Ngay cả những cánh bồ công anh đang nương theo cơn gió của mình cũng có hành trình riêng của chúng. Tớ hay đằng ấy, mỗi người trong chúng ta đều có một con đường. Số phận đặt chúng ta lên con đường đó, nhưng đi đến đâu, làm được gì còn là việc của mỗi người. Đây chưa phải là điểm dừng của đằng ấy đâu. Hãy đi theo cơn gió của mình đi. Những câu văn đầy cuốn hút và giàu cảm xúc của Quá trẻ để chết đã mang tôi vào những cung bậc khác nhau của cảm xúc và mở mang thêm nhiều điều về con người. Quá trẻ để chết của Đinh Hằng chính là câu chuyện về sự tuyệt vời của những chuyến đi dọc dài nước Mỹ và sự vô giá của cuộc đời mỗi con người.

Quá trẻ để chết nói về hành trình trên nước Mỹ của nhà văn trẻ Đinh Hằng khi cô trong hoàn cảnh gặp những vấn đề và tình cảm. Và hành trình này đã được cô lưu lại, kể lại bằng chất văn đầy men say của mình. Một cuốn du ký nhưng lại tự truyện và câu chuyện của tác giả ở nước Mỹ xa xôi.

Ba phần với “ba bờ” nước Mỹ

Như ở trên có nói, cuốn sách này chính là hành trình nước Mỹ của tác giả. Hành trình này là hành trình dài với việc du lịch bụi. Du lịch bụi là xin ở nhờ nhà và sao để có thể tiết kiệm chi phí nhất. Trên hành trình này, Đinh Hằng đã đến các vùng miền khác nhau của nước Mỹ, gặp những người bạn chưa từng gặp, kể những câu chuyện của chính bản thân cô gặp phải. Đặc biệt, trên hành trình ấy cô đã giải tỏa được cảm xúc của chính cô. Với ba phần của cuốn sách là ba bờ của nước Mỹ chính là mảnh ghép của hình ảnh nước Mỹ, cũng là mảnh ghép của những câu chuyện, những nhân vật và những cảm xúc.

Phần 1: Bờ Đông, những ngày xuân đầu tiên

Phần 2: Vùng Trung Tây và Trung Nam, những ngày hè thiêu đốt

Phần 3: Bờ Tây, Road trip và những ngày thu sương mù

Nếu ai đã đọc cuốn sách này thì sẽ thấy rằng mỗi phần sẽ đem lại những cảm xúc riêng và những điều mới lạ.

Bờ Đông, những ngày xuân đầu tiên

Với Bờ Đông, những ngày xuân đầu tiên chính sự bắt đầu hành trình của Đinh Hằng đến với nước Mỹ. Những ngày xuân đầu tiên trên nước Mỹ tại Washington D.C. Những trang đầu tiên chúng ta có thể nhận ra những cảm xúc vô vọng, mông lung của tác giả khi đáp chuyến bay xuống sân bay Washington Dulles và hành trình về Hyattsville.

Tôi thả cái ba lô nặng trịch xuống nền ga tàu điện ngầm Price Geoge’s Plaza lúc trời không còn vệt sáng. Ba tiếng lòng vòng từ sân bay Washington Dulles (Washington D.C) về đến Hyattsville (bang Maryland) đã vắt kiệt sức tôi sau chuyến bay dài hai sáu tiếng từ bên kia trái đất. Tôi bất giác nhận ra bên cạnh là hai thanh niên da màu đang gườm gườm nhìn mình, cơ hồ sẽ giựt lấy cái ba lô bất cứ lúc nào. Cảnh sát lúc này đã ở quá xa. Phố vắng tanh. Xa xa có tiếng vài đứa trẻ đang vừa đi vừa trượt ván. Tôi ngước nhìn lên trời, tự hỏi mình đang làm cái quái gì ở đây?

Trên hành trình của Đinh Hằng ở bờ Đông nước Mỹ, đã có những nhân vặt xuất hiện trong cuộc đời của cô. Robert chính là người đầu tiên. Những ngày mùa xuân tại bờ Đông nước Mỹ, hoa anh đào đã bung nở. Một cảnh tượng vô cùng đẹp đẽ đối với Đinh Hằng khi cô đặt chân tới Washington. Dưới tán anh đào đó là cuộc trò chuyện của cô và Robert. Sau cuộc trò chuyện này, cô đã có rất nhiều những suy ngẫm.

