Xem thêm

Toàn bộ "Sơn Hải Kinh" có 18 quyển, trong đó Sơn Kinh có 5 quyển, Hải Kinh có 8 quyển, “Đại hoang kinh” có 4 quyển, “Hải nội kinh” một quyển, cộng lại khoảng 31.000 chữ. Nó mô tả trọn 100 quốc gia (nhỏ, bên trong Trung Quốc thời xưa), 550 núi, 300 thủy đạo, cùng các phong cảnh địa lý, phong thổ, sản vật của các nước. Trong Sơn Kinh còn có một bộ phận mô tả về vu sư, phương sĩ, và từ quan – những lớp người chuyên cầu đảo phong thuật rất thịnh hài thời xưa. Kinh được miêu tả theo lối truyền kỳ, nhưng có có chút ít giá trị khoa học, rất đáng tham khảo cho người nghiên cứu về sử học, văn học, và … dịch thuật. Trong Sơn Kinh có bảo tồn nhiều nghi thức tế lễ thần thánh, có thể làm bản đối chiếu và nghiên cứu “Chu lễ” thời xưa, ví dụ như các bản mối được phát hiện thêm như “Bao sơn sở giản”, “Vọng sơn sở giản”, “Tân Thái sở giản”. Truyền thuyết về Nữ Oa thời cổ đại cũng là từ Sơn Hải Kinh mà ra. Các kiệt tác trứ danh khác bao gồm: “Khoa phụ đuổi theo mặt trời”, “Nữ oa vá trời”, “Hậu nghệ bắn rụng chính mặt trời”, “Hoàng đế đại chiến Xi Vưu”, “Thần Cộng Công giận quá đập đầu vào Chu sơn dẫn đến cơn Đại hồng Thủy”, “Cổn (Cha của vua Hạ Vũ/Đại Vũ) trộm Tức nhưỡng trị thủy thành công”, “Thiên đế lấy lại Tức nhưỡng, giết Cổn, cho đến khi vua Đại Vũ trị thủy thành công. 

Ngoài ra, "Sơn Hải Kinh" còn ghi lại những sự kiện kỳ quái mà hầu hết cho đến nay vẫn còn đang được tranh luận. Sách này án theo đất đai ghi lại sự kiện, chứ không ghi theo thời gian. Trong đó, hầu hết sự vật đều phát sinh từ hướng nam, sau đó mới dần lên hướng Tây, hướng Bắc, rồi tới trung bộ (Cửu Châu) của đại lục. Cửu Châu được vây quang bỡi Đông Hải, Tây Hải, Nam Hải, Bắc Hải. Việc thuận theo hướng Nam – Tây – Bắc – Đông này rất khác với thuận hướng Đông Nam Tây Bắc sau này, so với các thư tịch ghi lại chuyện các đại đế thời cổ thường ngồi xoay mặt về hướng nam, rồi quan niệm “thiên nam địa bắc” … nhất định có liên quan. Từ thời cổ đại, Trung Quốc cứ nhất mực lấy "Sơn Hải Kinh" làm sách tham khảo cho các đại sử gia, ngay cả như Tư Mã Thiên cũng nhận định trong Sử Ký của mình: “Chí Vũ Bổn kỷ, Sơn Hải Kinh sở hữu quái vật, dư bất cảm ngôn chi dã”. Vì được in kèm hình minh họa màu đẹp mắt nên ấn phẩm "Sơn hải Kinh" lần này hứa hẹn sẽ thu hút được cả những độc giả nhỏ tuổi. Khi đọc "Sơn hải kinh", quý độc giả rất nên mua kèm theo "Sơn hải kinh đồ" để vừa thưởng thức được những minh họa trong tác phẩm, vừa có thêm được cái nhìn về trí tưởng tượng và lối suy nghĩ của các họa sư từ đời Thanh (thế kỷ XVII), Trung Quốc.

“Sơn hải kinh” là một cuốn kỳ thư có phong cách đặc biệt, cùng với “Dịch kinh” và “Hoàng Đế nội kinh” được gọi chung là “Tam huyền” (tức là ba cuốn sách huyền bí nhất Trung Quốc cổ đại).

