Triết học – một môn học mà trước khi
lên đại học, chúng ta luôn được các tiền bối cảnh báo về sự kinh khủng của nó.
Vật chất rồi duy tâm, duy vật, thực sự nhiều người cho rằng, cũng là tiếng Việt
mà sao còn khó hiểu hơn tiếng Anh. Bản thân tôi cũng không hề yêu thích môn học
này trên giảng đường đại học. Nhưng, có bao giờ, chỉ trong một giây phút ngắn
ngủi, bạn nghĩ Triết học là một môn học thú vị? Chuyện gì cũng có thể xảy ra,
và Triết học, dưới một góc nhìn khác, thay vì cuốn giáo trình dày cộp toàn chữ,
hoàn toàn có thể khiến bạn hứng thú. Đó là điểm đặc biệt của cuốn sách Cửa hiệu
triết học của tác giả Peter Worley. Nó khiến hai từ Triết học không phải thứ
gì đó quá xa vời, nhàm chán và tôi tin, bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách nhìn
của mình về nó.
Đây là một cuốn sách về triết học từng
giành được rất nhiều giải thưởng giá trị được dịch bởi dịch giả Mai Sơn. Đây
cũng là một học giả có tài trong lĩnh vực triết học của Việt Nam. Tôi từng biết
đến ông qua cuốn “Sự quyến rũ của ngôn từ” trước đó, và có thể nói ông viết về
triết rất cuốn hút. Chính vì vậy, cuốn sách này cũng rất được mong đợi và bạn
hoàn toàn có thể tin tưởng với độ nhạy bén trên con chữ của dịch giả. Cuốn sách
được đặt tên là “Cửa hiệu triết học” bởi mong muốn được trở thành một cửa hiệu,
có thể cung cấp mọi thứ bạn cần.
Hãy hình dung một cửa hiệu có-bán-mọi-thứ
bạn cần, cho phép bạn chạm nhẹ vào trí tò mò tự nhiên của các em nhỏ, khiến
chúng suy ngẫm sâu sa hơn
Đúng vậy, đây là cuốn sách dành cho những ai yêu thích sự suy tư và muốn mở cửa cho trí tò mò. Thay vì những trang sách kín chữ như những gì bạn hình dung về bộ môn suy tư, cuốn sách lại có một kết cấu rất thú vị và lạ mắt. Cuốn sách giống như một cuộc đối thoại với chính người đọc để gợi mở suy tư thay vì truyền kiến thức đơn chiều như thông thường. Chúng ta sẽ phải trả lời những câu hỏi được đưa ra trong đó. Mỗi bài đều có phần Khung khái lược chứa đựng một câu chuyện, ý tưởng hay một bài thơ để gợi mở vấn đề triết học. Sau đó là những câu hỏi đặt ra mà tác giả gọi phần này là Thí nghiệm triết học. Điều đặc biệt là những câu hỏi này không có đáp án, không có đúng sai nên óc sáng tạo của con người có cơ hội phát huy tối đa. Ngoài ra còn có phần Không gian suy tư là những khoảng trống để mỗi người có thể ghi chú cho riêng mình. Cuối cùng là phần liên kết với những bài khác cùng chủ đề để giúp người đọc có thể tư duy một cách hệ thống và liên hệ mở rộng.
1. Một cuốn sách đồ sộ.
Thực ra bản thân cuốn sách kéo dài
trong 426 trang, không đến nỗi được coi là “đồ sộ” so với một công trình nghiên
cứu khoa học. Nhưng tôi nghĩ nó đồ sộ bởi khối lượng những ý tưởng và câu hỏi gợi
mở suy tư được đặt ra trong đó.
Cửa hiệu triết học được chia làm 4
gian hàng và một phần nhỏ ở cuối là Những ý tưởng đến sau.
a.
Gian hàng 1: Siêu hình học
hay cái hiện hữu.
