Càng gặp gỡ nhiều người, tôi càng nghiệm ra một điều: cuộc sống của những nhà đổi mới này đã vươn lên trên cả nỗi kinh hoàng của chiến tranh, mang tới sự lạc quan và niềm hy vọng. Không sờn lòng trước bom đạn, họ đang phát minh ra những thiết bị với mong mỏi biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Đó là cảm nhận của tác giả Avi Jorisch về con người trên khắp đất nước Israel. 

Nếu chỉ nghe thoáng qua tin tức thời sự, bạn có thể sẽ cho rằng cuộc sống ở Israel chỉ nhuốm màu bạo lực – chiến tranh, những vụ đánh bom liều chết, đâm chém và tấn công bằng xe hơi. Cả đất nước đúng là đang phải gánh chịu sự hỗn loạn. Nhưng bên cạnh đó còn một đất nước Israel khác. Nếu bạn nhìn vào danh sách mười vấn đề hàng đầu mà thế giới đang phải đối mặt, thì nhất định sẽ có ai đó đến từ Israel đang tìm cách giải quyết chúng.

Với kết cấu gồm bốn chương, chương một là những đặc điểm đã tạo ra một Israel phát triển, chương hai là những thách thức cục bộ đưa tới những giải pháp toàn cầu, chương ba là những công nghệ cho tương lai bền vững còn cuối cùng chương bốn quốc gia nhỏ, tầm nhìn lớn, những chia sẻ về hành trình phát triển của Israel. Cuốn sách này sẽ giới thiệu và phân tích những điều Israel đang thực hiện ngay lúc này đây nhằm cải tạo thế giới và tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu của đất nước này. Độc giả cũng sẽ được gợi ý về những tiềm năng của Israel có thể tiến xa tới đâu nếu không bị mắc kẹt trong chiến tranh và thường xuyên phải chiến đấu để tự vệ và bảo toàn lãnh thổ. Đi tìm những phép màu thời hiện đại là khát vọng chung của toàn thế giới, không phân biệt truyền thống tôn giáo. Đó cũng là mong ước ngày một sâu sắc hơn của Israel, đất nước nhỏ bé nằm bên bờ Địa Trung Hải.

Được chắp bút bởi Avi Jorisch, một doanh nhân dày dạn kinh nghiệm và là chuyên gia về Trung Đông. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Quan hệ Quốc tế và Tổ chức lãnh đạo trẻ. Israel – Mảnh đất của những phát minh vì con người là kết quả của cuộc phỏng vấn hơn một trăm người gồm các nhà đổi mới, các CEO, nhà hoạch định chính sách, các sĩ quan quân đội, giám đốc điều hành của các tổ chức phi chính phủ, các kỹ sư, lập trình viên máy tính, các giám đốc ngân hàng, nhà đầu tư mạo hiểm..vì vậy, khi đọc cuốn sách này bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá thông qua từng trang sách.

Tại sao Israel lại phát triển đến vậy?

Vì sao một đất nước nhỏ bé nhường vậy lại mang trong mình mong muốn sâu sắc xua đi màn đêm và đem thêm nhiều ánh sáng đến cho toàn thế giới? Thì dưới đây sẽ là vô số lý do lý giải cho câu hỏi này.

Nền văn hóa nhân ái

Thành tựu đổi mới của Israel bắt nguồn từ nhiều yếu tố, một trong số đó là văn hóa khuyến khích người dân đặt ra câu hỏi cho nhà cầm quyền và thách thức những điều hiển nhiên. Ngoài ra, các yếu tố khác như tinh thần chutzpah, nghĩa vụ quân sự bắt buộc, những trường đại học danh tiếng, một bộ máy chính quyền đồ sộ nhưng thông minh, sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và sự đa dạng cũng tạo nên những đặc trưng riêng của Israel và lý giải tại sao đất nước nhỏ bé này lại trở thành một cường quốc công nghệ. Song, thay vì chỉ đơn thuần khiến người dân trở nên giàu có hay mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống, nhiều công ty công nghệ Israel còn hướng tới cải tạo thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. 

Những nhà đổi mới, khi được hỏi về lý do thôi thúc họ phải hướng tới vấn đề của thế giới, thì đa số câu trả lời đều là: chính nền văn hóa Israel hay Do Thái đã truyền cho họ động lực. Và những giá trị của Israel được lan truyền một cách vô thức trên đất nước này, nó đã trở thành nền văn hóa cốt lõi của người dân Israel.

Điều đặc biệt, động lực thúc đẩy sự đổi mới của những nhà lãnh đạo Israel cũng có nhiều cấp độ. Một số khởi nghiệp để kiếm tiền, một số khởi nghiệp vì mục đích từ thiện. Nhưng dù mục đích gì thì trên thực tế, thông qua những tác động to lớn mà họ đạt được đã tạo ra cho cuộc sống của vô số người, tất cả họ đều đang làm từ thiện.

Đường lối lãnh đạo 

Bảy mươi năm sau khi được thành lập, Israel đã phải đối mặt với không biết bao nhiêu thử thách: thập kỷ nào cũng có chiến tranh, phải chịu sự cô lập cả về ngoại giao và kinh tế, dân số phình to do chính sách mở cửa đón nhận hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới. Và trong thời điểm đó, Israel còn phải hứng chịu vô số những lời chỉ trích nặng nề, đặc biệt trong vấn đề đối xử với người Ả Rập gốc Palestine. Nhưng bất chấp tất cả những khiếm khuyết đó, đất nước non trẻ này vẫn sẽ tiếp tục thực thi một đường lối lãnh đạo với sức lan tỏa vượt ra ngoài biên giới hạn hẹp của mình trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế và đạo đức.

