Có lẽ chúng ta đã từng nghe thấy câu nói: “Thứ quý giá nhất trong cuộc đời của con người chính là những gì học chưa có và những gì họ đã mất đi”. Quả đúng như vậy, chúng ta thường hoài niệm về quá khứ, nhớ nhung những gì đã qua, nuối tiếc những thứ mình để vụt mất, những thứ mà ta đã bỏ lỡ trong cỗ máy thời gian của cuộc đời. Chúng ta cũng thường chạy theo những mong ước cho tương lai, lo lắng nghĩ ngợi về những điều chưa xảy ra. Thế nhưng, có lẽ ta đã quên mất một sự thật rằng có những thứ quý giá hơn quá khức và tương lai, đó chính là hiện tại.

Con người thường quá mải mê chạy theo những điều phù phiếm hoặc quá chìm đắm trong quá khứ, mà bỏ qua những điều đang diễn ra ở thực tại. Chính vì vậy, chúng ta nên trân trọng hiện tại, sống hết mình, từng giây, từng phút, từng giâu quý giá của cuộc sống, yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh. Đừng để mọi thứ trở nên muộn màng và cảm thấy hối tiếc những người con mất mẹ, người chồng mất vợ, người chị mất em trong tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của tác giả người Hàn Quốc Shin Kyung Sook. 

“Ôi yêu thương, chừng nào còn có thể yêu thương” (Franz Liszt). Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook đã thôi thúc một tình yêu mãnh liệt của những người con dành cho mẹ của mình. Bằng những mẩu chuyện cảm động về người mẹ đi lạc đường, tác giả đã dựng lên bức tranh rộng lớn về xứ sở quê hương, nơi cảnh trí và phong tục Hàn Quốc được khác với vẻ đẹp yên bình, nhưng ẩn sâu bên trong là nhiều điều trắc ẩn. Hãy chăm sóc mẹ kể về hành trình tìm kiếm mẹ và sự hối hận muộn màng của những đứa con. Người đọc sẽ vô cùng bất ngờ bởi những góc khuất của con tim về tình cảm mẫu tử thiêng liêng nhưng sẽ khiến bạn phải rơi nước mắt nhiều lần vì những câu chuyện cảm động, những cảm xúc của nhân vật mà chính chúng ta cảm thấy như chính mình ở trong những cảm xúc đó.


Chúng ta lớn lên bằng những tiếng ru, bằng những bữa cơm tràn đầy tình thương của mẹ, dù chẳng phải mỹ vị nhưng vẫn khiến chúng ta nhớ nhung. Khi bước vào tuổi dậy thì, chúng ta luôn cảm thấy mẹ và mình có những suy nghĩ trái ngược, giận dỗi với mẹ. Bước vào tuổi trưởng thành, chúng ta bị cuốn vào vòng xoắn của công việc, của tiền bạc mà quên mất mẹ luôn ngóng chờ chúng ta. Dù cuộc sống có ra sao, mẹ sẽ luôn yêu thương, bảo vệ và giúp chúng ta nhận thấy những giá trị của cuộc sống. 

Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook mở đầu bằng khung cảnh xáo trộn của một gia đình. Người mẹ đã bị lạc trong khi bước lên tàu điện ngầm cùng chồng ở ga Seoul, để đến thăm gia đình người con trai cả. Con gái đầu, Chi-hon, là người đứng ra viết thông báo tìm mẹ thay cho cả gia đình. Đến khi viết những thông tin cơ bản, những người con mới nhận ra mình chẳng có tấm ảnh nào của mẹ gần đây, cũng chẳng biết rõ sinh nhật thật sự của mẹ. Họ cãi vạ, trách cứ nhau không đến đón bố mẹ và rồi cuối cùng cũng không thể tiến tới thống nhất. 

Thời gian dần dần trôi qua nhưng chẳng tìm thấy mẹ đâu. Người chồng và các con đi tìm mẹ với những dòng cảm xúc ân hận.



Những câu chuyện về tình mẫu tử thiêng liêng được kể qua lời kể của những đứa con

Hãy chăm sóc mẹ là những câu chuyện được kể luân phiên nhau dưới dòng hồi tưởng suy ngẫm của các thành viên trong gia đình: cô con gái thứ, người anh cả và người chồng.  Câu chuyện bắt đầu bằng tin người mẹ bị lạc ở ga tàu, trong chuyến tàu cùng chồng từ quê lên thăm các con ở thành phố. Bà đã bị lạc hơn một tuần rồi, nhưng chẳng hề có chút tin tức nào về bà. Người mẹ trong câu chuyện vốn là người có tính cộc cằn, khó tính, dù thực sự bà là một người nhân hậu và luôn yêu thương các con. Tuy nhiên, chính vẻ vỏ bọc cọc cằn, khó tính đó, lại là rào cản tình cảm lớn đối với những đứa con, với người chồng và với người chị dâu. Tình cảm họ dành cho bà rất ít ỏi, thậm chí có người còn ghét bà. 