Đây được coi là vấn đề đầu tiên của
triết học, được tin là bắt nguồn từ các tác phẩm của Aristotle, quan tâm tới việc giải
thích bản chất của thế giới.
Phần này bao gồm 6 mục nhỏ hơn giúp bạn
có thể đi sâu vào từng nhánh của siêu hình học:
- Siêu hình học: Bản thể luận
(hay Tồn tại)
-
Siêu hình học: Thời gian
-
Siêu hình học: Tự do
-
Siêu hình học: Tính đồng
nhất cá nhân
-
Siêu hình học: Triết học
về tinh thần
-
Siêu hình học: Hư cấu
Mỗi mục đều có rất nhiều bài viết
khác nhau, và đặc biệt là rất nhiều câu hỏi. Chính vì thế, việc đọc cuốn sách
không dành cho những ai lười suy nghĩ, vì nó sẽ trở nên vô cùng mệt mỏi với lượng
câu hỏi khổng lồ. Có thể lấy ví dụ với một ý tưởng ngắn như sau trong bài “Chỉ
thử nghiệm thôi!”:
Hãy tưởng tượng trước khi Thượng Đế
tạo ra mọi sự, Ngài quyết định trước hết sẽ tạo ra chỉ một thứ. Ngài quyết định
tạo ra một hành tinh, chỉ để thử nghiệm những kĩ năng sáng thế của mình. Ngài
đã làm thế: kazoom!
Một ý tưởng ngắn ngủi nhưng lại mở ra
rất nhiều câu hỏi. Bắt đầu là một câu hỏi khởi động: “Hành tinh mà Thượng Đế đã
tạo ra có lớn không?” và sau đó là những câu hỏi đi xa hơn:
Lớn là lớn như thế nào?
Điều gì quyết định kích cỡ của một
cái gì đó?
Kích cỡ là gì?
Một thứ gì đó có thể tự thân là lớn
được không?
Kích cỡ có phụ thuộc vào sự so sánh
không?
Nếu không có gì để so sánh với hành
tinh đó thì nó sẽ có kích cỡ thế nào?
Thượng Đế có kích cỡ thế nào?
Lớn có phải là lớn không?
Có thứ gì mà chỉ có lớn và không bao
giờ nhỏ không?
Tôi đã thử trả lời những câu hỏi trên
và phát hiện ra một vài điều hay ho. Ví dụ như một sự vật lớn nhỏ đều có tính
tương đối, và để đo kích cỡ của một sự vật thì cần đến sự so sánh. Có thể Trái
Đất vô cùng to lớn với chúng ta nhưng lại chỉ là một hành tinh nhỏ bé trong vũ
trụ. Cuốn sách đã chứng minh rằng một câu hỏi đôi khi còn giá trị hơn những đáp
án có sẵn. Cảm giác khi bạn tự trả lời câu hỏi thay vì đọc một thông tin được
đưa ra vô cùng thú vị, nó mang tính phát hiện và bạn cảm thấy ghi nhớ và hứng
thú hơn nhiều.
Những gian hàng khác của Cửa hiệu
triết học cũng đầy ắp những câu hỏi như vậy. Nó hoàn toàn có thể dẫn bạn đi
vào thế giới của suy tư, kích thích trí tò mò của đứa trẻ trong bạn.
b.
Gian hàng 2: Nhận thức luận
hay những gì có thể nhận biết được về cái hiện hữu.
-
Nhận thức luận: Tri thức
-
Nhận thức luận: Tri giác
c.
Gian hàng 3: Giá trị hay
điều đáng kể trong cái hiện hữu.
-
Giá trị: Đạo đức học
-
Giá trị: Mỹ học
-
Giá trị: Chính trị
d. Gian hàng 4: Ngôn ngữ và ý nghĩa hay những gì có thể nói được về cái hiện hữu.
