Ai trong chúng ta đều mong muốn nhận được yêu thương và trao tình yêu thương đến với những người thân của chúng ta. Tình yêu có những giai đoạn nào? Có bao nhiêu ngôn ngữ tình yêu? Làm thế nào để biết được ngôn ngữ tình yêu của bản thân và người khác? Chúng ta thể hiện tình yêu đã đúng chưa, người đó có cảm nhận được không? Cuốn sách “5 ngôn ngữ tình yêu” thông qua những mẩu chuyện thực tế gắn liền với đời sống hàng ngày sẽ giúp ta hiểu hơn về ngôn ngữ của tình yêu. Cuốn sách này không chỉ viết cho những ai độc thân đang tìm một nửa của mình và cũng không chỉ về tình yêu nam nữ. Tình yêu thương bao hàm cả tình cảm đối với bố mẹ, anh chị em, con cái, bạn bè, đồng nghiệp và cả mọi người xung quanh. Hãy đọc quyển sách này để có những khám phá về tình yêu của riêng bạn nhé!

Người trưởng thành độc thân: chân dung và nỗi niềm

Có 5 nhóm độc thân: chưa từng kết hôn, đã ly hôn, ly thân nhưng chưa ly hôn, ở góa, bố mẹ đơn thân. Dù thuộc nhóm đối tượng nào, họ đều có những điểm tương đồng như gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn đời sống vật chất, đạo đức, các mối quan hệ. Nguồn gốc sâu xa của vấn đề này chính là nhu cầu muốn cho đi và nhận lại tình yêu thương.

“Các nhà tâm lý học, tâm thần học, xã hội học, nhân chủng học và giáo dục học đã tuyên bố trong các nghiên cứu của mình rằng tình yêu là “một phản ứng, một cảm xúc có điều kiện”... Nhưng đa phần mọi người đều xử sự như thể tình yêu không phải được rèn luyện mà đã nằm sẵn đâu đó trong mỗi người, và chỉ cần chờ tới tuổi biết nhận thức thì tình yêu sẽ nảy nở một cách tự nhiên. Rất nhiều người đã chờ đợi điều đó cả đời. Dường như chúng ta luôn từ chối đối mặt với sự thật hiển nhiên rằng rất nhiều người đã dành cả đời để đi tìm một tình yêu đích thực, cố gắng để có được nó nhưng đến khi chết đi vẫn chưa thực sự khám phá ra được nó”. Theo Tiến sĩ Leo Buscaglia

Chìa khóa thành công cho những mối quan hệ

Bạn sẽ có niềm vui khi có những mối quan hệ tích cực và bền vững và ngược lại những mối quan hệ xuất cũng đem lại cho bạn nỗi đau nhức nhối.

Tình cảm bố mẹ đối với con là một tình cảm quan trọng và là nền tảng để xây dựng và định hướng các mối quan hệ khác. Việc thiếu thốn tình cảm của bố mẹ khiến con cái có khuynh hướng tìm kiếm nhiều tình cảm trong các mối quan hệ khác và thường sẽ dẫn đến tiêu cực.

Các giai đoạn trong tình yêu:

Giai đoạn 1: Giai đoạn ảo tưởng trong tình yêu

Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên, kéo dài khoảng 2 năm. Trong giai đoạn này chúng ta sống với cảm giác là người yêu mình vô cùng hoàn hảo. Người khác có thể nhận ra các thói xấu của người ấy còn ta thì không. Trong giai đoạn này, chúng ta thường có nhiều suy nghĩ vô lý kiều như: “Mình sẽ  không bao giờ có được hạnh phúc nếu không được ở bên người ấy. Trên đời này không có gì quan  trọng hơn tình cảm của mình và người ấy hết”. Cảm giác rộng ràng, thú vị sẽ thôi thúc ta tìm hiểu sâu hơn về người đó  và có những cuộc hẹn tiếp theo.

Giai đoạn 2: Giai đoạn thỏa hiệp trong tình yêu

Tình yêu đam mê ở giai đoạn 1 đã thành một chút “ám ảnh” ở giai đoạn 2. Mọi thứ không còn dễ dàng như lúc đầu nữa, những khác biệt về sở thích, tính cách, lối sống trở nên rõ ràng hơn. Tình yêu lúc này cần sự thỏa hiệp. Để đạt được điều này cần 2 yếu tố là hiểu biết về bản chất của tình yêu và quyết tâm yêu thương. Qua năm tháng, tình yêu thỏa hiệp sẽ nâng đỡ mối quan hệ của các cặp vợ chồng.

