Có phải bạn luôn tin rằng những người thành công xung quanh bạn đều có một thứ “tài năng thiên bẩm” có thể giúp họ đạt được đỉnh cao mà họ đang đứng ngày hôm nay? Vậy thì bạn đã và đang mắc một sai lầm lớn đấy! Thành công của hầu hết những con người ấy là do họ nắm vững lý thuyết trò chơi hay còn gọi là nghệ thuật tư duy chiến lược, với khả năng dự đoán những động thái tiếp theo của người cùng chơi, trong khi biết rõ rằng đối thủ đang cố gắng làm điều tương tự với mình. Không chỉ vậy, chính bạn cũng có thể tự mình nắm vững những bí kíp vô cùng đơn giản để trở thành một trong số họ với cuốn sách Nghệ thuật tư duy chiến lược (The art of Strategy) đấy!

Tác giả của cuốn sách Nghệ thuật tư duy chiến lược (The art of Strategy) là Avinash K. Dixit và Barry J. Nalebuff, những người đã từng rất nổi tiếng với cuốn sách Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh- Co-operation. Đối với cuốn sách về tư duy chiến lược này, hai tác giả đặt rất nhiều tâm sức và kỳ vọng bởi họ đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của rất nhiều vị giáo sư trong ngành để có thể hoàn thiện cuốn sách.

Chúng tôi kỳ vọng Nghệ thuật tư duy chiến lược (The art of Strategy) sẽ bao gồm quan điểm đã có từ lâu những vẫn còn nguyên giá trị và cả những quan điểm kế thừa nó. Dù đưa thêm vào nhiều câu chuyện thực tế, nhưng mục đích của chúng tôi vẫn là giúp bạn phát triển lối tư duy riêng về những tình huống chiến lược mà bạn sẽ phải đối mặt; đây không phải là cuốn sách có thể đọc ở sân bay, giới thiệu “bảy bước để nắm chắc một chiến lược thành công”. Các tình huống bạn phải đối mặt rất đa dạng và bạn sẽ thành công hơn nhờ nắm được một số nguyên tắc chung cũng như thích ứng với các trò chơi chiến lược đang tham gia.

Trong cuốn sách Nghệ thuật tư duy chiến lược (The art of Strategy) của mình, hai tác giả chia toàn bộ nội dung thành ba phần chính:

Phần I:  4 chương đầu giới thiệu và làm quen với Lý thuyết trò chơi.

Phần II: 3 chương tiếp theo giải thích cặn kẽ và chi tiết hơn về Lý thuyết trò chơi.

Phần III: 7 chương cuối cùng giúp người đọc vận dụng Lý thuyết trò chơi vào trong công việc và cuộc sống của mỗi người.

Ngoài ba phần chính này, tác giả còn đưa thêm những phần đọc thêm và bài tập để người đọc có thể luyện tập nhuần nhuyễn hơn những gì đã được học trong cuốn sách nahừm đạt được kết quả toàn diện nhất sau khi đọc xong cuốn sách.

Phần I

10 câu chuyện về chiến lược

Trong chương đầu tiên mở đầu nội dung về Lý thuyết trò chơi, cuốn sách đưa ra 10 câu chuyện thực tế giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về cái được gọi là Lý thuyết trò chơi.

Hãy coi các câu chuyện này như món tráng miệng trước khi bạn thưởng thức món chính. Chúng được thiết kế để kích thích vị giác của bạn, chứ không phải để bạn thấy no.