Đối với cộng đồng người Do Thái cải tạo thế giới vẫn luôn đồng nghĩa với làm việc thiện, bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội. Với những người Israel được đặc tả trong cuốn sách này, bao gồm các  bác sĩ, tu sĩ, nhà khoa học, nhà nông học, nhà thực vật học và các kỹ sư với nhiều tín ngưỡng khác nhau, cải tạo thế giới đã trở thành mục tiêu mang tính quyết định. Và công cuộc biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn của Israel cũng tựa như một bức Mosaic – một hình thức nghệ thuật trang trí, tạo ra hình ảnh từ tập hợp vô số những mảnh ghép nhỏ. Trong đó mỗi sáng kiến của mỗi người tại mỗi thời điểm là một miếng ghép tạo lên bức tranh tổng thể hài hòa. Những người Do Thái luôn mang trong mình tấm lòng cao cả.

                                    Nếu tôi không sống vì bản thân mình, thì ai sẽ sống cho tôi đây

                                    Nhưng nếu chỉ sống cho riêng mình thì tôi là ai chứ?

                                    Và nếu tôi không hành động ngay bây giờ, thì còn đợi đến khi nào nữa?


Những nhà đổi mới vĩ đại với những phát minh thay đổi nhân loại

Uber cứu thương

Eli Beer, một công dân Israel, ngay từ khi 11 tuổi đã bị ám ảnh bởi vụ nổ bom khủng bố từ người Palestine, tuy anh có thể thoát khỏi vụ nổ nhưng cũng chính vụ nổ đó đã thôi thúc trong anh ý định trở thành kỹ thuật viên sơ cấp cứu để có thể cứu giúp mọi người khi có tai nạn xảy ra. Nhiều năm sau khi đã trở thành kỹ thuật viên sơ cứu chuyên nghiệp, chứng kiến nhiều vụ việc ‘’mạng người ra đi’’ vì sự chậm trễ của xe cứu thương, anh đã phát minh ra Ambucycle, xe mô tô cứu thương chớp nhoáng nhằm giải quyết vấn đề thời gian khi cần cấp cứu gấp. Không chỉ dừng lại ở đó, Beer hợp tác với một số người bạn của mình thành lập một đội cứu hộ chớp nhoáng làm tình nguyện cứu người trên khắp đất nước và còn mở rộng sang nhiều khu vực khác lân cận, trong đó có cả Ả Rập và Palestine. Những phát minh và tấm lòng của Beer, đã giữ lại mạng sống cho rất nhiều người trên thế giới, vì nhờ có xe cứu thương chớp nhoáng và đội cứu hộ sơ cứu khẩn cấp của Beer mà rất nhiều người được cứu sống kịp thời.

Người bại liệt sẽ được bước đi

Goffer, nhà nghiên cứu tài năng trong lĩnh vực kỹ thuật điện và máy tính ở Israel và Mỹ, và là người bị liệt do một tai nạn xe. Tuy nhiên, ông không hề bỏ cuộc như những người khác, chấp nhận để được chăm sóc và từ bỏ cuộc đời, Goffer làm ngược lại, ông tìm cách khắc phục và cuối cùng đã phát minh ra một loại thiết bị với tên gọi là ReWalk, cho phép người liệt có thể đi lại bình thường. Người bại liệt hai chân có thể sử dụng chúng để đi tất cả mọi nơi, thậm chí đã từng có vận động viên dùng ReWalk để tham gia cuộc đua maraton và thu được kế quả xuất sắc. Không chỉ có vậy thiết bị này còn có tác dụng hỗ trợ bệnh nhận trị liệu, khiến người dùng “cải thiện sức chống đỡ của cơ thể” mà không kèm theo bất cứ tác dụng phụ nào. Chính thiết bị này đã mang tới hy vọng và cơ hội cho vô số người bại liệt trên khắp đất nước Israel, và hơn hết là đối với bản thân Goffer vì cuối cùng sau nhiều năm chờ đợi ông cũng được đứng bằng chính đôi chân của mình một cách tự chủ. 

Nuốt camera vào bụng

Trong y học có một loại thiết bị dùng để soi ruột chuyên dụng được cấu tạo từ một viên nhộng có gắn camera và thiết bị này được phát minh bởi một người Israel – Gavriel Iddan. Với cấu trúc bao gồm một chiếc camera và bộ phát sóng vô tuyến nhỏ gần bằng một viên thuốc bổ sung vitamin có thể nuốt vào bụng để ‘’chu du’’ và cung cấp các hình ảnh bên trong đường tiêu hóa. Thiết bị này đã khắc phục vô số nhược điểm so với khi sử dụng thiết bị nội soi là ống mềm trước đó, phát minh của Iddan cho phép các bác sĩ nhìn được toàn bộ bên trong ruột non đồng thời cung cấp cho họ hình ảnh chi tiết, rút ngắn thời gian diễn ra quá trình thăm khám. Ngày nay, phát minh này của Iddan vẫn được áp dụng trong y học và mang lại hiệu quả đáng mong đợi, mang đến cho y học thế giới một công cụ hữu hiệu, dò tìm ung thư giúp cứu sống hàng ngàn sinh mệnh con người.

Trên đây là một số những nhà phát minh vĩ đại của Israel và thế giới, những phát minh của họ không chỉ cứu giúp chính bản thân họ mà còn góp phần thay đổi và cứu giúp toàn bộ công dân thế giới. Họ đều là người Israel, mang trong mình tấm lòng cao cả.

Một ngày nào đó, chính sự kiên định của bạn với những ý tưởng tưởng chừng điên rồ đã 

góp phần thay đổi lịch sử phát minh thế giới

Một số đóng góp vĩ đại của Israel cho thế giới

Có rất nhiều những thiết bị, sản phẩm, dụng cụ mà con người ta sử dụng thường xuyên, nhưng lại không hề biết chúng bắt nguồn từ đâu? Thật kỳ diệu rằng rất rất nhiều ứng dụng quan trọng trên thế giới đó, lại bắt nguồn từ đất nước Israel, và dưới đây là một vài những phát minh được phát triển trên mảnh đất Israel, chúng đều rất gần gũi và không hề xa lạ gì với cuộc sống của chúng ta.