Cho đến khi bà đi lạc, họ dường như mới nhận ra những tình cảm chân thành bà dành cho họ tuyệt vời như thế nào. Từng nhân vật hồi tưởng về người mẹ theo dòng kì ức của mình về mẹ, để rồi theo dòng kí ức ấy, họ nhận ra sự thực rằng bản thân mình đã vô tâm, vô cảm với mẹ, với vợ mình. Tình cảm của người phụ nữ bất hạnh ấy dành cho chồng, cho con lớn lao, cao cả đến ngường nào và bà bày tỏ những tình cảm ấy qua một cách riêng của mình. Bà chăm lo chu toàn cho những đứa con của mình trong những năm tháng tuổi thơ, tần tảo, hi sinh nuôi lớn các con nên người. Hình ảnh mẹ theo kí ức của từng người hiện ra những điều hoài niệm kèm với sự hối lỗi của chính họ. Họ luôn trăn trở vì đã lạc mất mẹ, đã không quan tâm đến những cảm xúc, suy nghĩa của bà trước đây. Liệu những đứa con có thể tìm thấy mẹ mình không, bà có trở về với gia đình hay không, hay bà sẽ đi lạc mãi mãi, cùng đôi chân tập tễnh do bị thương vì đi lạc một quãng đường dài. 

Trong gia đình ấy, người mẹ luôn gắn với hình ảnh người phụ nữ tần tảo, chịu thương, chịu khó, hết lòng hy sinh cho các con. Mẹ chẳng bao giờ quan tâm đến mình, mà luôn hết lòng vì gia đình. Mẹ đã nuôi bốn anh em khôn lớn. Mẹ thương yêu, che chở họ, để rồi khi họ trưởng thành, họ lại bị vòng đời cuốn xoay, bị những áp lực công việc đè nặng, và rồi họ để mẹ một mình buồn bã, nhớ nhung ở quê. 


Dòng hồi tưởng của các nhân vật

Người con trai cả, anh Hyung-chol, người được mẹ yêu thương nhất vfa kì vọng nhất trong bốn anh em. Mẹ luôn dành những điều tốt nhất cho anh, thậm chí nấu mì cũng nấu riêng cho anh. Mẹ đặt hết niềm tin của mình vào người con trai ấy và bà hy vọng anh có thể “trở thành công tố viên”. Nhưng cuộc sống lại chẳng như mong ước của mẹ. Anh không thực hiện được những điều đó và chỉ suy nghĩ đơn giản rằng đó chỉ là một khát vọng không thành của tuổi trẻ. Anh chẳng hề quan tâm đến ước mong lớn lao mà người mẹ luôn muốn anh hướng đến. Có lẽ mẹ anh đã rất buồn vì bà đã luôn kì vọng rất nhiều. 

Chồng bà là người suốt ngày chạy theo những thứ bên ngoài, phiêu bạt khắp nơi. Ông bị cuốn theo những điều phù phiếm, những người đàn bà chớp nhoáng bên ngoài xã hội mà bỏ mặc vợ và bốn đứa con nheo nhóc trong căn cũ kĩ đi quan những mùa đông rét buốt. Nhưng vì muốn níu giữ một mái ấm gia đình trọn vẹn, bà đã bỏ qua tất cả và bao dung với người đàn ông đã phản bội mình. Ông chỉ nhận ra tình cảm của mình dành cho vợ khi bà đã lạc mất. 

“Trong suốt năm mươi năm qua kể từ lần đầu gặp nhau khi ông mới hai mươi tuổi, câu nỏi “Ông đi chậm một chút” là câu mà ông nghe nhiều nhất từ vợ mình. Sao ông không đi chậm lại khi mà suốt đời vợ ông luôn bảo ông đi chậm lại một chút cơ chứ? Ông có thể dừng lại đợi vợ mình, nhưng ông chưa bao giờ sải bước đi bên cạnh chuyện trò với bà như bà muốn, chưa bao giờ, dù chỉ một lần.”

Cô con gái thứ, cứ ngỡ mình hiểu rõ về mẹ. Nhưng khi lạc mất mẹ, cô mới nhận ra đến ngày sinh nhật thực sự của mẹ, cô cũng không rõ. 

Còn cô con gái út, sau khi lấy lập gia đình mới tự hỏi: “Mẹ có yêu công việc bếp núc không?” Lúc còn nhỏ, cô cứ nghĩ công việc đó là của mẹ, mẹ chẳng có việc gì ngoài nấu ăn, giặt giũ,... Cô không biết được rằng mẹ cô cũng có những góc khuất tâm hồn, những điều thầm kín, những tình cảm lãng mạn của phụ nữ. Cũng là con gái như chỉ khi lớn lên trở thành một người phụ nữ của gia đình, một người vợ, một người mẹ, cô mới thực sự hiểu được sự vất vả của mẹ mình.