Trong số những câu chuyện được kể làm ví dụ trong chương này, có một câu chuyện về Thế lưỡng nan của Buffett với sự ứng dụng Lý thuyết trò chơi một cách vô cùng thú vị. Warren Buffett đề xuất một chiến dịch thúc đẩy tài chính và mong muốn nó được thông qua. Song đây là một điều rất khó vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều người trong cơ quan lập pháp. Tác giả phân tích rằng, để có thể thuyết phục được những người trong cơ quan luật pháp bỏ phiếu thuận thông qua dự luật này thì phải đặt họ vào một thứ gọi là “Thế lưỡng nan của những người tù” và bắt họ ra quyết định. Để minh chứng cho điều này, Buffett đã nói rằng:

Giả sử một tỷ phú lập dị đưa ra đề nghị sau: Nếu dự luật này bị bãi bỏ, ngươi này- ngài E.B- sẽ tặng 1 tỷ đô-la the cách được cho phép( tiền mềm biến mọi thứ trở thành có thể) cho đảng chính trị có nhiều phiếu bầu ủng hộ dự luật nhất. Với cách úng dụng láu cá này của lý thuyết trò chơi, dự luật sẽ được Quốc hội thông qua, do đó không làm E.B. phải tốn kém gì.

Đây chỉ là một trong những cách mà chúng ta có thể vận dụng lý thuyết trò chơi vào công việc và cuộc sống của mình. Những nội dung chi tiết hơn của lý thuyết này được bàn ở phần sau của cuốn sách.


Giải quyết trò chơi bằng cách suy luận ngược

Nguyên tắc chung của các trò chơi có hành động lần lượt chính là bạn phải đoán câu trả lời của những người chơi khác và sử dụng chúng làm tư liệu để suy đoán câu trả lời của mình ở hiện tại. Và điều đó đã được khái quát trở thành một nguyên tắc trong hành vi chiến lược: “Nhìn về tương lai và suy luận ngược lại”.

Trong chương này, bạn sẽ được giới thiệu về CÂY QUYẾT ĐỊNH và CÂY TRÒ CHƠI. Bạn sẽ được học cách vẽ sơ đồ này để mô tả các lựa chọn trong một trò chơi chiến lược. Đây sẽ là một công cụ hữu ích đối với bạn trong việc tính toán lựa chọn tối ưu cho chính bản thân mình.

Nhìn chung, trong phần một, tác giả giới thiệu cho người đọc hiểu thế nào là lý thuyết trò chơi trước khi đào sâu hơn về nó. Tác giả chỉ ra rằng: “Trò chơi là tình huống phụ thuộc lẫn nhau về chiến lược” và trong một trò chơi sẽ có sự di chuyển. Để phân tích sự di chuyển đó, chúng ta cần tạo lập cây trò chơi và bắt đầu quá trình phân tích dựa trên 4 quy tắc sau:

Quy tắc 1: Nhìn về phía trước và suy luận ngược.

Quy tắc 2: Nếu bạn có một chiến lược áp đảo, hãy sử dụng nó.

Quy tắc 3: Không xem xét các chiến lược bị áp đảo.

Quy tắc 4: Tìm kiếm các cân bằng, hoặc cặp chiến lược, trong đó hành động của mỗi người chơi là phản ứng tốt nhất của họ đối với chiến lược của người chơi còn lại.

Phần II

Lựa chọn và cơ hội

Trong một bộ phim mang tên The Princess Bride(Cô dâu công chúa) có một phân cảnh nói về trận chiến giữa anh hùng(Westley) và nhân vật phản diện (Vizzini xứ Sicily) được đánh giá cao khi nó thể hiện một tình huống khiến con người ta phải cân nhắc về sự lựa chọn của mình sẽ dẫn tới cơ hội hay rủi ro.

Westley thách Vizzini tham gia một trò chơi sau. Westley sẽ bỏ độc vào một trong hai ly rượu vang mà Vizzini không thấy. Sau đó Vizzini sẽ chọn một ly để uống.
Vizzini cân nhắc đến tình huống, tất cả dều đi theo một vòng tròn logic. Cuối cùng, hắn đã làm cho Westley phân tâm, đổi hai chiếc ly và nở nụ cười tự tin khi cả hai đều uống ly rượu của chính mình. (…) Và khi cái chết đột ngột đến, Vizzini vẫn còn đang cười lớn vì chiến thắng dự kiến của mình.

