Thiên Tài Bên Trái, Kẻ Điên Bên Phải không phải là cuốn sách nghiên cứu về những hiện tượng tâm lý của con người. Mà xuyên suốt hơn 400 trang giấy, chỉ đơn thuần là các đoạn hội thoại giữa tác giả Cao Minh và những bệnh nhân tâm thần. Mặc dù là người đi phỏng vấn, nhưng đôi khi tác giả lại bị người bệnh dẫn dắt, cuốn theo vào chính câu chuyện của họ. Sau nhiều lần như vậy, Cao Minh phát hiện ra một việc rất thú vị:  nhiều bệnh nhân tâm thần có đủ khả năng nhanh chóng tìm ra một cách giải thích. Không cần biết là quỷ, hồ, tiên, vật lý hay sinh học, họ đều rất kiên định xác nhận. Còn anh thì càng thêm mơ hồ hơn, thậm chí lo rằng người có vấn đề là mình chứ không phải họ.

Thế giới rất kỳ diệu, rộng lớn và bao la; thế giới rất hệ thống, nghiêm ngặt và quy tắc. Đáng tiếc chúng ta tuy tồn tại trong thế giới này, nhưng đa số chỉ cảm nhận được một phần nhỏ trong đó. Bạn hiểu tôi đang nói gì không? Hiểu biết của chúng ta hạn hẹp và phiến diện một cách phổ quát.

Lần Đầu

Lần đầu tiên đối diện với bệnh nhân tâm thần, anh vốn cho rằng một người bình thường như anh có thể thoải mái nói chuyện với họ, nhưng anh đã nhầm. Vào khoảnh khắc nhìn thấy ánh mắt của đối phương, anh đã không biết phải làm gì, tất cả những điều nghe được từ chỗ người bạn bác sĩ có liên quan đến bệnh nhân tâm thần dường như không còn phù hợp. Trong ánh mắt bệnh nhân không có sự tinh anh, cũng không có sự thông minh, không có ánh sáng khơi gợi, chỉ có sự đờ đẫn và mệt mỏi. Cao Minh sững sờ hồi lâu, không biết nên làm gì để bắt đầu, còn người bệnh nhân ấy chỉ ngồi thừ người ra như thể không có ai tồn tại. Tiếp theo anh bắt đầu hỏi dò một số thứ, người kia vẫn không có một tí ti phản hồi gì với các câu hỏi của anh, trước sau giữ vững trạng thái đơn độc và ánh mắt đờ đẫn, một từ cũng không nói, không chút biểu cảm. Lần đó anh đã thất bại, không hỏi được gì, còn căng thẳng đến mức toàn thân đầy mồ hôi. 

Sau đó tác giả không còn bám lấy người bạn làm bác sĩ đòi anh ấy tìm bệnh nhân tâm thần giúp mình nữa. Qua khoảng hai ba tháng sau, người bạn hỏi anh có còn muốn gặp bệnh nhân tâm thần nữa không, anh do dự vài giây rồi đồng ý. Nhưng trước lần gặp mặt này, anh có chuẩn bị một chút. 

Buổi tối đêm đầu tiên, anh ngồi bó gối trên tấm thảm cạnh giường ngơ ngẩn, anh muốn tĩnh tâm chỉnh lại tâm tư bản thân, sàng lọc những suy nghĩ hỗn loạn trong đầu. Sau khi trải qua một khoảng thời gian nghĩ ngợi linh tinh rất lâu, vấn đề dần hiện ra: “Vì sao tôi muốn tiếp xúc với họ? Tiếp đó lại trải qua một đống các câu hỏi tự trả lời hỗn loạn nữa, tôi đã biết tôi cần cái gì.” 

Chiều ngày thứ hai, Cao Minh đi gặp bệnh nhân tâm thần.

“Xin Chào”. Vào khoảnh khắc đó, anh không nghĩ rằng câu chào hỏi phổ biến này đã trở thành câu mở đầu tiêu biểu cho tất cả những lần anh đối diện với bệnh nhân tâm thần, càng không thể ngờ anh lại duy trì “sở thích” này đến tận bốn năm. 


Điểm Kết Thúc Của Sinh Mệnh

Trong cuốn sách, tác giả đã tiếp xúc khá nhiều bệnh nhân, một trong những người bệnh mà tác giả nói chuyện đã từng là một giáo viên giỏi, về sau đột nhiên thay đổi. Mỗi ngày ngoại trừ lúc ăn, ngủ, vệ sinh, cô ấy đều ngồi xổm trước đá hay hoa cỏ, tỉ mỉ nghiên cứu, thậm chí có lúc còn nằm thì thầm nói chuyện với bất cứ thứ gì trước mặt cô ấy lúc đó, có thể là hòn đá, cái cây, hoặc chẳng là gì cả, nhưng cô ấy vẫn kiên trì suốt mấy năm không nói chuyện với ai, chỉ một mình một thế giới. Chồng con đều lo đến phát điên mà cô ấy chẳng quan tâm. Để nói chuyện được với người này, Cao Minh cũng phải giả vờ ngồi nghiên cứu hoa cỏ, hòn đá. Sau nửa tháng, cô ấy bắt đầu chú ý và trò chuyện với anh. 

[...]

Cô: “Khi hòn đá bị mài mòn, vụn rơi xuống có thể là đất, cát, trái đất được tạo thành từ đó, đúng không? Các chất dinh dưỡng trong đất giúp trồng lương thực, trồng rau, động vật và con người ăn chúng, kể cả ăn thịt cũng vậy, chỉ khác nhau về mặt hình thức! Con người chết đi sau khi được chôn cất sẽ mục rữa hóa thành tro bụi, trở lại làm các chất dinh dưỡng trong lòng đất, cát và đất chứa thành phần dinh dưỡng đó kết tinh lại với nhau thành đá, hòn đá chính là sinh mệnh.”