Chỉ đến khi mẹ lạc, những người con mới dần thấy được sự vô tâm, sự thờ ơ, dựa dẫm vào mẹ của chính mình. Và rồi, cái kết mà họ nhận được không thể nào bi lụy hơn. Khi đã nhận ra sai lầm thì họ cũng chẳng còn cơ hội để thay đổi nữa. Thật xót xa biết bao khi ta thấy hình ảnh một người mẹ “bị thương ở mu bàn chân, đi đôi dép lê màu xanh, một bên dép cứa vào bàn chân chỗ gần ngón cái sâu đến nỗi miếng thịt long ra tạo thành vết rách sâu hoắm, ruồi muỗi vây quanh vết thương đang rỉ mủ…”. Lúc mẹ đang lo sợ, thầm gọi tên các con thì họ đang ở đâu? Chính những đứa con vô cảm, trái tim đông cứng đã làm người mẹ ra đi trong sự lạnh lẽo, cô đơn. 


Một tác phẩm để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ

Hãy chăm sóc mẹ như là một cuốn sách của tâm hồn, cuốn sách của những điều ấm áp, lấp lánh, đơn thuần, thấm đẫm giá trị về tình mẫu tử thiêng liêng, những giá trị cao cả của hình ảnh người mẹ. Kể cả khi cuốn sách đã gấp lại, chúng ta vẫn nhận thấy những âm hưởng của cảm xúc vẫn còn đọng mãi để lại những dư vị xúc động đọng mãi trong trái tim người đọc. Hãy chăm sóc mẹ không chỉ tác phẩm ca ngợi những công lao vĩ đại, những hy sinh vô điều kiện của người mẹ, mà đó còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta, khi nó đã nói lên tất cả những sự thật phũ phàng và tàn nhẫn trong mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con. 


Mẹ là một điều tuyệt vời nhất mà thượng đế mang đến cho mỗi người con, cho mỗi người con cuộc sống và luôn che chở, bảo vệ, cùng khóc và cùng cười với những đứa con trong hành trình cuộc đời này. 


Lời kết 

Hãy chăm sóc mẹ là một lời nhắc nhở cho chúng ta. Với ai còn mẹ, xin đừng quá mải mê với những cuộc chơi xô bồ, vội vã, với đồng tiền hay công việc mà quên mất mẹ đang ngày ngày ngóng chờ con trở về thăm. Đừng để mình gặp phải những câu chuyện như những đứa con trong truyện, chỉ đến khi không thể gặp mẹ được nữa, họ mới hối hận về những điều mình đã làm với mẹ. Chỉ khi đó, ta mới nhận ra để bù đắp cho những hy sinh của mẹ dành cho mình đã quá muộn. 


Tóm tắt bởi: Ngọc Linh - Bookademy 

Hình ảnh: Ngọc Linh

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy 

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

Người chồng thì suốt ngày chạy theo những thứ bên ngoài, thậm chí còn đem cả người đàn bà khác về nhà. Thử hỏi, ông ta có xứng đáng được gọi là người chồng hay không? Còn cô con gái thứ sau khi lấy chồng, sinh con mới tự hỏi: “Mẹ có yêu công việc bếp núc không?” Lúc còn thơ bé, cô cứ nghĩ công việc đó là của mẹ, mẹ chẳng có việc gì ngoài nấu ăn, giặt giũ,… Cô không biết được rằng mẹ cô cũng có những góc khuất tâm hồn, những điều thầm kín, những tình cảm lãng mạn của phụ nữ. Cũng là con gái nhưng khi lớn lên trở thành một người mẹ, cô mới thực sự hiểu được sự vất vả của mẹ mình. Và rồi,.. Chỉ khi mẹ “bị lạc” người chồng và những đứa con mới nhận ra tình cảm thiêng liêng lớn lao của mẹ. Đồng thời họ cũng nhận ra được mình đã vô tâm như thế nào. Xuyên suốt 4 chương của cuốn sách là những hồi tưởng của mỗi người trong gia đình về người mẹ của mình. Người con trai cả, anh Hyung-chol là người được mẹ yêu thương, chăm sóc nhiều nhất. Đến độ nấu mì mẹ cũng nấu riêng cho anh. Mẹ đặt hết niềm tin vào người con trai ấy: mẹ hy vọng rằng “anh sẽ trở thành công tố viên”.

Cô con gái út, cứ ngỡ rằng mình là người hiểu rõ về mẹ. Nhưng khi lạc mất mẹ, cô mới chợt nhận ra đến mẹ sinh ngày tháng năm nào cô cũng không rõ. Chỉ khi mẹ lạc, họ mới dần thấy được sự vô tâm, sự thờ ơ, dựa dẫm vào mẹ của chính mình. Và rồi, cái kết mà họ nhận được không thể nào bi lụy hơn. Khi đã nhận ra sai lầm thì họ cũng không còn cơ hội để thay đổi nữa. Thật xót xa biết bao khi ta thấy hình ảnh một người mẹ “bị thương ở mu bàn chân, đi đôi dép lê màu xanh, một bên dép cứa vào bàn chân chỗ gần ngón cái sâu đến nỗi miếng thịt long ra tạo thành vết rách sâu hoắm, ruồi muỗi vây quanh vết thương đang rỉ mủ…”. Lúc mẹ đang lo sợ, thầm gọi tên các con thì họ đang ở đâu? Chính những đứa con vô cảm, trái tim đông cứng đã làm người mẹ ra đi trong sự lạnh lẽo, cô đơn.