Cái chết của Vizzini được lý giải do trong vòng trong logic mà hắn lập ra trong đầu có một lỗ hổng lớn, và lỗ hổng này được phân tích rất kỹ càng trong phần II của cuốn sách nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn, biết làm thế nào để vẽ nên một vòng tròn logic khi bị rơi vào tình thế tương tự mà không mắc sai lầm như Vizzini đã mắc phải.

Đồng thời, ngoài việc dạy bạn cách sử dụng những công cụ để phân tích một tình huống trong công việc và cuộc sống như một trò chơi( theo đúng tinh thần của Lý thuyết trò chơi) thì hai tác giả còn đưa ra cho bạn những sai khác giữa lý thuyết và thực tế để bạn tiếp cận Tư duy chiến lược một cách chân thực và sinh động nhất. Đây chính là điểm mạnh của cuốn sách giúp bạn thành công hơn khi tập áp dụng những thứ mình học được vào thực tế cuộc sống.


Phần III

Nếu phần I và phần II giới thiệu và giúp bạn làm quen với Lý thuyết trò chơi cũng như Tư duy chiến lược thì trong phần III của cuốn sách, hai vị giáo sư đưa các bạn đến với những tình huống thực tế và phân tích nó để bạn hiểu làm thế nào để có thể ứng dụng được những mảng kiến thức mới mà mình vừa tiếp thu.

Các tình huống thực tế này nói về đủ mọi khía cạnh trong công việc và cuộc sống mà bạn có thể gặp phải. Ví dụ, bạn sẽ phải làm thế nào để những đứa con đến thăm và gọi điện cho mình thường xuyên hơn? Nếu trở thành một người lãnh đạo trong quân đội, bạn sẽ làm gì để tất cả những người lính dưới quyền bạn sẵn sàng hi sinh tất thảy, thậm chí ngã xuống vì Tổ quốc? Khi tham gia một cuộc đua, một trận đấu hay một cuộc thi, bạn cần hành động như thế nào để không bị bỏ lại phía sau? Không chỉ nói về những vấn đề như vậy, cuốn sách còn kèm theo vô vàn tình huống khác. Song điều tuyệt vời nhất của cuốn sách này chính là sau khi bạn đọc và thấu hiểu hoàn toàn những nội dung được truyề tải trong đó thì bạn chắc chắn sẽ có thể ứng dụng được một phần nào đấy của những gì bạn học được vào giải quyết các vấn đề nảy sinh hằng ngày trong cuộc sống thường nhật của bạn. Và đây cũng chính là điều mà hai vị giáo sư muốn truyền tải tới bạn sau ba phần của cuốn sách Nghệ thuật tư duy chiến lược (The art of Strategy).


Lời kết

Cuốn sách Nghệ thuật tư duy chiến lược (The art of Strategy) giống như một cuốn giáo trình dành cho bạn để nghiên cứu và tìm cách ứng dụng Lý thuyết trò chơi vào trong công việc và cuộc sống hằng ngày của mình. Từng ví dụ và phân tích của hai tác giả sẽ khiến bạn thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ về cách sự việc vận hành trong cuộc sống hàng ngày đấy. Vậy tại sao bạn không bắt đầu với cuốn sách ngay ngày hôm nay nhỉ?

“Tôi chẳng thể nghĩ ra nổi cuốn nào phù hợp hơn cuốn này khi phải nói đến sự kết hợp hoàn hảo giữa những hiểu biết thực tế và tính giải trí”- Steven Levitt

 

Tác Giả: Lệ Duyên - Bookademy

-------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:https://www.facebook.com/bookademy.vn

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt

 

 

Xem thêm

Nếu phần I và phần II giới thiệu và giúp bạn làm quen với Lý thuyết trò chơi cũng như Tư duy chiến lược thì trong phần III của cuốn sách, hai vị giáo sư đưa các bạn đến với những tình huống thực tế và phân tích nó để bạn hiểu làm thế nào để có thể ứng dụng được những mảng kiến thức mới mà mình vừa tiếp thu.

