Xem thêm

Điều tồi tệ nhất của việc cất giữ những ký ức không phải là các nỗi đau, mà chính là nỗi cô đơn. Ký ức cần được chia sẻ.

Đã bao giờ bạn ao ước được sống trong một thế giới không hề có chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo… hay chưa? Có bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi với những lựa chọn mình phải đưa ra mỗi ngày hay không? Nếu câu trả lời của bạn là “Có” thì mình tin chắc rằng Cộng Đồng được Lowry xây dựng trong “Người truyền ký ức” hẳn phải là mơ ước của rất nhiều người. Ở trong Cộng Đồng đó, mọi yếu tố gây bất lợi cho con người như thiên tai, bệnh tật đều đã được loại bỏ. Nơi đây đã trải qua thời kì Đồng Nhất: cuộc đời mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến lúc lớn lên đều được Hội Đồng định đoạt, không cần phải lựa chọn. Những đứa trẻ do Mẹ đẻ sinh ra, được chăm sóc rồi đưa đến từng tổ gia đình, được học tập, đến năm mười hai tuổi thì được phân công cho 1 Nhiệm vụ phù hợp với khả năng, rồi được Hội Đồng tìm kiếm cho Bạn đời, sau đó được nhận nuôi con, đến khi già đi thì được đưa đến nhà Dưỡng lão. Cuộc đời của Jonas có lẽ cũng sẽ như thế nếu cậu không được lựa chọn để trở thành Người tiếp nhận ký ức. Từ đây, cậu bắt đầu tham gia một khóa huấn luyện đặc biệt với người tiền nhiệm của mình. Trải qua biết bao ngỡ ngàng, thấu hiểu rồi đau đớn, sau tất cả, cậu bé đã quyết định sẽ chạy trốn khỏi Cộng- Đồng- hoàn- hảo- ấy!

Tại sao lại phải chạy trốn, đó chẳng phải là cuộc sống mà ai cũng mong mỏi sao? Câu trả lời nằm trong chính cái cách mà Cộng Đồng ấy tồn tại và vận hành. Thử nghĩ mà xem, sẽ ra sao nếu cuộc đời của mỗi con người được lập trình sẵn và tiến hành trơn tru như một chương trình máy tính? Sẽ ra sao nếu chúng ta chẳng bao giờ phải đưa ra những lựa chọn, chỉ đơn giản là nghe theo sự sắp đặt của người khác? Thì xã hội sẽ ổn định hơn, đời sống sẽ được nâng cao hơn, con người cũng không còn phải chịu cảm giác thất vọng, đau đớn vì những lựa chọn sai lầm. Nghe thật tuyệt phải không? Nhưng như một lẽ tất yếu, được cái này phải mất cái kia. Trong Cộng Đồng ấy cũng vậy, người ta chấp nhận loại bỏ đi những cảm xúc, tình cảm, để rồi dùng lý trí gò ép tất cả theo một trật tự hoàn hảo nhất. Mỗi người đều cư xử thật lịch sự, không bao giờ hỏi những câu khiếm nhã, từ ngữ nói ra phải thật chuẩn xác. Mọi cảm xúc đều phải được gọi thành tên một cách rõ ràng, buồn phải nói là buồn, vui phải nói là vui. Và những rung động mơ hồ dường như không hề tồn tại, nếu có cũng sẽ được theo dõi và “điều trị” ngay lập tức. Nơi đây cũng không hề có màu sắc, tất cả chỉ là trắng và đen, âm nhạc không có, ánh nắng cũng không… Đó có thật là cuộc sống mà con người ao ước, khi mà tất cả đều bị đồng nhất, không còn những trải nghiệm cảm xúc, cũng chẳng còn những đặc sắc cá nhân, người ta thậm chí có thể giết người mà không hề cảm thấy sợ hãi, hối hận hay day dứt?

Nếu ngay từ khi sinh ra, mắt đã quen hai màu đen trắng, tai chưa từng được nghe qua tiếng nhạc du dương, mỗi việc làm, hành vi đều tuân thủ một trật tự nghiêm khắc thì có lẽ, Cộng Đồng ấy quá hoàn hảo để sống! Nhưng với Jonas thì mọi việc khác hẳn. Tiếp nhận những ký ức từ Người Truyền Thụ – đó không chỉ là việc được chứng kiến những hình ảnh đã từng xảy ra, mà còn là sự cảm nhận không gian, thời gian xung quanh bằng tất cả các giác quan. Lần đầu tiên, Jonas được cảm nhận sự ấm áp của ánh nắng mơn man da thịt, được đắm chìm trong thứ âm thanh du dương gọi là âm nhạc… Lần đầu tiên cậu được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc mà không một từ ngữ nào có thể miêu tả chính xác… Và cũng là lần đầu tiên, cậu biết đến chiến tranh, cái đói, cái nghèo, sự chết chóc, những nỗi đau không chỉ của thể xác, mà còn là đau đớn về tinh thần… Nhưng không vì thế mà Jonas e sợ những ký ức. Nhờ có chúng cậu mới biết thảm cỏ công viên, khóm hoa ven đường, bầu trời trên cao thì ra đẹp đẽ đến thế. Cuộc sống của một người thì ra không chỉ có trắng – đen, đúng – sai, vui – buồn,… mà còn có vô vàn những trạng thái lửng lơ ở giữa. Từng được tiếp xúc, được biết đến những điều đặc biệt ấy, đối với Jonas, sự “hoàn hảo” nơi Cộng Đồng bỗng chốc trở nên thật ngột ngạt. Dẫu biết dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Hội Đồng, sẽ không có ai còn bị đói, thất nghiệp hay vô gia cư, nhưng vẫn có một cái gì đấy lợn cợn, khiến cậu bé Jonas chẳng thể nào chấp nhận thế giới mà cậu đang sống!