Ngôn ngữ tình yêu thứ 1: Lời khen ngợi

Nhiều người may mắn được trưởng thành trong môi trường ngôn ngữ lành mạnh với những từ ngữ vui tương và êm đẹp. Nhưng một số khác thì lại lớn lên trong môi trường ngôn ngữ tiêu cực. Khi ấy, giữa 2 nhóm những này sẽ có sự khác biệt lớn trong tính cách cũng như cách thức hành động. Thành ngữ của người Do Thái “ Cái lưỡi có sức mạnh định đoạt sống chết”. Chính vì vậy, việc “ lời khen ngợi” trở thành một trong năm ngôn ngữ yêu thương là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Ta nên bắt đầu từ đâu? Hãy bắt đầu từ những người xung quanh ta như bố mẹ, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp.

Biểu hiện của lời khen ngợi rất đa dạng, nó có thể là lời động viên; lời ghi nhận, công nhận thành quả của một ai đó; lời tử tế; sự tha thứ.

Ngôn ngữ tình yêu thứ 2: Quà tặng

Quà tặng là vật hữu hình để truyền tải thông điệp tình yêu. Quà tặng không mang giá trị khi dùng để dàn xếp mâu thuẫn. Đầu tiên, ta cần tìm hiểu sở thích của đối phương,  nhạy cảm với bản chất một số quà tặng.

Ngôn ngữ tình yêu thứ 3: Sự tận tụy

Sự tận tụy không đòi hỏi những thứ cao sang nào cả, nó chỉ là những việc phục vụ người khác. Phục vụ khác với phục tùng.

Ngôn ngữ tình yêu thứ 4: Thời gian chia sẻ

Trong tình yêu, chúng ta cần thời gian đối thoại để tìm hiểu lẫn nhau, để lắng nghe đối phương. Đối thoại chất lượng có nhiều điểm khác biệt so với lời khen ngợi. Lời khen  gợi tập trung vào những điều ta nói trong khi đối thoại chất lượng lại dựa vào khả năng lắng nghe và thấu hiểu của ta.

Khi tôi dành thời gian nói chuyện với bạn là tôi đã dành thời gian của cuộc đời tôi cho bạn. Ngôn ngữ yêu thương cơ bản là chia sẻ thời gian và trò chuyện.

Ngôn ngữ tình yêu thứ 5: Cử chỉ âu yếm

Từ khi mới sinh ra, con người đã có nhu cầu được yêu thương và người già cũng thế. Khi ai đó chạm vào cơ thể bjan, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều hơn là tiếp xúc đơn thuần về thể chất.

Trong xã hội đều có những cách thích hợp và không thích hợp để tiếp xúc với người khác giới và chúng ta cần cẩn thận về điều này.

Một cái đặt tay lên vai, một cái ôm, giúp bà bó chân cũng là cử chỉ âu yếm. Chúng ta ai cũng có những khó khăn trong cuộc sống. Cử chỉ âu yếm mang ý nghĩa nâng đỡ về tinh thần. Cử chỉ dịu dàng sẽ được ghi nhớ ngay cả sau này.

Cũng có những người không thoải mái với những tiếp xúc cơ thể, như một vài người không thích vỗ vai. Điều đó nghĩa là cử chỉ vỗ vai không phải là ngôn ngữ tình yêu của họ.

Hoàn cảnh thích hợp cũng là vấn đều quan trọng. Việc ép buộc người khác có cử chỉ thân mật ở nơi mà họ cảm thấy không thoải mái không phải là cách thức thể hiện tình yêu.

Khám phá ngôn ngữ tình yêu của bạn

Chúng ta đã biết các ngôn ngữ tình yêu là Lời khen ngợi, Quà tặng, Sự tận tụy, Thời gian chia sẻ và Cử chỉ âu yếm nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi ngôn ngữ tình yêu cơ bản của mình là gì?

Có 2 kiểu người thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định ngôn ngữ tình yêu cơ bản của mình. Kiểu thứ nhất là người luôn cảm nhận tình yêu bằng 5 ngôn ngữ. Kiểu thứ hai là họ chưa từng cảm nhận được tình yêu thương.

Quan sát hành vi của bản thân. Bạn là thể nào thể hiện tình cảm và sự biết ơn đối với người khác. Bạn có hay khen ngợi họ hay có những hành động như vỗ vai, bắt tay hoặc chạm vào người. Bạn có thường xuyên tặng quà cho người khác. Bạn có hay dành thời gian cùng dùng bữa tối cùng chia sẻ tâm sự. Nếu bạn luôn quan sát và giúp đỡ người khác thì tận tụy chính là ngôn ngữ tình yêu của bạn.

