắng nghe những gì người khác nói. Như thế mới có thể yêu quý họ thật lòng được.

….

Đừng lúc nào cũng cho rằng mình đúng còn người khác thì sai.

Cho dù có chuyện gì xảy ra cũng không được vội vàng hấp tấp. Phải biết chịu đựng chờ đợi. Bình tĩnh bước từng bước một, bám thật chắc thì mới có thể trèo cao.


Thư viết cho các con.

Con hối tiếc vì không chịu lắng nghe trực tiếp. Phải để mẹ dùng cách này để nói lên nỗi lòng. Bạn còn trẻ, mẹ thì không. Đừng để đến lúc mất mới thấy hối tiếc. Quá khứ cho qua nhưng hiện tại thì phải thay đổi. Hãy yêu mẹ khi còn có thể. 

  1.   

Cuộc đời như giọt sương trên nhánh cỏ, 

Như đống lá vàng rụng ngoài sân.

Con cái có nhiều đi chăng nữa

Trưởng thành rồi cũng sẽ tung cánh bay đi

Để lại chiếc tổ trống không.

Đứng giữa đồng hiu quạnh không người chào đón

Như đóa cúc đại nở đơn độc,

Như đám dậy lay khẽ trong gió thu nơi bờ sông.

Đời người giống như bốn mùa.

Xuân thì trong lòng phơi phơi.

Còn vào đông lại cố phải mạnh mẽ để vượt qua cái lạnh.

- Trích Nhật ký của cụ bà Hong Young - nyeo.


Muncilpe - Bookademy

-----

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

Có một câu nói như thế này cả thế giới cần điều kiện mới yêu con còn cha mẹ không cần điều kiện gì vẫn yêu con. Cuốn "Mẹ ơi con sẽ lại về" là nhật kí của bà cụ Hong Young-nyeo khi còn sinh thời. Mặc dù đến năm 70 tuổi cụ mới bắt đầu học chữ và hoàn toàn không qua một trường đào tạo viết văn nào nhưng từng câu từng chữ trong quyển sách này đều rất chân thành và chạm đến trái tim của tôi. Nội dung của cuốn sách này là những mẩu chuyện hết sức bình thường xoay quanh cuộc sống của cụ và các con của cụ. Có thể nói cụ là một người mẹ vĩ đại. Cụ yêu thương chồng con hết mình cả đời hy sinh vì chồng con. Con cháu mua cho đồ mới cụ nhất quyết không nhận vì lo con tốn tiền. Cụ chi tiêu tiết kiệm ăn cũng nghĩ cho con. ‘’Ai có sinh con sinh cái dù có nhịn đói đi chăng nữa cũng nhất quyết phải cho con ăn học đàng hoàng‘’ câu nói của cụ làm tôi nhớ mãi. Đọc cuốn sách này không biết tôi đã xúc động bao nhiêu lần xúc động vì khi cụ đang đứng bên bờ vực cái chết vì đau quá cụ thốt lên ‘’Mẹ ơi con đau quá ‘’. Ai cũng có mẹ để nâng niu kính trọng, một đứa trẻ hay một bà cụ 90 tuổi cũng vậy. Xúc động khi cụ tự trách mình vì không đưa con đi khám bệnh được. Câu chuyện này rất hay và ý nghĩa. Đọc nó xong tôi cảm thấy mình nên yêu quý và trân trọng những người thân yêu của mình hơn nữa. Hãy nói yêu gia đình mỗi ngày, hãy gọi điện trò chuyện với ông bà thường xuyên đừng đợi đến lúc mất đi mới hối hận.

