Nếu nhìn từ bên ngoài, khởi nghiệp là một cái gì đó rất hoang mang và không rõ ràng. Nó hỗn loạn tới mức không theo bất kỳ một kế hoạch cụ thể nào. Vì không theo kế hoạch, rất khó để tìm ra con đường tiếp cận “Vùng đất khởi nghiệp”, nhận biết được khi nào thì những công việc được hoàn thành, và tìm ra cách tốt nhất để phát hiện cũng như phát triển những cơ hội chuyên nghiệp hơn. Chính vì vậy, cuốn sách Tại Sao Tôi Làm Việc Cho Công Ty Startup? của tác giả Jeffrey Bussgang cung cấp cho các bạn - những người cảm thấy bị kích thích bởi tiềm năng tham gia vào các thương vụ khởi nghiệp, những yếu tố then chốt để từ đó có thể áp dụng vào việc tiếp cận Vùng đất khởi nghiệp.
Cấu Trúc Của Cuốn Sách
Vì cách thức hoàn thành một công việc trong công ty khởi nghiệp là điều vô cùng cơ bản trong cách mà chúng hoạt động, cấu trúc của cuốn sách này phản ánh chính cách hoạt động của nó. Từ chương 2 đến chương 7 sẽ dẫn bạn qua từng bộ phận chính đối với một công ty khởi nghiệp, hơn là chỉ tập trung vào một mảng kỹ sư. Những bộ phận ấy là Quản lý sản phẩm (chương 2), Phát triển kinh doanh (chương 3), Marketing (chương 4), Phát triển (chương 5), Sales (chương 6), và Tài chính (chương 7). Bạn có thể đọc kỹ từng chương một để có được cái nhìn toàn cảnh hoặc nhảy tới chương của bộ phận có liên quan và đem lại nhiều cảm hứng cho bạn nhất. Chương 8 sẽ giới thiệu cho bạn về toàn bộ quá trình tìm kiếm công việc cũng như là bổ sung thêm một vài lưu ý nhỏ, sau đó tổng kết lại mọi thứ.
Khởi Nghiệp Có Thực Sự Dành Cho Bạn?
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về việc liệu bạn có phù hợp với công việc này hay không, tác giả đã đưa ra hai danh sách cụ thể những yếu tố chỉ ra người sẽ làm việc thực sự tốt trong các thương vụ khởi nghiệp và ngược lại, người sẽ phù hợp hơn khi làm việc trong các công ty lớn.
Khởi Nghiệp
Luôn phấn khích để thử sức với những điều mới mẻ
Có khả năng làm việc theo chiến lược cũng như thích ứng được với những kế hoạch được chỉ thị cụ thể
Thoải mái với sự thiếu ổn định, đủ linh hoạt để sẵn sàng đảm nhận khối lượng lớn vai trò và nhiệm vụ không cụ thể
Luôn có chính kiến riêng khi hành động
Biết cách tối ưu hóa thời gian biểu/ các nguồn tài nguyên của bản thân
Có tố chất và hứng thú với việc tham gia vào các vị trí đa dạng khác nhau cũng như sẵn sàng thích ứng sự nghiệp tùy theo thời cuộc
Sẵn sàng dốc toàn bộ sức lực và nhận nhiều nhiệm vụ hơn những gì bản thân được yêu cầu, kể cả điều đó đồng nghĩa với việc phải hy sinh thời gian cá nhân
Thoải mái với những quyết định tức thời trong những tình huống chưa chắc chắn
Các Công Ty Lớn
Có hứng thú với việc đi sâu hơn vào một số lĩnh vực cụ thể hoặc những lĩnh vực có liên quan
Có chỉ số EQ (Emotional Intelligence - chỉ số cảm xúc) và kỹ năng đàm phán mạnh mẽ
Có khả năng phản biện để bảo vệ những chiến thuật và ý tưởng của bản thân trước những ý kiến trái chiều
Kiên nhẫn
Do dự về việc bỏ ra nhiều công sức hơn dự tính, đặc biệt là khi “đó không phải là việc của tôi”
Cảm thấy thoải mái với những yếu tố rõ ràng, minh bạch, khi nó có liên quan tới trách nhiệm, quản lý và giao tiếp
Con Đường Khởi Nghiệp
Khởi nghiệp cũng giống như việc xây dựng nên những nền móng mới, chúng đại diện cho những thí nghiệm khổng lồ. Mọi sự khởi đầu cũng như hành động trong khởi nghiệp đều là những điều mới mẻ, có rất nhiều thứ về chúng cần được khám phá từ từ. Giả thuyết này nối tiếp giả thuyết kia, chúng được thử thách khi công ty cố gắng để trả lời câu hỏi quan trọng như: Kiểu khách hàng nào mà chúng ta đang nhắm tới? Sản phẩm nào chúng ta sẽ làm ra? Và bằng cách nào để chúng ta có thể kiểm soát bản thân, từ đó hoạt động hiệu quả nhất để khiến mọi thứ có thể xảy ra? Chính vì vậy, tác giả đã chia các giai đoạn trong khởi nghiệp thành nhiều cấp độ giống như việc xây dựng một con đường.