"Hãy chăm sóc mẹ" có lẽ là cuốn sách đầu tiên khiến mình bồi hồi, thổn thức từ đầu tới cuối. Một người mẹ hết lòng hy sinh vì con cái, vì gia đình. Bà chằng mảy may để ý tới nhu cầu, mong muốn của bản thân mà dành cả đời để lo cơm áo gạo tiền, lo cho các con được ăn học đàng hoàng, lo cho người chồng cứ mải miết đi tìm ý nghĩa cuộc đời. Một người mẹ giàu tình thương tới nỗi còn chăm lo việc ăn uống cho cả mấy đứa trẻ hàng xóm, gom góp tiền cho trại trẻ mồ côi thiếu thốn. Đáng lẽ ra, người tốt như vậy nên được hưởng một tuổi già an nhàn, bình lặng. Nhưng cuộc sống quá tàn nhẫn với bà, khi mà bi kịch bắt đầu lúc bà bị lạc ở ga tàu Seoul và lần cuối cùng người ta nhìn thấy bà là hình ảnh một người phụ nữ nhếch nhác, đôi mắt lờ đờ, đi dép lê màu xanh, chân bị thương rỉ máu đến nỗi ruồi nhặng bu đầy nhưng vẫn cứ bước đi vô thức. Tác phẩm “Hãy chăm sóc mẹ” quả thực xuất sắc khi chạm đến trái tim của bạn đọc, lay động những tình cảm sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người, khiến họ nhận ra cái gì là đúng, điều gì là tốt, là đáng trân trọng. Mình mong ai cũng nên một lần đọc tác phẩm này, để nhận ra rằng Mẹ đã hy sinh vì chúng ta ra sao, vất vả nhiều đến thế nào. Ngược lại với chúng ta càng lớn thì càng khỏe mạnh, nhiệt huyết và hăng hái với cuộc đời, bố mẹ khi thời gian trôi đi thì càng ngày càng yếu ớt và dễ mắc phải bệnh này bệnh nọ. Và giá như chúng ta biết được rằng bố mẹ chính là người quan trọng nhất cuộc đời mình như thế nào, để mà có thể trân quý từng khoảnh khắc bên cạnh họ, quan tâm, chăm sóc cho họ y hệt như họ đã lo lắng cho ta những ngày thơ bé. Để chúng ta biết trân quý người Mẹ vẫn luôn âm thầm, lặng lẽ ở bên ủng hộ, yêu thương chúng ta và đợi chúng ta về nhà. Bìa sách của cuốn này mình thấy đẹp. Tuy sử dụng chủ yếu là tông màu trầm nhưng được kết hợp một cách tinh tế với các hình vẽ xinh xắn. Nhìn bìa sách, mình không nghĩ rằng đây lại là một câu chuyện đau lòng đến thế. 

Người anh trai cả hối hận vì đã mải mê với công việc, những dự án mới mà chẳng mấy khi quan tâm đến mẹ ở dưới quê. Anh luôn mặc định việc mẹ ưu ái anh, chiều chuộng anh, chăm sóc anh và các con của anh là lẽ dĩ nhiên bởi anh là người con đầu tiên của mẹ cơ mà. Mẹ có thể cho anh ăn các món ngon nhất mà các em của anh chẳng bao giờ được nếm thử, mẹ có thể làm hết mọi việc trong nhà để cho anh được tập trung học hành, mẹ có thể đêm hôm lặn lội từ quê lên Seoul chỉ để đưa thứ giấy tờ quan trọng cho anh xin việc,… Mẹ có thể làm tất cả vì tương lai, sự nghiệp của anh. Nhưng anh đã làm được gì cho mẹ cơ chứ? Người em gái thứ luôn dằn vặt vì đã luôn không nghe lời mẹ. Dù biết mẹ không muốn cô chu du khắp nơi nhưng vì ý thích, cô cứ mắc kệ lời mẹ nói và lên đường đi khắp mọi miền trên thế giới. Cô luôn hối hận vì đã thường dùng những lời nói khó nghe khi nói chuyện với mẹ, không dành nhiều thời gian với mẹ, không để ý tới sức khỏe của mẹ. Và mặc cho mẹ cứ giục cô lấy chồng vì cô đã nhiều tuổi, cô vẫn nhất định không chịu. Nhưng giờ thì mẹ đã không thể dự đám cưới của cô nữa rồi. Cô đã khiến mẹ đau lòng tới mức nào cơ chứ? Sau khi người vợ bị lạc, ông chồng mới bắt đầu nhận thức được rằng vợ quan trọng tới nhường nào. Ông là một người chồng tồi bởi ông luôn cho rằng vợ sẽ luôn ở bên cạnh hầu hạ ông. Nhưng ông nào biết rằng ông có hoài bão, đam mê thì vợ ông cũng biết ước mơ. Ông tuổi già sức yếu thì vợ ông cũng biết đau, biết mệt. Ấy vậy mà bao nhiêu năm được hưởng sự chăm sóc, lo lắng của người vợ thì là bấy nhiêu năm ông dửng dưng, hờ hững với người “chung chăn gối” của mình. Ông đã bao giờ để tâm đến vợ mình chưa? Ông có bao giờ nấu nổi cho vợ mình một bát cháo? Ông có từng hỏi vợ mình có buồn, có vui, có mệt dù chỉ một lần không? Người không còn, ông đau xót thì có ích gì đâu cơ chứ?