Hệ thống cửa và khóa “bất khả xâm phạm”: Năm 1973 Avraham Bachri và Moshe Dolev phát minh ra loại khóa cửa hình học Rav Bariach, với trục ổ khóa liên kết trên toàn bộ khung cửa. Sau đó 4 năm bộ đôi tiếp tục tạo ra cửa an ninh bằng thép Pladelet đồng bộ với mẫu khóa trên.

Túi chứa ngũ cốc: Năm 1985, tiến sĩ Shlomo Navarro phát triển Kén ngũ cốc, một chiếc túi có kích thước khổng lồ được dán kín khí để trữ gạo, ngũ cốc, gia vị và các loại đậu mà không cần dùng đến thuốc trừ sâu.

Ngăn chặn va chạm giữa chim và máy bay: Năm 1987, nhờ sử dụng sóng ra-đa tàu lượn gần động cơ , máy bay không người lái và mạng lưới người quan sát chim, Yossi Leshem đã lập nên một bản đồ chính xác miêu tả đường bay của hơn một tỷ con chim qua không phận Israel hàng năm. Nhờ nghiên cứu của ông, tỷ lệ va chạm giữa chim và máy bay đã giảm 76%, với số tiền tiết kiệm được lên đến gần một tỷ đô la.

Tường lửa cho mạng Internet: Năm 1993, Gil Shwed, Shlomo Kramer, và Marius Nacht đã tạo ra hệ thống tường lửa đầu tiên nhằm bảo vệ dữ liệu trực tuyến của các cá nhân và công ty.

Hệ định vị GPS cho phẫu thuật não: Năm 1993, Imad và Reem Younis thành lập Alpha Omega, công ty công nghệ cao của người Ả Rập lớn nhất trên đất Israel. Các thiết bị hoạt động như một hệ định vị GPS trong não của công ty đã trở thành tiêu chuẩn cho các sản phẩm tương tự để phục vụ trong phẫu thuật kích thích não sâu, nhằm chữa những cơn run ảnh hướng đến sinh hoạt hàng ngày, bệnh Parkinson cùng các rối loạn thần kinh khác.

Thuốc điều trị bệnh sa sút trí tuệ: Năm 2006, Marta Weinstock-Rosin, Michael Chorev và tiến sĩ Zeev Ta-Shma đã phát triển thuốc Exelon, loại thuốc đầu tiên được phê chuẩn đưa vào điều trị các chứng sa sút trí tuệ từ nhẹ đến vừa của bệnh Parkinson.

Ngửi thấy mùi ung thư: Năm 2015, Hossam Haick phát triển NA-Nose, một thiết bị hoạt động tương tự như thiết bị kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở, để kiểm tra khả năng mắc ung thư phổi. Nhờ sử dụng công nghệ đặc biệt, thiết bị này có thể phát hiện các hợp chất mà hệ khứu giác thông thường của con người không thể nhận biết.


Lời kết

Israel – Mảnh đất của những phát minh vì con người đầy ắp những câu chuyện thể thể hiện cội rễ từ ngàn xưa của tinh thần đổi mới Israel, đó chính là niềm thôi thúc cải tạo thế giới, và hiện thân của động lực ấy trong bối cảnh toàn cầu. Đây là một cuốn sách tuyệt vời cho những doanh nhân, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, và cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của đổi mới cũng như cách thức thực hiện chúng. Bởi trong lịch sử, chưa từng có đất nước nào trong 70 năm tồn tại đầu tiên của mình lại có thể đóng góp nhiều tới vậy cho nhân loại.


 

Tác giả: Lê Trang - Bookademy

     ---------


Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

 

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt

Xem thêm

Đây là một câu chuyện về những người Israel đã chọn sửa chữa thế giới như một mục đích sống xác định, được viết hay đến mức tôi không thể đặt nó xuống. Như những người đánh giá khác đã trình bày chi tiết, nó chứa đầy những câu chuyện thú vị gây ngạc nhiên, kích thích tư duy và truyền cảm hứng. Nhưng điều ở lại với tôi rất lâu sau khi những chi tiết đã bị lãng quên là câu chuyện nhỏ ở gần cuối, khi cậu con trai 5 tuổi của tác giả lặp lại 5 quy tắc trong gia đình: hãy là một người đàn ông, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, cố gắng hết sức, không bao giờ từ bỏ và có một thời gian tốt. Đó là bài học mà tôi hy vọng sẽ truyền lại cho các con mình, bài học mà Avi Jorisch rõ ràng đã truyền lại cho con trai mình và vị trí mà Israel đại diện cho chúng ta trên thế giới. Cuốn sách này mang lại sự cân bằng tuyệt vời cho cuộc tranh luận về sự quản lý của Israel đối với người Ả Rập Palestine vì nó chứng minh những gì Israel đang làm để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Như ông tuyên bố "nếu nó có thể đóng góp nhiều như vậy cho thế giới trong khi đối phó với tình hình hiện tại, hãy tưởng tượng đất nước sẽ trông như thế nào nếu nó không bị sa lầy trong chiến tranh và liên tục cần phải tự bảo vệ mình và biên giới của nó... Thành công đổi mới của Israel bắt nguồn từ... một nền văn hóa khuyến khích công dân của mình thách thức chính quyền, đặt câu hỏi tiếp theo và thách thức điều hiển nhiên. Nhiều yếu tố kết hợp với nhau để giải thích Israel nhỏ bé đã trở thành một cường quốc công nghệ như thế nào".

Ngoài những câu chuyện riêng lẻ hấp dẫn, cuốn sách còn có một Phụ lục chi tiết về "Năm mươi đóng góp vĩ đại nhất của Israel cho thế giới", bản thân cuốn sách đã khiến bạn phải kinh ngạc. Vì vậy, bây giờ tôi đang tự hỏi bản thân, chồng, con và cháu của tôi "5 quy tắc sống trong nhà của chúng ta là gì?"

