Có lẽ chúng ta đã từng nghe thấy câu nói: “Thứ quý giá nhất trong cuộc đời của con người chính là những gì học chưa có và những gì họ đã mất đi”. Quả đúng như vậy, chúng ta thường hoài niệm về quá khứ, nhớ nhung những gì đã qua, nuối tiếc những thứ mình để vụt mất, những thứ mà ta đã bỏ lỡ trong cỗ máy thời gian của cuộc đời. Chúng ta cũng thường chạy theo những mong ước cho tương lai, lo lắng nghĩ ngợi về những điều chưa xảy ra. Thế nhưng, có lẽ ta đã quên mất một sự thật rằng có những thứ quý giá hơn quá khức và tương lai, đó chính là hiện tại.
Con người thường quá mải mê chạy theo những điều phù phiếm hoặc quá chìm đắm trong quá khứ, mà bỏ qua những điều đang diễn ra ở thực tại. Chính vì vậy, chúng ta nên trân trọng hiện tại, sống hết mình, từng giây, từng phút, từng giâu quý giá của cuộc sống, yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh. Đừng để mọi thứ trở nên muộn màng và cảm thấy hối tiếc những người con mất mẹ, người chồng mất vợ, người chị mất em trong tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của tác giả người Hàn Quốc Shin Kyung Sook.
“Ôi yêu thương, chừng nào còn có thể yêu thương” (Franz Liszt). Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook đã thôi thúc một tình yêu mãnh liệt của những người con dành cho mẹ của mình. Bằng những mẩu chuyện cảm động về người mẹ đi lạc đường, tác giả đã dựng lên bức tranh rộng lớn về xứ sở quê hương, nơi cảnh trí và phong tục Hàn Quốc được khác với vẻ đẹp yên bình, nhưng ẩn sâu bên trong là nhiều điều trắc ẩn. Hãy chăm sóc mẹ kể về hành trình tìm kiếm mẹ và sự hối hận muộn màng của những đứa con. Người đọc sẽ vô cùng bất ngờ bởi những góc khuất của con tim về tình cảm mẫu tử thiêng liêng nhưng sẽ khiến bạn phải rơi nước mắt nhiều lần vì những câu chuyện cảm động, những cảm xúc của nhân vật mà chính chúng ta cảm thấy như chính mình ở trong những cảm xúc đó.
Chúng ta lớn lên bằng những tiếng ru, bằng những bữa cơm tràn đầy tình thương của mẹ, dù chẳng phải mỹ vị nhưng vẫn khiến chúng ta nhớ nhung. Khi bước vào tuổi dậy thì, chúng ta luôn cảm thấy mẹ và mình có những suy nghĩ trái ngược, giận dỗi với mẹ. Bước vào tuổi trưởng thành, chúng ta bị cuốn vào vòng xoắn của công việc, của tiền bạc mà quên mất mẹ luôn ngóng chờ chúng ta. Dù cuộc sống có ra sao, mẹ sẽ luôn yêu thương, bảo vệ và giúp chúng ta nhận thấy những giá trị của cuộc sống.
Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook mở đầu bằng khung cảnh xáo trộn của một gia đình. Người mẹ đã bị lạc trong khi bước lên tàu điện ngầm cùng chồng ở ga Seoul, để đến thăm gia đình người con trai cả. Con gái đầu, Chi-hon, là người đứng ra viết thông báo tìm mẹ thay cho cả gia đình. Đến khi viết những thông tin cơ bản, những người con mới nhận ra mình chẳng có tấm ảnh nào của mẹ gần đây, cũng chẳng biết rõ sinh nhật thật sự của mẹ. Họ cãi vạ, trách cứ nhau không đến đón bố mẹ và rồi cuối cùng cũng không thể tiến tới thống nhất.
Thời gian dần dần trôi qua nhưng chẳng tìm thấy mẹ đâu. Người chồng và các con đi tìm mẹ với những dòng cảm xúc ân hận.
Những câu chuyện về tình mẫu tử thiêng liêng được kể qua lời kể của những đứa con
Hãy chăm sóc mẹ là những câu chuyện được kể luân phiên nhau dưới dòng hồi tưởng suy ngẫm của các thành viên trong gia đình: cô con gái thứ, người anh cả và người chồng. Câu chuyện bắt đầu bằng tin người mẹ bị lạc ở ga tàu, trong chuyến tàu cùng chồng từ quê lên thăm các con ở thành phố. Bà đã bị lạc hơn một tuần rồi, nhưng chẳng hề có chút tin tức nào về bà. Người mẹ trong câu chuyện vốn là người có tính cộc cằn, khó tính, dù thực sự bà là một người nhân hậu và luôn yêu thương các con. Tuy nhiên, chính vẻ vỏ bọc cọc cằn, khó tính đó, lại là rào cản tình cảm lớn đối với những đứa con, với người chồng và với người chị dâu. Tình cảm họ dành cho bà rất ít ỏi, thậm chí có người còn ghét bà.