Quan sát những gì bạn đòi hỏi ở người khác. Bạn có hay gợi ý người khác tặng quà cho mình. Bạn có nhờ người thân mát xa. Bạn rủ bạn bè đi mua sắm, du lịch. Bạn thường xuyên hỏi ý kiến của mọi người như “Tôi mặc chiếc đầm này có đẹp không”. Thông thường những yêu cầu về mặt vật chất của ta thể hiện những nhu cầu tinh thần ta đang muốn

Lắng nghe những điều bạn đang phàn nàn. Những lời than phiền thường thể hiện những tổn thương tinh thần mà ta phải gánh chịu. Điều tương phản lại có thể chính là ngôn ngữ tình yêu của bạn. Nếu bạn nhận được sự quan tâm của mọi người thông qua loại ngôn ngữ đó, cảm giác tổn thương sẽ biến mất. Khi ấy, bạn sẽ cảm thấy mình được yêu thương và trân trọng.

Tìm hiểu ngôn ngữ yêu thương của những người xung quanh

Việc nhận được tình yêu luôn mang đến cho con người niềm vui, nhưng chính trao đi yêu thương mới thật sự khiến chúng ta hạnh phúc nhất. Nếu muốn trở thành một người đáng yêu trong mắt mọi người, bạn phải học cách khám phá ngôn ngữ yêu thương của họ. Làm thế nào để biết được ngôn ngữ tình yêu của người khác? Hãy quan sát các biểu hiện của họ đối với những người xung quanh. Hãy lắng nghe xem họ hay than phiền về điều gì. Hãy chú ý những điều mà người đó hay yêu cầu. Đừng ngại hỏi trực tiếp, chúng ta chần phải cân nhắc trước khi đưa ra câu hỏi và phải thể hiện thái độ muốn lắng nghe.

Tình yêu đầu tiên của chúng ta xuất phát từ trong gia đình của mình, từ chính bố mẹ của mình. Không có mối quan hệ nào giữa bố mẹ với con cái mà vô vọng cả. Chỉ cần cố gắng, bạn hoàn toàn có thể hàn gắn được vết thương trong quá khứ và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Dù quan hệ giữa bạn và bố mẹ không được tốt đẹp chăng nữa thì điều tuyệt vời nhất vẫn là việc bạn chủ động học ngôn ngữ yêu thương cơ bản của họ và sử dụng nó một cách thường xuyên. Tất cả mọi người đều tha thiết mong nhận được tình yêu thương. Khi bạn thể hiện tình yêu với bố mẹ bằng ngôn ngữ cơ bản của họ, họ sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ đáp lại tình cảm của bạn.

Tình yêu sẽ kích thích những cảm xúc tích cực ở con người. Khi ta nói: ”Tôi cảm nhận được tình yêu mà người đó dành cho mình”, nghĩa là ta đã có cảm nhận sâu sắc rằng người đó thực sự quan tâm đến ta. Chính cảm giác được quan tâm này sẽ đem lại sự thỏa mãn sâu sắc cho tâm hồn. Khi cảm thấy được yêu thương, phản ứng tự nhiên của ta là kính trọng và đánh giá cao người đó. Khi bố mẹ và con cái yêu thương nhau, cả hai bên đều sẽ có một cuộc sống mạnh khỏe, cả về mặt cảm xúc lẫn thể chất, đồng thời sẽ hạnh phúc hơn. Hãy sử dụng ngôn ngữ tình yêu với những người trong gia đình mình bố mẹ, anh chị em.

Ngôn ngữ yêu thương và người đặc biệt của bạn

Tôi đã từng gặp rất nhiều người độc thân quyết định từ bỏ việc hẹn hò. Họ cảm thấy việc hẹn hò giống như phải đi trên một con đường gập ghềnh đầy đau khổ, nhiều hiểu lầm, lo lắng và mệt mỏi. Tất cả đã tạo nên thái độ: ”sao tôi phải quan tâm đến việc này chứ?”. Tuy nhiên, với nhiều người, ý tưởng không hẹn hò nghe thật đáng buồn. Sở dĩ nhiều người thất bại trong chuyện hẹn hò là do họ không hiểu được mục tiêu của mình. Tại sao chúng ta hẹn hò?

Chúng ta cần phát triển một mối quan hệ lành mạnh với người khác giới. Đừng tự giới hạn không gian sống của mình hãy giao tiếp với nửa kia của thế giới.