Tôi hoàn toàn đồng ý với Jorisch. Ví dụ, từ kinh nghiệm của tôi, trong 70 năm ngắn ngủi, Israel đã biến đổi từ một bát bụi thành một cường quốc nông nghiệp xuất khẩu thiết kế, kỹ thuật và áp dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao trồng thực phẩm phong phú trên cát sa mạc. Người Israel đã hoàn thiện "The Perfect Drip" để nuôi sống dân số ngày càng tăng theo cấp số nhân và khắc phục các rào cản môi trường ngăn chặn tình trạng thiếu nước và thực phẩm. Nhưng sau khi công nghệ này được đưa ra thị trường, có tới hàng ngàn tổ chức phi chính phủ của Israel như Đổi mới của Sivan Ya'ari: Châu Phi chia sẻ công nghệ năng lượng mặt trời, nông nghiệp và nước với các làng nông thôn châu Phi và những người khác trên khắp thế giới. Trích từ các tiêu đề, tôi chia sẻ một câu chuyện về nông dân Iran phản đối việc thiếu nước đe dọa sinh kế của họ và nguồn cung cấp thực phẩm quốc gia vào tháng 7 năm 2018. Có một đợt hạn hán tàn khốc ở Trung Đông. Cây trồng của họ được sử dụng để nuôi sống dân số 100 TRIỆU người của quốc gia. Tôi đang nghĩ về tầm nhìn của Jorisch trong khi đọc về hạn hán. Nó xác định kịch bản hoàn hảo cho mối quan hệ đối tác giữa các quốc gia đối địch bị ràng buộc bởi đức tin tôn giáo mạnh mẽ sẽ minh họa cho giá trị của các mục đích cao cả của công nghệ. Nhân tiện, Jorisch là một chuyên gia được quốc tế công nhận và tiếp cận về Iran. Sự vượt trội của Thou Shall Innovate không phải là về STEM và các nhà khoa học xuất sắc. Tiêu đề của chương cuối cùng là, Hãy là một người đàn ông. Làm cho thế giới tốt đẹp hơn Chủ đề này mang tính kỹ thuật trong rất nhiều cuốn sách, nhưng Jorisch làm cho những câu chuyện và thành tựu kỳ diệu cảm thấy cá nhân như người đọc đang xem nó mở ra trên máy ảnh trong thời gian thực. Có 33 trang chú thích, 23 trang Tài liệu tham khảo và một Chỉ mục toàn diện. Kiến trúc của cuốn sách vượt xa những cuốn sách khác về chủ đề này theo kinh nghiệm của tôi. Nó mang lại sự tự tin cho Jorisch khi thực hiện nghiên cứu chuyên sâu và báo cáo của ông là đáng tin cậy. Thông điệp tôi nhận được từ Jorisch: những đổi mới khoa học ít có ý nghĩa hơn nếu không có mục đích, và thông điệp đó khiến điều này trở thành điều bắt buộc phải đọc đối với các nhà đổi mới, nhà nghiên cứu, sinh viên và doanh nhân khởi nghiệp. Họ không bao giờ được đánh mất lý do tại sao họ có ý định thành công. Xem xét bởi Tiến sĩ Harold GoldmeierDr. Goldmeier là một diễn giả và nhà văn trước công chúng. Ông giảng dạy sinh viên đại học quốc tế tại Tel Aviv. Goldmeier làm việc trong chính phủ, là một doanh nhân và nhà tư vấn về các vấn đề kinh doanh, xã hội và chính sách công.

Đánh giá sách: Bạn sẽ đổi mới: Sự khéo léo của Israel sửa chữa Nhà xuất bản WorldGefen như thế nào, 2018 Cuốn sách thứ năm của Avi Jorisch tạo ra một vị trí khác biệt trong tác phẩm phi hư cấu phơi bày và giải thích sức mạnh, tác động toàn cầu, và bó hoa của những đổi mới nâng cao cuộc sống và cứu sống chảy từ Israel. Jorisch thêm một bước ngoặt được tiết lộ trong tiêu đề. Bạn sẽ đổi mới: Sự khéo léo của Israel sửa chữa thế giới như thế nào, không thêm nhiều vào những gì chúng ta đã biết từ các nguồn khác về những đổi mới STEM phi thường của Israel (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Nhưng Jorisch tìm thấy ý nghĩa tâm linh, hoặc "mục đích cao hơn", như một người đàn ông thế tục thích, trong đó. Jorisch phỏng đoán rằng có một thông điệp vĩnh cửu ngoài những câu chuyện thú vị và hấp dẫn đằng sau những đổi mới mà ông tiết lộ. Jorisch đôi khi nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng thông tin của anh ấy rất ấn tượng. Jorisch là một doanh nhân, nhà văn và thành viên cao cấp tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ. Ông tin rằng không phải ngẫu nhiên mà những đổi mới của Israel đang chữa bệnh, cho người đói ăn, bảo vệ người yếu đuối và, trong “truyền thống tiên tri của người Do Thái - dù có ý thức hay vô thức - đã tạo ra một nền văn hóa đổi mới đáng chú ý đang được sắp xếp phần lớn để giải quyết những vấn đề ghê gớm nhất của thế giới…Mục đích của chúng ta với tư cách là con người, Do Thái giáo lập luận, là thu thập càng nhiều tia lửa càng tốt, để khôi phục những chiếc bình bị vỡ của Đức Chúa Trời và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.” Đặc biệt là đọc chương, “Những kẻ què sẽ bước đi.” Jorisch khéo léo dệt những câu chuyện thành một mạng lưới lụa của các biện minh tôn giáo và chính trị cho Nhà nước. Ông sử dụng sự khéo léo của Israel trong STEM để tạo ra hasbarah nói chung (một nỗ lực đấu tranh để biện minh và giải thích sự tồn tại của Israel thông qua ngoại giao công chúng và quan hệ công chúng). Israel đang có tác động làm thay đổi thế giới vì những đổi mới "về nông nghiệp, y học, nước và quốc phòng...làm cho cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới tốt hơn".