Lựa chọn này là của cô, Hằng ạ. Không ai sống thay cuộc đời mình được đâu. Chúng ta luôn phải làm những điều phải làm để tiến về phía trước, cuộc sống là thế.         

Khi nhìn những cảnh tượng gia đình dắt nhau đi xem hoa mà riêng cô lại cô đơn, một kẻ lữ hành cô độc không quá khứ cũng chẳng tương lai với một ba lô nặng trịch ở trên lưng. Hơn nữa, Đinh Hằng rời đến nước Mỹ trong cảm xúc cô đã chia tay người yêu và cô đang ở trong một sự ngột ngạt.

Tôi đã khóc trắng đêm chúng tôi nói lời chia tay, tưởng như cơ thể đã kiệt quệ và cạn khô vì nước mắt. Tôi đeo kiếng lặn, ngậm ống thở, vác bình oxy lặn xuống đáy biển; tôi bay vút lên trời cùng chiếc dù căng gió, nhưng nỗi đau vẫn gặm nhấm tôi ngấu nghiến không buông tha. Ngày qua ngày, tôi thấy cơ thể và tâm hồn mình cứ bị bào mòn mãi trong một cuộc tấn công của những ký ức, thất vọng, tiếc nuối, buồn đau, oán giận, mà tôi gần như là kẻ đứng im chịu trận.                   

Du lịch với tư cách là một ta ba lô, xin ở nhờ trên Couch Surfer nên hành trình của cô là hành trình đầy những sự mới mẻ. Và đó là cách tốt nhất để một chuyến đi dài ngày bạn có thể tiết kiệm được tiền nhưng giá trị hơn chính là sống cùng với người bản địa, trò chuyện với người bản địa và nhìn cuộc sống qua lăng kính của người dân địa phương. Giá trị lớn lao này sẽ giúp một người du lịch tìm được những bài học hơn là một sự tham thú, nghỉ dưỡng.

Hành trình trên bờ Đông của Đinh Hằng còn đến với NewHành trình trên bờ Đông của Đinh Hằng còn đến với NewYork, Delaware,... với những người bạn cả từ Mỹ và Việt Nam. Có thể nói hành trình ở bờ Đông của Đinh Hằng với những sự trải nghiệm tuyệt vời, với những câu chuyện của cảm xúc, cách cô vượt qua những cảm xúc tồi tệ, cách cô vượt qua những sự tiêu cực trong suy nghĩ. Khi đọc, các bạn sẽ bị cuốn vào lối viết của tác giả với văn phong đầy men say.

Thời gian là thứ tôi tiếc rẻ nhiều nhất. Song những thứ đã ra đi cùng thời gian còn đáng để tiếc rẻ hơn. Tuổi trẻ và những ngày tháng đẹp đẽ nhất của tôi đã ra đi cùng một tình yêu có đoạn kết rất tệ.

Vùng Trung Và Trung Nam, những ngày hè thiêu đốt

Tạm biệt mùa xuân ở bờ Đông với những bông hoa anh đào thì hành trình tiếp theo của tác giả đến với vùng Trung và Trung Nam. Vùng Trung và Trung Nam khi tác giả đặt chân đến là mùa hè nước Mỹ. Điều đặc biệt nhất với tác giả là sự thích thú của mình với cổng Mây. Cổng Mây ở Chicago đã đem cho tác giả những cảm xúc mới mẻ về thành phố này. Chicago những ngày nhiều mây được tác giả cho giống như một tách cà phê nóng bên quán nhỏ với một anh chàng trầm tính.

