Năm đó, tại một ngôi làng xa xôi trên một ngọn núi hoang vu, người ta đón Tết trong sự kinh hãi tột độ, hoài nghi đau đáu và giận dữ khôn cùng trước sự ập tới của những bi kich tàn khốc.
Ngôi làng ấy vốn dĩ không có tên, nhưng những người nơi đây mặc định chốn này là địa ngục. Dân trong làng không ai dám tự ý băng rừng thoát khỏi làng, càng không biết thế giới bên ngoài rộng lớn như thế nào, bởi lẽ họ sợ người khác sẽ biết rằng bản thân mình vốn là hậu duệ của băng cướp khét tiếng ở truông nhà Hồ dưới thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Vào một đêm cuối năm rét buốt, ông Thập – người duy nhất có thể ra khỏi làng – được báo mộng bởi một âm hồn mặc quan phục màu đỏ rực. Làng Địa Ngục sắp gặp họa lớn!
Thành danh bằng những tác phẩm văn học kinh dị đậm chất Việt Nam được phát hành qua mạng, lần này tác giả Thảo Trang tiếp tục mang đến một câu chuyện hấp dẫn, mở ra một thế giới huyền bí với những sinh vật, thế lực siêu linh mà người đọc không bao giờ hết hứng thú, để lại những dư âm không phai khi gấp sách lại.
Xem thêm
Chiêm đi ra con suối để thả con cá chép ra bờ suối, nhưng khi ra bờ suối Chiêm thấy có một người ngồi dựa vào đá cạnh bờ suối, bàn tay đưa vào dòng suối, mấy con cá rỉa ngón tay, cô Chiêm tự nghĩ, ai mà bốc mộ xác chết đưa lên dòng suối để rửa thế này, mình nói thật, mình đọc đoạn này mình không hiểu tác giả Thảo Trang đang đùa với người đọc phải không? Bởi cô Chiêm nhìn thấy người ngồi nghiêng mặt, ngón tay bị rỉa đến tận xương, lại trong trời mưa tầm tã. Thậm chí có các cảnh đàn ông thấy xác chết treo cổ như đoạn trên là tác giả miêu tả đàn ông thấy đàn bà treo cổ sợ quá hú hét rồi bỏ chạy, ngất xỉu, đằng này, một con bé có nhiêu tuổi đâu mà thấy một xác chết ở bờ suối, lại còn nghĩ là có ai đem xác chết ra bờ suối rửa ráy nó, mình chả hiểu, hình như có một cái gì đó tác giả muốn hạ uy tín sự gan dạ của đàn ông thì phải.