Tôi: “Sao lại thành sinh mệnh?” 

Cô ấy nghiêm khắc nhìn tôi: “Đại não là thịt, tại sao lại có tư duy?” 

Tôi ngây người

Cô ấy cười đắc ý: “Không biết có đúng không? Kết tinh lại với nhau chính là sinh mệnh! Con người là vậy, sinh mệnh lỏng lẻo tạo thành từ kiến cũng vậy, hòn đá cũng vậy, cát và đất kết tinh lại với nhau sẽ có tư duy, đó chính là sinh mệnh! Hòn đá không nghe hiểu được chúng ta nói chuyện, cũng không cho rằng chúng ta có sinh mệnh. Theo cách nhìn của chúng, động tác của chúng ta quá nhanh, sinh ra quá nhanh, chết đi quá anh. Anh lấy đá để xây nhà, hòn đá còn chưa cảm nhận được sự thay đổi cơ. Vài trăm năm sau nhà có thể đã sập từ lâu, các hòn đá xây nhà lại trở thành hòn đá bình thường, vì vài trăm năm đối với hòn đá chả là gì cả. Đối với cách nhìn của hòn đá, dù chúng ta có đứng yên cả đời, chúng cũng không thấy chúng ta, vì dòng đời chúng ta quá ngắn!”

Có một câu hát rất hay của Trịnh Công Sơn “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”. Cho dù bạn đi bất kỳ nơi đâu, lên rừng hay xuống biển, thì bạn luôn thấy những cục đá nhỏ len lỏi giữa cục đá to, hay ngược lại, và nó luôn tương trợ lẫn nhau. Chúng ta cũng vậy, sinh mệnh của đời người là thứ gì đó rất lỏng lẻo, nhưng khi liên kết lại với nhau, nó lại vững mạnh hơn bao giờ hết. Hãy nghĩ đến những người đã đổ máu để bạn có cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Hãy nghĩ đến những người đã gồng gánh hết những phần công việc nặng nhọc ở ngoài kia. Hãy nghĩ về những người đã đến và đi trên hành trình làm người lớn của bạn. Dù hữu duyên hay vô ý, thì họ cũng được ban đến để làm cho cuộc đời bạn không lạnh lẽo. 

Tôi không giả vờ nghiên cứu ngọn cỏ nữa, đứng dậy nhẹ nhàng rời đi, sợ làm phiền cô ấy. Khoảng hơn một tháng sau tôi luôn để ý đến các hòn đá bên đường. Sinh mệnh lâu dài của hòn đá dưới góc nhìn của con người dường như không có điểm kết thúc.


Mưa Rơi Lặng Thầm

Nếu như cô bệnh nhân ở trên thích nghiên cứu về sinh mệnh của các hòn đá, cỏ cây,... Thì ở bệnh nhân này lại khiến Cao Minh khá đau đầu, vấn đề của cô ấy thật ra rất phổ biến: trầm lặng. Trong vòng bảy tháng, cứ cách ba bốn ngày lại gặp cô ấy một lần. Tiếp xúc với người này khiến tác giả mất quá nhiều công sức. Chứng tự kỷ của cô gái này cũng không quá nghiêm trọng, vấn đề là tính cách cô ấy rất mạnh mẽ, chỉ một câu nói không đúng chỗ thôi, buổi gặp mặt coi như vô dụng. Qua lần tiếp xúc thất bại đầu tiên và liên tiếp những lần thất bại sau đó, anh bắt đầu mặt dày, không có việc gì là tới, có việc làm xong cũng tới. Cuối cùng, cánh cửa tâm hồn cô ấy cũng bị mở ra. 

Hồi xưa, mỗi ngày vào buổi sáng cô đều ra ngoài, cô sẽ nhìn thấy một màu sắc tràn ngập toàn bộ tầm nhìn, ví dụ đen, vàng, xanh lá, xanh biển… Nếu là màu xám nhạt, ngày hôm đó sẽ rất nhạt nhẽo; nếu là màu vàng, ngày hôm đó sẽ có sự việc bất ngờ xảy ra, không phải việc xấu, cũng chẳng phải việc tốt; nếu là màu xanh biên, ngày hôm đó chắc chắn có rất nhiều chuyện tốt lành sẽ đến. Cô đã từng nhìn thấy màu đỏ hai lần. Một lần là hôm bà nội mất, một lần là hôm người bạn cấp ba thân thiết với cô mất. Vì sợ nên cô luôn đeo kính gọng đen để không phải nhìn thấy màu sắc mỗi ngày.

Cô cắn môi do dự một lúc: “Ngày bà nội qua đời, sáng dậy tôi đã cảm thấy không thoải mái, tôi kéo rèm cửa sổ, sợ chết khiếp, tất cả đều là một màu đỏ máu, rất chói mắt. Tôi sợ tới mức trốn trong nhà không dám ra ngoài, đến tối thì nghe tin bà nội trong bệnh viện không ổn, mẹ dẫn tôi tới bệnh viện, tôi nhắm mắt khóc mà đi, trên đường ngã mấy lần, chân rách cả da. Mẹ mắng tôi, nói tôi không hiểu chuyện… đến bệnh viện, thấy trên người bà nội là ánh sáng màu xanh biển, nhưng xung quanh toàn màu đỏ máu, tôi không rời tay khỏi người bà, chỉ khóc… cũng vì sợ. Bà nội nói với tôi rất nhiều, bà nói màu sắc của mỗi ngày thật ra chỉ là màu sắc của mỗi ngày thôi, không đáng sợ. Bà còn nói bà cũng có thể nhìn thấy, vì vậy bà biết tôi không nói dối. Cuối cùng bà nói với tôi, mỗi ngày bà đều cảm thấy tự hào về tôi, vì tôi có cái mà người khác không có… sau đó bà nói để lại màu xanh cho tôi, không mang đi, rồi một đám màu xanh in lên lòng bàn tay tôi… Mỗi lần tôi thấy rất vui, màu sắc đều rất sáng… khi tôi buồn, màu sắc lại rất tối… Tôi biết bà tôi luôn bảo vệ tôi…”