Quyển sách gồm hai phần đan xen lẫn nhau: phần nhật ký của người mẹ Hong Young-Nyeo và phần kể chuyện của người con gái đầu Hwang Anna. Bước qua tuổi 70, bà tự học chữ Hàn Quốc rồi bí mật viết nhật ký trong suốt mười năm mà sau này những người con mới phát hiện ra. Trong nhật ký đó bà viết nỗi ân hận về đứa con đã chết, cuộc sống khắc nghiệt khổ cực ở nhà chồng, những suy ngẫm về cuộc sống, viết về sáu người con gái con trai, con rể và con dâu, những đứa cháu. Bổ sung thêm là những phần kể chuyện của Anna giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ, gần như cả đời đều là vì các con và nghĩ cho các con. Mỗi lần các con mua đồ dùng mới, người mẹ đều tiếc rẻ cất đi để dành sau này cho lại con, vẫn tiếp tục dùng đồ cũ dù đã hỏng khá nặng, không muốn các con tiếp tục tốn tiền vì mình. Khi bị bệnh, bà rất buồn vì đã làm phiền các con. Mẹ hay tự xin lỗi vì đã không thể cho các con cuộc sống tốt hơn. Có đồ ăn ngon người mẹ đều để dành cho các con. Khi đến kỳ thu hoạch rau củ trong vườn, bà luôn chia đều cho sáu người con. Khi từ nhà mẹ về thành phố, xe các con luôn chất đầy đồ ăn do chính tay mẹ làm. Mỗi người con đi đi về về trông nom và chăm sóc mẹ với lời hứa “Mẹ ơi, con sẽ lại về.” Những người con hay day dứt vì bận rộn công việc đã không thể luôn ở bên mẹ, nhưng bất cứ khi nào rảnh rỗi họ luôn về với mẹ, đó đã là một niềm vui lớn rồi. Đọc quyển sách này có lẽ ai cũng thấy hình bóng câu chuyện của mình trong đấy. Bởi lẽ tình mẫu tử là thế, người mẹ luôn dành mọi điều tốt nhất cho những người con của mình, hy sinh mọi thứ cho con mà không cần báo đáp. Có khi người mẹ không thể cho con tất cả những điều con muốn, nhưng đã cho tất cả những gì mẹ có. Với người mẹ, những đứa con dù đã hai thứ tóc thì vẫn bé bỏng và trẻ thơ như thuở nằm nôi, luôn cần được chăm lo và quan tâm, luôn cần được dành cho những thứ tốt nhất, những món ăn ngon nhất. Những hoạt động sinh hoạt gia đình gần gũi, đời thường mà ấm cúng lạ kỳ, tự dưng lại thấy sống mũi cay cay… Nhà có cha có mẹ là có hạnh phúc và binh yên, nhà là nơi dù đi bất kỳ đâu thì những đứa con cũng sẽ muốn quay trở về.