Cho đến khi bà đi lạc, họ dường như mới nhận ra những tình cảm chân thành bà dành cho họ tuyệt vời như thế nào. Từng nhân vật hồi tưởng về người mẹ theo dòng kì ức của mình về mẹ, để rồi theo dòng kí ức ấy, họ nhận ra sự thực rằng bản thân mình đã vô tâm, vô cảm với mẹ, với vợ mình. Tình cảm của người phụ nữ bất hạnh ấy dành cho chồng, cho con lớn lao, cao cả đến ngường nào và bà bày tỏ những tình cảm ấy qua một cách riêng của mình. Bà chăm lo chu toàn cho những đứa con của mình trong những năm tháng tuổi thơ, tần tảo, hi sinh nuôi lớn các con nên người. Hình ảnh mẹ theo kí ức của từng người hiện ra những điều hoài niệm kèm với sự hối lỗi của chính họ. Họ luôn trăn trở vì đã lạc mất mẹ, đã không quan tâm đến những cảm xúc, suy nghĩa của bà trước đây. Liệu những đứa con có thể tìm thấy mẹ mình không, bà có trở về với gia đình hay không, hay bà sẽ đi lạc mãi mãi, cùng đôi chân tập tễnh do bị thương vì đi lạc một quãng đường dài.
Trong gia đình ấy, người mẹ luôn gắn với hình ảnh người phụ nữ tần tảo, chịu thương, chịu khó, hết lòng hy sinh cho các con. Mẹ chẳng bao giờ quan tâm đến mình, mà luôn hết lòng vì gia đình. Mẹ đã nuôi bốn anh em khôn lớn. Mẹ thương yêu, che chở họ, để rồi khi họ trưởng thành, họ lại bị vòng đời cuốn xoay, bị những áp lực công việc đè nặng, và rồi họ để mẹ một mình buồn bã, nhớ nhung ở quê.
Dòng hồi tưởng của các nhân vật
Người con trai cả, anh Hyung-chol, người được mẹ yêu thương nhất vfa kì vọng nhất trong bốn anh em. Mẹ luôn dành những điều tốt nhất cho anh, thậm chí nấu mì cũng nấu riêng cho anh. Mẹ đặt hết niềm tin của mình vào người con trai ấy và bà hy vọng anh có thể “trở thành công tố viên”. Nhưng cuộc sống lại chẳng như mong ước của mẹ. Anh không thực hiện được những điều đó và chỉ suy nghĩ đơn giản rằng đó chỉ là một khát vọng không thành của tuổi trẻ. Anh chẳng hề quan tâm đến ước mong lớn lao mà người mẹ luôn muốn anh hướng đến. Có lẽ mẹ anh đã rất buồn vì bà đã luôn kì vọng rất nhiều.
Chồng bà là người suốt ngày chạy theo những thứ bên ngoài, phiêu bạt khắp nơi. Ông bị cuốn theo những điều phù phiếm, những người đàn bà chớp nhoáng bên ngoài xã hội mà bỏ mặc vợ và bốn đứa con nheo nhóc trong căn cũ kĩ đi quan những mùa đông rét buốt. Nhưng vì muốn níu giữ một mái ấm gia đình trọn vẹn, bà đã bỏ qua tất cả và bao dung với người đàn ông đã phản bội mình. Ông chỉ nhận ra tình cảm của mình dành cho vợ khi bà đã lạc mất.
“Trong suốt năm mươi năm qua kể từ lần đầu gặp nhau khi ông mới hai mươi tuổi, câu nỏi “Ông đi chậm một chút” là câu mà ông nghe nhiều nhất từ vợ mình. Sao ông không đi chậm lại khi mà suốt đời vợ ông luôn bảo ông đi chậm lại một chút cơ chứ? Ông có thể dừng lại đợi vợ mình, nhưng ông chưa bao giờ sải bước đi bên cạnh chuyện trò với bà như bà muốn, chưa bao giờ, dù chỉ một lần.”
Cô con gái thứ, cứ ngỡ mình hiểu rõ về mẹ. Nhưng khi lạc mất mẹ, cô mới nhận ra đến ngày sinh nhật thực sự của mẹ, cô cũng không rõ.
Còn cô con gái út, sau khi lấy lập gia đình mới tự hỏi: “Mẹ có yêu công việc bếp núc không?” Lúc còn nhỏ, cô cứ nghĩ công việc đó là của mẹ, mẹ chẳng có việc gì ngoài nấu ăn, giặt giũ,... Cô không biết được rằng mẹ cô cũng có những góc khuất tâm hồn, những điều thầm kín, những tình cảm lãng mạn của phụ nữ. Cũng là con gái như chỉ khi lớn lên trở thành một người phụ nữ của gia đình, một người vợ, một người mẹ, cô mới thực sự hiểu được sự vất vả của mẹ mình.
