Không có thứ gì trên đời là miễn phí, còn chúng ta đều nỗ lực vì đồng tiền và lợi nhuận. Chúng ta hiểu rõ điều này, thì những doanh nhân, doanh nghiệp lại càng hiểu rõ điều này. Cho dù là triết lý kinh doanh hay những chương trình cộng đồng, những thương vụ mua bán, chúng đều có thể quy đổi ra lợi nhuận cũng như được thực hiện nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Ngoài những phương thức như trao đổi, mua bán, đầu tư, “thâu tóm” (sáp nhập) cũng là một trong những hình thức mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. Trong giới kinh tế đã xảy ra, phát sinh nhiều thương vụ trao đổi, mua bán, nhưng có lẽ cho dù sau rất nhiều năm rồi, thương vụ Facebook mua lại Instagram vẫn còn là một case study với nhiều sinh viên cũng như với nhiều các doanh nghiệp khác. Và để có thể hiểu được thương vụ này một cách khái quát, tổng thể, từ nhiều góc độ, chúng ta cùng nghiên cứu cuốn sách “Thương Vụ Facebook Thâu Tóm Instagram” của tác giả Sarah Frier.
Về tác giả và cuốn sách “Thương Vụ Facebook Thâu Tóm Instagram”
Tác giả Sarah Frier là phóng viên của báo Bloomberg News, chuyên viết về các công ty công nghệ lớn. Những bài báo đoạt giải và câu chuyện nổi bật của Frier đã giúp cô được nhiều người biết đến như một chuyên gia về cách các quyết định kinh doanh của Facebook, Instagram hay Snapchat, Twitter đang ảnh hưởng đến tương lai của họ và xã hội của chúng ta. Frier cũng là một cộng tác viên quen thuộc của tạp chí Bloomberg Businessweek và kênh Bloomberg Television.
Tác giả Sarah Frier nói rằng cuốn sách “Thương Vụ Facebook Thâu Tóm Instagram” (Tựa gốc: "No Filter") là một nỗ lực nhằm mang đến cho bạn đọc những câu chuyện nội bộ chính xác nhất về Instagram. Tác giả dựa vào những lời kể thu thập được từ những người có liên quan, về những gì Mark Zuckerberg từng nói hoặc nghĩ trong những thời khắc quan trọng. Hình ảnh về Instagram là hình ảnh chân thực nhất có thể mà tác giả nỗ lực mang đến, không đi qua bất kỳ bộ lọc nào ngoại trừ bộ lọc của chính tác giả. Cuốn sách này đã nhận được rất nhiều lời khen từ những tờ báo, tạp chí khác nhau. Tạp chí kinh doanh Fortune đã dành cho cuốn sách “Thương Vụ Facebook Thâu Tóm Instagram” lời khen có cánh như: "một trong những cuốn sách mê hoặc nhất về những tranh đấu ở Thung lũng Silicon". Tờ báo Wall Street Journal lại cho rằng cuốn sách là “một câu chuyện hấp dẫn cho thấy lý tưởng của các nhà sáng lập công ty công nghệ có thể bị tác động thế nào bởi việc tạo ra lợi nhuận.” Tác giả Sarah Frier đã mang về cho mình giải thưởng "sách kinh doanh của năm" do Financial Times trao tặng vào năm 2020 nhờ cuốn sách về thương vụ Facebook thâu tóm Instagram của mình. Ngoài ra, tác phẩm này cũng được các tờ báo, tạp chí Fortune, The Economist và đài NPR vinh danh là "cuốn sách hay nhất của năm".
Cảm nhận về nội dung cuốn sách
Những gì chúng ta biết về thương vụ Facebook thâu tóm Instagram đều giống nhau, nếu chỉ tìm hiểu thông qua những bài báo trên mạng xã hội hoặc trên các diễn đàn kinh tế. Nhưng nhờ có cuốn sách “Thương Vụ Facebook Thâu Tóm Instagram”, những gì chúng ta biết có lẽ đã thoát khỏi những bài báo mà chúng ta đã đọc.
Cuốn sách được chia nhỏ thành 12 chương, chưa bao gồm lời giới thiệu và lời kết, tập trung vào việc tường thuật thương vụ M&A này, đồng thời phân tích những câu chuyện hậu trường hết sức cân não giữa Facebook và Instagram. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tích lũy thêm rất nhiều kiến thức về kinh tế, văn hóa và con người trên mạng xã hội.
