Tà Dương không chỉ là cuộc suy tàn của một gia đình quý tộc mà còn là cơn tan vỡ của một thời đại đầy ảo tưởng và một xã hội đầy nạn nhân. Đó là những ngày tháng phong ba và ám tối vào giữa thế kỷ hai mươi ở Nhật. Trong cái gia đình quý tộc đang dần dà trở nên khốn cùng ấy, mỗi người bám vào một thứ lương tri tự nguyện.
Người mẹ sống nốt những này cuối cùng của cuộc chiến như một người quý tộc cuối cùng, hiền dịu, nhẹ nhàng, mang theo mình cái đẹp bi thiết của tà dương.
Xem thêm
Người kể chuyện chính là cô con gái hai mươi chín tuổi của gia đình, Kazuko, người phải chăm sóc người mẹ ốm yếu và đối phó với người anh trai nghiện ngập vừa trở về từ cuộc chiến ở Nam Thái Bình Dương, thất bại, chán nản, vỡ mộng và tuyệt vọng.
"Càng suy ngẫm, tôi càng chắc chắn rằng tương lai chỉ dành cho chúng tôi những điều khủng khiếp, xấu xa. Ý nghĩ đó khiến tôi tràn ngập nỗi sợ hãi vô định đến nỗi tôi cảm thấy gần như không thể tiếp tục sống."
Câu chuyện bán tự truyện này bao gồm nhiều mảnh hồi ức, nhật ký và thư từ.
Sau một vài lần tự tử không thành công, Osamu Dazai cuối cùng đã kết thúc cuộc đời mình ở tuổi 38.
Để chờ đợi. Trong cuộc sống, chúng ta biết đến niềm vui, sự tức giận, nỗi buồn và hàng trăm cảm xúc khác, nhưng tất cả những cảm xúc này chỉ chiếm một phần trăm thời gian của chúng ta. Chín mươi chín phần trăm còn lại chỉ là sống trong chờ đợi. Tôi chờ đợi trong sự mong đợi nhất thời, cảm thấy như thể ngực mình đang bị bóp nát, để nghe thấy tiếng bước chân hạnh phúc trên hành lang. Trống rỗng. Ôi, cuộc sống quá đau khổ, thực tế khẳng định niềm tin phổ biến rằng tốt nhất là không nên được sinh ra.