Cũng như Trung Quốc, Hàn Quốc là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc, đậm nét châu Á và rất phổ biển ở Việt Nam qua các kênh phim ảnh, âm nhạc, sách báo. Mình là một trong những thành phần thuộc thế hệ 9x “cày” không biết bao nhiêu bộ phim đình đám từ “Giày thủy tinh”, “Bản tình ca mùa đông”, “Mối tình đầu”, “Nấc thang lên thiên đường”,… đến “Vườn sao băng”, “Cô gái của tôi”, “Thư ký Kim sao thế?”,.. Xem nhiều phim Hàn Quốc vậy mà mình lại ít khi “sờ” đến các tác phẩm văn học của “xứ sở kim chi”. Cuốn sách Hàn Quốc duy nhất mình đọc và thấy rất tâm đắc đó là Bước chậm lại giữa thế gian vội vã của đại đức Hae Min, nói về sự hạnh phúc, cốt lõi sự sống của con người, Phật giáo và thiền định. Mới đây nhất thì là cuốn "Hạnh nhân" của Sohn Won-Pyung và qua tác phẩm này, mình mới nảy sinh ra mong muốn tìm hiểu về văn học Hàn Quốc. “Hãy chăm sóc mẹ” là cuốn sách mà mình tìm tòi được khi đang nghiên cứu về những tác phẩm Hàn Quốc đáng đọc. Mình thực sự bất ngờ vì ngoài phim ảnh ra, văn học Hàn cũng rất xuất sắc. Cuốn sách là hành trình hồi tưởng lại những ký ức đã qua của người chồng, người anh trai cả, người em gái thứ về người mẹ đã bị lạc tại ga tàu Seoul. Đó là những đoạn hồi tưởng đầy nhớ nhung, đau khổ, nuối tiếc về những chuyện “nếu mẹ không bị lạc thì…”; “đáng lẽ ra mình nên/không nên,…”, “kể ra mẹ vẫn ở nhà thì…”; “lúc mẹ lạc thì mình đang ở đâu cơ chứ?”; “đáng lẽ mình phải đi đón mẹ chứ”; “nếu tìm thấy mẹ mình sẽ…”; “khi nào mẹ về mình nhất định sẽ…”; …. cùng hàng trăm những lời nói, ý nghĩ nội tâm khác. Tuy nhiên, tất cả chỉ có thể nằm ở suy nghĩ và 2 từ “giá như”. Ba chữ “người lớn tuổi” vỡ ra một nhẽ gì đó trong lòng của những người con khi khôn lớn. Chúng ta đã trải qua niềm hạnh phúc đủ đầy và giờ thì học được một bài học rằng: mọi chuyện trên đời đều không thể đấu lại sức trôi chảy của thời gian. Thời gian trôi đi, chúng ta khôn lớn, trưởng thành trong cái nôi bao bọc của bố mẹ, ảo tưởng rằng mình cứ mãi bé con, bố mẹ cũng chỉ là “người lớn” và chỉ dừng lại ở đó rồi thôi.

Vượt ra khỏi biên giới Hàn Quốc, cuốn tiểu thuyết của nhà văn Shin Kyung Sook đã được dịch sang tiếng Anh và được đón đọc rộng rãi tại nhiều nước châu Âu. Tuy không phải là tự truyện, nhưng tác phẩm của tác giả Shin có nhiều chi tiết lấy từ cuộc sống thật của gia đình nhà văn. "Hãy chăm sóc mẹ" là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Shin Kyung Sook được dịch ra tiếng Anh, sau khi đã tiêu thụ được 1,5 triệu bản tại hàn Quốc. Cuốn sách không phải là tự truyện, nhưng Shin thú nhận với dịch giả của mình rằng, tác phẩm được cô khai thác từ những câu chuyện có thật trong gia đình mình. Người mẹ 74 tuổi của Shin Kyung Sook là nguồn cảm hứng chính của nhà văn. Như một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết, năm 16 tuổi, khi rời khỏi quê hương, lên Seoul đi học, Shin đã hứa với mẹ là một ngày nào đó, cô sẽ viết một cuốn sách về bà. Nhưng thời gian trôi qua, ngoài 40 tuổi, Shin vẫn chưa thực hiện được lời hứa. Cho đến năm 2007, bất chợt cô viết một câu: “Đã một tuần trôi qua kể từ khi mẹ mất tích”. Người mẹ trong câu chuyện của Shin là người mù chữ, nhưng như bất cứ người mẹ nào trên đời, bà không hề đơn giản. Bà đã cống hiến cả cuộc đời mình cho chồng, cho con một cách âm thầm, lặng lẽ. "Những bà mẹ không bao giờ đơn giản. Họ như những cuốn sách dày. Càng đọc ta càng phát hiện ra, còn rất nhiều trang ta chưa đọc đến”, nhà văn chia sẻ. Cấp một, cấp hai rồi lên cấp 3, chúng ta được sống hạnh phúc trong vòng tay bố mẹ. Đối với họ, chúng ta mãi mãi cũng chỉ là một đứa nhóc vắt mũi chưa sạch luôn cần bố mẹ bên cạnh quan tâm, lo lắng và chăm sóc. Chúng ta cứ yên tâm mà sống như thế, dựa dẫm vào bố mẹ với niềm tin rằng những con số về tuổi tác đều chỉ là điều gì đó thật hư vô. Khi cuộc sống dần trôi, khi thấy bố hoặc mẹ mắc bệnh và đó là căn bệnh chỉ người lớn tuổi mới bị, thì chúng ta mới bắt đầu ngạc nhiên, sững sờ và khựng lại trong chốc lát.