Tại giai đoạn rừng bạn sẽ chẳng tìm được bất kỳ một lối đi cụ thể nào. Xung quanh bạn là một mớ hỗn độn, những mảng rắc rối đan xen chằng chịt; bạn chụp lấy một con dao rựa và cố gắng để tự mở lối cho mình. Đó chính là khởi nghiệp vào thời kỳ đầu. Tìm kiếm sản phẩm/thị trường phù hợp được dùng để hình tượng hóa giai đoạn này trong khởi nghiệp, đồng nghĩa với việc sản phẩm chưa được khách hàng biết tới và cần đầu tư nhiều công sức hơn để tìm hiểu thêm về cách để sản phẩm này đạt được những yêu cầu cụ thể trên thị trường.
Bước sang giai đoạn đường đất, lối đi đã trở nên rõ ràng hơn một chút. Nó có thể gồ ghề và khúc khuỷu, nhưng nó là một con đường để đi, và mục tiêu là cố gắng để vượt qua nó càng sớm càng tốt. Khi bạn đang đi trên con đường đất, về cơ bản thì bạn đang trong giai đoạn sau khi tìm kiếm sản phẩm/thị trường phù hợp và bạn sẽ bắt đầu để ý tới những mẫu kinh doanh có tính vòng lặp và giải quyết những thách thức ban đầu của quy mô.
Đối với giai đoạn đường cao tốc, mọi thứ trở nên thật trơn tru. Bốn làn đường đã rộng mở, và bạn thì như đang bay trên con đường đó với vận tốc bảy mươi, thậm chí là tám mươi dặm một giờ. Nó đơn giản là “bứt tốc”: không có điểm khởi hành hay điểm dừng chân, không có điểm quay đầu hay lối rẽ. Nó chỉ là một con đường lớn trải dài trước mắt. Thời kỳ này sẽ bắt đầu khi bạn đã vượt qua giai đoạn cố gắng tìm hiểu với mọi sự kính trọng dành cho hình mẫu kinh doanh điển hình và hoàn toàn tập trung vào việc gia tăng phát triển trên mọi khía cạnh của một chiến dịch. Bạn chỉ cần thực hiện thôi. Bạn đang tiếp tục phát triển hơn, xây dựng hơn, và duy trì hơn trong một hệ thống đang vận hành.
Trong giai đoạn rừng, bạn là một người tìm-ra-giải-pháp. Trong giai đoạn đường đất, nó đã được tìm ra gần như hoàn toàn cho bạn, và giờ bạn đang cố gắng để quy mô và hệ thống nó. Trong giai đoạn đường cao tốc, nó thiên về những cải thiện lớn hơn và hoạt động liên tục. Bạn là một người tìm-ra-giải-pháp, hay bạn là một người xây dựng hệ thống? Bạn thích sự đa dạng, hay bạn chuộng sự chắc chắn, ổn định, cải thiện và hoạt động không ngừng hơn?
Giai đoạn bạn ưa thích cũng có thể phụ thuộc vào sự tập trung chức năng của bạn. Ví dụ, nếu như bạn hứng thú với quản lý sản phẩm, vậy thì giai đoạn đầu sẽ phù hợp với bạn. Trước khi công ty khởi nghiệp tìm được tương thích sản phẩm/thị trường, tổ chức sản phẩm có rất nhiều sức mạnh, và mảng sản phẩm và kỹ thuật chiếm nhiều nhân sự của công ty. Sau khi công ty tìm được tương thích sản phẩm/thị trường, Sales và Marketing tăng trưởng cả về số người lẫn sức mạnh, và tổ chức sản phẩm trở nên tập trung hơn vào những cải thiện gia tăng.