Một lý do để hẹn hò là tìm hiểu về tính cách và triết lý sống của đối phương.  Cuộc sống không ngừng đưa đẩy ta vào cái kén chật hẹp của chính mình. Những chiếc xe kiêm nhà ở, tai nghe và máy iPod… ngày càng phổ biến, khiến ta ngày càng cảm thấy cô đơn, trống rỗng và tuyệt vọng. Tuy nhiên, sự cô độc này không phải là vĩnh viễn. Hẹn hò là cách giúp ta thoát khỏi cảm giác cô đơn. Cuộc sống không ngừng đưa đẩy ta vào cái kén chật hẹp của chính mình. Những chiếc xe kiêm nhà ở, tai nghe và máy iPod… ngày càng phổ biến, khiến ta ngày càng cảm thấy cô đơn, trống rỗng và tuyệt vọng. Tuy nhiên, sự cô độc này không phải là vĩnh viễn. Hẹn hò là cách giúp ta thoát khỏi cảm giác cô đơn.

Hẹn hò giúp ta nhận ra điểm mạnh và yếu của bản thân. Khi hẹn hò, chúng ta thể hiện tính cách riêng của mình. Việc này sẽ tạo ra động lực để ta nhìn nhận lại bản thân và hiểu rõ mình hơn. Ta sẽ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Và đây chính là những bước tiến đến sự trưởng thành. Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Không ai hoàn hảo cả. Tuy nhiên, đừng bằng lòng với bản thân mình hiện tại. Nếu sống quá khép kín, ta sẽ không thể thoải mái khi quan tâm đến người khác. Nhưng nếu ngược lại thì ta sẽ lấn át cả những người muốn giúp ta. Giao tiếp với người khác thông qua hẹn hò sẽ giúp ta nhìn nhận lại bản thân mình.

Mục đích thứ tư của việc hẹn hò là nó sẽ mang đến cho ta cơ hội để phục vụ người khác. Lịch sử đã chứng minh rằng những tấm gương vĩ đại nhất của loài người chính là những tấm gương về sự phục vụ. Sự vĩ đại thật sự luôn được thể hiện thông qua hành động phục vụ.

Mục đích cuối cùng của hẹn hò là tìm đối tượng kết hôn.

Cảm giác đang yêu rất bay bổng nhưng chúng ta cần thực tế cho mục đích cuối cùng là kết hôn với lời cam kết đối với những niềm tin cốt lõi.

Tại sao lại phải kết hôn? Rất nhiều cuộc hôn nhân kết thúc trong cảnh ly hôn, vậy thì tại sao ta lại liều lĩnh đón nhận nguy cơ lớn như thế? Câu trả lời là: Tất cả chúng ta đều mong muốn yêu và được yêu thương một cách trọn vẹn nhất. Chính vì thế, mặc cho tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng, phần lớn chúng ta vẫn mong muốn kết hôn. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 93% người Mỹ đều cho rằng “có một gia đình hạnh phúc” là một trong những điều quan trọng nhất đối với họ.

Bản chất của sự thống nhất trong hôn nhân:

Thống nhất tri thức

Thống nhất xã hội

Thống nhất cảm xúc

Thống nhất tín ngưỡng

Thông nhất thể chất

Ngôn ngữ yêu thương đối với những bậc cha mẹ đơn thân

Phía sau một cuộc hôn nhân không trọn vẹn là rất nhiều cảm xúc đang xen của người trong cuộc và những đứa trẻ. Câu hỏi được đặt ra ở đây không phải là: “Bạn-với tư cách là một phụ huynh đơn thân - có yêu thương con bạn không?” mà là: “Con bạn có cảm nhận được tình yêu của bạn không?”. Chỉ có sự chân thành thì chưa đủ, ta phải học cách sử dụng ngôn ngữ yêu thương cơ bản của con nữa.

Tình yêu chính là chìa khóa đạt đến thành công

Dù trong lĩnh vực nào và quan điểm về thành công của bạn là gì chăng nữa thì chắc chắn bạn sẽ được thành công dễ dàng hơn nếu biết bày tỏ tình cảm yêu thương của mình một cách hiệu quả.

Phần cuối của cuốn sách là hồ sơ tình yêu là một bài trắc nghiệm để tìm hiểu về ngôn ngữ tình yêu của mình.

Xem thêm

Tôi nghĩ cốt lõi của cuốn sách kỹ năng này khá hay. Tôi đã hoàn toàn biết được cái gì gọi là "ngôn ngữ tình yêu". Ngôn ngữ tình yêu của chồng tôi là những cái chạm và của tôi là thời gian bên nhau. Tôi hoàn toàn hiểu điều đó. Nhưng nó cứ như "Ngôn ngữ tình yêu cho những kẻ ngốc". Nó khiến tôi thấy tôi như một kẻ khờ không biết gì về tương tác giữa người với người. Và nó cũng không thật sự có bất cứ lời khuyên nào, tác giả cứ lan man rằng ông ấy thông minh như thế nào khi khám phá ra con người cần được yêu theo nhiều cách khác nhau. 