Bạn có biết điều buồn nhất trên thế giới này là gì không? Là một ngày nào đó, những người thương yêu của chúng ta rồi cũng sẽ rời đi. Đây là sự thật, và chúng ta phải chấp nhận nó. Có người ra đi được báo trước, có người lại ra đi đột ngột. Dù là kiểu nào, thì nỗi đau của người ở lại luôn dai dẳng và đau đớn như nhau. Nhưng cũng vì thế mà ta biết được bản thân đã yêu thương họ đến nhường nào, quan trọng với chúng ta ra sao. Càng làm ta thêm trân trọng những người ở lại, làm cho cuộc đời chúng ta ấm áp thêm bội phần. 

Ai trong chúng ta đều có một góc khuất của riêng mình, không muốn chia sẻ với người khác, và đôi khi cảm thấy sợ hãi với nó. Cô gái trong câu chuyện này không ngoại lệ, nhưng nhờ sự mở lòng mình với tác giả, đã giúp cô gạt bỏ đi được thứ nặng nề nhất trong tâm hồn. Hy vọng rằng chúng ta cũng vậy, mặc dù có những bí mật không chia sẻ được cùng ai, nhưng đôi khi có những thứ nói ra sẽ khiến cho bản thân nhẹ nhõm và cảm thấy an yên hơn giữa cuộc sống bộn bề những nỗi lo này. 

Xuống dưới nhà, tôi ngẩng đầu lên, thấy cô ấy đang dựa cửa sổ ló nửa cái đầu ra, tay vẫy vẫy cây bút màu xanh.

Hình như tôi đã cười.

Đi trên đường, tôi gập ô lại, cứ để mình bị ướt.

Mưa rơi thầm lặng. 


Thiên Tài Bên Trái, Kẻ Điên Bên Phải, Vậy Ở Giữa Là Gì? 

Có lẽ rằng, thiên tài và kẻ điên chỉ cách nhau bởi một sợi dây ranh giới mỏng manh. Họ giống nhau ở chỗ đều mang trong mình những suy nghĩ quái dị, những ý tưởng điên khùng hay những hành động mà người khác  phán xét là “chẳng ra làm sao”. Thậm chí những ý tưởng ban đầu của họ còn bị bác bỏ, bị cho là phản khoa học. Nhưng thiên tài khác kẻ điên ở chỗ, họ đã chứng minh và bảo vệ được ý tưởng hay những phát minh điên rồ của bản thân. Đó chính là lý do đèn điện, máy ghi âm, máy bay,... được ra đời. 

Vậy ở giữa là gì? Ở giữa phải chăng là những con người bình thường, sống rập khuôn và đôi khi không dám nêu lên những ý tưởng “điên rồ” của mình. Bạn đã bao giờ như thế chưa? Sợ người ta sẽ phán xét, đánh giá bản thân sợ rằng ý kiến của mình không được chấp thuận, và bạn lại tặc lưỡi lần nữa “thôi, để sau vậy”. Cho đến khi có người đứng lên nêu ra cái thứ mà bạn không dám nói bấy lâu nay, họ được nhận cơn mưa lời khen, và rồi lần này bạn lại thốt ra hai chữ “giá như”. Có muộn quá không? 

Làm thiên tài cũng được, kẻ điên cũng chả sao, người bình thường cũng thế. Miễn là không vi phạm những tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu của xã hội, không làm hại người khác. Còn lại, ý tưởng là của bạn, sự điên rồ là của chính bạn. Và chúng ta nên nhìn nhận mọi thứ xung quanh với cái đầu mở, không dùng những điều đã biết để phủ định những điều chưa biết, hay lập tức phủ định dù chưa thật sự suy nghĩ thấu đáo. Đối diện với những điều chưa biết không cần sợ hãi, phải học cách tôn trọng sự tồn tại của chúng. Đó cũng là sự tôn trọng đối với sự tồn tại của bản thân. Cho bản thân một cơ hội thử tìm hiểu, phân tích, như vậy mới có khả năng tư duy và khám phá. Đúng không? 


Lời Kết

Cuốn sách Thiên Tài Bên Trái, Kẻ Điên Bên Phải sẽ đưa bạn đến thế giới quan mới mẻ và đầy thu hút, những kiến thức liên quan đến sinh học, vật lý lượng tử, thuyết tiến hóa siêu cấp, con sâu bốn chiều,... Chấp nhận sự khác biệt của người khác, yêu thích thế giới mới mẻ và có cái đầu mở chính là cách để giữ bạn không bị “điên” khi đọc cuốn sách này. 