“Sơn hải kinh” chia làm hai phần: “Sơn kinh” (5 quyển) và “Hải kinh” (13 quyển). Tuy độ dài chỉ hơn ba vạn chữ nhưng nội dung lại bao la vạn tượng, gồm đủ cả trời Nam biển Bắc, trải khắp các phương diện như thiên văn, địa lý, động vật, thực vật, tôn giáo, thần thoại…

Có người cho rằng “Sơn hải kinh” là một cuốn sách địa lý nhưng những nội dung miêu tả về núi non sông hồ, “kỳ trân dị vật” trong đó lại hoàn toàn không tương ứng với địa hình địa mạo ngày nay. Độc giả rất khó để trả lời được những câu hỏi như: “Ngọn núi kia nằm ở nơi nào?” “Dòng sông này chảy đến nơi đâu?” “Biển nằm ở chốn nào?”…

Lại cũng có người căn cứ vào những nội dung kỳ lạ, những loại thần tiên quái vật trong sách mà cho rằng đấy là một cuốn sách thần thoại. Thế nhưng sự giải thích về những thần thoại trong sách thì cũng mỗi người mỗi ý, khó lòng thống nhất.

Ngoài ra, trong sách cũng tồn tại những nội dung có thể ấn chứng được với lịch sử. Bởi vậy, nếu coi đó là một cuốn sách thần thoại thì chưa đủ sức thuyết phục.

Xét về vị trí địa lý, Trung Quốc vốn chỉ có biển ở phía Đông và phía Nam. Tuy nhiên, trong thế giới của “Sơn hải kinh,” bốn phía đều có biển, lần lượt là Đông Hải, Tây Hải, Nam Hải, Bắc Hải. Tây Hải và Bắc Hải đã từng tồn tại trên thực tế hay chỉ đơn giản là do người xưa tưởng tượng ra?

“Sơn hải kinh” còn liệt kê nhiều sông ngòi. Những dòng sông ấy có khi chảy về phía Đông, có khi chảy về phía Tây, có khi chảy về phía Nam, lại cũng có khi chảy về phía Bắc. Trên thực tế, sông ngòi ở Trung Quốc thường chảy từ Tây sang Đông. Ở chiều ngược lại (từ Đông sang Tây), số lượng rất ít. Tuy vậy, trong “Sơn hải kinh” lại có tới hơn ba mươi dòng sông chảy về hướng Tây.

Lại nói thêm về các ngọn núi trong “Sơn hải kinh,” đôi lúc, cùng một ngọn núi mà ở các phần khác nhau lại có vị trí khác nhau. Đây là sai sót từ phía tác giả hay còn có ẩn ý gì ở bên trong?

Ví như núi Côn Luân, ở các quyển khác nhau của “Sơn hải kinh” được nhắc tới hơn 10 lần, có lúc thì ở phía tây, lúc lại ở phía Nam hay phía Bắc, có lúc còn ở trong vùng Đại Hoang. Nếu đó chỉ là những ngọn núi cùng tên thì còn có thể hiểu được. Trong trường hợp đó là cùng một ngọn núi thì việc miêu tả đầy mâu thuẫn ấy có ẩn chứa bí mật gì?

Càng kỳ lạ hơn nữa là trong “Sơn hải kinh” còn có rất nhiều ngọn núi được miêu tả là trơ trọi, không hề có cỏ cây, cũng có rất nhiều ngọn núi được mô tả là có cây mà không có cỏ hay có cỏ mà không có cây. Bản chất của sự việc ấy rốt cuộc là gì?

Trong thường thức của chúng ta, chỉ cần có đất, có nước thì sẽ có cỏ cây sinh trưởng. Hơn nữa, có cỏ thì thường có cây, có cây thì tất có cỏ, là những môi trường kỳ lạ nào có thể gây ra hiện tượng như trên? Người xưa thật sự đã từng nhìn thấy như thế và miêu tả lại hay chỉ thuần túy là tưởng tượng ra?

Ngoài ra, trong “Sơn hải kinh” còn rất nhiều đoạn mô tả về các loại bảo tàng trên núi, như ở “Nam sơn kinh” có đoạn viết: “Đi tiếp về phía Đông ba trăm bảy mươi dặm thì tới núi Cù Phụ, ở đấy không có cỏ cây, nhiều kim loại và ngọc.”

Hay là: “Đi tiếp về phía đông năm trăm dặm thì tới núi Đan Huyệt, trên núi có nhiều kim loại và ngọc.” Ở “Tây sơn kinh” thì có đoạn: “Đi về phía Tây hai trăm dặm thì tới núi Thái Mạo, mặt nam núi có nhiều kim loại, mặt bắc núi có nhiều sắt.”

Các loại bảo tàng được nhắc tới trong “Sơn hải kinh” thường là vàng, bạc, ngọc, đồng, sắt và thiếc, trong số các ngọn núi được nhắc tới thì có quá nửa là ẩn chứa các loại bảo tàng như vậy. Các loại bảo tàng ấy rốt cuộc chỉ đơn giản là khoáng vật hay là những thứ đã được gia công chế tác?