 Lời khuyên của ông ấy cho những người đã có vợ/ chồng( không phải bạn đời, mà trong trường hợp này, luôn là người vợ) như cử chỉ chu đáo là ngôn ngữ tình yêu( vì về cơ bản, các bà vợ cảm thấy được yêu khi chồng giặt giũ cho họ) chỉ có vậy- giặt giũ mà không cần vợ phải đề nghị. Bất ngờ ghê. Nó không thật sự là một lời khuyên, nó chỉ là một lẽ thường. Và nếu người chồng phàn nàn " Anh không có thời gian, anh phải làm việc rất nhiều để đảm bảo cho gia đình mình" vân vân, anh ta chỉ nói "Thật mất thời gian". Rất hữu ích.

 Chưa kể cuốn sách còn phân biệt giới tính và dị tính. Không may là tôi chỉ tìm hiểu trên mạng một chút về tác giả, sau khi đọc nó và đương nhiên ông ấy thật sự là một người cuồng tín. Nếu mà biết sớm điều này, tôi đã không phí 7 đô để mua nó trên Kindle. Tôi thật sự muốn thấy khái niệm này được cập nhật và đưa vào thế kỷ 21, nhưng được viết theo cách A) thật sự bao gồm mọi tầng lớp trong xã hội , không chỉ cho các cặp vợ chồng da trắng thuộc tầng lớp trung lưu và B) thật sự đưa ra lời khuyên có thể áp dụng được cho một mối quan hệ.

Tôi sẽ không đi sâu vào tình huống dẫn đến việc người bạn quái dị của tôi đọc cuốn sách này tại Disneyland. Đôi khi cuộc sống còn lạ lùng hơn cả truyện hư cấu.

 Tôi sẽ phải nó rằng cuốn sách này có một vài ý tưởng khá hợp lý, nhưng ... nó đã bị quá đơn giản hóa, đôi khi lại quá dị chuẩn và quá truyền thống dựa trên giá trị Cơ đốc giáo để nói với tôi theo bất kỳ cách nào có ý nghĩa.

 Mỗi ví dụ đặc trưng về cặp đôi với chồng/người trụ cột gia đình và vợ/người nội trợ (đôi khi làm việc bên ngoài). Trong ví dụ, khi người vợ được yêu cầu mô tả điều gì đó tích cực về chồng mình, cô ấy nói: "Anh ấy để tôi giữ số tiền tôi kiếm được trong công việc bán thời gian của mình". Một ví dụ khác về người vợ trẻ mong muốn chồng cô ấy sẽ thay tã cho con khi anh ấy đi làm về vì cô ấy đang bận nấu bữa tối (ANH ẤY: Tôi muốn cô ấy nấu bữa tối khi tôi đi làm về).... NHỮNG NGƯỜI NÀY LÀ AI VẬY ?!?!?!

 Tác giả không công khai ủng hộ vai trò giới tính truyền thống trong nhà, nhưng tôi không thể không nghĩ rằng có một thông điệp tiềm ẩn cho thấy sở thích của anh ấy đối với điều này. Trong một ví dụ mà người chồng dường như đảm đương phần lớn công việc nấu nướng, dọn dẹp và các công việc nội trợ khác, người vợ lại phàn nàn. Cô muốn anh dành nhiều thời gian hơn cho cô. Hóa ra, người vợ thực sự muốn nấu ăn và dọn dẹp, nhưng người chồng đã làm quá tốt và không cho cô ấy cơ hội để làm điều đó. Ồ, kết thúc có hậu. Khỏi phải nói, tôi đang khóc vì nữ quyền vào thời điểm này.

 Các chi tiết kinh hoàng của cuộc hôn nhân phần nào chưa được nêu lên rõ ràng, ngoại trừ việc người chồng chửi bới và anh ta nói ghét vợ của mình. Người phụ nữ rất sùng đạo và rõ ràng việc bỏ chồng không nằm trong niềm tin của cô.

 Khi người chồng không có hứng thú với việc tham vấn chuyên gia tâm lý về hôn nhân, thì tác giả/ nhà tư vấn về hôn nhân đề xuất kế hoạch mà ông ấy cũng thừa nhận có thể nó sẽ không hiệu quả cho một phía( người vợ). Điểm mấu chốt của kế hoạch là cho người vợ nói với chồng mình bằng ngôn ngữ tình yêu của người chồng, với hy vọng anh ta đáp lại và tình yêu sẽ bắt đầu trở lại. Kế hoạch cơ bản được đề xuất, theo đó, người vợ sẽ quan hệ tình dục với chồng( vì ngôn ngữ tình yêu của người chồng là những đụng chạm cơ thể) mặc dù nó này khiến người vợ cảm thấy khó chịu. Kiểu như "một người vì mọi người" đại loại là thế. Tác giả bảo rằng rõ ràng đây là quyết định của cô, rằng mình sẽ làm vậy. Được rồi, vậy tất cả những điều này đều có sự đồng ý từ một người trưởng thành và những quyết định sáng suốt, vậy vấn đề nằm ở đâu Katie? Uhm, tôi không biết, về việc thao túng cảm xúc của những người dễ bị tổn thương? Tôi hơi hoài nghi, nhưng tôi hình dung một người bị lạm dụng cảm xúc hay thể chất, không có gì khác biệt đối với tôi khi đọc điều này và nghĩ rằng tôi chỉ cần quan hệ tình dục với chồng mình và có thể mọi chuyện sẽ suôn sẻ.