2. Một cuốn sách dễ mến.
Thường thì người ta hay dùng từ “dễ mến”
để chỉ người, nhưng tôi nghĩ cuốn sách đáng được tặng hai chữ này. Bởi vì nó giống
như một người bạn dễ mến và đáng yêu. Không phải chỉ bởi hình ảnh hay thiết kế
đẹp đẽ của nó đâu nhé. Nó dễ mến bởi những câu chuyện, những bài thơ gợi cho ta
về một thời tuổi thơ với những bài đồng dao hay truyện cổ tích. Một điều rất dễ
khiến người khác có cảm tình, dù cho nó là sách về triết học. Có lẽ chính vì sự
dễ mến ấy mà sách được khuyến khích cho cả trẻ em đọc. Có những bài viết trẻ em
7 tuổi đã có thể đọc.
Cửa hiệu triết học sẽ đóng
vai trò như Socrates nói chuyện với người đọc: có lúc lôi cuốn, khôi hài và hứng
khởi; có lúc chọc ngoáy như một kẻ ưa châm chích, khiến chúng ta không yên;
cũng có lúc nói lòng vòng phát ngán hay bỏ lửng. Nhưng luôn kích thích suy nghĩ
– hy vọng thế
Tóm lại, đây là một cuốn sách có hồn.
Vốn dĩ là một cuốn sách về triết, nhưng người đọc lại không hề thấy khô khan và
khó hiểu vì một đống thuật ngữ mới lạ. Dẫu cho đôi lúc chúng ta sẽ thấy hơi nản,
như tôi đã nói, vì khối lượng câu hỏi đồ sộ của nó. Suy tư không phải một việc
thư giãn như nghe nhạc nên cuốn sách này cần kha khá thời gian để đọc. Giống
như một định luật hiển nhiên mà Nigel Warburton (The Open University) từng khẳng
định: “Cuốn sách này sẽ khiến mọi người suy tư”.
Cuốn sách, bằng nhiều cách khác nhau,
đã dễ dàng đi vào trái tim người đọc. Một trong số đó là những bài thơ. Với tiểu
mục “Giá trị: Đạo đức học”, thay vì những dòng khái niệm, tác giả đưa ra một
bài thơ rất thú vị:
Nếu tôi có một khẩu súng lớn
Tôi sẽ không bao giờ thất bại trong một
cuộc tranh luận.
Tôi sẽ có được cách hoàn hảo nhất để
đạt được sự đồng thuận của bạn.
Thử nói “Đúng rồi, nhưng…”
Hoặc “Tôi không nghĩ điều đó đúng”
Khi tôi đang chĩa khẩu súng to vào bạn
xem nào!
Bất cứ điều gì chúng ta đang tranh
cãi
Bạn nên nói ngay là tôi đã thắng.
Không ai dám không đồng ý với khẩu
súng to đùng của tôi!
Quyền lực có thể khẳng định một phần bởi vũ lực? Nhưng liệu nó có đúng đắn và bền vững? Bạn nghĩ thử xem. Có thể rất nhiều suy nghĩ sẽ chạy qua khi bạn đọc bài thơ này.
3. Tổng kết.
Cuốn sách được đánh giá tốt, có thể kể
đến như nhận định của tác giả Jules Evans:
Cửa hiệu Triết học nằm trong
sứ mệnh của chúng tôi là đưa triết học vào trường học. Cuốn sách này đã khéo
léo cho thấy triết học dễ tiếp cận biết chừng nào, và nó có thể mang lại niềm
vui cùng mở mang tâm trí cho mọi lứa tuổi ra sao
Cuốn sách hoàn toàn có thể thực hiện
sứ mệnh của mình bởi nó đã đem triết học, từ một thứ gì đó rất xa xôi, trừu tượng,
đến gần hơn với tất cả mọi người. Cuốn sách thích hợp cho cả trẻ em và người lớn,
cho những buổi thảo luận nhóm hay đơn giản là đọc một mình và chìm vào suy tư.
Một cuốn sách đa năng, thực sự là vậy.
