Xem thêm

Nói tới Will và Ariel Durant, hẳn ai cũng nhớ ngay tới công trình đồ sộ “Lịch sử Văn minh’’ mà hai ông bà đã dành cả cuộc đời để viết ra. Đương nhiên, cũng thật khó quên câu bình luận về lịch sử cũng của chính Will Durant trong tác phẩm để đời của ông: “History is mostly guessing, the rest is prejudice” - (tạm dịch: Lịch sử phần lớn là phỏng đoán, còn lại là định kiến).  

Thoạt đọc qua, quả thật khó tránh khỏi cảm thấy có chút gì mâu thuẫn giữa câu này và công sức tâm huyết cả một đời ông cùng vợ bỏ ra để nghiên cứu về lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng bất cứ ai từng bỏ thời gian tìm hiểu về lịch sử khi ngẫm kỹ lại hẳn đều nhận ra sự xác đáng, tinh tế trong câu nhận xét ngắn ngủi của Will Durant.  

Phải là người nghiên cứu sâu và thấu hiểu về cách thức lịch sử loài người được ghi chép, truyền tải lại, đồng thời phải là một học giả thẳng thắn, chân thành, Will Durant mới có thể đưa ra nhận xét ngắn nhưng mô tả đầy đủ bản chất của các nguồn sử liệu được con người truyền nối lưu lại cho thế hệ sau. Thú vị hơn thế, Will Durant còn nhìn xa hơn, thấy được ý nghĩa quan trọng của sử liệu về quá khứ, bất chấp chúng luôn thấm đẫm tính “phỏng đoán” và tinh thần “định kiến”. Chẳng thế ông đã dành cả cuộc đời cho bộ sách dài hơi “Lịch sử Văn minh’’.  

Ông cũng cùng người bạn đời của mình chấp bút cho tác phẩm súc tích “Những bài học lịch sử’’ như một tổng kết ngắn gọn lại những gì hai người đã đúc kết ra sau cuộc hành trình trong tâm thức xuôi dòng lịch sử nền văn minh nhân loại.  

“Những bài học lịch sử’’ được hai tác giả viết vào thời điểm họ đã hoàn tất 10 tập đầu tiên của bộ “Lịch sử Văn minh”, gồm 13 chương ngắn. Trong đó, 11 chương của cuốn sách (từ chương 2 tới chương 12) giống như 11 bài luận nhỏ tương đối độc lập với nhau, mỗi chương đề cập tới một khía cạnh của tiến trình lịch sử nhân loại. Những bài luận này được sắp xếp theo trình tự logic tương ứng với sự phát triển về chất của loài người từ khi bứt lên khỏi các sinh vật khác trên Trái Đất để rồi tạo dựng nên những giá trị vật chất và tinh thần vẫn được gọi chung là nền văn minh.  


''Những bài học lịch sử'' là cuốn sách do Will và Ariel Durant viết để có thể chốt hạ cho bộ sách ''Câu chuyện của nền văn minh'' (vốn cũng là do Will và Ariel Durant viết). Quá trình để viết ra cuốn sách này cũng là quá trình các tác giả tự đúc kết kiến thức lại sau khi đọc để tái bản bộ sách ''Câu chuyện của nền văn minh''. Vì thế có thể nói cuốn sách nhỏ nhắn này (chỉ dày chưa tới 200 trang) là những tinh túy mà 2 tác giả muốn để lại cho những con người của thế hệ sau, để họ hiểu rõ hơn vai trò của lịch sử với thế giới. Ở ''Những bài học lịch sử'', hai tác giả đã tổng kết những sự kiện và lời bình có thể giúp mọi người tỏ tường các vấn đề hiện tại, các viễn cảnh khả dĩ trong tương lai, bản chất con người và cách vận hành của các quốc gia. Các tài liệu tham khảo xuyên suốt cuốn sách này được trích từ bộ sách “Câu chuyện về văn minh” để làm sáng tỏ và đưa ra các ví dụ minh họa. Sách gồm mười ba tiểu luận được chia theo các chủ đề: Do dự, Sinh học và Lịch sử và chiến tranh, Lịch sử và tôn giáo…Trong đó Do dự là chương sách đề cao những nhà sử học, công việc của họ đang làm có ý nghĩa thế nào và những vấn đề, dằn vặt mà một người chép sử phải đối mặt. Như tác giả đã nói, đúc kết hàng trăm thế kỷ sự kiện lịch sử thế giới trong vài trăm trang giấy là một việc làm không tưởng mà chỉ ai khờ khạo mới dám làm. Dẫu vậy nhưng Ariel và Will vẫn tiến hành và kết quả là mình đã được đọc cuốn sách và ngồi đây review cho các bạn. Và thông qua những cuộc đời, ý tưởng và thành tựu vĩ đại xen kẽ với các chu kỳ chiến tranh và chinh phục từng xảy ra trong quá khứ, Will & Ariel Durant vén màn hé lộ cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của bối cảnh lịch sử ở chính thời đại này. Đối với mình thì đây không phải là một cuốn sách chỉ để đọc chơi, nó là tinh hoa mà 2 tác giả đã đặt vào từng trang sách để thông qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về thứ gọi là ''lịch sử''.