Giống như các cuốn sách khác về Israel mà tôi đã xem xét, cuốn sách này cũng nói về Israel "khác" - quốc gia thường bị nhấn chìm bởi tình hình chính trị và những người cánh hữu hiện đang kiểm soát nó. Cuốn sách này không chỉ nói về những thành tựu của Israel mà còn về "tư duy" của Israel trong việc thúc đẩy những thành tựu đó. Hai ví dụ về tư duy đó: (1) Bạn có thể thất bại, thậm chí hết lần này đến lần khác. Nó được chấp nhận không phải là u ám và u ám mà chỉ với một cái nhún vai. Đó chỉ đơn giản là cái giá phải trả cho thành công cuối cùng của bạn. (2)Mọi người, bất kể vị trí của họ, đều được phép nói lại. Một nhân viên "cấp thấp hơn" không có vấn đề gì khi nói với một giám đốc điều hành (trực tiếp) rằng giám đốc điều hành thật lố bịch khi đề xuất một ý tưởng ngu ngốc như vậy. Và miễn là người lao động cấp thấp hơn có thể đưa ra lý do chính đáng để nói như vậy, anh ta không có nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng. Trên thực tế, anh ta thậm chí có thể được thăng chức. (Quân đội Israel sử dụng cùng một phong cách: càu nhàu dễ dàng nói với một sĩ quan những gì rõ ràng là sai với kế hoạch của anh ấy/cô ấy.) Có lẽ đó là lý do tại sao người Israel đã có thể nói, "Những khó khăn chúng ta có thể làm ngay bây giờ. Điều không thể sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút."

Cuốn sách của Avi Jorisch cung cấp một đóng góp độc đáo cho các tài liệu đang phát triển về năng lực kỹ thuật của Israel và tác động toàn cầu của nó. Jorisch bắt đầu với hai chương liên quan đến cam kết của Do Thái giáo đối với tikkun olam, ý tưởng giúp sửa chữa thế giới và cũng về cách ngay từ đầu, nhà nước Israel non trẻ đã chấp nhận nhu cầu cung cấp hỗ trợ công nghệ cho nhiều quốc gia châu Phi mới độc lập nổi lên với sự kết thúc của chủ nghĩa đế quốc châu Âu. Mặc dù điều này một phần xuất phát từ nhu cầu tự phục vụ để xây dựng quan hệ ngoại giao với các quốc gia này để tránh bị cô lập quốc tế, nhưng cũng có một cảm giác mạnh mẽ rằng nhà nước Do Thái mới nên là một ánh sáng cho thế giới. Giữa các chương này và phần kết luận đề cập đến sự quan tâm của chính ông đối với chủ đề này, là mười lăm chương đề cập đến cách người Israel đang thay đổi thế giới tốt hơn thông qua những đổi mới kỹ thuật đáng chú ý. Trong khi một số câu chuyện của ông có thể quen thuộc với độc giả, chẳng hạn như đóng góp đáng chú ý của Israel trong việc tưới nhỏ giọt, những câu chuyện khác như Grain Cocoon do Shlomo Navarro phát minh, giúp nông dân ở các nước đang phát triển ngăn chặn sự mất mát nghiêm trọng của ngũ cốc do côn trùng gây ra, ít được biết đến hơn. Một số công ty mà ông viết về (và một phần của câu chuyện ông kể cho thấy quan hệ đối tác chính phủ/tư nhân độc đáo ở Israel cung cấp tiền hạt giống từ chính phủ, dẫn đến việc thành lập các công ty tư nhân) đang trên đà phát triển lớn. Trong số này có ReWalk, một công ty chế tạo bộ xương ngoài cho phép người liệt hai chân tận hưởng khả năng di chuyển được tăng cường, điều đáng buồn là sẽ không có lợi cho người sáng tạo đáng chú ý của nó, Amit Goffer, bởi vì ReWalk yêu cầu kiểm soát hoàn toàn phần thân trên của một người, mà chấn thương của chính Goffer bị suy yếu. Một phần sức hấp dẫn của cuốn sách là nó cung cấp các ví dụ về sự hợp tác giữa các công dân Do Thái, Ả Rập và Kitô giáo thường gây tranh cãi của Israel. Alpha Omega, công ty công nghệ cao lớn nhất của Ả Rập ở Israel, một nhà sáng tạo về các thiết bị kích thích não sâu, chế tạo các thiết bị được sử dụng trên khắp thế giới trong điều trị bệnh động kinh và các bệnh thần kinh khác. Sự chuyển đổi thông minh của Eli Beer từ xe máy thành xe máy mini đã dẫn đến các tình nguyện viên từ mọi phân khúc dân số của Israel, bao gồm cả người Druze và Bedouin và siêu Chính thống, chạy đua để đến với những người có nhu cầu y tế. Cuốn sách của Avi Jorisch là một cái nhìn hấp dẫn về cách công nghệ của Israel đang thay đổi thế giới tốt đẹp hơn, đồng thời cho thấy rằng công nghệ có thể xây dựng cầu nối giữa các cộng đồng, có lẽ mang lại một tia hy vọng cho một tương lai hòa bình hơn ở Trung Đông.

Càng gặp gỡ nhiều người, tôi càng nghiệm ra một điều: cuộc sống của những nhà đổi mới này đã vượt lên trên cả nỗi kinh hoàng của chiến tranh, mang tới sự lạc quan và niềm hy vọng. Không sờn lòng trước bom đạn, họ đang phát minh ra những thiết bị với mong mỏi biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.

Tôi cũng nhân cơ hội này để vượt qua Lằn Ranh Xanh - biên giới được tạo nên sau hiệp định đình chiến năm 1949 giữa Israel và các nước Ả Rập lân cận. Ở đó, tôi được biết về toàn bộ bức tranh khởi nghiệp trong các vùng lãnh thổ của Palestine. Nhân dân Israel và Palestine đang phải vật lộn với sự tranh chấp đất đai, quyền sử dụng nước, người tị nạn, và hàng loạt những vấn đề nan giải; chẳng mấy người dám nuôi bất cứ ảo mộng nào về hòa bình. Tuy nhiên, trong số những doanh nhân mà tôi từng trò chuyện, vẫn có nhiều người tin tưởng rằng sự đổi mới sẽ có tác dụng như một cầu nối mang đến tiếng nói chung giữa hai dân tộc từng đối đầu nhau qua nhiều thế hệ.