Tuy nhiên, cuốn sách chỉ là phần gợi
mở và kích thích trí tò mò, giống như việc khơi dậy hứng thú với suy nghĩ, cụ
thể hơn là triết học. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về bộ môn này thì vẫn cần tới
những cuốn sách chuyên sâu và học thuật hơn. Chính vì nhu cầu đó, phần cuối
sách tác giả có thêm phần gợi ý những đầu sách phù hợp cho từng lứa tuổi, những
trang thông tin hữu ích về triết học và sơ lược về các tác giả của cuốn sách.
Tựu chung lại, Cửa hiệu triết học là một cuốn sách nên đọc để bổ sung vào kho tàng tri thức của mỗi người, hoặc
đơn giản là để kích thích sự suy tư về thế giới xung quanh. Một ngày yên lặng,
hoặc giữa phố phường ồn ã, chúng ta đều có thể trầm ngâm trong chính dòng suy
tư của mình.
Bạn đã sẵn sàng khám phá những gian hàng của sự suy tưởng hay chưa?
Review chi tiết bởi: Mai Trang – Bookademy
Bạn có bao giờ tò mò về triết học? Nếu vậy, hãy bước vào "Cửa hiệu triết học" của tác giả Peter Worley. Cuốn sách là một kho tàng kiến thức triết học được truyền đạt một cách thú vị, dễ hiểu, phù hợp với mọi lứa tuổi. Cuốn sách được chia thành 24 chương, mỗi chương đề cập đến một vấn đề triết học khác nhau. Mỗi chương bắt đầu bằng một câu chuyện, sau đó là phần giải thích về vấn đề triết học đó. Những câu chuyện được kể một cách hấp dẫn, lôi cuốn, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với những vấn đề triết học phức tạp. Ngoài ra, cuốn sách còn có những câu hỏi thảo luận sau mỗi chương. Những câu hỏi này giúp người đọc củng cố kiến thức và suy ngẫm sâu sắc hơn về những vấn đề triết học được đề cập. "Cửa hiệu triết học" là một cuốn sách thú vị và bổ ích, giúp bạn hiểu biết thêm về triết học. Cuốn sách phù hợp với những ai yêu thích triết học, đặc biệt là những người mới bắt đầu tìm hiểu về triết học.
Quỹ triết học TPF: Peter Worley là chủ tịch và đồng sáng lập tổ chức xã hội từ thiện TPF, với mục tiêu đưa triết học đến với cộng đồng rộng lớn, đặc biệt là những trường học gặp khó khăn. Ông tin rằng triết học có thể giúp học sinh phát triển tư duy phê phán, giải quyết vấn đề một cách hệ thống và lý tính. Ông cũng cho rằng việc giảng dạy triết học cho trẻ em ngay từ nhỏ sẽ giúp kích thích sự sáng tạo, phát triển kỹ năng suy luận và tư duy độc lập. Khi trưởng thành, những kỹ năng này sẽ giúp trẻ giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định sáng suốt. Cuốn sách "Cửa hiệu triết học" ra đời là một phần trong nỗ lực của ông nhằm phổ biến triết học đến với mọi người, đồng thời không nhận nhuận bút để quyên góp cho Quỹ.