Chỉ đến khi mẹ lạc, những người con mới dần thấy được sự vô tâm, sự thờ ơ, dựa dẫm vào mẹ của chính mình. Và rồi, cái kết mà họ nhận được không thể nào bi lụy hơn. Khi đã nhận ra sai lầm thì họ cũng chẳng còn cơ hội để thay đổi nữa. Thật xót xa biết bao khi ta thấy hình ảnh một người mẹ “bị thương ở mu bàn chân, đi đôi dép lê màu xanh, một bên dép cứa vào bàn chân chỗ gần ngón cái sâu đến nỗi miếng thịt long ra tạo thành vết rách sâu hoắm, ruồi muỗi vây quanh vết thương đang rỉ mủ…”. Lúc mẹ đang lo sợ, thầm gọi tên các con thì họ đang ở đâu? Chính những đứa con vô cảm, trái tim đông cứng đã làm người mẹ ra đi trong sự lạnh lẽo, cô đơn.
Một tác phẩm để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ
Hãy chăm sóc mẹ như là một cuốn sách của tâm hồn, cuốn sách của những điều ấm áp, lấp lánh, đơn thuần, thấm đẫm giá trị về tình mẫu tử thiêng liêng, những giá trị cao cả của hình ảnh người mẹ. Kể cả khi cuốn sách đã gấp lại, chúng ta vẫn nhận thấy những âm hưởng của cảm xúc vẫn còn đọng mãi để lại những dư vị xúc động đọng mãi trong trái tim người đọc. Hãy chăm sóc mẹ không chỉ tác phẩm ca ngợi những công lao vĩ đại, những hy sinh vô điều kiện của người mẹ, mà đó còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta, khi nó đã nói lên tất cả những sự thật phũ phàng và tàn nhẫn trong mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con.
Mẹ là một điều tuyệt vời nhất mà thượng đế mang đến cho mỗi người con, cho mỗi người con cuộc sống và luôn che chở, bảo vệ, cùng khóc và cùng cười với những đứa con trong hành trình cuộc đời này.
Lời kết
Hãy chăm sóc mẹ là một lời nhắc nhở cho chúng ta. Với ai còn mẹ, xin đừng quá mải mê với những cuộc chơi xô bồ, vội vã, với đồng tiền hay công việc mà quên mất mẹ đang ngày ngày ngóng chờ con trở về thăm. Đừng để mình gặp phải những câu chuyện như những đứa con trong truyện, chỉ đến khi không thể gặp mẹ được nữa, họ mới hối hận về những điều mình đã làm với mẹ. Chỉ khi đó, ta mới nhận ra để bù đắp cho những hy sinh của mẹ dành cho mình đã quá muộn.
Tóm tắt bởi: Ngọc Linh - Bookademy
Hình ảnh: Ngọc Linh
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Vượt ra khỏi biên giới Hàn Quốc, cuốn tiểu thuyết của nhà văn Shin Kyung Sook đã được dịch sang tiếng Anh và được đón đọc rộng rãi tại nhiều nước châu Âu. Tuy không phải là tự truyện, nhưng tác phẩm của tác giả Shin có nhiều chi tiết lấy từ cuộc sống thật của gia đình nhà văn. "Hãy chăm sóc mẹ" là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Shin Kyung Sook được dịch ra tiếng Anh, sau khi đã tiêu thụ được 1,5 triệu bản tại hàn Quốc. Cuốn sách không phải là tự truyện, nhưng Shin thú nhận với dịch giả của mình rằng, tác phẩm được cô khai thác từ những câu chuyện có thật trong gia đình mình. Người mẹ 74 tuổi của Shin Kyung Sook là nguồn cảm hứng chính của nhà văn. Như một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết, năm 16 tuổi, khi rời khỏi quê hương, lên Seoul đi học, Shin đã hứa với mẹ là một ngày nào đó, cô sẽ viết một cuốn sách về bà. Nhưng thời gian trôi qua, ngoài 40 tuổi, Shin vẫn chưa thực hiện được lời hứa. Cho đến năm 2007, bất chợt cô viết một câu: “Đã một tuần trôi qua kể từ khi mẹ mất tích”. Người mẹ trong câu chuyện của Shin là người mù chữ, nhưng như bất cứ người mẹ nào trên đời, bà không hề đơn giản. Bà đã cống hiến cả cuộc đời mình cho chồng, cho con một cách âm thầm, lặng lẽ. "Những bà mẹ không bao giờ đơn giản. Họ như những cuốn sách dày. Càng đọc ta càng phát hiện ra, còn rất nhiều trang ta chưa đọc đến”, nhà văn chia sẻ. Cấp một, cấp hai rồi lên cấp 3, chúng ta được sống hạnh phúc trong vòng tay bố mẹ. Đối với họ, chúng ta mãi mãi cũng chỉ là một đứa nhóc vắt mũi chưa sạch luôn cần bố mẹ bên cạnh quan tâm, lo lắng và chăm sóc. Chúng ta cứ yên tâm mà sống như thế, dựa dẫm vào bố mẹ với niềm tin rằng những con số về tuổi tác đều chỉ là điều gì đó thật hư vô. Khi cuộc sống dần trôi, khi thấy bố hoặc mẹ mắc bệnh và đó là căn bệnh chỉ người lớn tuổi mới bị, thì chúng ta mới bắt đầu ngạc nhiên, sững sờ và khựng lại trong chốc lát.