Các tình huống thực tế này nói về đủ mọi khía cạnh trong công việc và cuộc sống mà bạn có thể gặp phải. Ví dụ, bạn sẽ phải làm thế nào để những đứa con đến thăm và gọi điện cho mình thường xuyên hơn? Nếu trở thành một người lãnh đạo trong quân đội, bạn sẽ làm gì để tất cả những người lính dưới quyền bạn sẵn sàng hi sinh tất thảy, thậm chí ngã xuống vì Tổ quốc? Khi tham gia một cuộc đua, một trận đấu hay một cuộc thi, bạn cần hành động như thế nào để không bị bỏ lại phía sau? Không chỉ nói về những vấn đề như vậy, cuốn sách còn kèm theo vô vàn tình huống khác. Song điều tuyệt vời nhất của cuốn sách này chính là sau khi bạn đọc và thấu hiểu hoàn toàn những nội dung được truyền tải trong đó thì bạn chắc chắn sẽ có thể ứng dụng được một phần nào đấy của những gì bạn học được vào giải quyết các vấn đề nảy sinh hằng ngày trong cuộc sống thường nhật của bạn. Và đây cũng chính là điều mà hai vị giáo sư muốn truyền tải tới bạn sau ba phần của cuốn sách Nghệ thuật tư duy chiến lược (The art of Strategy).

Cuốn sách Nghệ thuật tư duy chiến lược (The art of Strategy) giống như một cuốn giáo trình dành cho bạn để nghiên cứu và tìm cách ứng dụng Lý thuyết trò chơi vào trong công việc và cuộc sống hằng ngày của mình. Từng ví dụ và phân tích của hai tác giả sẽ khiến bạn thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ về cách sự việc vận hành trong cuộc sống hàng ngày đấy. Vậy tại sao bạn không bắt đầu với cuốn sách ngay ngày hôm nay nhỉ?

“Tôi chẳng thể nghĩ ra nổi cuốn nào phù hợp hơn cuốn này khi phải nói đến sự kết hợp hoàn hảo giữa những hiểu biết thực tế và tính giải trí”- Steven Levitt

Trong một bộ phim mang tên The Princess Bride(Cô dâu công chúa) có một phân cảnh nói về trận chiến giữa anh hùng(Westley) và nhân vật phản diện (Vizzini xứ Sicily) được đánh giá cao khi nó thể hiện một tình huống khiến con người ta phải cân nhắc về sự lựa chọn của mình sẽ dẫn tới cơ hội hay rủi ro.

Westley thách Vizzini tham gia một trò chơi sau. Westley sẽ bỏ độc vào một trong hai ly rượu vang mà Vizzini không thấy. Sau đó Vizzini sẽ chọn một ly để uống.

Vizzini cân nhắc đến tình huống, tất cả đều đi theo một vòng tròn logic. Cuối cùng, hắn đã làm cho Westley phân tâm, đổi hai chiếc ly và nở nụ cười tự tin khi cả hai đều uống ly rượu của chính mình. (…) Và khi cái chết đột ngột đến, Vizzini vẫn còn đang cười lớn vì chiến thắng dự kiến của mình.

Cái chết của Vizzini được lý giải do trong vòng trong logic mà hắn lập ra trong đầu có một lỗ hổng lớn, và lỗ hổng này được phân tích rất kỹ càng trong phần II của cuốn sách nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn, biết làm thế nào để vẽ nên một vòng tròn logic khi bị rơi vào tình thế tương tự mà không mắc sai lầm như Vizzini đã mắc phải.

Đồng thời, ngoài việc dạy bạn cách sử dụng những công cụ để phân tích một tình huống trong công việc và cuộc sống như một trò chơi( theo đúng tinh thần của Lý thuyết trò chơi) thì hai tác giả còn đưa ra cho bạn những sai khác giữa lý thuyết và thực tế để bạn tiếp cận Tư duy chiến lược một cách chân thực và sinh động nhất. Đây chính là điểm mạnh của cuốn sách giúp bạn thành công hơn khi tập áp dụng những thứ mình học được vào thực tế cuộc sống.