Nếu chỉ xét theo câu chữ, chúng ta hoàn toàn không thể xác định được. Hiện nay, các học giả đa phần thống nhất quan điểm rằng đó chỉ là khoáng vật mà thôi. Thế nhưng, nếu là khoáng vật, người thời cổ làm cách nào mà có thể phát hiện ra chúng?

Xét theo mốc thời gian, các nội dung được kể trong “Sơn hải kinh” đại khái được chép vào thời điểm từ nhà Ngu đến nhà Hạ, tức là ít nhất cũng cách nay 3.600 năm. Lẽ nào ngay từ thời điểm đó người ta đã biết đến nhiều loại kim loại như vậy?

Song những điều kỳ lạ, bí ẩn đó lại tạo nên sức hấp dẫn muôn đời cho “Sơn hải kinh” – tác phẩm mà độc giả Việt Nam mới chỉ được nghe nói tới hoặc bắt gặp từng mẩu nhỏ hiện hình trong dòng văn học huyền ảo tiên hiệp đã từng làm mê mẩn bao thế hệ.

Dị thú trong “Sơn Hải Kinh” đa dạng và sống động. Điểm này có lẽ là nội dung đặc sắc và đáng nhớ nhất khi ai đó biết hay có cơ hội đọc qua “Sơn Hải Kinh”. Sách không phân loại dị thú mà được viết lần theo địa phận các vùng đất như đã nói ở trên, do đó để tiện bề theo dõi, xin mạn phép đề cập đến các nhóm chính như sau đây.


Những loài dị thú được con người dùng làm dược liệu chữa bệnh hoặc làm công cụ chiến tranh có thể kể đến như: Toàn Quy, Loại, Điểu Cừ, Dục Bái, Lục, Quỳ, Thừa Hoàng,… Ví dụ đoạn viết về một loài cá: “có con Hổ Giao (虎蛟), dạng nó thân cá mà đuôi rắn, tiếng nó như chim uyên ương, ăn vào thì không bị phù thũng, có thể khỏi bệnh trĩ”; hay một loài thú kỳ lạ: “Trong Đông Hải có núi Lưu Ba (流), vào biển bảy nghìn dặm. Trên đó có thú, dạng như con trâu, mình xanh mà không có sừng, một chân, ra vào nước thì ắt có mưa gió, nó tỏa sáng như nhật nguyệt, tiếng nó như sấm, tên nó là Quỳ (夔). Hoàng Đế có được, lấy xương của lôi thú làm dùi, tiếng vang nghe năm trăm dặm, để uy với thiên hạ”. Còn có những dị thú nguy hiểm có thể ăn thịt con người, gọi là hung thú như: Cửu Vĩ Xà, La La, Long Điệt, Thổ Lâu, Cùng Kỳ,… Ví dụ như đoạn viết về Cùng Kỳ: “Cùng Kỳ (窮奇) dạng như con hổ, có cánh, ăn thịt người gặm đầu trước, tóc tai cũng bị ăn luôn”; hay “có loài thú, dạng nó như cáo mà chín đuôi, chín đầu, móng cọp, tên là Long Điệt (蠪姪), tiếng nó như em bé, ăn thịt người được”.

Mặt đặc sắc không kém khác của "Sơn Hải Kinh" cần phải nói đến chính là các chuyện thần thoại. Sách kể khoảng hơn 400 chuyện về thần và thần thoại. Trong đó, hình thái thờ thần phi nhân (thần không phải hóa từ người) chiếm đại đa số. Hình tượng các vị thần này được hình thành từ hai tín ngưỡng là sùng bái tự nhiên (nature worship – thờ thần sấm, thần mưa,…) và sùng bái vật thể (totemism – thờ các vật thể, động vật, thực vật nếu được người xưa cho là có liên quan đến tổ tiên của họ). 


Những vị thần được thờ là những hình thù lắp ghép: mình rồng mặt người, mình thú đầu người, mặt người thân rắn,… Họ đều mang màu sắc thần bí của tôn giáo nguyên thủy, đồng thời cũng cho thấy ý thức đi tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên và thần bí trong thế giới mà lớp người cổ đại đang sống. Truyền thuyết về Nữ Oa thời cổ đại cũng là từ “Sơn Hải Kinh” mà ra. Các kiệt tác trứ danh khác bao gồm: “Hậu nghệ bắn rụng chín mặt trời”, “Hoàng đế đại chiến Xi Vưu”, “Thần Cộng Công giận quá đập đầu vào Chu sơn dẫn đến cơn Đại Hồng Thủy”, “Cổn trộm Tức nhưỡng trị thủy thành công”.