Ánh mắt tôi khựng lại khi vô tình lướt qua những dòng chữ kia. Một tựa sách lạ, một tác giả không hề quen thuộc và một bìa sách cũng không mấy nổi trội nhưng lại là một cuốn sách khiến tâm hồn tôi trở nên mỏng manh và nhạy cảm. Sách về mẹ! Mẹ ơi, con sẽ lại về của cụ bà Hong Young-nyeo và con gái Hwang Anna. Lập gia đình từ năm 19 tuổi, sau khi chồng mất, bà Hong phải lo kế sinh nhai nuôi dạy 6 đứa con nên người. Đi gần hết cuộc đời trong cảnh mù chữ, đến tuổi 70, bà tự học và bập bẹ viết nhật ký trong suốt 10 năm sau đó. Những đoạn nhật ký này được các con bà vô tình phát hiện và được biên soạn rồi xuất bản dưới nhan đề Những câu chuyện trái tim hằng muốn nói nhân dịp lễ mừng thọ bà 80 tuổi. Đây cũng là tựa sách bán chạy tại Hàn Quốc năm 1995 và sau đó được đài KBS làm phim tài liệu Khu vườn mùa thu năm ấy, được phát đi phát lại nhiều lần cho đến nay. Lòng tôi buồn khi chầm chậm lướt qua từng trang sách. Một người mẹ ở tuổi xế chiều học chữ rồi viết về cuộc đời mình cũng như những ngày tháng sống hiu quạnh không có con cái kề bên. Người mẹ trong cuốn sách cũng như bao người mẹ khác, luôn có một tình yêu giản đơn nhưng bao la vô tận. Mẹ chịu cực để con cái được học hành tử tế, không mua dùng đồ mới để dành cho con được những thứ tốt đẹp, dù ở một mình nhưng tủ lạnh luôn làm sẵn đồ ăn chờ con về… “Đừng đổ lỗi cho người khác Tất cả đều là lỗi của bản thân mình mà thôi Sống trên thế gian mà không có lo âu phiền não thì có gì vui nữa Đau đớn và buồn khổ, ai đang sống cũng thế cả thôi.” Những gã trai mới lớn như tôi rời quê hương lên Sài Gòn đi học, tìm kiếm công danh sự nghiệp với mong ước đổi đời ở nơi phồn hoa phố thị. Bạn bè tôi thời còn trên giảng đường lắm người còn chật vật làm thêm để trang trải cuộc sống, số ngày về thăm nhà một năm chỉ tính trên đầu ngón tay. Không ít lần chứng kiến đứa bạn thân khóc vì nhà mẹ nhớ cha, tôi đồng cảm với họ. Nhưng tôi may mắn hơn nhiều, khi quãng đường về quê chỉ hơn hai tiếng đi xe đò. Bảy năm từ khi lên đại học, tôi về nhà thường xuyên mỗi dịp rảnh rỗi, và thói quen đó duy trì đến cả lúc ra trường đi làm. Dù bận bịu cỡ nào, dù nhiều hôm mệt lả sau những ca trực SIM, nghĩ đến mẹ, tôi vẫn nhất định muốn về, thậm chí chỉ là ngủ lại 1 đêm. Ăn một bữa cơm gia đình ấm cúng, đấm lưng cho ba, thăm bà ngoại và ngủ vùi trong căn phòng quen thuộc của mình; rồi sáng hôm sau lại lao lên thành phố kiếm tiền, vun đắp những mối quan hệ khác trong cuộc sống. Hành trang vào đời của tôi nỗi nhớ nhà, là lời mẹ dặn cố gắng sống làm người tử tế. Tuy chẳng làm được gì nhiều cho mẹ ở cái độ tuổi vẫn còn đắn đo về tương lai nhưng tôi vui vì chí ít bản thân chẳng để mẹ phải trông ngóng quá nhiều. Những cuộc vui với bè bạn, những buổi hò hẹn với người yêu chưa bao giờ làm tôi bẵng quên đi con đường trở về nhà. Mẹ ơi, con sẽ lại về là một cuốn sách mộc mạc, chân thật và vô cùng “dễ chịu”. Dễ đọc, đơn giản để hiểu và nhẹ nhàng để sẻ chia. Nếu những ai mong cầu một thứ triết lý cao siêu về đạo hiếu hay những câu chữ mĩ miều đậm chất văn học thì cuốn sách này sẽ không thể làm bạn thoả mãn. Chính nét chữ vụng về, chính những điều nhỏ nhặt và vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày dưới ngòi bút của cụ bà 80 tuổi lại là thứ kết nối và chiếm trọn được tình cảm của độc giả. Xen lẫn trong tác phẩm là thơ và văn được chia thành nhiều phần khác nhau; đó là những dòng nhật ký rời rạc, không rõ ngày tháng, những lá thư viết vội và cả những câu chuyện đằng sau được cô con gái kể lại giúp ta hiểu rõ hơn điều người mẹ đã viết. “Cuộc đời như giọt sương trên nhánh cỏ, Như đống lá vàng rơi rụng ngoài sân. Con cái có nhiều đi chăng nữa Trưởng thành rồi cũng sẽ tung cánh bay đi. Để lại chiếc tổ trống không Đứng giữa đồng hiu quạnh không người chào đón Như đoá cúc dại nở đơn độc Như đám lau sậy lay khẽ trong gió nơi bờ sông…” Tôi vốn thương mẹ mình biết bao nhưng đọc xong những dòng nhật ký của cụ Hong Young-nyeo tôi cảm thấy điều đó không đủ một chút nào. Cuốn sách là một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Một cuốn sách về tình cảm gia đình, đọc để hiểu về nỗi niềm của những người làm mẹ. Cha mẹ chúng ta ít khi nào trách cứ rằng sao lâu rồi chẳng thấy bóng con về. Cha mẹ hiểu rằng những đứa con của mình phải lo cơm áo gạo tiền, phải thuận theo yêu cầu công việc, phải hòa mình vào những cuộc xã giao, phải chăm sóc gia đình riêng... Họ không một lời trách giận nhưng đâu đó trong giọng điệu chuyện trò qua mỗi cuộc điện thoại vẫn là nỗi niềm mong ngóng con cái về thăm nhà. Với những ai xa quê, tôi tin rằng sẽ thấu hiểu rõ ràng nhất tinh thần của cuốn sách Mẹ ơi, con sẽ về. Hy vọng cuốn sách này sẽ đem đến chút lắng đọng để mỗi người trong chúng ta một lần thật sự cố gắng để hiểu về mẹ hơn. Như cách người xưa từng nói “Nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ”, nhưng chẳng ai lại muốn đến khi không còn mẹ mới bùi ngùi hai chữ: giá như… “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”