Tác giả: Hồng Dịu - Bookademy

Hình ảnh: Hồng Dịu - Bookademy

______________  

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

Thế giới, một bức tranh đa sắc với vô vàn chi tiết, vừa quy củ lại vừa hỗn loạn. Chúng ta, những hạt cát bé nhỏ trong vũ trụ bao la, chỉ có thể cảm nhận một phần rất nhỏ của bức tranh vĩ đại ấy. Những người thành công, họ đã xây dựng nên những hệ thống tư duy riêng, những công trình kiến trúc tinh thần vững chắc qua bao thử thách và sàng lọc. Song, bên cạnh đó, có những tâm hồn luôn trăn trở, những suy nghĩ bay xa vượt khỏi giới hạn thực tế. Đối diện với những điều chưa biết, thay vì sợ hãi, hãy mở lòng đón nhận. Hãy cho bản thân cơ hội khám phá, thách thức những giới hạn và vượt qua những rào cản. Con người, những cá thể độc lập, giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ, nhưng ngôn ngữ cũng chỉ là một công cụ hạn chế. Chúng ta không thể hoàn toàn hiểu thấu nhau, không thể xóa nhòa hoàn toàn những khoảng cách tâm hồn. Chính những khác biệt ấy đã tạo nên sự đa dạng và phong phú của nhân loại. Có lẽ bạn từng nghĩ rằng những người khác biệt là những kẻ điên. Nhưng ai mới là người thực sự điên? Người cố gắng ép mình vào khuôn khổ hay người dám sống thật với chính mình? Hầu hết chúng ta đều bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc sống hiện đại, với hàng tỷ quy tắc và luật lệ. Nhưng có những cá nhân nổi loạn, họ dám phá vỡ những giới hạn, dám nghĩ dám làm, và chính họ đã tạo nên những đột phá vĩ đại. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống hiện tại, nếu bạn muốn thoát khỏi những khuôn mẫu nhàm chán, hãy thử bước vào thế giới của những kẻ điên. Đó là thế giới của sự tự do, của sáng tạo, của những ý tưởng táo bạo. Cuốn sách "Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải" của tác giả Cao Minh sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời cho hành trình khám phá bản thân của bạn.

Sinh năm 1974 tại Bắc Kinh, Cao Minh đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trong làng văn học với những tác phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân. Trước khi gây tiếng vang với cuốn "Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải" - một tác phẩm ghi chép chân thực và sâu sắc về thế giới nội tâm của những người mắc bệnh tâm thần, Cao Minh đã âm thầm quan sát, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm trong suốt nhiều năm. Sự thành công của cuốn sách này không chỉ giúp ông ghi tên mình vào danh sách những tác giả được yêu thích nhất tại Việt Nam mà còn giúp tác phẩm lọt vào bảng xếp hạng sách giấy bán chạy của Amazon năm 2016, mở ra một chương mới đầy hứa hẹn trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cao Minh được độc giả yêu mến không chỉ bởi tài năng viết lách mà còn bởi sự tận tâm và nhiệt huyết với nghề. Ông luôn đặt ra cho mình những yêu cầu khắt khe và không ngừng nỗ lực để hoàn thiện từng tác phẩm. Chính vì vậy, các tác phẩm của Cao Minh luôn mang một màu sắc riêng biệt, thể hiện một cái tôi độc lập và một tư duy sắc sảo. Với tư cách là một người quan sát xã hội, Cao Minh luôn tỏ ra nhạy bén trước những biến động của cuộc sống. Ông có khả năng nhìn thấu những góc khuất của tâm lý con người và đưa ra những phân tích sâu sắc, chính xác. Dù là những vấn đề mang tính xã hội như trong "Sổ tay nhà thôi miên", hay những khám phá về thế giới tâm linh như trong "Thiên hồn", các tác phẩm của ông đều mang đến cho người đọc những trải nghiệm độc đáo và những góc nhìn mới mẻ về cuộc sống.

Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải" là một bức chân dung sống động về những cá nhân dám nghĩ, dám làm, những người không ngại phá vỡ khuôn mẫu. Họ là những mảnh ghép hình tròn lạc lõng trong thế giới vuông vắn, những giọng nói đối lập vang lên giữa dòng chảy đồng thuận. Dù bị xã hội dán nhãn "điên rồ", họ vẫn kiên định với quan điểm của mình, không ngừng thách thức giới hạn và tạo ra những đột phá. Cuốn sách không chỉ là một cuộc đối thoại với những tâm hồn khác biệt, mà còn là một lời mời gọi chúng ta mở rộng tầm nhìn, chấp nhận sự đa dạng và trân trọng những ý tưởng độc đáo. Rốt cuộc, ranh giới giữa điên và tỉnh táo mong manh đến mức nào? Ai trong chúng ta dám khẳng định mình luôn tỉnh táo và sáng suốt trong mọi tình huống? Liệu việc nghĩ khác, nói khác so với số đông đã đủ để một người bị dán nhãn "điên"? Hay đó chỉ là cách xã hội bảo vệ những quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức của mình? Lịch sử nhân loại đã chứng kiến biết bao thiên tài từng bị coi là kẻ điên rồ. Galileo, Copernicus, hay thậm chí là Socrates - những cái tên gắn liền với những phát minh vĩ đại, những tư tưởng đột phá - đều từng bị xã hội đương thời chối bỏ và thậm chí là kết tội. Điều đó cho thấy, sự khác biệt đôi khi lại là mầm mống của những sáng tạo vĩ đại, nhưng cũng dễ dàng bị hiểu lầm và đánh giá sai lệch. Câu chuyện về cô bé trong cuốn sách đã đặt ra một câu hỏi lớn: Làm sao để chúng ta có thể nhìn nhận một cách khách quan về những hành vi và suy nghĩ khác biệt? Liệu có phải chúng ta đang quá vội vàng kết luận, quá dễ dàng đưa ra những phán xét dựa trên những tiêu chuẩn chung chung? Có một câu nói rất hay: "Đừng nhìn thế giới qua một lăng kính duy nhất, bởi vì thế giới này đa dạng và phức tạp hơn bạn tưởng". Mỗi người đều có một thế giới quan riêng, một cách nhìn nhận về cuộc sống khác nhau. Thay vì vội vàng kết tội, hãy cố gắng thấu hiểu và tôn trọng những khác biệt đó. Bởi lẽ, khi chúng ta mở lòng với những điều mới lạ, chúng ta sẽ có cơ hội khám phá ra những điều kỳ diệu mà bản thân chưa từng biết đến. Lằn ranh giữa thiên tài và kẻ điên mỏng manh như một sợi tơ, dễ dàng bị cắt đứt bởi định kiến và sự kỳ thị của xã hội. Cao Minh, bằng sự đồng cảm sâu sắc và những quan sát tinh tế, đã đưa chúng ta vào thế giới nội tâm đầy màu sắc của những người bị cho là "điên". Họ không phải là những kẻ lạc lõng, vô dụng, mà là những tâm hồn nhạy cảm, mang trong mình những ý tưởng độc đáo và sáng tạo. Câu nói "Khi bạn bước trên một con đường khác biệt với mọi người, nếu thành công, bạn là thiên tài; nếu thất bại, bạn là kẻ điên" như một lời khẳng định cho sự mong manh ấy. Thành công hay thất bại, đôi khi chỉ là một bước ngoặt nhỏ, một quyết định sai lầm, hay đơn giản là thời thế chưa đến. Những người bị dán nhãn "điên" có lẽ chỉ là những thiên tài chưa được thời cơ. Tác giả đã khám phá ra một điều thú vị: những bệnh nhân tâm thần thường có những hệ thống tư duy logic và chặt chẽ để giải thích thế giới quan của mình. Dù đó là những lý giải mang màu sắc huyền bí hay khoa học, họ đều tin tưởng vào những gì mình đang nói. Điều này cho thấy rằng, ranh giới giữa cái gọi là "bình thường" và "điên" đôi khi rất mờ nhạt, và sự khác biệt chỉ nằm ở cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá. 