Nếu chỉ nghe thoáng qua tin tức thời sự, bạn có thể sẽ cho rằng cuộc sống ở Israel chỉ nhuốm một màu bạo lực - chiến tranh, những vụ đánh bom liều chết, đâm chém và tấn công bằng xe hơi. Cả đất nước đúng là đang phải gánh chịu sự hỗn loạn. Nhưng bên cạnh đó còn một đất nước Israel khác. Nếu bạn nhìn vào danh sách mười vấn đề hàng đầu mà thế giới đang phải đối mặt, thì nhất định sẽ có ai đó đến từ Israel đang tìm cách giải quyết chúng.

Vào đầu thế kỷ 20, nhà văn người Anh G.K. Chesterton đã viết rằng Mỹ “là đất nước mang linh hồn của một nhà thờ”. Câu này dường như mang hàm ý “tính Mỹ” đã tạo nên một thứ tôn giáo của riêng đất nước này. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia với tín ngưỡng, hệ niềm tin và những cuốn thánh kinh riêng - đó chính là Hiến pháp và bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ - cùng với niềm tin bền vững về giấc mơ Mỹ. Còn Israel, tôi tin rằng đây là một quốc gia mang linh hồn của một hội đường, nơi truyền thống tiên tri của người Do Thái - dù vô tình hay hữu ý - đã tạo nên cả một văn hóa đổi mới đáng kinh ngạc, phần lớn được tiến hành nhằm giải quyết những vấn đề nổi cộm nhất của thế giới.

Theo truyền thống Do Thái giáo, khi ‘Thiên Chúa sáng tạo trời đất, Người đã ban hơi thở của mình để tạo nên những điều kỳ diệu cho thế giới. Và khi Chúa phán: “Phải có sự sáng”, Người liền đưa xuống Trái đất mười chiếc bình với hào quang rực rỡ để thắp sáng bóng tối mà Người tạo ra. Giá như những chiếc bình ấy vẫn được giữ nguyên vẹn thì thế giới này sẽ là một nơi hoàn hảo. Nhưng quyền năng của Chúa lại quá mạnh mẽ khiến chúng vỡ tan và các đốm sáng phân tán ra khắp nhân gian. Trong số đó, một phần lớn đã rơi xuống vùng lãnh thổ Israel. Và như Do Thái giáo lập luận, với tư cách con người, mục đích của chúng ta là phải gom nhặt được càng nhiều càng tốt những tia sáng đó để khôi phục những chiếc bình của Chúa và biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.

Nhưng chúng ta làm việc đó bằng cách nào? Với nhiều người Do Thái trên khắp thế giới, họ thực hiện điều này bằng cách làm thật nhiều việc tốt, quyên góp từ thiện và bảo vệ môi trường. Còn một bộ phận lớn người dân Israel thì ngày càng tin rằng mục tiêu ấy có thể đạt được bằng cách sử dụng công nghệ và cải tiến để sửa chữa thế giới. Nếu người bị liệt có thể bước đi trở lại, có lẽ sẽ không còn ai phải ngồi xe lăn. Nếu một người đang đói có miếng ăn thì chúng ta có thể giải quyết nạn đói trên toàn thế giới.

Cuốn sách này sẽ giới thiệu và phân tích những điều Israel đang thực hiện ngay lúc này đây nhằm cải tạo thế giới và tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu của đất nước này. Độc giả cũng sẽ được gợi ý về những tiềm năng của Israel trong tương lai. Một đất nước đang phải đối phó với hiện trạng như vậy mà có thể đóng góp nhiều đến thế cho thế giới, thì thử tưởng tượng Israel có thể tiến xa tới đâu nếu không bị mắc kẹt trong chiến tranh và thường xuyên phải chiến đấu để tự vệ và bảo toàn lãnh thổ.

Không một áng văn nào có thể vẽ nên bức tranh toàn vẹn về Nhà nước Israel. Tuy nhiên, điều chắc chắn là đất nước này đang có những nhà đổi mới phi thường kết nối với nhau không phải bởi tôn giáo, tiền bạc hay địa vị, mà vì có chung lòng khao khát “cứu độ chúng sinh” và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Những ai ủng hộ tự do, hòa bình và công bằng xã hội nên sát cánh bên những con người ấy - và rất nhiều người khác chưa được đưa ra trong cuốn sách này - nhằm nỗ lực cải tạo thế giới chung. Nhiều phép màu đã xảy ra trong Kinh Thánh, nhưng cuốn sách này còn chứng minh rằng cho tới ngày nay, bất cứ khi nào ai đó giúp một người tưởng như không còn hy vọng thay đổi cuộc sống, thì phép màu vẫn hiển hiện. Đi tìm những phép màu thời hiện đại là khát vọng chung của toàn thế giới, không phân biệt truyền thống tôn giáo. Đó cũng là mong ước ngày một sâu sắc hơn của Israel, đất nước nhỏ bé nằm bên bờ Địa Trung Hải.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều cuốn sách viết về nền công nghệ của Israel gây trầm trồ thán phục. Cuốn "Start-Up Nation" (Quốc gia khởi nghiệp) mang đến cho độc giả cái nhìn mới về Israel và những phép màu kinh tế đang diễn ra tại đây. Là một nước khan hiếm tài nguyên thiên nhiên với dân số ít ỏi và đầy rẫy kẻ thù, song Israel vẫn “xoay chuyển tình thế” để cho ra một số lượng công ty khởi nghiệp còn nhiều hơn các nước Canada, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh cộng lại. Ngoài Bắc Mỹ, Israel là đất nước có số lượng công ty lớn nhất niêm yết trên NASDAQ - sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Và trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), lượng vốn đầu tư mạo hiểm của quốc gia này cũng ở mức cao nhất nếu xét theo tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc nội. Cuốn "Let There Be Water "(Con đường thoát hạn) của Seth Siegel là một bản mô tả đầy cuốn hút con đường trở thành một “cường quốc về nước”của Israel, bất chấp thực tế hơn một nửa lãnh thổ quốc gia này là sa mạc. Tiếp đến là cuốn Weapon Wizards (tạm dịch: Những tay phù thủy vũ trang) của Yaakov Katz và Amir Bohbot đưa người đọc đi “tham quan” hệ thống vũ trang hệt như của James Bond mà Israel đã phát triển trong suốt 70 năm qua. Mỗi cuốn sách kể trên đi sâu vào một khía cạnh riêng biệt của nền công nghệ Israel.