“Mẹ ơi! Từng tuổi này rồi nhưng con vẫn khóc mỗi khi gọi mẹ. Đến chết con cũng không thể nào báo đáp được hết ơn nghĩa của mẹ. Dù có cạo sạch tóc dâng lên trời cũng không bao giờ đủ. Cuộc đời của đứa con gái bất hiếu này đã trở thành cây đinh hằn sâu trong trái tim mẹ.” Mỗi lần đọc những lời tâm sự tha thiết khi khóc gọi mẹ của cụ bà Hong Young-nyeo – 1 cụ bà đã ở cái tuổi gần đất xa trời là mỗi lần nước mắt tôi lại lăn dài trên má. Quả thật “mẹ” vẫn là một tiếng gọi thật gần gũi, thân thương nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng đối với mỗi chúng ta, từ khi mới được sinh ra cho đến lúc đã trở thành bà lão 90 tuổi. Những lời ấy được trích trong cuốn sách “Mẹ ơi , con sẽ lại về” của 2 tác giả là HongYoung-nyeo và Hwang Anna vốn là mẹ và con gái. Cuốn sách là những dòng nhật kí của cụ bà HongYoung-nyeo trong suốt 20 năm kể từ khi bà tự học chữ năm 70 tuổi và cô con gái Hwang Anna kể về cuộc đời của bà, một cuộc đời làm dâu, làm mẹ, làm bà đong đầy nước mắt và những nỗi vất vả, cực nhọc, một cuộc đời còn cay hơn cả vị ớt hiếm. Có thể nói, tuy chỉ với những dòng chữ mộc mạc, thậm chí đôi chỗ còn sai chính tả của 1 bà cụ mới tập tành học chữ, song cuốn sách này đã chạm tới sâu thẳm trái tim tim mỗi người đọc bằng chính sự giản dị, chân chất của nó. Để từ đó mỗi chúng ta biết tự kiểm điểm lại bản thân mà yêu thương gia đình, biết trân trọng và yêu quý người mẹ đáng kính của ta nhiều hơn nữa. Bao trùm lên cả cuốn sách là tình yêu thương, chăm sóc của cụ bà như 1 người mẹ, người bà với con cháu và những thành viên trong gia đình. Bà đã từng viết “Ai có sinh con sinh cái, dù là nhịn đói đi chăng nữa, cũng nhất định phải cho con mình được học hành “, dù hoàn cảnh éo le, chồng mất sớm rồi gia cảnh nghèo túng nhưng bà đã cố gắng hết mình, tần tảo làm đủ nghề để nuôi 6 đứa con khôn lón, ăn học đàng hoàng. Bà nhớ từng dáng lưng mỗi người con khi đi làm, bà hiểu tính cách từng người, bà thấy có lỗi khi cáu gắt vô cớ, càng về già lại càng khó tính với các con. Bà yêu thương từng đứa cháu, bà nhớ nhung, lo lắng khi Min Gyo của bà nhập ngũ hay In Seong sang nước ngoài du học. Thậm chí, đến cuối đời bà vẫn thấy mình “thật độc ác và nhẫn tâm” với Mu Nam của bà khi nó chết vẫn còn qua nhỏ mà không thể lo con cái áo liệm tử tế, chỉ khâu lại bằng một chiếc váy cũ sờn. Đọc cuốn sách này người đọc còn tìm thấy một cụ bà tuy đã ngoài 90 nhưng rất dễ thương với tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu động vật và biết bao bài học cuộc sống thật thấm thía đúc kết từ 90 năm cuộc đời của bà, nhất là : “Con người chúng ta trái tim tuy nhỏ nhưng có thể yêu rất sâu đậm”. Hơn hết, hãy dành tình yêu sâu đậm ấy cho gia đình, những người yêu thương ta nhất trên đời, hãy về bên mẹ, bên bà mà thủ thỉ rằng “Con yêu mẹ“, và hãy sống sao cho xứng đáng với tình yêu và sự hi sinh của mẹ dành cho mỗi chúng ta!