Nguyên tắc chung của các trò chơi có hành động lần lượt chính là bạn phải đoán câu trả lời của những người chơi khác và sử dụng chúng làm tư liệu để suy đoán câu trả lời của mình ở hiện tại. Và điều đó đã được khái quát trở thành một nguyên tắc trong hành vi chiến lược: “Nhìn về tương lai và suy luận ngược lại”.

Trong chương này, bạn sẽ được giới thiệu về CÂY QUYẾT ĐỊNH và CÂY TRÒ CHƠI. Bạn sẽ được học cách vẽ sơ đồ này để mô tả các lựa chọn trong một trò chơi chiến lược. Đây sẽ là một công cụ hữu ích đối với bạn trong việc tính toán lựa chọn tối ưu cho chính bản thân mình.

Nhìn chung, trong phần một, tác giả giới thiệu cho người đọc hiểu thế nào là lý thuyết trò chơi trước khi đào sâu hơn về nó. Tác giả chỉ ra rằng: “Trò chơi là tình huống phụ thuộc lẫn nhau về chiến lược” và trong một trò chơi sẽ có sự di chuyển. Để phân tích sự di chuyển đó, chúng ta cần tạo lập cây trò chơi và bắt đầu quá trình phân tích dựa trên 4 quy tắc sau:

Quy tắc 1: Nhìn về phía trước và suy luận ngược.

Quy tắc 2: Nếu bạn có một chiến lược áp đảo, hãy sử dụng nó.

Quy tắc 3: Không xem xét các chiến lược bị áp đảo.

Quy tắc 4: Tìm kiếm các cân bằng, hoặc cặp chiến lược, trong đó hành động của mỗi người chơi là phản ứng tốt nhất của họ đối với chiến lược của người chơi còn lại.

Trong chương đầu tiên mở đầu nội dung về Lý thuyết trò chơi, cuốn sách đưa ra 10 câu chuyện thực tế giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về cái được gọi là Lý thuyết trò chơi.

Hãy coi các câu chuyện này như món tráng miệng trước khi bạn thưởng thức món chính. Chúng được thiết kế để kích thích vị giác của bạn, chứ không phải để bạn thấy no.

Trong số những câu chuyện được kể làm ví dụ trong chương này, có một câu chuyện về Thế lưỡng nan của Buffett với sự ứng dụng Lý thuyết trò chơi một cách vô cùng thú vị. Warren Buffett đề xuất một chiến dịch thúc đẩy tài chính và mong muốn nó được thông qua. Song đây là một điều rất khó vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều người trong cơ quan lập pháp. Tác giả phân tích rằng, để có thể thuyết phục được những người trong cơ quan luật pháp bỏ phiếu thuận thông qua dự luật này thì phải đặt họ vào một thứ gọi là “Thế lưỡng nan của những người tù” và bắt họ ra quyết định. Để minh chứng cho điều này, Buffett đã nói rằng:

Giả sử một tỷ phú lập dị đưa ra đề nghị sau: Nếu dự luật này bị bãi bỏ, ngươi này- ngài E.B- sẽ tặng 1 tỷ đô-la the cách được cho phép( tiền mềm biến mọi thứ trở thành có thể) cho đảng chính trị có nhiều phiếu bầu ủng hộ dự luật nhất. Với cách ứng dụng láu cá này của lý thuyết trò chơi, dự luật sẽ được Quốc hội thông qua, do đó không làm E.B. phải tốn kém gì.

Đây chỉ là một trong những cách mà chúng ta có thể vận dụng lý thuyết trò chơi vào công việc và cuộc sống của mình. Những nội dung chi tiết hơn của lý thuyết này được bàn ở phần sau của cuốn sách.