Trên hành trình ở Trung và Trung Nam, Đinh Hằng đã có thêm những người bạn mới như Jihea. Qua người bạn này, cô đã có những câu chuyện mới, những góc nhìn mới về quan điểm tình yêu. Và cũng trong cuộc hành trình này, cô đã gặp yêu yêu cũ của mình, người đã chia tay cô trước khi chuyến đi Mỹ bắt đầu. Nghe những tâm tư của cô khi hai người ngồi chung một chiếc xe nhưng lại là hai thế giới khác nhau. Có lẽ khoảng cách vô hình này còn xa hơn khoảng cách nửa vòng trái đất của địa lý.

Kỷ niệm như những cuốn phim quay chậm hiện lên trong tâm trí. Tôi đã ước ao trái tim mình không còn đập loạn nhịp nữa, chân tay mình không còn bủn rủn nữa, lòng mình sẽ không dậy sóng nữa khi gặp lại anh. Nhưng tất cả đã sụp đổ khi anh bên tôi. Khi đó, tôi biết mình vẫn còn yêu anh quá nhiều. [...] Khi yêu một ai đó đủ lâu và đủ sâu, những sợi dây liên kết cứ siết chặt lấy hai người theo năm tháng. Việc phải đang tâm cắt đứt những mối liên kết vô hình ấy, với tôi, cũng đau đớn như mất đi một phần cơ thể mình.

Sau cuộc gặp gỡ với người yêu cô đã gặp những người bạn mới là những người LGBT. Và nhờ những người bạn này đã giúp cô thoát ra khỏi vũng lầy của nước mắt.

Hành trình ở miền Trung và Trung Nam vẫn được cô viết tiếp đến New Orleans với những người bạn mới. Hành trình này đầy đủ những cảm xúc, có nụ cười, có niềm vui, có cả những giọt nước mắt, những tâm trạng khó thể diễn tả. 

Bờ Tây, Roadtrip và những ngày thu sương mù

Rời vùng Trung và Trung Nam với những ngày hè oi ả, hành trình nước Mỹ tiếp tục được viết khi Đinh Hằng đến với bờ Tây. Bờ Tây với Đinh Hằng là những chuyến roadtrip với một đôi vợ chồng người Mỹ đến Arches. Ở đây tác giả miêu tả nhiều hơn về bờ Tây của nước Mỹ, từ cảnh vật thiên nhiên, đến con người và những đặc trưng vùng miền mà chuyến roadtrip cô đặt chân tới. Và chuyến đi roadtrip này đã mang lại cho cô những cảm xúc hết sức tuyệt vời, những cảm xúc mà khó có thể kiếm được. Có sự háo hức khi thức dậy 5 giờ sáng để đón những tia nắng đầu tiên , một đêm trắng để ngắm nhìn những dải sao dệt trên bầu trời phía bên kia cầu đá của khu tưởng niệm Natural Bridges.

Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích, mà chính trên từng chặng đường đi. Thể hiện rõ nhất là trên những chuyến roadtrip đường dài. Có đi mãi trên những con đường chẳng biết đâu là đoạn cuối, bên kia cửa kính xe là dải trời mênh mông cao vợi, bên cạnh là những cánh đồng bát ngát kéo dài mãi tận chân trời, người ta mới thấy ngay cả tiếng gió lùa qua cánh cửa cũng “tự do” như chính kẻ đang rong ruổi trên những con đường.

Một chuyến roadtrip nhưng đã chữa lành tâm hồn của cô rất nhiều. Có lẽ, cô đã nhận ra giá trị của cuộc sống, nhận ra giá trị của bản thân mình. Biết yêu thương và mình, sống để bản thân mình tự hào về mình. Làm những điều mình muốn và cảm thấy vui. Giá trị đó người trẻ ngày nay cần phải nhận ra và cảm nhận.

Cuộc sống du lịch bụi là một cuộc sống khác. Ở đó không có áp lực của một ngày làm việc tám tiếng, nhưng bạn sẽ phải vội vã để không trễ một chuyến bay hay một chuyến xe buýt đường dài. Điều ấy xảy ra gần như mỗi ngày và bạn luôn phải trong trạng thái di chuyển liên tục

Những triết lý về một cuộc sống du lịch bụi

Hơn cả một chuyến đi thưởng ngoạn là hành trình và những dấu ấn. Thì có lẽ du lịch bụi sẽ đem lại cho bạn hành trình và những dấu ấn đó. Sau hành trình nước Mỹ Đinh Hằng đã có những triết lý về du lịch, về cuộc sống đáng để chúng ta phải suy ngẫm

Ở đó không có những con phố ngày nào bạn cũng phải đi, nhưng bạn sẽ học phải học cách nhớ những tên đường bằng thứ tiếng bạn chưa bao giờ nói chỉ trong vòng vài giờ khi mới đến một thành phố. Và đối mặt với sự bất lực ngôn ngữ khi không thể phát âm tên một con đường.