Một cái lỗ không chứa gì: Câu chuyện mở đầu phần học này kể về hai vợ chồng cú sống trong một cái lỗ trên cây. Cú vợ có thị lực kém nên cần đeo kính khi đi kiếm ăn vào ban đêm. Một hôm, cú vợ ra ngoài kiếm ăn nhưng quên mang kính ở nhà. Cô nhờ chồng lấy kính giúp nhưng chồng cô từ chối vì sợ bóng tối. Cú vợ cho rằng bóng tối chỉ là sự thiếu hụt ánh sáng và không có gì đáng sợ. Còn cú chồng thì cho rằng anh không thể nhìn thấy gì trong bóng tối nên sẽ gặp rắc rối. Câu hỏi khởi động của phần học này là: Nếu cú chồng sợ bóng tối, vậy thì anh ta sợ gì? Theo tôi, cú chồng sợ phải đối diện với những điều không rõ ràng trong bóng tối. Anh ta sợ những gì anh ta không thể nhìn thấy, không thể hiểu được. Kết thúc câu chuyện, hai vợ chồng cú cãi nhau mãi cho đến khi trời sáng. Câu hỏi tiếp theo của phần học này là: Liệu cuộc cãi vã của họ có kết thúc không? Tôi cho rằng cuộc cãi vã này sẽ không bao giờ kết thúc nếu hai vợ chồng không hiểu được nhau. Họ cần phải học cách lắng nghe và tôn trọng quan điểm của nhau.
Âm thanh của sự im lặng: Bài học này thật thú vị. Tác giả yêu cầu chúng ta hát thầm bài hát Happy Birthday trong đầu. Sau đó, ông ấy hỏi chúng ta có nghe thấy bài hát đó không. Tôi trả lời là có, vì những suy nghĩ trong đầu chúng ta cũng dựa trên tưởng tượng. Vì vậy, những âm thanh chúng ta nghe được có thể chỉ là từ sự tưởng tượng của chúng ta. Một câu hỏi thú vị khác được đặt ra là: Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven bị điếc hoàn toàn vào cuối đời. Vậy liệu ông có nghe được những tác phẩm ông soạn ra khi bị điếc không? Nếu chúng ta bịt tai lại và tưởng tượng rằng chúng ta đang nghe một bản nhạc, tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn sẽ cảm nhận được bản nhạc ấy. Đây là một hiện tượng học về âm thanh, bản thể luận về âm thanh/ âm nhạc.
Chỉ thử nghiệm thôi: Từ một thử thách của tác giả, tôi đã rút ra được một bài học triết học sâu sắc. Ông yêu cầu chúng ta tưởng tượng rằng trước khi tạo ra mọi thứ, Thượng đế đã thử nghiệm kỹ năng sáng tạo của mình bằng cách tạo ra một hành tinh. Câu hỏi đầu tiên là: Hành tinh đó có lớn không? Nhiều người sẽ nghĩ rằng nó phải lớn, để có thể chứa đựng nhiều thứ khác. Nhưng câu hỏi tiếp theo lại khiến chúng ta phải suy nghĩ lại: Thượng đế có kích cỡ thế nào? Theo truyền thuyết, Thượng đế là một sinh vật khổng lồ, với sức mạnh phi thường. Vậy nên, để trả lời cho câu hỏi đầu tiên, tôi cho rằng hành tinh đó nhỏ hơn Thượng đế, nhưng lại lớn hơn chúng ta rất nhiều. Như vậy, "lớn" không phải lúc nào cũng có nghĩa là "lớn", và "nhỏ" cũng không phải lúc nào cũng có nghĩa là "nhỏ". Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta so sánh. Trong triết học, đây là khái niệm tương quan và bản chất của con số.
Những cảm xúc hư cấu: Trong một câu chuyện, Mary được mẹ kể cho nghe về một nhân vật chính bị thương khi cứu người khác. Mary đã bật khóc, trong khi bạn cô, Jane, cho rằng đó chỉ là truyện và nhân vật chính không bị thương thật. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể thực sự buồn cho những người trong các câu chuyện hư cấu hay không? Tôi cho rằng những câu chuyện hư cấu có thể đem lại cho chúng ta những cảm xúc rất thực. Mary cảm thấy buồn khi nghe về nhân vật chính bị thương vì cô có thể đồng cảm với nỗi đau của nhân vật ấy. Nhìn vào thực tế, chúng ta cũng có thể cảm thấy đau lòng khi nghe về những người khác gặp nạn, dù đó là trong truyện hay ngoài đời. Do đó, việc Mary khóc trong trường hợp này là hoàn toàn bình thường và hợp lý.