 Và điều này dẫn tôi đến một vấn đề lớn khác mà tôi gặp phải với cuốn sách này. Tất cả các nghiên cứu điển hình đều đơn giản và gọn gàng và tất cả đều có hạnh phúc mãi mãi về sau. 

 Không thực tế lắm.

 Tác giả này chỉ trích dẫn những câu chuyện thành công và không đưa ra ví dụ hữu ích nào về việc thứ ngôn ngữ tình yêu này có thể đi sai hướng như thế nào.

 Nhìn chung, tôi nghĩ ý tưởng về ngôn ngữ tình yêu có vẻ hợp lý, nhưng tôi vô cùng thất vọng về các ví dụ và cách tiếp cận mà tác giả đề xuất. Điểm tốt, anh ấy đã đưa ra một cái nhìn quá lạc quan về việc thực hiện ý tưởng của mình sẽ hoạt động như thế nào. (và nếu lần đầu tiên chúng không hiệu quả, có lẽ bạn bên đến buổi hội thảo về hôn nhân của anh ấy hoặc mua thêm sách của anh ấy).

Cuốn sách như một công cụ mà thông qua đó tác giả, Gary Chapman, có thể thể hiện sự mặc cảm về Chúa dưới lớp vỏ bọc của một cuốn sách kỹ năng về mối quan hệ. Các trích dẫn từ Kinh Thánh xuất hiện gần như xuyên suốt tất cả các chương và Gary yêu thích việc thêm những lời khen hào phóng cho những khách hàng, người gọi anh ấy là "người làm phép lạ". Nó gần như được gọi thành Chúa.

 Cuốn sách có tất cả những đặc điểm của một cuốn sách bán chạy nhất: dễ đọc( tôi đọc nó trong vòng 1 ngày); hoàn cảnh vô vọng gần như không thể cứu vãng, và một cái kết viên mãn. Càng đọc nhiều những cuốn sách bán chạy, tôi càng nhận ra công thức cho các phương tiện truyền thông chính thống, không chỉ trong âm nhạc, phim ảnh mà trong sách điều đó cũng được sử dụng. 

Uh, nó thật khó chịu làm sao.

Tôi thừa nhận tôi đã từng rất thích điều đó. Tác giả đã sử dụng đúng mức độ tuyệt vọng vào những thời điểm thích hợp, rồi gieo rắc hy vọng về một tương lai tươi đẹp hơn. Mặc dù, niềm hy vọng không tệ chút nào, nhưng cuốn sách lại thiếu xót khi không thấy rằng sự phức tạp của các mối quan hệ cũng như sự đa dạng của các mối quan hệ trong thời đại hiện nay. Ví dụ như, cuốn sách có thể không truyền đạt tốt trong những mối quan hệ đa văn hóa, được quy định bởi các tập tục và giá trị hoàn toàn khác nhau. Đồng thời, tôi cũng tự hỏi nó có liên quan như thế nào đến các cặp đôi đồng tính luyến ái hoặc các mối quan hệ đa ái. Cuốn sách chỉ đề cập đến các cặp đôi dị tính là người da trắng và theo đạo Kito giáo.


Một sự báo trước về cuốn sách, đây không phải lời cảnh báo với tư cách của một người ủng hộ sự kỳ thị nữ giới, đây là trường hợp của một người phụ nữ đã bị lạm dụng (kiểu lạm dụng không được nêu rõ ràng và sự miễn cưỡng của Gary đối với việc như vậy khiến tôi nghi ngờ về cách nhà thờ giải quyết các vấn đề bạo lực gia đình). 

 Lời khuyên của Gary là gì?