Người ta thường nói rằng con cái dù đã lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái thì trong mắt những bậc làm cha làm mẹ, họ vẫn là một đứa trẻ chưa trưởng thành. Cũng tương tự như trong cách nhìn của những người làm con làm cái, dù cho mình có khôn lớn bao nhiêu thì bố mẹ vẫn chẳng hề già nua chút nào. Chỉ đợi đến một lúc bất ngờ, khi nhìn thấy những sợi tóc bạc đã bắt đầu lấm tấm trên mái đầu bố mẹ, trong lòng ta bỗng thắt lại và nhận ra rằng: "À thì ra thời gian qua, bố mẹ cũng đã âm thầm già đi rất nhiều rồi. Nhưng hỡi ôi, những người con xin hãy nhớ cho, mẹ là một người phụ nữ, là con người nên họ cũng có những ước mơ, những hoài bão, những niềm vui cho riêng mình. Họ cần có một cuộc đời riêng, không phải là cái bóng của bất kỳ ai trên thế giới này". Mọi người thường bảo, đức tính cao cả nhất của người mẹ là hy sinh. Đối với tôi đó là sự bất công. Ai cũng có cuộc sống riêng và mỗi người phải biết tự làm chủ cho cuộc sống của mình. Nếu chúng ta không cho người khác cuộc sống thì cũng đừng bao giờ đòi hỏi họ phải hy sinh vì chúng ta. Là một người con chúng nên hiểu rõ ràng mẹ là để yêu thương, chứ không phải để phục dịch hay hy sinh cho bất kì ai, bất kỳ thứ gì. Chính vì thời gian của cuộc đời là hữu hạn nên mỗi chúng ta cần phải trân trọng, cần phải yêu thương và trân trọng mẹ nhiều hơn, trân trọng những khoảnh khắc quý giá khi còn ở bên cạnh mẹ. Chăm sóc mẹ là nghĩa vụ, là đắc ân thiêng liêng nhất mà mỗi đứa con nhận được từ Thượng đế nên hãy cố gắng và đừng để bao giờ hải ngậm ngùi thốt lên “giá như…’’. Hãy dành thời gian bên cha mẹ nhiều nhất có thể vì thời gian đâu chờ đợi ai, đừng để sau này phải nói "giá như".

Thời gian là thứ đáng sợ và có sức hủy hoại, tàn phá con người khủng khiếp. Nó có thể khiến ta trưởng thành và đối mặt với nhiều điều mới mẻ hơn trong cuộc sống, nhưng đồng thời cũng âm thầm khiến cho sức khỏe của bố mẹ ta ngày càng yếu đi. Hành trình đi tìm người mẹ bị lạc đã làm hiện về trong các con những dòng hồi ức day dứt và họ chợt nhận ra, mình đã vô tâm với mẹ đến nhường nào. Chỉ khi không còn mẹ bên cạnh, họ mới nhận ra rằng vì quá mải miết với những xô bồ của cuộc sống mà con quên mất rằng hạnh phúc của mẹ đôi khi đến từ những điều giản dị nhất, những lời yêu thương, quan tâm, sẻ chia và dành thời gian ở bên, chăm sóc mẹ. Mẹ là những người phụ nữ vô danh nhưng cao cả, họ không có một điều gì làm của riêng cho bản thân, mọi thứ của họ, họ đều sẵn sàng cho những người thân của mình, họ yêu chân thành, thầm kín nhưng sâu sắc. Họ chịu đựng, câm nín vì hạnh phúc của những đứa con, họ hi sinh quá nhiều thứ mà không đòi hỏi sự đền đáp. Có lẽ, họ nghĩ làm mẹ là thiên chức và đó là nghĩa vụ của một người mẹ. Nhà là nơi để về, là chốn bình yên cho mỗi người dừng chân. Thế nhưng, khi cha mẹ không còn nữa, ta sẽ nhận ra rằng, ngay cả chốn bình yên nhất cũng không phải mãi mãi. Chỉ mong, mỗi người con đừng bao giờ hững hờ trước cha mẹ, hãy tranh thủ từng ngày cha mẹ còn ở bên mình để dành cho họ những yêu thương ngọt ngào và ấm áp nhất.