Ở đó bạn không phải dọn dẹp nhà cửa mỗi khi bừa bộn, nhưng bạn sẽ phải ngủ ở những nhà trọ xa lạ, sân bay, bến xe, bến tàu, hay một góc nhà của người mới quen. Chiếc ba lô nặng vài chục ký trên lưng là tất cả những gì bạn có trong một căn nhà.

Ở đó bạn không phải ăn mãi một vị nhưng sẽ phải tập nếm những gia vị lạ lùng chưa thử trong đời. Và đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm chẳng hạn.

Ở đó không có những căn phòng máy lạnh cho bạn ngồi làm việc, nhưng bạn sẽ phải đối mặt với việc thay đổi múi giờ, thay đổi thời tiết và thay đổi cả con người. Và đối mặt với nguy cơ lăn đùng ra bệnh khi chẳng có ai bên cạnh chăm sóc, hỏi han, bảo vệ bạn.

Ở đó, bạn không phải ngày ngày đối mặt với những sếp hay đồng nghiệp mà bạn chẳng ưa chút nào, nhưng phải đối mặt với nguy cơ bị cướp, bị trộm hay gặp phải những kẻ rất xấu. Và phải học cách quan sát và tin tưởng người lạ nữa.

Ở đó bạn không phải chờ đợi đến ngày lãnh lương, nhưng sẽ phải cân đo đong đếm chi phí cho từng bữa ăn, vé xe buýt hay vé tham quan.

Đó không phải là một cuộc sống “sướng”, mà là một cuộc sống “khác”. Tôi tin rằng cuộc sống nào cũng có nỗi vui buồn của riêng nó, quan trọng là bạn sống thế nào và thỏa mãn đến đâu với cuộc sống của mình thôi.

Thay lời kết

Quá trẻ để chết là cuốn sách của một tác giả không xa lạ đối với những ai đam mê du kí. Cuốn sách nói về hành trình của tác giả trên khắp nước Mỹ với những địa danh. Qua mỗi nơi đều có những câu chuyện, những người bạn, hơn hết là những cảm xúc của tác giả. Nhiều người nói rằng tưởng đây chỉ là một cuốn du ký nói về cách đi du lịch nước Mỹ như thế nào. Nhưng hơn hết, đây còn là một cuốn tự truyện. Tự truyện thì phải có câu chuyện, có cảm xúc đặt vào trong đó. Đinh Hằng từ câu chuyện của mình thêm vào đó vẫn nói lên được hành trình của mình trên đất Mỹ. Và cuốn sách này sẽ chạm đến trái tim của các bạn khi đặt mình vào trong đó.

Và tôi yêu cách mình đã chọn làm mọi thứ trong đời theo trái tim mình. Dù trái tim tôi thì thường ngu ngốc và yếu đuối hơn lý trí nhiều. Tôi không thể vứt bỏ tâm hồn để sống thật bình lặng và hạnh phúc như những con người trong “tận cùng thế giới” của Haruki Murakami. Tôi chấp nhận tổn thương để biết yêu mình hơn, chấp nhận từ bỏ để biết cách tiến về phía trước, và chấp nhận rằng mình cô đơn để biết giá trị của những hạnh phúc tôi sẽ có sau này. Nên tôi yêu những gì mình đã, đang và sẽ làm, yêu cuộc sống của mình, và yêu chính bản thân mình nữa. Và tôi yêu cả tuổi trẻ này quá đỗi.