Còn "Israel - Mảnh đất của những phát minh vì con người" đặc tả những dự án kinh doanh mạo hiểm tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, nước, và quốc phòng. Tuy nhiên, toàn bộ tâm ý của cuốn sách này vẫn xoay quanh tác động trên phạm vi toàn cầu của các phát kiến và những con người sáng tạo ra chúng. Cuốn sách là một câu chuyện tổng hợp nhằm giải thích vì sao những sáng kiến của người Israel đang khiến cho cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới trở nên tốt đẹp hơn và họ đã vận dụng óc sáng tạo của mình như thế nào để giúp mang cái ăn tới cho người đói, cứu chữa người ốm đau và chốn nương tựa cho người vô gia cư. Bên cạnh đó, những nhà hoạch định chính sách, nhà làm luật, kỹ sư, bác sĩ, luật sư, những ông chủ ngân hàng, nhân viên cứu tế, và những chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực, trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho những thách thức - dù lớn hay nhỏ - tất cả đều nên suy ngẫm về Israel. Họ hoặc sẽ tìm ra được những câu trả lời đang sẵn có hoặc tự mình sáng tạo ra giải pháp mới.

Một điều cũng rất quan trọng là khi các quốc gia trên khắp thế giới cố gắng giải mã công thức “nước sốt bí mật” làm nên sự cải tiến của Israel để áp dụng cho nhân dân và nền kinh tế của nước mình, họ nên lấy những tinh túy trong văn hóa Israel làm nền tảng.

"Israel - Mảnh đất của những phát minh vì con người" là một câu chuyện kể về những con người Israel đã lựa chọn hy vọng và cứu rỗi, vượt lên trên cái chết và sự hủy diệt. Giữa một khu vực đang chìm trong bóng tối, họ chính là ánh sáng.

Vậy là tôi bắt đầu chu du khắp đất nước. Những cuộc gặp với các doanh nhân diễn ra trong mọi tình huống: tại văn phòng làm việc, trên ghế đá công viên, và đôi lúc thậm chí cả ở nhà của họ. Tôi ngồi trong phòng khách nhà Michel Revel, nghe ông kể về phương cách lạ thường mà ông đã sử dụng để tạo ra Rebif - một trong những thuốc chữa bệnh đa xơ cứng hàng đầu - bằng cách thí nghiệm với bao quy đầu của trẻ sơ sinh. Tôi đã cùng ăn pizza với Bernard Bar-Natan, người phát triển loại băng cứu thương khẩn cấp (Emergency Bandage), một sản phẩm cứu sinh độc nhất vô nhị có khả năng ngay lập tức kiểm soát sự chảy máu ồ ạt và ngăn ngừa viêm nhiễm trong những trường hợp chấn thương. Tôi đi tới vùng phía bắc Israel để gặp Amit Goffer, người đã tạo ra một bộ khung xương trợ lực cho phép những người bị liệt hai chân có thể bước đi. Còn Shlomo Navarro đã đưa tôi - cùng chú chó to đùng của anh - vào văn phòng làm việc nơi tầng hầm để giải thích quá trình thai nghén ý tưởng về Kén ngũ cốc (Grain Cocoon), một chiếc túi thần kỳ đang giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến đẩy lùi nạn đói trên thế giới nhờ tính năng trữ ngũ cốc và diệt sâu bọ mà không cần viện tới những loại thuốc trừ sâu độc hại.

                                                   [Trích]

Bashar Hafes al-Assad: Đương kim Tổng thống của Syria.

Tuy nhiên, vào mùa hè năm 2014, có một điều khác đã xảy ra. Sau này, tôi được biết rằng Vòm Sắt không phải là phát kiến cứu sinh duy nhất của Israel. Và cũng rất tình cờ, tôi bắt đầu để tâm tới những sáng kiến khác ở xung quanh mình vốn đang bồi đắp một thế giới tử tế và ôn hòa hơn. Sau mỗi biến cố - dù cho đó là một quả tên lửa vùn vụt lao xuống, một tai nạn giao thông, hay một cơn đau tim - gần như ngay lập tức, một người ứng phó khẩn cấp sẽ xuất hiện trên chiếc xe mô-tô cứu thương, được huy động đến nhờ một ứng dụng tương tự như Uber trên điện thoại thông minh. Người làm vườn của tôi ở Jerusalem đã chỉ cho tôi thấy một thiết bị tưới nhỏ giọt đặc biệt mà ông đang sử dụng. Sau này tôi biết được đó cũng là thiết bị nông dân trên toàn thế giới đang sử dụng để bảo tồn nguồn nước, một trong những tài nguyên quan trọng nhất của chúng ta, nuôi sống toàn bộ dân số thế giới đang ngày một gia tăng. Một đồng nghiệp của tôi bị chẩn đoán mắc chứng Parkinson và bắt đầu trải qua quá trình kích thích não sâu để chữa trị, và tôi được biết rằng thiết bị sử dụng để điều trị cho anh là do Imad và Reem Younis, một cặp vợ chồng người Ả Rập đến từ thành Nazareth thiết kế. Phát kiến của họ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong phẫu thuật não - thông qua một hệ thống định vị cho phép bác sĩ phẫu thuật có thể chèn thiết bị điện cực vào phần não bị ảnh hưởng một cách chính xác, nhằm điều trị tất cả các loại rối loạn về cử động và tâm thần.