Mỗi trang sách của cuốn sách này như một cánh cửa mở ra một thế giới tâm hồn đa dạng và phức tạp. Đằng sau những chẩn đoán y khoa khô khan là những con người với những câu chuyện sống động, những suy nghĩ độc đáo và những cảm xúc mãnh liệt. Có những bệnh nhân mang trong mình một sự hài hước tinh tế, khiến người đọc bật cười thích thú. Nhưng cũng có những câu chuyện đau lòng, ám ảnh, khiến ta không khỏi rùng mình. Tác giả, với sự tò mò và lòng trắc ẩn của một nhà văn, đã khéo léo dẫn dắt người đọc vào những cuộc đối thoại sâu sắc với các bệnh nhân. Qua từng câu hỏi, từng câu trả lời, ranh giới giữa người bình thường và người bệnh dần trở nên mờ nhạt. Liệu những suy nghĩ khác biệt của họ có phải là dấu hiệu của bệnh tật, hay đơn giản chỉ là một cách nhìn nhận thế giới khác biệt? Trong quá trình trò chuyện, chính tác giả lại là người bị cuốn vào những vòng xoáy tư tưởng của các bệnh nhân. Những câu hỏi mà ông đặt ra để tìm kiếm câu trả lời, cuối cùng lại trở thành những thách thức đối với chính bản thân ông. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn: ai mới là người thực sự điên? Là những người mang những nhãn mác bệnh lý, hay là những người cố gắng giữ mình trong những khuôn khổ xã hội? Khi đọc những trang sách này, người đọc không chỉ được mở mang kiến thức về tâm thần học mà còn được suy ngẫm về bản thân và cuộc sống. Phải chăng sự khác biệt chính là điều làm nên sự đa dạng và phong phú của nhân loại? Và liệu những người dám nghĩ dám làm, dám phá vỡ những quy tắc xã hội có phải là những người điên, hay là những thiên tài đang tìm kiếm một lối đi riêng? Thế giới, một bức tranh khổng lồ với vô vàn màu sắc, chi tiết và góc cạnh. Nó rộng lớn, bao la, chứa đựng những điều kỳ diệu mà con người chưa thể khám phá hết. Đồng thời, thế giới cũng rất hệ thống, tuân theo những quy luật nghiêm ngặt. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi đa số chúng ta chỉ có thể tiếp cận một phần nhỏ của bức tranh vĩ đại ấy. Hiểu biết của chúng ta về thế giới, về cuộc sống, về chính bản thân mình thường bị giới hạn bởi những kinh nghiệm cá nhân, những định kiến xã hội và những khuôn khổ tư duy đã được định hình từ trước. Bạn có từng tự hỏi liệu có những góc nhìn khác biệt, những cách thức tư duy độc đáo mà chúng ta chưa từng khám phá? Chính những trăn trở ấy đã thôi thúc tôi thực hiện một cuộc hành trình đầy thú vị: tiếp xúc và trò chuyện với những người mắc bệnh tâm thần. Tôi tin rằng, bên trong những tâm hồn ấy ẩn chứa những thế giới quan độc đáo, những cách nhìn nhận cuộc sống khác biệt so với phần còn lại. Bằng cách lắng nghe những câu chuyện của họ, tôi hy vọng có thể mở rộng tầm hiểu biết của mình, phá vỡ những rào cản tư duy và khám phá những khả năng tiềm ẩn của con người. Và đó chính là lý do ra đời của cuốn sách "Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải". Cuốn sách không đơn thuần là một tập hợp những câu chuyện kể, mà còn là một cuộc đối thoại giữa tôi và những người bạn đặc biệt của mình. Qua những câu hỏi hóc búa và những cuộc trò chuyện chân thành, tôi đã khám phá ra một thế giới nội tâm phong phú, đa dạng và đầy bất ngờ. Những người bạn của tôi, dù mang trong mình những căn bệnh khác nhau, nhưng đều sở hữu những kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, từ khoa học đến nghệ thuật, từ lịch sử đến triết học. Họ đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới, giúp tôi nhìn nhận thế giới theo một góc độ hoàn toàn khác. 