Chức Năng Và Trách Nhiệm Của Marketing Trong Khởi Nghiệp
Vậy điều gì có liên quan tới nghề nghiệp Marketing trong bối cảnh của Vùng đất khởi nghiệp? Marketing của công ty khởi nghiệp là một sự hòa trộn sôi động bao gồm sự sáng tạo, tính chiến thuật và khoa học. Cách mà các yếu tố này được áp dụng luôn luôn thay đổi. Đã có rất nhiều sự tiến hóa và sự đổi mới trong những năm gần đây xoay quanh vai trò của marketing, điều mà kết hợp lại đã khiến cho vị trí này càng trở nên hấp dẫn và đầy tính chiến lược.
Trách nhiệm của Marketing là cung cấp những đầu mối có chất lượng tới mảng Sales, và nền khoa học của việc tạo ra các đầu mối đã trở nên tinh vi hơn những năm gần đây. Nội dung marketing, marketing đề cao tương tác, và marketing xã hội bây giờ đều có tác động rất lớn. Một người phụ trách mảng marketing lý tưởng trong một công ty khởi nghiệp là người viết lách tốt, làm việc hiệu quả trong việc soạn email đạt được lợi nhuận từ những sự hứa hẹn; có đủ khả năng tạo ra những trang thuyết trình kích thích việc chia sẻ một cách dễ dàng; có đủ kỹ năng tạo ra những bài diễn thuyết trên mạng và video; và, gộp tất cả lại, có khả năng dẫn dắt sự nhận biết và hứng thú thông qua việc thấu hiểu sâu sắc về khách hàng.
Đối với việc marketing truyền thông xã hội ngày nay, những người phụ trách mảng này không chỉ đơn thuần có kỹ năng trong việc viết ra được những nội dung dài mà còn tạo ra những nội dung ngắn nhưng đầy sáng tạo phù hợp với một số kênh xã hội đặc thù. Điều đó có nghĩa là tạo ra những GIF vui nhộn hay một bài tweet kích thích tư duy có thể được chia sẻ rộng rãi. Trong những năm gần đây, Snapchat và Instagram đã trở thành những kênh marketing vô cùng quan trọng đối với một số công ty khởi nghiệp. Dẫu vậy, việc dễ dàng tạo ra những câu chuyện trên Snapchat hay Instagram và hình ảnh cũng có thể có giá trị tương ứng.
Trong một số công ty khởi nghiệp, đội ngũ quản lý sản phẩm sẽ phụ trách cả chức năng quản lý sản phẩm lẫn chức năng marketing sản phẩm cho tới khi công ty đạt tới quy mô mà họ có thể tuyển dụng các chức năng tách biệt. Một khi điều đó xảy ra, marketing sản phẩm thường sẽ hướng ngoại và tập trung vào việc sales, và việc quản lý sản phẩm sẽ trở nên hướng nội và tập trung nhiều kỹ sư hơn.
Với những khía cạnh khác của chức năng marketing, để có thể thực hiện tốt việc quảng bá sản phẩm, sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, trở thành một người suy nghĩ chiến lược, và sở hữu kỹ năng phân tích tốt là điều vô cùng cần thiết. Bạn cũng cần phải thông thạo với công nghệ, hiểu rõ về sản phẩm. Phụ thuộc vào mức độ kỹ thuật đối với sản phẩm của bản thân, bạn sẽ muốn trở thành một người sử dụng thành thạo của sản phẩm - để hiểu rõ về nó hơn chính những khách hàng. Bạn cũng sẽ muốn nắm rõ về môi trường của khách hàng, nhu cầu của họ, vì sao mà sản phẩm giải quyết được những nhu cầu đó, và sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh là về cái gì. Vì vậy, bạn không cần phải trở thành một lập trình viên, bạn chỉ đơn giản là cần một trình độ kỹ thuật vừa đủ để hiểu sản phẩm. Kỹ năng cá nhân tốt cũng vô cùng quan trọng; với vai trò này, bạn sẽ phải liên tục thương lượng giữa mảng sản phẩm và mảng sales.