Mẹ là đề tài không bao giờ cũ của mọi tác giả. Bản thân tôi trước đây cũng chỉ thường chìm đắm trong tiểu thuyết ngôn tình. Cũng có lẽ, con người ta rồi mỗi tuổi sẽ có những suy nghĩ mỗi khác, và tôi, cũng dần thấy những tác phẩm về cha, về mẹ, về gia đình để lại ấn tượng sâu đậm hơn. “Mẹ ơi, con sẽ lại về” là cuốn sách tôi mua để tặng cho bác mình, một người bác mà trong tôi luôn coi là người mẹ thứ hai. Mặc dù chưa làm mẹ để thật sự thấu hiểu hết tâm tư tình cảm trong cuốn sách cả mẹ Hong Young-nyeo và mẹ Hwang Anna, nhưng tôi lại phần nào hiểu được tâm trạng của người làm con. Tôi có thể cảm thấy đau lòng, hay mất mát cùng với nỗi đau khi mất đứa con mới chín tháng tuổi của mẹ Hong Young-nyeo, hay có thể hiểu được sự bất lực của mẹ Hwang Anna khi muốn báo hiếu, khi mua món đồ này đồ kia cho mẹ mà mẹ lại cất đi sợ hỏng không dùng, hay cảm giác tội lỗi và hối hận như mẹ Hwang Anna sau mỗi khi cáu giận với mẹ… Cuốn sách nào ra đời, ít nhiều cũng sẽ cho ta những bài học. “Mẹ ơi, con sẽ lại về” cũng không ngoại lệ. Điều nhận thấy sắc nét nhất của cuốn sách với tôi là mẹ Hong Young-nyeo lúc nào cũng nhẫn nhịn, lúc nào cũng sợ làm phiền con cháu, ngay cả khi mẹ đau yếu nhất, thậm chí khi các con có đủ điều kiện kinh tế để phần nào báo đáp mẹ, mẹ cũng vẫn vậy. Cái gì ngon cũng dành cho con, thậm chí món cá mà mẹ thích, biết con gái cả thích ăn, khi thèm mẹ cũng chỉ bóc miếng da ra ăn rồi phần và chờ con về cùng ăn, cho đến khi miếng cá lâu ngày teo lại chỉ còn miếng nhỏ… Đọc những dòng ấy mà bản thân tôi cũng nghẹn lòng, muốn trào nước mắt… Hay cuốn sách cũng giúp cho tôi hiểu hơn được nguyên nhân tâm trạng khi “trái nắng trở trời” của người già, để nhắc mình biết thông cảm hơn… Nhiều, nhiều lắm những cảm xúc khó nói thành lời… Có một điều chung của các mẹ, dù là mẹ Hàn Quốc, mẹ Việt Nam, mẹ Âu Mỹ… thì mẹ nào cũng yêu thương con vô điều kiện… Một mai này theo quy luật cuộc sống, mất đi mẹ thật hụt hẫng, mất mát biết bao. Vậy nên, tôi hay bạn, còn mẹ thì đừng bao giờ để sau này hối tiếc khi không thể thu xếp thời gian, công việc để về với mẹ và nói với mẹ: mẹ ơi, con sẽ lại về…