Cuộc sống thường ngày của chúng ta như một dòng chảy đều đặn, nơi con người dễ dàng bị cuốn theo những khuôn mẫu định sẵn. Nhưng ẩn sâu trong xã hội, tồn tại những cá thể với tư duy khác biệt, những tâm hồn không chịu gò bó. Họ bị cho là "kẻ điên" khi ý tưởng của họ vượt quá giới hạn hiểu biết của số đông. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, ta sẽ thấy họ là những thiên tài sáng tạo, những người dám nghĩ dám làm, sẵn sàng phá vỡ những rào cản để khám phá những chân trời mới. "Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải" là một cuốn sách như thế, đưa người đọc đến một thế giới đầy màu sắc và bí ẩn. Đó là thế giới của những tâm hồn cô độc, những con người luôn khao khát được hiểu nhưng lại bị lạc lõng giữa đám đông. Dù là thiên tài hay kẻ điên, họ đều chung một nỗi niềm: sự cô đơn. Bởi lẽ, kiến thức và tư duy của họ quá khác biệt so với số đông, khiến họ khó tìm được tiếng nói chung. Cuốn sách 'Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải' là một hành trình khám phá sâu sắc vào thế giới nội tâm của con người. Tác phẩm sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng cho những ai sở hữu tâm hồn tò mò, luôn khao khát vượt qua những giới hạn của bản thân và xã hội. Với tư duy cởi mở và sáng tạo, bạn sẽ tìm thấy những góc nhìn mới lạ về cuộc sống, những câu hỏi đầy chất kích thích về bản chất của con người và ý nghĩa của sự tồn tại. Cuốn sách không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học mà còn là một lời mời gọi bạn dấn thân vào cuộc phiêu lưu trí tuệ, để khám phá những khả năng tiềm ẩn bên trong chính mình. Hãy mạnh dạn phá vỡ những rào cản, thách thức những định kiến để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mà bạn luôn trăn trở. Bởi vì, chỉ có khi dám nghĩ, dám làm, bạn mới có thể khám phá ra những chân trời mới và tạo nên những giá trị đích thực cho cuộc sống.

0 điểm

Cao Minh là một nhà văn, nhà báo và nhà nghiên cứu tâm lý nổi tiếng người Trung Quốc. Ông sinh năm 1974 tại Bắc Kinh, tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh. Với niềm đam mê khám phá thế giới nội tâm con người, Cao Minh đã dành nhiều năm nghiên cứu về tâm lý học, tâm thần học và tội phạm học. Tác phẩm "Thiên Tài Bên Trái, Kẻ Điên Bên Phải" là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của Cao Minh, đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ và bán chạy trên toàn thế giới. Cuốn sách là tập hợp những ghi chép và quan sát của tác giả về những người mắc bệnh tâm thần, qua đó giúp người đọc hiểu hơn về thế giới nội tâm phức tạp và đầy bí ẩn của họ. Cao Minh được đánh giá cao bởi khả năng miêu tả tâm lý con người một cách tinh tế và sâu sắc. Ông sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nhưng không kém phần uyên bác, giúp người đọc tiếp cận những kiến thức tâm lý một cách dễ dàng.

"Thiên Tài Bên Trái, Kẻ Điên Bên Phải" là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính: cô gái mồ côi thông minh, kiên cường mang tên Thiên Tài và người đàn ông kỳ lạ với hành động bất thường được gọi là Kẻ Điên. Cuốn sách khắc họa cuộc sống của họ, những khó khăn họ phải đối mặt và mối quan hệ đặc biệt giữa hai con người tưởng chừng đối lập này. Mối quan hệ này góp phần thay đổi cuộc sống của Thiên Tài và mang đến cho cô nhiều bài học quý giá. Tác phẩm không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về hai con người khác biệt, mà còn là một lời ca ngợi cho sức mạnh của tình bạn và tình thương. Mối quan hệ giữa Thiên Tài và Kẻ Điên cho thấy tình thương có thể vượt qua mọi rào cản và giúp con người kết nối với nhau một cách sâu sắc. Tác phẩm đưa người đọc đến với bối cảnh Việt Nam sau chiến tranh, nơi con người phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Qua đó, tác giả thể hiện sự đồng cảm với những số phận bất hạnh và ca ngợi tinh thần kiên cường của người Việt Nam. Cao Minh đã tạo ra những nhân vật vô cùng ấn tượng với tính cách riêng biệt. Thiên Tài đại diện cho trí thông minh, sự kiên cường và lòng nhân ái, trong khi Kẻ Điên tượng trưng cho sự khác biệt, tự do và những góc khuất trong tâm hồn con người. Tác giả sử dụng góc nhìn của những nhân vật "bên lề" xã hội để khám phá tâm hồn con người và bối cảnh xã hội. Cách nhìn này mang đến cho người đọc những suy ngẫm mới mẻ và sâu sắc về cuộc sống.

Về Thiên Tài Và Kẻ Điên

Thiên Tài:

Đặc điểm và tính cách: Mang trong mình trí tuệ phi thường, Thiên Tài sớm mồ côi và đối mặt với muôn vàn thử thách cuộc sống. Trải nghiệm khắc nghiệt rèn luyện nên một cô gái kiên cường, sáng tạo và ẩn chứa lòng nhân ái bao la.

Hành trình trưởng thành: Cuộc đời Thiên Tài trải qua vô số biến động, từ mất mát người thân đến những thử thách về mặt xã hội và tâm lý. Qua mỗi thăng trầm, cô gái ấy dần hoàn thiện bản lĩnh và hình thành con người bản sắc từ những trải nghiệm đầy màu sắc.

Kẻ Điên:

Tính cách và hành vi khác biệt: Khác với Thiên Tài, Kẻ Điên sở hữu tính cách lập dị, hành động kỳ lạ và khó lý giải. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài kỳ quặc ấy là một tâm hồn đặc biệt và mối liên kết độc đáo với Thiên Tài.