Chức Năng Của Tài Chính Trong Công Ty Khởi Nghiệp
Chức năng tài chính trong một công ty khởi nghiệp thường chịu trách nhiệm cho rất nhiều hoạt động, bao gồm lên kế hoạch, tạo kiểu mẫu, chốt, làm sổ sách, báo cáo số liệu, quản lý dòng chảy tiền tệ, giải quyết hóa đơn, và thu thập những thứ có thể thu thập cũng như là xử lý các khoản chi. Thông thường, chức năng tài chính cũng chịu trách nhiệm cho rất nhiều lĩnh vực thuộc về quản trị, như là HR, IT, pháp lý, mối quan hệ nhà đầu tư, quản lý cơ sở vật chất.
Khi chức năng tài chính vận hành thực sự tốt, nó hành động như là một đối tác kinh doanh đối với CEO. Tài chính sẽ giúp xác định các khoản đầu tư hợp lý được yêu cầu để tăng trưởng doanh nghiệp, tăng vốn cần thiết cho việc mở rộng kinh doanh, tạo nên sự hợp tác chiến thuật, và giúp tạo ra hiệu quả đa chức năng trong toàn bộ tổ chức để đảm bảo công ty có thể tăng quy mô và cuối cùng, có khả năng sinh lợi nhuận.
Ngay cả khi bạn là một người làm tài chính sơ cấp, có một sự khác biệt lớn về kiểu kinh nghiệm mà bạn sẽ có trong một công ty khởi nghiệp so với một công ty lớn. Trong một công ty lớn, là một người làm FP&A (người lên kế hoạch và phân tích tài chính), bạn có thể làm mẫu một đợt vận hành sản phẩm độc lập hoặc một đơn vị kinh doanh độc lập. Trong một công ty khởi nghiệp, bạn sẽ phải làm mẫu toàn bộ công ty. Bạn sẽ phải kết hợp toàn bộ chúng lại và tìm ra khi nào thì công ty hết tiền, khi nào thì nó cần kiếm thêm tiền, giả thuyết nào mà mọi người đang đặt ra về thị trường toàn cầu, và mức độ nhạy cảm của những giả thuyết đó là gì.
Trong một công ty khởi nghiệp, việc luôn nghĩ về tầm nhìn của công ty và nghĩ về việc tạo ra giá trị vốn tại mức độ cao nhất vô cùng cần thiết. Trở thành một người suy nghĩ toàn diện cũng rất quan trọng, bởi bạn sẽ luôn suy nghĩ về quan điểm của ban giám đốc và quan điểm của CEO về tình hình tài chính của công ty. Bạn không thể có một tầm nhìn hạn hẹp khi làm việc trong một công ty khởi nghiệp, hay thậm chí là trong mảng Tài chính. Bạn cần phải trở thành một vận động viên đa nhiệm - một vận động viên thi mười môn phối hợp - với một cơ hội để có thể tác động lớn tới sự thành công của công ty.
Lời Kết
Ngoài việc định hướng cho người đọc về việc dấn thân vào vùng đất khởi nghiệp, tác giả Jeffrey Bussgang còn đi sâu và chi tiết về chức năng cũng như trách nhiệm của từng chức vụ trong công ty khởi nghiệp. Để giúp bạn biết liệu bạn có muốn làm việc trong công ty khởi nghiệp không và những gì đang chờ đợi bạn phía trước. Vũ trụ khởi nghiệp là một vũ trụ lớn, choáng ngợp và khó tiếp cận. Tuy nhiên, nó khá thú vị và rất đáng để chúng ta tìm hiểu.
Tác giả: Hồng Dịu - Bookademy
Hình ảnh: Hồng Dịu - Bookademy
______________
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
3,5 sao. Tôi đã nghe bản audiobook và cảm thấy nó được thực hiện rất tốt và rất hiệu quả trong việc truyền tải cảm xúc của cô ấy. Đối với tôi, nó hơi dài và lòng vòng - đặc biệt là khi cô ấy nói về những chính sách, v.v. mà cô ấy sẽ áp dụng nếu thực tế cô ấy đã trở thành tổng thống. Phần đó cảm thấy không cần thiết. Tuy nhiên, những phần về gia đình cô ấy và những mẩu tin nhỏ trong nội bộ là điều tôi yêu thích nhất. Tôi cười, rưng rưng nước mắt và suy nghĩ. Nhìn chung, một cuốn sách thú vị mà tôi rất vui khi đọc.