Đọc từng trang sách tôi lại càng nghĩ về ông bà của mình. Họ đã già " gần đất xa trời" rồi mf vẫn phải sống một mình. Hai con người vẫn đang từng ngfay sưởi ấm trái tim đơn côi của nhau, động viên nhau vượt qua nỗi nhớ nỗi buồn về con cháu. Dạ thưa bà Hong Young Nyeo ạ. may mắn hơn bà ông con vẫn còn sống vẫn còn nắm tay bà con đi nốt con đường ngắn ngủi còn lại của cuộc đời mình. Nhưng con không biết liệu hai người có được tuổi thọ như bà không ạ? Vì ông bà con ở cái tuôi 80 đã yếu theo năm tháng.con thực sự rất buồn khi nghĩ về điều này. Năm nay con đang là sinh viên năm thứ 2, con học cách nhà hơn 100km len không thường hay về với ông bà con được. nhớ khoảng thời gian con ôn ti và học tập tại nhà. mỗi tối được ôm bà ngủ, kể chuyện cho bà nghe về cả một ngày dài tại trường, những câu chuyệnlạ lùng con đọc trên mạng... Bà con rất vui bà hay chêm vào mấy câu cho con vui. Con rất nhớ bà! Đọc quyển sách của bà mà con đã ngừng lại khóc rất nhiều lần... đọc đến đoạn chân bà đau bà vẫn phải làm con lại nhớ bà con... có nhiều hôm chân bà con đau tới nỗi còn không bước xuống đi lại được, tối thì đau nhức không ngủ nổi, mà không ai bên cạnh bà không ai bóp chân cho bà, không ai sửa ấm cùng bà trong chiếc chân nặng. Bà biết không bà con k dám dùng chăn nhà con cũng như bà vậy vì bà sợ " Bà ra đi một lúc nào đó... thì cái chăn vứt đi sẽ hoài", bà rất nhiều áo quần mới nhưng tuyệt nhiên không mấy khi bà dùng bà thường cất giữ chúng nhiều lúc con cũng nổi quạu lên bảo bà giữ gìn làm gì? mai đây bà đi thì ai mặc nữa chứ? con cũng rất hối hận về điều đó khi đã nói bà mình như vậy. Nhưng con chỉ muốn tốt cho bà con bà thôi. Giờ khoảng thời gian sống của hai bà con con sẽ dần thu hejplaji theo thời gian nhưng con mong bà con sẽ luôn có nhiều sức khỏe và được mạnh khỏe như bà để con còn báo hiếu cho bà con nữaBÀ NGOẠI con: Thưa bà bà ngoại con không quá già không quá trẻ bà đã qua tuổi 60. Nhưng cuộc đời bà con rất là khổ? Bà mất mẹ từ rất sớm, bà không nhớ rõ mặt mẹ mình như thế nào? Rồi đi lấy chồng cũng như bà gặp phải gia đình chồng quá gia giáo... Rồi bà mất con ( là dì của con ạ)... Rồi bà gù lưng làm làm để nuôi các bác các cậu và mẹ con lên người... Thật sự con rất thương bà... Bà cũng là một người không biết biểu cảm tình cảm của mình. Một người con vô cùng khâm phục luôn sống theo lối có sao nói vậy nên thường không được người khác yêu quý. Nhưng với con thì con luôn yêu thương bà rất nhiều. Đi đâu làm gì về? Bà cũng lo lắng cho con, bà lo cho con quý con vì thương con còn nhỏ mà đã phải xa bố mẹ ( bốmẹ con đi làm xa ạ). Những mùa đông lạnh cóng tay cóng chân bà như cái máy giặt, máy rửa bát vậy. vì tay con bị lạnh cóng vào mỗi màu đông lên bà thường hay rửa bát và làm giúp con mọi thứ... NĂm con thi đại học bà luôn động viên con, chăm lo cho con,bồi bổ cho con. Đọc quyển sách của bà con thấy thương 2 người bà của con vô cùng. Hai con người chăm lo cho con rát nhiều thứ mà con chưa làm được gì để cả 2 được hãnh diện và tự hào về đứa cháu gái này. Cuộc sống không biết trước được điều gì những con mong 2 bà của luôn được mạnh khỏe và cả 2 ông của con nữa luôn mạnh khỏe sống thật lâu để con còn dduojc báo hieu.*** HÀ NỘI, 20/2/2017