 Hãy gạt bỏ những cảm xúc khó chịu của bản thân (bị lợi dụng để quan hệ tình dục) và quan hệ tình dục với chồng như một hành động yêu thương và hy vọng rằng anh ấy sẽ đáp lại tình yêu đó. Và điều tôi không hiểu là làm thế nào mọi người lại bỏ qua điều này, ngay cả những người làm trong lĩnh vực tâm lý học. Đây là một điều anh ấy không thực sự giải quyết, làm thế nào để xác định giới hạn và thỏa hiệp. Nếu bạn không nhận ra vấn đề trong trường hợp này, tôi mong bạn đừng bao giờ kết hôn hoặc có một mối quan hệ hoặc nói chuyện cùng người khác.

 Việc thể hiện giới tính trong cuốn sách thật quá cổ hủ. Có một đoạn nhỏ mà Gary nói về sự khác biệt giới tính trong ham muốn tình dục. Theo ông, những khác biệt này đều dựa trên cơ sở sinh lý. Đàn ông chỉ đơn giản là bị căng thẳng hơn do sản xuất nhiều tinh trùng trong khi phụ nữ thì không, và đó là lý do tại sao phụ nữ không khao khát tình dục như đàn ông. Thay vào đó, phụ nữ chỉ muốn quan hệ tình dục nếu người đàn ông đáp ứng nhu cầu tình cảm của họ. Vậy đàn ông không cần phải đáp ứng nhu cầu tình cảm của họ? Họ có thực sự chỉ là những con vật chết tiệt đơn giản chỉ muốn giải phóng tinh trùng của họ không? Tại sao họ không chui vào nhà vệ sinh để khóc thật to? Rất tiếc, tôi không nên đề cập đến vấn đề này trước mặt Chúa? Và Gary làm cho phụ nữ trông giống như những cô gái điếm trong bộ phim lãng mạn Harlequin mới nhất, ấn bản của Cơ đốc giáo. Im miệng. Người này có rất ít kiến thức về các cặp vợ chồng bên ngoài lĩnh vực văn hóa dân gian Cơ đốc giáo.

Thú vị, sâu sắc, hữu ích. Là một đề tài hay cho những cuộc trò chuyện trong bữa tối.

 Tác giả là mục sư theo hội thánh Báp Tít, người tư vấn cho hàng ngàn người. Nhờ đó ông ấy khám phá ra thứ mà ông gọi là " 5 ngôn ngữ tình yêu". Nó hoạt động như sau.

 Mỗi người nên tìm hiểu ngôn ngữ tình yêu của riêng mình- nó có thể sẽ khác với ngôn ngữ của vợ/ chồng bạn. Một người có xu hướng làm gì đó mà họ chính họ sẽ thích cho người bạn đời, nhưng điều này không làm người bạn đời hài lòng nếu người đó có một ngôn ngữ tình yêu khác. Ví dụ như, người chồng thích thể hiện thông qua những Lời yêu ( anh ấy cần những lời khen và sự trân trọng cho những gì anh ấy làm). Người vợ có thể có thể lại thích những cử chỉ chu đáo hơn( như là người chồng sẽ giúp cô làm việc nhà). Nếu cuộc hôn nhân có vấn đề, một người nên làm theo điều mà đối phương thích- định kỳ và thường xuyên hơn.

 Ba ngôn ngữ tình yêu còn lại là: những cái chạm, khoảng thời gian bên nhau, quà tặng. Nó cũng có ích trong những mối quan hệ khác như tình bạn, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và đồng nghiệp. 

 Người đọc bản sách nói: Chính tác giả thuật lại cuốn sách. Nó khá tuyệt. 

 Sách nói: có khá nhiều tiêu đề khác nhau cho cuốn sách trên Goodreads. Bản mà tôi mua ở trên Audible. Tiêu đề là " Năm ngôn ngữ tình yêu: Bí mật để tình yêu bền vững". 

Nội dung: Ngôi kể: thứ nhất. Độ dài không tóm tắt của sách nói: 4 giờ 46 phút. Ngôn ngữ thô tục: Không. Nội dung khiêu dâm: Không. Bản quyền sách: 2009. Thể loại: nonfiction, kỹ năng, tâm lý, tư vấn hôn nhân.

Tôi đọc cuốn sách này trong vòng 2 ngày; đọc khá nhanh, nó kết hợp các câu chuyện để minh họa bản chất con người khi thể hiện tình yêu- đặc biệt trong hôn nhân. Nó thật tài tình không chỉ vì nguồn căn của ý tưởng mà là ở sự phân loại và rõ ràng của các ý tưởng.

 Theo lời John Lennon " Tất cả những gì bạn cần là tình yêu." Tình yêu là điều quan trọng nhất, tuy nhiên, nhiều người cũng có khoảng thời gian thật sự khó khăn để cảm nhận tình yêu và thể hiện thành công tình yêu đến những người mà họ quan tâm nhất. Tại sao lại vậy nhỉ? Tiến sĩ Chapman nghĩ nó là bởi vì mỗi người có mỗi ngôn ngữ tình yêu khác nhau. Trong lĩnh vực rộng lớn này, có những " phương ngữ" khác nhau nhưng nhìn chung có năm ngôn ngữ tình yêu mà mọi người đánh giá cao: Lời yêu, thời gian bên nhau, Quà tặng, Cử chỉ chu đóa và Những cái chạm.