Tác động lên cuộc sống của Thiên Tài: Bất chấp sự khác biệt, Kẻ Điên lại có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và tư tưởng của Thiên Tài. Anh ta thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và góp phần vào sự phát triển cá nhân của cô gái ấy.

Mối quan hệ phi thường:

Tình bạn và sự thấu hiểu: Mối quan hệ giữa Thiên Tài và Kẻ Điên không chỉ là sự đối lập về tính cách mà còn là sự kết nối bởi sự thấu hiểu, tôn trọng và ảnh hưởng lẫn nhau.

Sự tương tác và tác động: Mối quan hệ đặc biệt này không chỉ là điểm nhấn trong cuộc sống của họ mà còn là yếu tố then chốt thúc đẩy sự thay đổi và phát triển tính cách của từng nhân vật.

Tâm lý 2 nhân vật:

Thiên Tài:

Hành trình phát triển: Trải qua nhiều biến cố, từ mất mát, khó khăn ban đầu, Thiên Tài dần rèn luyện bản lĩnh, sự kiên cường và lòng nhân ái. Những trải nghiệm xã hội và tâm lý giúp cô trưởng thành, mạnh mẽ và hiểu biết hơn về cuộc sống.

Sự tiến bộ: Thiên Tài luôn học hỏi và phát triển từ mỗi trải nghiệm. Cô thể hiện sự sáng tạo và khả năng thích nghi tốt trong môi trường đầy thử thách.

Kẻ Điên:

Tính cách: Kẻ Điên có tính cách phức tạp, hành động khó hiểu. Tuy nhiên, ẩn sau những hành động đó là sự nhạy bén và một tâm hồn đặc biệt, giúp người đọc nhận ra sự đa chiều của con người.

Tác động đến Thiên Tài: Mặc dù hành động của Kẻ Điên có thể gây bất ngờ, nhưng anh ta lại có ảnh hưởng lớn đến Thiên Tài. Mối quan hệ đầy tương phản giữa họ tạo nên những cảm xúc đặc biệt và thúc đẩy sự phát triển của cả hai.

Sự đối lập và cộng hưởng:

Tình cảm và sự đối lập: Tác giả xây dựng một tình bạn độc đáo giữa hai nhân vật có tính cách hoàn toàn trái ngược. Sự đối lập này làm nổi bật sự khác biệt, đồng thời tôn vinh sự đa dạng và sức mạnh của tình cảm.

Tác động song hành: Mỗi nhân vật đều góp phần làm nổi bật và hỗ trợ sự phát triển của người kia. Sự kết hợp đặc biệt giữa Thiên Tài và Kẻ Điên tạo nên hình ảnh sâu sắc về sự tương tác và tác động trong cuộc sống.

Tác phẩm lấy bối cảnh xã hội Việt Nam sau chiến tranh, một thời kỳ đầy biến động và khó khăn. Những ảnh hưởng của chiến tranh vẫn còn in đậm trong cuộc sống của người dân, tạo nên một môi trường sống đầy thử thách. Bối cảnh lịch sử này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và cuộc sống của các nhân vật chính, đặc biệt là Thiên Tài và Kẻ Điên. Những thử thách và khó khăn mà họ phải đối mặt phản ánh rõ nét những vấn đề của xã hội sau chiến tranh. Tác phẩm đề cao giá trị của tình bạn và lòng nhân ái. Tình bạn giữa Thiên Tài và Kẻ Điên là một ví dụ điển hình cho một mối quan hệ đặc biệt, không dựa trên sự giống nhau mà dựa trên sự thấu hiểu và tôn trọng. Mối quan hệ này thể hiện sức mạnh của tình cảm con người trong việc giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn.