Mẹ ơi, con sẽ lại về khiến mình nhớ về bà ngoại rất nhiều. Mặc dù mình lớn lên với bà, hơn 20 năm gần như 1 tay bà chăm sóc vì bố mẹ bận rộn, nhưng đọc quyển sách này mới thấy đã có rất nhiều điều mình không hiểu bà. Nó khiến mình nhớ bà rất nhiều, khiến mình hối hận vì ngày xưa nhiều lúc ham chơi nên đôi khi không nói chuyện với bà, còn hay tranh cãi với bà nữa. Nhưng điều quan trọng hơn cả trong cuốn sách này mà mình cảm nhận được sau khi đọc chính là sự may mắn vì đã có được thật nhiều thật nhiều những kỉ niệm đẹp và quý giá với bà. Lâu lắm rồi mình mới đọc một quyển sách khiến mình khóc nhiều như vậy. Khóc vì những ngôn từ và hình ảnh dung dị nhất, khóc vì những điều được truyền tải tưởng như vô cùng giản đơn và thường nhật nhưng có lẽ những người trải qua rồi, giả sử như có người thân lớn tuổi qua đời, sẽ vô cảm thấy vô cùng đồng điệu và gần gũi. Đối với mình thì đọc quyển sách này là một trải nghiệm vô cùng khó quên vì đối với mình, bà ngoại không khác gì một người mẹ lúc nào cũng lo lắng vfa chắt chiu từng đồng từng hào. Bà ngoại cũng sống rất thọ, rất nhân hậu và hiền lành y như người mẹ trong quyển nhật kí này, và những chi tiết về tính cách của người lớn tuổi, từ người mẹ đến các con, qua từng giai đoạn từ khó khăn tới lúc khá giả, đều vô cùng chân thực tới mức khiến mình chỉ có chảy nước mắt. Một điểm cộng nữa của cuốn sách phải dành tặng cho dịch giả vì đã quá xuất sắc trong việc chuyển ngữ, truyền tải có lẽ vô cùng sát những cảm xúc và thông điệp mà người con gái muốn gửi gắm, khiến trải nghiệm đọc sách của mình vô cùng trọn vẹn. Không cần bay bổng hay cầu kì, đây thực sự là một trong những cuốn sách hay nhất về tình mẫu tử mình từng đọc. Và quả thật, cách chọn tựa đề cho cuốn sách vô cùng chính xác: “Mẹ ơi, con sẽ lại về.”