 Review chi tiết bởi: Huy Dũng - Bookademy

------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:

https://www.facebook.com/bookademy.vn

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt

 

                                                                                       

Xem thêm

Khi nghe đến cái tên có phần khác lạ này,có lẽ  chúng ta ắt hẳn đã có những mường tượng cho riêng mình về cuốn Tự truyện - Du kí của một Ta ba lô trên đất Mỹ.Có một giai đoạn tôi nhớ rằng đam mê đi thăm thú , đi "phượt" trên những cung đường xa lạ là một điều gì đó rất đỗi nhiệt huyết,hăng say, nó đã trở thành một dấu ấn rất đẹp trong hành trình tuổi trẻ.May mắn thay ,chính trong cái thời điểm hoàn hảo ấy ,tôi tình cờ phát hiện cuốn sách này khi đọc trên một mục phát hành sách trong một quyển tạp chí vào thời điểm còn là một cô bé chưa thôi mơ mộng .Và quả thật nó đã thu hút tôi ngay từ cái tên khá thú vị, đến những nội dung được giới thiệu đều rất mới lạ ,chính sự tò mò ấy đã dẫn dắt tôi tìm đến quyển sách này như một chất men của một tuổi trẻ cuồng nhiệt . "Quá trẻ để chết" là hành trình làm bạn với chiếc ba lô nặng 34 kí của một cô gái trẻ đã dứt khoát trả nhà, bỏ việc ,mang theo một trái tim tan vỡ,đi đến nửa vòng trái đất để tự mình thực hiện những ước hẹn còn dang dở với người bạn trai đã từ bỏ cô ngay trước thềm hôn nhân. Nhưng đó cũng là chuyến hành trình để tìm kiếm một cái tôi trưởng thành nơi chính tác giả.Đi qua gần 20 bang từ Bờ Đông đến Bờ Tây nước Mỹ với hình thức Couch Surfing,Đinh Hằng đã gặp gỡ những người bạn mới, có những trải nghiệm tuyệt vời chưa từng có trong đời.Dưới ngòi bút nhẹ nhàng , tản mạn , nước Mỹ phồn hoa hiện lên trên trang viết của cô với vẻ thu hút ,mê đắm lòng người, nhưng cũng nhuộm kín nỗi buồn.

Một nước Mỹ trầm lắng cũng được khắc hoạ chân thực bằng những trải nghiệm thực tế và được phản chiếu qua một đôi mắt đầy ưu tư.Chất men lãng mạn đến từ câu chữ, từ những chuyến đi,những con người mới gặp,và cũng là sự góp mặt không thể thiếu của những thức uống có cồn.Xuyên suốt những trang sách người đọc thấy được sự chuyển mình , vực dậy bản thân của một cô gái  từng tổn thương,đau khổ,từng không ít lần suy nghĩ đến cái chết giờ lại đương đầu với căn bệnh trầm cảm , mãnh mẽ bước qua khỏi hố sâu của những mất mác.Quyển sách cũng chứa đựng những thước hình thơ mộng về những địa điểm tác giả đã dừng chân.Có một tấm ảnh khiến tôi chững lại,khung cảnh ngồi dưới tán cây anh đào rực rỡ vốn rất đỗi nên thơ nhưng lại ám ảnh day dứt,nếu chỉ nhìn thoáng qua thì liệu  ai lại có thể biết được rằng suy nghĩ tràn ngập trong đầu cô gái ấy lúc này là cái chết.Hoá ra Cảnh đẹp cũng có thể cướp đi một sinh mạng, chỉ đơn giản vì nó đủ đẹp để khiến người ta chẳng màng đến bất cứ thứ gì.Đó cũng là lý do tỷ lệ tự tử vào mùa hoa anh đào lại cao đến như vậy,và chiếc cầu Cổng Vàng mang vẻ đẹp huy hoàng lại toát lên nỗi buồn chết chóc ...Nhưng chính thiên nhiên hùng vĩ ấy cũng đưa tay cứu lấy cuộc sống một con người, khơi dậy khao khát được sống mãnh liệt để chiêm ngưỡng cho đến hơi thở cuối cùng.Quá nhiều thứ để nói trong một cuốn sách chỉ vỏn vẹn 200 trang nên với tôi,nó là một cuốn sách đáng đọc về một góc nhìn chân thật, hiện đại và đầy dũng cảm.