Đúng như tên tác phẩm " Những bài học đến từ lịch sử" mình cũng đã rút ra được 1 vài bài học nhỏ cho bản thân. 

– Một trong những đặc điểm của xã hội loài người và cả tự nhiên là cái gì cũng có tính hai mặt của nó.

– Khi chủ nghĩa vật chất đang dần chiếm lấy xã hội loài người, mình nghĩ việc nhà Durant nêu lên bản chất của sự giàu có, cũng như bản chất của thị trường để ai đọc thấy có thể nhìn nhận rõ đâu mới là ý nghĩa chân chính của việc nhiều tiền là cần thiết. Và có lẽ, đây là một trong những lý do mà tiềm thức của mình khó chấp nhận việc trả trễ tín dụng hay quịt nợ, nó không chỉ đơn thuần là ảnh hưởng điểm tài chính cá nhân, nó còn là việc huỷ hoại sự uy tín của bản thân.  

– Bên cạnh việc kể về một thời đại quá độ trong dân chủ mà “Người cha đã quen với việc tự hạ mình ngang hàng với những đứa con” khiến mình nhớ đến việc người con luôn được sinh ra với giai cấp quý tộc hơn trong Xứ phẳng, thì tác giả cũng đề cập đến sự giải phóng ở các cuộc cách mạng và đối với họ như thế nào là cách mạng chân chính.

– Quy luật ngàn năm không đổi chính là vật cực tất phản, bĩ cực thái lai; mọi sự cực đoan đều dẫn đến sự cực đoan đối lập.

Tóm tại đây là những bài học đối với mình, khi đọc được tác phẩm các bạn sẽ có cơ hội hiểu sâu hơn về lịch sử cũng như tự rút ra được những bài học cho riêng mình. 

Một lần nữa, ta cần tự nhắc nhở mình rằng lịch sử được ghi chép lại (peccavimus) thường khác xa so với cách nó thật sự diễn ra trong cuộc sống: Sử gia ghi chép lại một điều đặc biệt bởi lẽ nó chính là một điều thú vị, phi thường, hiếm có, choáng ngợp. Về những cá nhân không được ai chấp bút để viết tiểu sử về họ, nếu rốt cuộc trong những ghi chép của sử gia câu chuyện về họ lại chiếm tốn giấy mực nhiều tương xứng với lực lượng đông đảo của họ thì ta sẽ có một cái nhìn đúng đắn hơn nhưng tẻ ngắt về loài người trong quá khứ. Ẩn dưới cái bề mặt sôi nổi của nào là chiến tranh và chính trị, bất hạnh và bần hàn, gian dâm và ly dị, giết hại và tự sát, là hàng triệu gia đình nền nếp, quy củ, những cuộc hôn nhân mà vợ chồng sống hết lòng với nhau, đàn ông và đàn bà tử tế, tương thân tương ái, tuy lao tâm khổ tứ vì con cái nhưng cũng hạnh phúc không kém vì chúng. Cả trong lịch sử được ghi chép lại, cũng có biết bao trường hợp về lòng tốt, ngay cả đức cao thượng khi mà chúng ta dù không thể quên nhưng lại có thể thứ tha lỗi lầm. Số tặng vật xuất phát từ lòng từ thiện nhiều gần sánh ngang với mức độ độc ác diễn ra ở chiến trường và nhà tù.