Chúng ta bận rộn với mạng xã hội và coi đó là nơi có thể trút bầu tâm sự, nhận được những lời khích lệ, động viên. Chúng ta mải mê bươn chải ngoài xã hội mà quên mất cha mẹ vẫn ở nơi ấy, hằng ngày mong ta trở về. Chúng ta luôn nhẩm tính rằng, cha mẹ còn ít nhất 20, 30 năm nữa ở bên ta mà quên rằng “đời người ngắn ngủi, thế sự khó lường”. Cha mẹ vẫn rất khoẻ mạnh và bình yên, cho đến một ngày chúng ta nhận được cú điện thoại bất ngờ, thì chỉ còn lại nỗi đau xót và ân hận. Việc người mẹ mất tích như một nút thắt cho câu chuyện. Tại đây tất cả các nhân vật đều bộc lộ rõ nét và chân thật nhất những cảm xúc của của mình. Những người con, ông chồng tất cả đều từ từ nhớ lại tất cả những kí ức liên quan đến người phụ nữ đã biến mất kia. Người phụ nữ ấy, một người đàn bà nhân hậu và giàu lòng vị tha. Bà đã hi sinh cả cuộc đời để chăm sóc, lo lắng cho những người mà bà yêu thương. Nhưng đến cuối đời, bà chỉ nhận lại sự lạnh nhạt, vô tâm. Điều làm tôi đau xót nhất có lẽ là những bức thư mà bà để lại cho người thân của mình. Mỗi người một bức thư và đó là cả tấm lòng của bà. Đọc những dòng chữ ấy, tim tôi như thắt lại, tôi cảm nhận được sự đau đớn, cô đơn và tủi hổ trong từng con chữ. Ấy là nỗi lòng của một người mẹ khi nhìn thấy con mình không thể đạt được ước mơ của nó, người mẹ cảm thấy có lỗi khi nghĩ rằng vì mình mà giấc mơ của con bị gián đoạn, nhưng con đâu hay được “đó cũng là giấc mơ của cả đời mẹ’’. Dòng chữ như đâm xuyên qua lớp màn ý nghĩa của nó, nó xoáy sâu vào nhận thức của mỗi người chúng ta. Phải, mẹ là vậy. Người phụ nữ lúc nào cũng lấy ước mơ của những đứa con để làm ước mơ của mình, lấy niềm vui của con làm hạnh phúc cho bản thân… nhưng đâu phải ai cũng thấu hiểu! Người mẹ đã phải chôn vùi những tổn thương, bà âm thầm chịu đựng tất cả và rồi lại vĩnh viễn ra đi. 

Một khảo sát ở Trung Quốc chỉ ra rằng, nếu mỗi năm bạn về nhà 7 ngày dịp Tết Nguyên đán, dành nhiều nhất 11 giờ mỗi ngày bên cha mẹ. Nếu cha mẹ bây giờ 60 tuổi, giả sử họ sống đến 80, bạn chỉ có thể ở bên họ 1.540 giờ, tương đương với 64 ngày. Một độc giả trên trang KKnews từng chia sẻ, anh quê Hồ Nam, mỗi năm về nhà 2 lần, mỗi lần 4 ngày. Anh nhẩm tính, trừ đi khoảng thời gian xã giao với bạn bè, ăn ngủ, vui chơi, mỗi lần về thăm nhà chỉ còn lại 1 ngày bên cha mẹ. Nếu cha mẹ anh sống khoảng 20, 30 năm nữa thì anh chỉ còn ở bên họ 20 đến 30 ngày. Anh thốt lên: "Nghĩ đến tôi thấy đau lòng". Shin Kyung Sook là nhà văn người Hàn Quốc. Các tác phẩm của ông rất nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu lắng. Mỗi tác phẩm là một bài học đáng giá cho con người để họ suy ngẫm và tự mình nghiệm ra những chân lí của cuộc đời. ”Hãy chăm sóc mẹ” là một trong những cuốn sách đã chạm đến được trái tim của bạn đọc. Nó khiến cho độc giả hồi hộp, lo lắng và vỡ òa cùng với tình tiết trong chuyện. Truyện viết về một gia đình ở vùng nông thôn của Hàn Quốc. Trong gia đình ấy luôn có một người mẹ hiền, tảo tần, lam lũ, chịu thương chịu khó và hết mực yêu thương con. Chuyện xoay quanh việc người mẹ đi lạc và mất tích. Mạch cảm xúc của câu chuyện là những hồi ức, những kỉ niệm và tình cảm của mỗi người trong gia đình dành cho mẹ. Thứ tình cảm mà bấy lâu nay vì cuộc sống bộn bề, họ đã vô tình đánh rơi, để rồi khi mẹ không còn nữa thì họ mới muộn màng nhận ra sự quan trọng của người phụ nữ ấy trong cuộc đời. 