"Ngay cả những cánh bồ công ảnh đang nương theo cơn gió cũng có hành trình riêng của chúng...Hãy đi theo cơn gió của mình."

Quyển sách kể về cuộc hành trình 1 mình của cô gái trẻ sau khi chia tay người yêu mà lẽ ra chuyến hành đầy ngọt ngào. Nhưng từ đó cô gái gặp những người mang ý nghĩa cho cuộc đời cô mãi về sau. Bức ảnh đẹp chị ngồi dưới những dàn hoa anh đào rực rỡ ấy, chị từng muốn tự tử. Bức ảnh ấy ám ảnh lấy chính tôi. Nhiều người sẽ nói ôi, cô ấy thật sung sướng, sao lại nghĩ như thế, biết bao người muốn được đến nơi xinh đẹp như thế. Nhưng chỉ ai ở trong hoàn cảnh ấy, đâu vô cớ mà người Nhật từng muốn thêm mùa hoa anh đào, nhưng lại chính nội bộ ngăn cản, vì tỉ lệ tự tử vào mùa hoa anh đào quá cao. Giữa những cảnh đẹp ấy, nếu bạn là người bình thường, hoặc khi không lo nghĩ mọi thứ-cơm,áo, gạo,tiền thì bạn mới có khả năng hoặc chí ít là có thời gian ngước nhìn cảnh đẹp. Còn việc cảm được cảnh ấy đẹp hay không, theo quan điểm cá nhân tôi, thì bạn cần tâm hồn thuộc 2 trường hợp sau: - Thứ nhất là vô tư, không lo nghĩ. - Thứ hai là tâm hồn của người đã qua mọi đau khổ của đời người, vì lúc ấy bạn đã thoát được những ràng buộc, vấp ngã, bạn mạnh mẽ bước đi trên đường dài sắp tới. Bạn biết định hướng, hướng đi của cuộc đời. Bạn hiểu bạn sinh ra để làm gì, sứ mệnh, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bạn và bạn đang đi đúng trên con đường đời ấy. Ở trường hợp tác giả lúc ở bức hình ấy đang trải qua cú sốc tình cảm, gia đình thiếu sự yêu thương, đi đến một nơi xa lạ. Nhưng cũng từ đây, những câu chuyện, con người, cuộc đời mà tác giả đã gặp đã giúp cô có niềm tin vào cuộc sống. Và hơn hết cô vẫn tin vào tình yêu, tin vào cuộc sống, cô thay đổi và giúp những người khác thay đổi. Cô lan truyền năng lượng tích cực, cách trò chuyện nhiều năng lượng, làm cho người khác nếu không đủ tự tin sẽ ái ngại nếu bạn quá tự ti, vì cô năng lượng quá, cô mạnh mẽ quá. Nhưng hơn ai hết cô hiểu sự trầm cảm nó khủng khiếp như thế nào và hơn ai hết cô luôn khuyên nên đến bác sỹ hơn là tự chữa như cô. Vì không ai đánh giá được sự nguy hiểm của bệnh này. Và cũng không nhiều trường hợp tự chữa được khi bạn trầm cảm. Quyển sách dành cho các bạn trẻ, chưa từng hoặc đã từng trải qua nhiều cú sốc nhất định, các bạn đến với cuộc đời đều được cho những thử thách nhất định, nhưng không phải để bạn chết đi, mà chỉ để bạn mạnh mẽ hơn. Nụ cười đẹp là nụ cười đã qua nhiều nỗi đau, vì hơn ai hết, bạn biết không còn nỗi đau nào quật ngã được bạn, hoặc chí ít nỗi đau phải lớn hơn những nỗi đau bạn từng trải mới quật ngã được bạn. Chúc bạn tìm được những người có ý nghĩa cuộc đời bạn, tìm được ý nghĩa và sứ mệnh cuộc đời chính mình, mạnh mẽ vun trồng để biến cuộc đời bạn từ mảnh đất khô cằn thành tươi vui, rực rỡ và ý nghĩa cho đời.
6 điểm

Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ là hành trình đơn độc của tác giả – một cô gái Việt trẻ đi xuyên nước Mỹ từ Bờ Đông sang bờ Tây. Hành trình du lịch bụi của cô trải dài trên 20 bang, kéo dài suốt sáu tháng liên tiếp. . Đó là chuyến đi để khám phá thế giới bên trong của những người Mỹ bình thường, dù có thể chỉ là một phần của thế giới ấy. Đó cũng là hành trình khám phá những vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của thế giới – của thiên nhiên nước Mỹ, và của tâm hồn con người trong những hình thức thăng hoa khác nhau của nó. . Nhưng hành trình xuyên qua nước Mỹ này không chỉ là để khám phá một phần thế giới bên ngoài mà còn là để tìm trở lại một phần trọng yếu của bản thân cô gái: tình yêu đối với chính mình và cuộc đời mình, cái tình yêu mà cô đã có lúc đánh mất. Xuất phát điểm của “Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ” là một tình yêu tan vỡ, một nỗi đau đớn vì tình, lớn đến độ khiến tác giả có lúc đã gần kề cái chỗ đâm đầu vào tàu điện ngầm tự sát, một kết cục khiến ta không khỏi nghĩ tới Anna Karenina. . Đinh Hằng, tác giả, xuất hiện trong cuốn sách như một phụ nữ mạnh mẽ, đầy cá tính và sức mạnh bên trong, tự tin ngẩng cao đầu bước giữa thế giới, hoàn toàn không có một mặc cảm nào bất kể căn nguyên của nó là gì. . Chuyến đi của Đinh Hằng, rốt cuộc, là một cuộc hành trình đi tìm lại và nhìn nhận lại giá trị của bản thân mình, của sự sống. Nước Mỹ, với tất cả những vẻ đẹp cùng sự đa dạng và phức tạp của nó, ở đây đóng vai trò như một chốn “luyện ngục” để cô vượt qua chính mình và trở nên một người khác. Một cuộc đi lớn chỉ dành cho những người thực sự muốn lớn hơn bản thân mình ngày hôm qua. . Cách Đinh Hằng đi và hòa mình vào văn hóa Mỹ không phải là cái nhìn của công dân một nước đang phát triển lần đầu đến với xứ cờ hoa, choáng ngợp với nước Mỹ to lớn hiện đại và thấy mình sao mà nhỏ bé đơn độc. Ngược lại, đó là cái nhìn của một người lữ hành đã dày dạn kinh nghiệm, nhìn một xứ sở mới, những con người mới với cái nhìn bình đẳng, điềm nhiên và không định kiến. Đinh Hằng xem nước Mỹ và người Mỹ với tâm thế tôn trọng và bình đẳng, như một kẻ biết người rất giỏi nhưng cũng hiểu rõ những giá trị của bản thân. . Cũng chính vì vậy mà nước Mỹ và người Mỹ hiện ra trong sách rất thực và rất đời, không tô hồng, không phóng đại. Một nước Mỹ không chỉ với các tòa nhà chọc trời, với sự phát triển vượt bậc và các công nghệ hiện đại. Mà là một nước Mỹ chân thực và trần trụi với những vấn đề của nó, nền văn hóa Mỹ, cách sống của người Mỹ, quan niệm của họ về bản thân, về tình yêu, và kể cả những vấn đề khá nhạy cảm với người Việt như tình một đêm, đồng tính, cỏ và ma túy… . Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ không đơn thuần là một cuốn sách du ký. Bởi trên hành trình đơn độc xuyên qua nước Mỹ, những xung đột tâm lý của cô gái bị bỏ lại trước ngưỡng cửa hôn nhân cũng hiện lên sâu sắc. Đó là câu chuyện của sự đan xen mãnh liệt những cô đơn, đau đớn, niềm tin, khát vọng, đam mê, tuổi trẻ. Cô gái nhân vật chính dám nghỉ việc, trả nhà, bay nửa vòng Trái Đất và quăng mình vào một hành trình không đích đến để đối mặt với người mình đã từng yêu một lần nữa. Hành trình địa lý cũng chính là hành trình tâm lý ấy đánh thức trong mỗi người trẻ tuổi bản năng yêu, đi và sống hết mình.