Tác phẩm xoáy sâu vào những vấn đề của xã hội sau chiến tranh, như xung đột giai cấp và mâu thuẫn trong tâm hồn con người. Việc đối mặt và vượt qua những vấn đề này giúp các nhân vật trưởng thành và hoàn thiện bản thân. Tác phẩm nhấn mạnh vai trò quan trọng của môi trường xã hội đối với sự phát triển của con người. Đồng thời, tác phẩm cũng khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái và sự thấu hiểu trong việc giúp con người vượt qua những khó khăn và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tác giả sử dụng ngôn ngữ trau chuốt, giàu sức gợi để khắc họa nội tâm, hành động và suy nghĩ của từng nhân vật một cách sinh động và chân thực. Nhờ đó, các nhân vật hiện lên rõ nét, có sức sống và dễ dàng tạo được sự đồng cảm với người đọc. Không chỉ tập trung vào phát triển nhân vật, tác giả còn dành nhiều tâm huyết để xây dựng bối cảnh câu chuyện đầy sống động. Các chi tiết mô tả tỉ mỉ, cụ thể giúp dựng lên một bức tranh khung cảnh rõ ràng, làm nổi bật môi trường sống và diễn biến câu chuyện. Tác giả sử dụng ngôn ngữ hình ảnh, ẩn dụ và các biện pháp tu từ tinh tế để truyền tải các thông điệp về tình cảm, xã hội và lòng nhân ái một cách hiệu quả, tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Tác giả linh hoạt sử dụng nhiều kỹ thuật viết khác nhau như mô tả, miêu tả, biểu cảm, đối thoại... để tạo nên sự phong phú, đa chiều và hấp dẫn cho câu chuyện. Tác giả khéo léo cài cắm các chi tiết ẩn dụ, chi tiết gợi mở, tạo ra những nút thắt, bất ngờ trong câu chuyện, kích thích trí tò mò và khơi gợi suy ngẫm cho người đọc. Phong cách viết tinh tế, giàu cảm xúc kết hợp với các tình huống, xung đột được xây dựng chặt chẽ giúp tác phẩm khơi gợi những cảm xúc mãnh liệt, thu hút và giữ chân người đọc. Tác giả không ngại thử nghiệm và sử dụng các phương tiện, kỹ thuật viết mới mẻ, tạo nên một tác phẩm văn học đa chiều, đầy ấn tượng và mang đậm dấu ấn cá nhân. Sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, cấu trúc câu và cách thức diễn đạt ý tưởng giúp tác phẩm trở nên sâu sắc, giàu ý nghĩa và tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Cuốn sách vẽ nên một thế giới đầy sức sống với những nhân vật được xây dựng chi tiết, mang lại cảm giác gần gũi và thân thiện cho người đọc. Khả năng sử dụng ngôn ngữ và miêu tả của tác giả vô cùng tinh tế, góp phần tạo nên sức hút cho tác phẩm. Tác giả đã thành công trong việc tạo dựng hình ảnh nhân vật và môi trường sống một cách rõ nét, sinh động, giúp người đọc dễ dàng hình dung và hòa mình vào câu chuyện. Tuy nhiên, một số khía cạnh của câu chuyện hoặc nhân vật có thể chưa được khai thác đủ sâu, khiến cho tác phẩm thiếu đi sự phức tạp và chân thực cần thiết. Do thiếu đi sự phức tạp, một số độc giả có thể cảm thấy khó khăn trong việc kết nối với câu chuyện và nhân vật. Cuốn sách mang đến cho tôi nhiều cảm xúc và suy ngẫm về cuộc sống. Ấn tượng mạnh mẽ nhất là về sự đa dạng và sức mạnh của tình cảm, lòng nhân ái và khả năng thích nghi của con người trong môi trường khó khăn. Sự kết hợp giữa hai nhân vật chính tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến tôi suy nghĩ nhiều về những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Cuốn sách mở ra cho tôi một góc nhìn mới về con người, xã hội và tình cảm. Nó giúp tôi hiểu rõ hơn về những giá trị tốt đẹp và những khó khăn trong cuộc sống. Nhờ đó, tôi có thể trân trọng những gì mình đang có và có thêm động lực để hoàn thiện bản thân. Tác giả đã thể hiện sự tinh tế và sâu sắc trong việc xây dựng câu chuyện, tạo ra một tác phẩm văn học đầy sức thu hút và cảm xúc. Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện giải trí đơn thuần, mà còn là một tác phẩm có giá trị về mặt xã hội và văn học, mang lại nhiều suy ngẫm và trải nghiệm đáng nhớ cho độc giả.

0 điểm

Thế giới rộng lớn, đầy kỳ diệu nhưng cũng hệ thống và nghiêm ngặt. Cảm nhận của chúng ta chỉ là một phần nhỏ trong sự toàn vẹn của nó. Cuốn sách "Thiên Tài Bên Trái, Kẻ Điên Bên Phải" của Cao Minh đưa đọc giả vào thế giới này, nơi những tâm hồn đặc biệt mở ra sự đa dạng và phức tạp của tâm lý con người.


Người giỏi xây dựng hệ thống tư duy riêng, một quá trình đầy thách thức và kiến tạo. Ngược lại, người suông đầy ý tưởng nhưng ít áp dụng. Cuốn sách khuyến khích đối mặt với những điều chưa biết mà không sợ hãi, khám phá và phân tích, tạo cơ hội cho sự tự nhìn nhận và tư duy độc lập.


Tác phẩm đặt ra vấn đề về sự đa dạng của con người, với những cách giao tiếp hạn chế. Cuộc sống xã hội hiện đại đặt ra hàng triệu quy tắc và luật lệ, nhưng những kẻ điên lại là những người tạo nên sự đổi thay và khác biệt. Đọc giả được khuyến khích nhìn nhận thế giới từ góc độ khác, đánh giá sự khác biệt và quý trọng những tâm hồn độc lập.


Cuối cùng, cuốn sách thách thức quan điểm về sự "bình thường" và mở cửa tâm trí đến thế giới của những kẻ điên - nơi mà sự độc đáo và sáng tạo bắt đầu.

0 điểm

'Thiên Tài bên trái Kẻ Điên bên phải vậy ở giữa là gì?'

Không gì cả.

Con người sinh ra đã có sẵn số mệnh của mình.

Chỉ có giỏi hoặc điên hơn.

Chúng ta là người bình thường nhưng cũng không tầm thường.

Có người giỏi cái này, người giỏi cái kia.

Khi người có suy nghĩ không hợp tiêu chuẩn thời đại thì cho rằng đó là kẻ điên.

Còn người có suy nghĩ hợp tiêu chuẩn thì lại cho rằng đó là thiên tài.

Ranh giới giữa thiên tài và kẻ điên thật ra rất mong manh nhưng cũng xa tận chân trời.

Khi đọc cuốn "Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải", tôi nhận ra rằng những người bệnh tâm thần đó thấy được thứ ta không thấy, nghĩ được những thứ ta không ngờ đến.

Có vài người có suy nghĩ rất logic khoa học nhưng vì không hợp tiêu chuẩn xã hội đã bị cho rằng là kẻ điên, nhưng nhìn theo hướng khác thì họ là thiên tài.

Cũng như những người nhìn thấy được thứ ta không thấy, thì họ được ông trời ưu ái cho thấy điều mà đa số người khác không nhìn được, nhưng vì sự ưu ái đó họ lại bị xã hội này cho là tâm thần.

Có vài người vì che giấu điều đó, nên đã giấu đi bản chất thật của mình, bắt chước theo cái tiêu chuẩn xã hội mà sinh hoạt. 

Chỉ vì không muốn thành số ít trong số đông.