Bởi ghi lại hàng loạt chuyện thần thoại cổ đại, "Sơn Hải Kinh" đã trở thành một cổ thư bảo tồn tư liệu thần thoại phong phú nhất Trung Quốc. Người xưa trong cố gắng lý giải thế giới, đã khai thác triệt để các không gian xung quanh họ gồm các phương đông, tây, nam, bắc và chính giữa – trung ương, và cả không gian tưởng tượng. Quan niệm ngũ phương này được lồng ghép vào các câu chuyện thần thoại, và cũng là phương tiện của các thầy cúng nhằm lý giải cho các nghi thức của mình. Tương tự như các học thuyết trong khoa học hiện đại ngày nay, ở thời đại xa xưa ấy, thần thoại cần phải được hiểu như một khái niệm có ý nghĩa văn hóa, khoa học của con người. Nói cách khác, thần thoại lúc này đã bao hàm cả những tri thức mà con người đương thời có thể tiếp xúc và suy tưởng đến. 

"Sơn Hải Kinh" là bộ cổ sử có giá trị của Trung Quốc thời Tiên Tần (trước thế kỷ III tr.CN). Vì ra đời từ rất sớm nên trong "Sơn Hải Kinh" hiện còn lưu lại nhiều dấu vết về giai đoạn thượng nguồn văn hóa của Trung Quốc. Những tư liệu kỳ dị về con người, thú vật, địa lý,… được ghi chép trong sách không chỉ đơn thuần mang tính thần thoại hoang đường mà rất nhiều thông tin trong đó ngày nay thậm chí đã được khoa học xác minh về tính chân thực của nó. Giá trị và thể loại của "Sơn Hải Kinh" phụ thuộc rất nhiều vào cách tiếp cận của người đọc. Độc giả có thể coi nó là một cuốn tiểu thuyết kỳ dị để giải trí những khi rảnh rỗi, hoặc có thể dùng những kiến thức khoa học ngày nay để suy nghĩ về những vấn đề được đặt ra trong cuốn sách cũng là một cách tiếp cận thú vị và có chiều sâu. Vì được viết theo hình thức truyện kể, nội dung giản dị, dễ hiểu nên "Sơn Hải Kinh" phù hợp với tương đối đa dạng độc giả, ở nhiều lứa tuổi và lĩnh vực khác nhau. Các chương, phần trong tác phẩm cũng hoàn toàn độc lập với nhau nên độc giả có thể mở sách ra đọc bất kỳ phần nào mà mình thích. 

"Sơn Hải Kinh" có 18 quyển, tạm thời phân ra 5 quyển phần Sơn kinh và 13 quyển Hải kinh: Sơn Kinh: Quyển 1: Nam Sơn Kinh: Bao gồm Thước Sơn, Chiêu Diêu Sơn, Đường Đình Sơn, Viên Dực Sơn, Nữu Dương Sơn, Để Sơn, Đản Viên Sơn, Cơ Sơn, Thanh Khâu Sơn; Quyển 2: Tây Sơn Kinh; Quyển 3: Bắc Sơn Kinh; Quyển 4: Đông Sơn Kinh; Quyển 5: Trung Sơn Kinh. Hải Kinh: Quyển 1: Hải Ngoại Nam Kinh; Quyển 2: Hải Ngoại Tây Kinh; Quyển 3: Hải Ngoại Bắc Kinh; Quyển 4: Hải Ngoại Đông Kinh; Quyển 5: Hải Nội Nam Kinh; Quyển 6: Hải Nội Tây Kinh; Quyển 7: Hải Nội Bắc Kinh; Quyển 8: Hải Nội Đông Kinh; Quyển 9: Đại Hoang Đông Kinh; Quyển 10: Đại Hoang Nam Kinh; Quyển 11: Đại Hoang Tây Kinh, bao gồm: Bất Chu Sơn, Hàn Thử Tuyền, Thấp Sơn, Mạc Sơn, Vũ Công và Công Quốc Sơn, Thục Sĩ Quốc, Nữ Oa Chi Tràng, Thạch Di, Cuồng Điểu, Bạch Dân Quốc, Trường Hĩnh Quốc, Tây Chu Quốc, Thúc Quân, Xích Quốc, Song Sơn, Phương Sơn, Quỹ Cách Tùng, Tiên Dân Quốc, Bắc Địch Quốc, Mang Sơn, Quế Sơn, Dao Sơn, Thái Tử Trường Cầm, Hoàng Điểu, Loan Điểu, Phượng Điểu, Xa Tự Ngọc Môn Sơn, Linh Sơn, Thập Vu, Tây Vương Mẫu Sơn, Hải Sơn, Hác Sơn, Ốc Quốc, Thanh Điểu, Long Sơn, Tam Náo, Nữ Sửu Thi, Nữ Tử Quốc, Đào Sơn, Kiền Thổ Sơn, Trượng Phu Quốc, Yểm Châu Sơn, Minh Ô, Hiên Viên Quốc, Yểm Tư, Nhật Nguyệt Sơn (Ngô Cơ Thiên Môn Sơn), Hư, Thiên Ngu, Thường Hi, Huyền Đan Sơn, Hoàng Ngao, Mạnh Dực Công, Chuyên Húc Trì, Ao Ngao Cự Sơn, Bình Bồng, Vu Sơn, Hác Sơn, Kim Môn Sơn, Hoàng Cơ Thi, Bỉ Dực Điểu, Bạch Điểu, Thiên Khuyển, Côn Lôn Sơn, Côn Lôn Thần, Nhược Thủy, Viêm Hỏa Sơn, Tây Vương Mẫu, Thường Dương Sơn, Hàn Hoang Quốc, Nữ Tế, Thọ Ma Quốc, Hạ Canh Chi Thi, Ngô Hồi, Cái Sơn Quốc, Chu Mộc, Nhất Tí Dân, Đại Hoang Sơn, Tam Diện Nhất Tí Nhân, Hạ Khải, Hỗ Nhân Quốc, Linh Kiết, Ngư Phụ, Đại Vu Sơn, Kim Sơn…; Quyển 12: Đại Hoang Bắc Kinh; Quyển 13: Hải Nội Kinh.