 Nói chung, mỗi cá nhân có một đến hai ngôn ngữ tình yêu nổi trội vượt trên những điều còn lại. Do các biến thể phức tạp về nuôi dưỡng và bản chất của chúng ta, mọi người có sở thích cá nhân. Khi chúng ta "tán tỉnh" ai đó, chúng ta trải qua cảm giác hưng phấn khi "phải lòng" và nói chung tất cả những ngôn ngữ này đều được "nói" giữa hai bên ở một mức độ nào đó. Nhưng sau khi kết hôn (hoặc thậm chí chỉ sau khoảng hai năm tìm hiểu - giai đoạn hưng phấn hiếm khi kéo dài hơn hai năm hoặc vài tháng), việc bày tỏ tình yêu liên tục trở nên ít tự nhiên hơn. Thông thường, chúng ta tập trung vào việc thể hiện tình yêu theo cách chúng ta muốn nó thể hiện với mình hơn là hiểu nhu cầu của người bạn đời và chọn "nói ngôn ngữ của họ"; tình yêu đích thực đòi hỏi sự lựa chọn và hy sinh. Đây không phải điều gì quá khó để hiểu, nhưng tôi thấy rất hữu ích khi đọc qua nó và nhận ra sức mạnh của tư duy thông qua tiết lộ đơn giản này về sự khác biệt trong kỳ vọng và tình cảm.


Trước khi nói về lý do tại sao tôi không thích cuốn sách này, tôi sẽ nói đến phần hay của nó trước đã. Là một người vừa kết hôn, tôi đánh giá cao những ý tưởng về cách củng cố mối quan hệ lâu dài và cuốn sách đã có một số lời khuyên hay. Thật tốt khi được nhắc nhở rằng tôi nên tìm kiếm những điều nhỏ nhặt mà tôi có thể làm để khiến nửa kia mình hạnh phúc, rằng ngay cả khi tôi hài lòng với mọi thứ trong mối quan hệ, tôi cũng nên kiểm tra với để đảm bảo rằng người ấy cũng hạnh phúc.

 Tôi luôn nghĩ những câu đố về tính cách rất thú vị và cuốn sách này có sức hấp dẫn nhất định vì điều đó. Có điều gì đó thú vị khi cố gắng khám phá "ngôn ngữ tình yêu" của bạn và của đối phương, đồng thời xem ngôn ngữ đó nói gì về cả hai bạn. Khi vừa mới xuất bạn, năm ngôn ngữ tình yêu trong cuốn sách là Lời yêu, Thời gian bên nhau, Quà tặng, Cử chỉ chu đáo, Những cái chạm. Tôi có thể thấy trong một số trường hợp nhất định, việc nghĩ về ngôn ngữ tình yêu có thể củng cố giao tiếp trong một mối quan hệ như thế nào. Ví dụ, nếu người bạn đời thực sự giao tiếp mạnh mẽ nhất bằng những đụng chạm cơ thể nhưng điều đó khiến người còn lại không thấy tự nhiên, họ có thể cảm thấy không được yêu thương cho đến khi người kia học cách thể hiện tình yêu thông qua sự đụng chạm cơ thể.

 Cuối cùng, tôi đánh giá cao cách cuốn sách gợi ý những cách thiết thực, thực tế để duy trì mối quan hệ theo thời gian. Nó nói rất nhiều về trải nghiệm "yêu" khi bắt đầu một mối quan hệ và điều đó khác với việc phát triển một tình yêu lâu dài, bền vững như thế nào. Nó làm tôi nhớ đến một câu trích trong bài thơ của Adrienne Rich: 

"Tôi chọn yêu lần này một lần 

 Bằng tất cả trí thông minh của mình."

 Đối với tôi, yêu bằng trí thông minh có nghĩa là một khi những cảm giác mê đắm điên cuồng ở giai đoạn đầu của mối quan hệ lắng xuống, bạn và người ấy bắt đầu nhìn ra khuyết điểm của nhau, và tìm hiểu về nhau với tư cách là một cá nhân chứ không phải là một lý tưởng được xây dựng trong đầu, bạn vẫn chọn yêu họ (hoặc nếu bạn thấy họ lạm dụng hoặc ngược đãi bạn, v.v., bạn chọn chấm dứt mối quan hệ đó và yêu một người khác tôn trọng bạn).