Trước khi bắt tay vào đọc cuốn sách này, chúng ta nên hiểu rằng, nếu như bất cứ công ty nào bị một công ty khác mua lại, hay nói cách khác là sáp nhập, thì việc này sẽ gần như đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của công ty đó, đặc biệt là với các doanh nghiệp start-up bởi dưới cùng một cái tên, không thể nào hoặc rất khó để tồn tại hai người chủ. Tuy nhiên, đối với Instagram, việc này mới chỉ là sự khởi đầu, vì doanh nghiệp này được hứa hẹn sẽ “trở thành một phần quan trọng trong bộ máy Facebook” nếu như đôi bên quyết định về chung. Khi đứng trước lời đề nghị của một ông lớn, 2 nhà đồng sáng lập của startup này là Kevin Systrom và Mike Krieger đã gật đầu đồng ý. Tuy nhiên, cái mà họ không thể lường trước được chính là việc duy trì bản sắc đặc trưng của Instagram khi làm việc dưới trướng Facebook, cũng như việc duy trì việc điều hành của mình. Thứ mà có lẽ đôi bên không thể trực tiếp chấp nhận chính là việc Facebook gần như chỉ coi Instagram là bánh xe phụ, còn Systrom và Krieger thì lại không nhìn thấy được việc này ngay từ đầu.
Thông qua cuốn sách, rất nhiều sự thật về thương vụ mua bán này được hé lộ. Chẳng hạn như việc Systrom và Krieger quyết định bán Instagram cho Facebook vì muốn nền tảng mình tạo ra phát triển lâu dài hơn, nhưng đến khi Instagram cán mốc 1 tỉ người dùng, có những thành tựu nhất định thì Facebook đã bác bỏ những thành tựu đó và cho rằng sự phát triển của Instagram đang đi ngược lại với các giá trị cốt lõi của Facebook, phải “trả một cái giá là Facebook.” Nhưng chẳng lẽ Mark Zuckerberg không nhìn nhận được việc này ngay từ đầu? Rõ ràng nhà sáng lập Facebook có thể biết hoặc dự đoán về điều này nhưng có lẽ chưa tính đến việc Instagram sẽ đạt được những thành công mà ông cho rằng sẽ “đe dọa đến sự phát triển của Facebook”, nên mới có thể dễ dàng phủ nhận những sự thật đó. Ở nội dung này, tác giả Sarah Frier đã viết như sau: "Mỗi khi Instagram đạt được một chút thành công, Zuckerberg dường như lại thẳng chân đá họ về lại vị trí của mình". Có thể thấy rằng, ngay từ đầu, những giá trị của Instagram và Facebook không hề có sự tương hỗ cho nhau. Khi Instagram ra mắt, Facebook đã có vị trí nhất định trên thị trường công nghệ. Lúc đó, hai nhà sáng lập Instagram chỉ đơn giản xây dựng nền tảng này dành cho cộng đồng những người yêu thích việc chụp ảnh, với mục đích sử dụng bộ lọc ảnh riêng của riêng Instagram để cải thiện chất lượng ảnh. Tuy nhiên, có thể cộng đồng chưa phải là ưu tiên hàng đầu của Instagram khi hai nhà sáng lập của Instagram mong muốn có thể làm cho nền tảng này hợp thời và phát triển lâu dài. Có lẽ lợi nhuận chỉ là nhất thời, những giá trị về văn hóa mới là yếu tố trường tồn và có thể giúp doanh nghiệp có vị trí nhất định trong thị trường và xã hội. Không thể phủ nhận rằng, nhờ có những nguồn lực của Facebook, Instagram có thể đạt được những cột mốc như doanh thu 1 tỷ đô la trong mười tám tháng - một con số kỷ lục - nhưng những giá trị văn hóa thì Facebook gần như không thể giúp Instagram gìn giữ.