Hãy đọc “Hãy chăm sóc mẹ” để càng thấu hiểu thêm về tình mẹ thiêng liêng. Dù là một kết thúc buồn không trọn vẹn nhưng nó chất chứa vô cùng nhiều thông điệp nhân văn. Nhưng thông điệp đầu tiên là "Hãy chăm sóc mẹ" giống như tựa đề vậy bởi tác giả sợ ta sẽ vô tình vấp phải hay đối diện với những gì giống trong câu chuyện mà không ai muốn. Hãy chăm sóc yêu thương mẹ khi còn có thể hãy dồn hết tâm tình sự trân trọng chân thành của mình với mẹ. “Mọi chuyện trên thế gian đều có thể dự đoán được nếu ta suy nghĩ thật sâu sắc về chúng. Ngay cả những việc mà ta gọi là khác thường, nếu suy nghĩ thấu đáo thì chúng cũng chỉ là những việc đương nhiên xảy ra. Thường thường do ta không suy nghĩ kĩ nên mới gặp những chuyện ngoài ý muốn". Đây là một câu trích dẫn đầy ý nghĩa được đúc ra từ cuốn sách “Hãy chăm sóc mẹ’’ của Shin Kyung Sook, cuốn sách mà tôi rất tâm đắc. “Chúng ta còn nhiều thời gian nhưng cha mẹ thì không”. Có bao nhiêu người kịp nhận ra điều này trước khi quá muộn? Có bao nhiêu người đã phải nói “giá như”, giá như cha mẹ ở bên ta lâu hơn hoặc giá như ngày cha mẹ còn sống, ta đã về bên họ nhiều hơn, yêu thương và báo đáp nhiều hơn? “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” (trích thơ “Con cò” của Chế Lan Viên). Cha mẹ luôn ở bên ta, dõi theo ta, dành cho ta những điều tốt đẹp nhất. Nhưng chúng ta thì khác. Ở mỗi độ tuổi, chúng ta lại có những mối bận tâm khác nhau: chuyện học hành, công việc, tình yêu, những mối quan hệ xã hội… Chúng ta dành tình yêu, sự quan tâm nhiều hơn cho người yêu, vợ/chồng, con cái… và tình yêu với cha mẹ gần như bị lắng xuống, lùi bước về sau.

Kết thúc buồn của cuốn sách cũng là một lời nhắc nhở chúng ta: “Hãy chăm sóc mẹ”. Ngày 20/10 đang kề cận, nếu ai còn mẹ xin hãy biết cách bày tỏ tình yêu của mình với mẹ. Dù chỉ là một bông hoa nhỏ, một hành động nhỏ để giúp đỡ mẹ,.. cũng là cách để ta thể hiện sự quan tâm đến mẹ. Đừng để đến lúc mất mát rồi mới nhận ra sự vô tâm, lạnh nhạt của mình. Tác giả shin kyung sook – người Hàn Quốc trở thành nữ nhà văn đâu tiên đoạt giải Man Asian literary Pzire nhờ cuốn sách “Hãy chăm sóc mẹ”. Đó là câu chuyện với lời văn như sóng xô vào lòng người đọc chỉ là những làn sóng nhỏ nhưng nó vô cùng âm ỉ và khó dứt khiến người đọc man mác thương tâm. Một kết thúc vô cùng buồn một sự sợ hãi khi phải đối diện ở hiện thực những hình ảnh đau thương ám ảnh xen lẫn sự ăn năn hối lỗi “Hãy chăm sóc mẹ ” – câu chuyện về chuyện về một gia đình khiến tôi cảm thấy hẫp dẫn có lẽ sẽ là một câu chuyện hay nhất tôi từng đọc.

Câu chuyện này kể về người mẹ cùng cha lên thăm các con ở Seoul xa hoa và người mẹ chỉ bước theo sau người cha vài bước đã bị lạc mất. Điều này khiến mọi người trong gia đình vô cùng buồn bã để rồi hồi tưởng lại những hình ảnh của người mẹ vất vả vì chồng vì con dường như mọi việc đã được gánh vác bởi đôi vai gầy yếu của mẹ và chẳng lấy một lời than vãn. Hình ảnh như in sâu vào tâm trí mỗi người vậy. Người con cả với sự dè xén nuôi nấng của mẹ còn dang ở ước mơ làm công tố viên của cuộc đời và giờ đây mẹ đang ở nơi nào? Người con cái thứ với tình cảm hỡ hững chỉ biết có mẹ trong bếp lo cho gia đình là nghĩa vụ mà chưa bao giờ hiểu được những góc khuất đau buồn trong mẹ. Đúng là “có những khoảnh khắc người ta thường suy ngẫm sau khi có việc gì xảy ra nhất là những chuyện không may. Khoảnh khắch mà người đó nghĩ: có lẽ mình không nên làm vậy”. Đến cuối cùng bà không trụ được với sự lạnh lẽo cô đơn của cuộc đời bà đã từ bỏ nhân thế. Mẹ luôn cho con hiểu biết “sao con có thể sống nổi mà không tin con người chứ? Trên thế gian này người tốt còn nhiều hơn kẻ xấu rất nhiều. Đó là đạo lý”. Đến bây giờ những đạo lý ấy vẫn còn thấm đẫm cả trong họ và tôi. Những lỗi lầm của con có thể luôn được mẹ tha thứ nhưng không phải mẹ không suy nghĩ. Và cuối cùng những lời ăn năn, hối lỗi đã quá muộn.