Những câu chuyện ấy giống như tia hy vọng mong manh xuyên qua màn đêm mà tôi cảm thấy như đang bao phủ toàn bộ khu vực Trung Đông. Tôi muốn kết nối với lĩnh vực đầy cảm hứng này của Israel. Và tôi bắt đầu thực sự để tâm tìm kiếm những nhà đổi mới xã hội đang nỗ lực giải quyết những thách thức - dù lớn hay nhỏ - nhằm mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho hàng triệu, nếu không muốn nói là hàng tỷ người trên khắp thế giới.

Giống như đông đảo mọi người, tôi cũng biết tới thành tích cải tiến phi thường của Israel và đã đọc Quốc gia khởi nghiệp (Start-Up Nation), một cuốn sách tuyệt vời về cách thức đạt tới những thành công trong nền kinh tế Israel của Dan Senor và Saul Singer. Song lúc đó, tôi vẫn chưa nhận thấy rằng tầm ảnh hưởng của tinh thần cải tiến Israel đã vượt ra ngoài biên giới của đất nước này để hướng tới giải quyết một số vấn đề xã hội bức thiết nhất của thế giới. Tôi nhanh chóng hiểu rằng vai trò của Israel còn mang ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với danh hiệu “quốc gia khởi nghiệp”. Trong công cuộc giải quyết những thách thức lớn nhất của thế giới, đất nước nhỏ bé này lại đóng một vai trò vô cùng to lớn. Tôi chưa từng nghĩ rằng mình sẽ xúc động đến vậy.

Và tôi bắt đầu linh cảm về tiềm năng của một tương lai hoàn toàn khác.

Cuối cùng, tôi gặp Yossi Vardi, một trong những “bố già” của cuộc cách mạng công nghệ cao trên đất Israel. Vào tháng Sáu năm 2015, ông mời tôi tham dự Kinnernet, một cuộc “ẩn dật” được tổ chức hàng năm quy tụ các doanh nhân công nghệ có công tạo ra cầu nối giữa những người Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo ở Israel và những người Palestine vùng Bờ Tây, cùng với nhiều người khác. Không biết tại sao, tôi đã nhận lời.

Bước chân vào khách sạn Saint Gabriel ở Nazareth mang đến cảm giác như bạn đang ở một quán rượu nhỏ trong phim Chiến tranh giữa các vì sao vậy. Người ta chơi Hacky Sack, điều khiển máy bay không người lái và nhảy ra khỏi cửa sổ với chiếc đệm khí lớn đặt sẵn bên dưới để kiểm tra tốc độ rơi của mình.

                                                   [Trích]

Chính trị thần quyền: Chế độ cai trị của các tăng lữ hoặc một tầng lớp tăng lữ, trong đó các luật lệ của Nhà nước được tin tưởng là luật lệ của Chúa trời hoặc một thế lực tâm linh nào đó.

Dẫu nỗi sợ vẫn luôn hiện hữu, nhưng gia đình tôi, cũng như toàn thể nhân dân Israel đều cảm thấy thoải mái khi được Vòm Sắt bảo vệ. Phát minh này khiến tôi rất ấn tượng. Nó đã tránh cho Israel không bị sa vào thảm cảnh giết chóc và hỗn loạn đang nhấn chìm toàn bộ khu vực Trung Đông. Vào thời điểm đó, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang giành được quyền kiểm soát nhiều dải lãnh thổ lớn ở Iraq và Syria, hãm hiếp và sát hại vô số “người ngoại đạo”; chính quyền Assad tàn sát người dân của chính mình bằng những quả bom thùng và vũ khí hóa học, cùng với đó hàng triệu người tị nạn ồ ạt tràn qua biên giới và tiến vào các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon; còn ở Ai Cập, các chiến binh Hồi giáo tiến hành một cuộc nổi dậy đẫm máu trên bán đảo Sinai.

Đó là một thảm cảnh tuyệt vọng. Tôi đã lớn lên với suy nghĩ rằng thế hệ của mình sẽ được nhìn thấy hòa bình ở Trung Đông. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi tiếp tục học về lịch sử Hồi giáo và Ả Rập, rồi chuyển tới sống ở Cairo và chu du khắp vùng Trung Đông với hy vọng sẽ được chứng kiến một sự chuyển biến bền lâu. Thế nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn luôn bị bạo lực quấy nhiễu tưởng như không có hồi kết.

                                                   [Trích]

Hamas là từ viết tắt cho Harakat al-Muqawama al-lslamiyya, nghĩa là “Phong trào Kháng chiến Hồi giáo” với mục tiêu dài hạn là thành lập một nhà nước Hồi giáo của người Palestine trên vùng lãnh thổ được hoạch định trước năm 1948.

Trong nhiều năm, với hiến chương kêu gọi “xóa sổ” Israel để thay thế bằng một nền chính trị thần quyền Hồi giáo, Hamas đã sử dụng các đường hầm dưới lòng đất nhằm lén lút vận chuyển vũ khí và nguyên vật liệu về từ Ai Cập. Khoảng 6 rưỡi chiều, tôi về tới con phố yên tĩnh rợp bóng cây nhà mình rồi cho con trai Oren đi ngủ. Và chờ đợi. Đúng như dự đoán, tiếng còi báo động vang lên rền rĩ. Trước đó, phía Hamas đã bắt đầu phóng tên lửa xuyên qua biên giới. Trong đêm đầu tiên của cuộc chiến ấy, nhóm vũ trang này đã bắn một loạt tên lửa tầm xa M75 về phía hai thành phố lớn là Tel Aviv và Jerusalem, vốn được nhiều người cho là nằm ngoài tầm bắn. Khi bế con chạy bốn tầng cầu thang xuống hầm tránh bom, tôi có thể cảm nhận nỗi khiếp sợ của thằng bé, đồng thời mường tượng ra sự khiếp đảm mà những đứa trẻ khác ở Israel và Gaza cũng đang phải trải qua. Vài phút sau, chúng tôi nghe thấy hai tiếng “thịch” lớn nên biết rằng đã an toàn và có thể quay trở lên. Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel đã đánh chặn thành công tên lửa của Hamas.

Trong bảy tuần sau đó, kịch bản này lại tiếp diễn nhiều lần và tiếng còi báo động vẫn tiếp tục vang lên rền rĩ.