Xuyên suốt cuốn sách, chúng ta không chỉ được đọc về Facebook hay Instagram mà dường như còn được xem một bộ phim tài liệu hết sức căng não. Với phong cách viết mang tính tường thuật, cùng với khối lượng thông tin đồ sộ mà tác giả đã thu thập được từ những nguồn cung cấp khác nhau, Sarah Frier đã thành công thu hút sự chú ý của người đọc trong suốt quá trình đọc sách. Cuốn sách không chỉ hấp dẫn bởi cách viết của tác giả mà còn ở sự đa dạng về góc nhìn, sự tỉ mỉ trong những phân tích cũng như sự chặt chẽ của các dẫn chứng. Những yếu tố này đã làm cho những chi tiết được nhắc đến thêm phần chân thật và mang tính thuyết phục. Chỉ với một case study thâu tóm doanh nghiệp, tác giả có thể viết thành một cuốn sách chi tiết và logic, chắc hẳn đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết vào những gì mình làm. Chắc hẳn, tác giả không chỉ là người am hiểu về kinh tế, mà còn là người có mối quan tâm sâu sắc đến các giá trị văn hóa doanh nghiệp cũng như văn hóa mạng xã hội, mong muốn đóng góp cũng như lan tỏa những kiến thức về văn hóa rộng rãi đến với nhiều độc giả hơn.
Lời kết:
“Thương Vụ Facebook Thâu Tóm Instagram” không chỉ là cuốn sách về thương vụ thâu tóm kinh doanh giữa Facebook và Instagram, mà còn là những bài học về việc duy trì bản sắc, văn hóa doanh nghiệp cũng như về con người - văn hóa mạng xã hội. Bằng việc mang một case study M&A kinh điển, sau đó nghiên cứu và viết thành sách, tác giả Sarah Frier đã thành công đem đến câu chuyện về những tác động của việc tạo ra lợi nhuận tới lý tưởng của các nhà sáng lập doanh nghiệp. Nỗi trăn trở của các doanh nghiệp cũng là nỗi trăn trở của nhiều người đi làm, dù ở vị trí nào đi chăng nữa. Chung quy lại, “Thương Vụ Facebook Thâu Tóm Instagram” là cuốn sách rất đáng để suy ngẫm, và nghiên cứu.
Tóm tắt và Review bởi: Quỳnh Trang - Bookademy
Hình ảnh: Quỳnh Trang
-------------------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Instagram là một ứng dụng mà tôi có thể sử dụng mỗi ngày. Tôi đăng những gì tôi đang uống, những gì tôi đang đọc, những gì tôi đang mặc, những gì tôi đang ăn. Tôi có thể không sử dụng nó theo cách bạn phải làm nếu bạn muốn chơi thuật toán, nhưng tôi đã quản lý theo cách mà khi đăng bài viết ở đó khiến tôi hạnh phúc. Có lẽ nó không gây tranh cãi như Twitter hoặc Facebook, nhưng Instagram nổi tiếng với phong cách "người ảnh hưởng" văn hóa" và "hơn cả sự hoàn hảo", nó đã dẫn đến rất nhiều ý tưởng về văn hóa tiêu dùng và rối loạn cơ thể bị bóp méo, lệch lạc.
Vì vậy, chính xác thì Instagram là gì, và nó đã bắt đầu như thế nào?
Trong cuốn Thương Vụ Facebook Thâu Tóm Instagram - Sự Thật Chưa Được Tiết Lộ Về Tham Vọng Thống Trị Của Facebook, Sarah Frier cố gắng hết sức để viết #NoFilter trên Instagram, từ những khởi đầu khó khăn của nó khi một công nghệ khởi nghiệp, cho đến việc mua lại đáng chú ý của Facebook, cho đến sự ra đi của các CEO từ công ty do liên tục đối đầu với Zuck. Nó được viết bằng một giai điệu tin đồn rất dễ tiêu hóa mà không ngại bóc phốt. Và việc bóc phốt là những gì hoàn toàn làm cho cuốn sách này trở nên không thể ngừng đọc được.
Tác phẩm củng cố sự nghi ngờ của tôi rằng Mark Zuckerberg không phải là một người đàn ông rất tốt. Nó làm sáng tỏ một số thuật toán mà họ sử dụng hoạt động, cũng như bao nhiêu dữ liệu họ thực sự có đối với chúng ta, đối tượng không nghi ngờ và có lợi nhuận cao (rất nhiều). Thật thú vị khi thấy sự phân ly giữa các nền văn hóa của Facebook và Instagram và làm thế nào sự rạn nứt giữa hai công ty mở rộng khi Instagram vẫn có lợi nhuận và thành công mặc dù có nhiều phương tiện truyền thông của Facebook.