Trong kho tàng điển tịch của người Trung Hoa, "Sơn hải kinh" là một bộ sách rất đặc biệt. Nó bao hàm nội dung về rất nhiều phương diện, từ địa lý, thiên văn, lịch sử, thần thoại, khí tượng cho tới động vật, thực vật, khoáng vật, y dược, tôn giáo. Những ghi chép trong sách tuy cũng có một số có thể ấn chứng với thực tế, nhưng phần nhiều vẫn mang màu sắc thần thoại, có lẽ được dựa vào trí tưởng tượng mà viết nên. Cũng bởi thế mà người thời Thanh khi biên soạn Tứ khố toàn thư có nhận định rằng sách này “ba hoa về những chuyện thần tiên ma quái, không có gì là chân thực, thực là tổ của dòng tiểu thuyết vậy. Đưa vào Sử bộ, không thể chấp thuận được vậy”, rồi bèn đổi sang Tử bộ, xếp vào loại tiểu thuyết gia.

Về mặt kết cấu, bản "Sơn hải kinh" mà chúng ta có thể thấy được ngày nay cả thảy có 18 quyển, trong đó 5 quyển đầu được gọi chung là "Ngũ tạng sơn kinh", hay gọi tắt là "Sơn kinh", chủ yếu ghi chép về núi non và sản vật các nơi cùng với nghi thức cúng tế thần thánh; 13 cuốn sau được liệt vào nhóm "Hải kinh", lại được chia ra làm các nhóm nhỏ hơn là Hải Ngoại kinh, Hải Nội kinh và Đại Hoang kinh, chủ yếu ghi chép về hình thế địa lý và phong thổ nhân tình ở các vùng. Về thứ tự trình bày các phương hướng, ngoại trừ Đại Hoang kinh thì các phần còn lại đều được sắp xếp theo thứ tự nam, tây, bắc, đông, khác hẳn với lẽ thường. Đây là một bí ẩn mà đến nay chưa người nào có thể đưa ra lời giải đáp xác đáng, cũng chưa ai phát hiện ra một cuốn thư tịch nào khác được chép theo thứ tự như vậy trong kho thư tịch thời Tiên Tần. Bản dịch lần này được dịch từ nguyên tác "Hán văn cổ" trong bản "Sơn hải kinh" in năm 2009 của Trung Hoa thư cục, tham khảo thêm bản "Sơn hải kinh" khắc in năm Vạn Lịch thứ 28 (năm 1600) đời nhà Minh của Mân Cách cổ trai, bản "Sơn hải kinh" in năm 2000 của nhà xuất bản Cổ tịch Giang Tô, bản "Sơn hải kinh" in năm 2015 của Tập đoàn xuất bản Cát Lâm.