Nếu bạn đang ảo tưởng về một cuộc sống vô âu vô lo bình đẳng về mọi mặt mọi vấn đề thì tôi khuyên bạn nên đọc cuốn sách này đi. Cuốn sách là một câu chuyện hư cấu về một thế giới ” tuyệt vời”, quả thực theo nghĩa đen đó là một thế giới tuyệt thật. Đó là một thế giới Đồng nhất, mọi người trong thế giới ấy bình đẳng một cách tuyệt đối. Ở thế giới ấy bạn không phải lo lắng đến đói khổ bởi sẽ có những phần ăn được phát theo nhu cầu từng người một cách miễn phí. Không lo dịch bệnh bởi có hệ thống y tế bác sĩ ở dạng bậc nhất có hệ thống cách ly triệt để. Ở thế giới đó bạn sẽ không lo mọi người “lừa gạt” nhau bởi một đứa bé chỉ cần nói:” Con sắp chết đói rồi” cũng bị phạt nghiêm khắc vì thực tế cậu ấy không thể nào chết đói được. Ở thế giới đó bạn sẽ không phải lo nghĩ đến chiến tranh và thậm chí người ta còn không biết chiến tranh là gì bởi chả có vấn đề gì có thể dẫn đến chiến tranh cả. Có lẽ khi nghe đến đây ai cũng muốn sống trong thế giới ấy một lần đúng không. Nhưng đấy chỉ là một phần của cái thế giới “tươi đẹp” đó,hãy đợi đến khi nghe xong phần sau hãy quyết xem có muốn sống trong một thế giới như thế không nhé. Đó là một thế giới đồng nhất và không có màu sắc, một thế giới không cần cạnh tranh về việc làm nhưng cũng không được tự do chọ việc làm. Một thế giới không có chiến tranh nhưng chỉ cần phạm 3 lỗi là bị phóng thích khỏi cộng đồng. Một thế giới không lo đói nghèo nhưng cũng không biết ba mẹ mình là ai không biết mình bao nhiêu tuổi. Đó là một thế giới mà đứng đầu là các Bô lão, họ sẽ là hội đồng quyết định số phận một đứa trẻ sinh ra có được vào cộng đồng của họ hay không, họ sẽ quyết định xem ai bị “đuổi” ra khỏi cộng đồng của họ. Họ quyết định nghề nghiệp của các thần dân của họ trong đó có nghề mẹ đẻ và nghề chăm sóc trẻ. Người mẹ đẻ tức là chỉ cố gắng sinh ra những đứa trẻ cho cộng đồng mà mình không được phép nuôi. Người chăm sóc trẻ là người giữ trẻ từ lúc chúng sinh ra đến lúc chúng được nhận nuôi- hay nói cách khác là phân phát cho cộng đồng. Và còn một nghề được coi là hết sức cao quý đó là người tiếp nhận ký ức… Jonas là cậu bé được tiếp nhận nghề cao quý ấy. Cậu nhìn thấy những thứ mà trước đây cậu chưa từng thấy đó là màu sắc đó là nắng vàng đó là tuyết trắng. Đó là chiến tranh là đói khổ là một thế giới thực sự. Cậu muốn rời khỏi cái thế giới nghèo nàn trí tưởng tượng với những luật lệ hà khắc này. Đây là nhân vật làm đọng lại trong lòng tôi một hình tượng người anh hùng quả cảm biết vượt lên hoàn cảnh dám rũ bỏ cái tầm thường sai trái nhưng quá đỗi quen thuộc. Người truyền kí ức của Lois Lowry là một cuốn sách mà những ai đang qua mơ mộng về thế giới cần đọc. Khi trao cuốn sách này cho một người bạn cần cân nhắc kỹ bởi nó có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn về thế giới này. Một cuốn sách giành cho thiếu nhi mà không phải người lớn nào cũng hiểu

Thử tưởng tượng bạn sẽ được sống trong một xã hội đồng nhất. Ở đó, bạn sẽ không cần phải lo lắng về đồ ăn, thức uống, cũng không phải lo lắng về trộm cướp nữa. Một xã hội sạch đến từng milimet, không một tội ác nào  xảy ra ở đây, không chiến tranh, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt giàu nghèo, màu da. Tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều như nhau. Mọi người trong cộng đồng không còn phải đau khổ hay buồn phiền về điều gì nữa. Đọc đến đây, bạn có thực sự thích sống trong cái cộng đồng ấy không?

Ở thế giới này có một bé trai Jonas chuẩn bị lên 12 tuổi và em ấy chuẩn bị nhận nhiệm vụ đầu tiên của cuộc đời mình. Ở đây, tất cả mọi thứ đều được ràng buộc bởi những luật lệ và sự chuẩn xác của ngôn từ. Luật lệ và nhiệm vụ được thiết lập bởi Hội đồng bô lão – những người sáng lập ra cộng đồng. Họ sẽ theo dõi từng đứa trẻ trong cộng đồng, cho đến khi chúng 12 tuổi, họ sẽ phân cho chúng một nhiệm vụ. Sau khi vượt qua được nhiệm vụ, cuộc đời của những đứa trẻ sẽ gắn liền với nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ ở đây có thể là kỹ sư, nhà khoa học, giám đốc khu giải trí, người trông trẻ,… Trong số đó, có một nhiệm vụ cao cả nhất , lớn lao nhất, đó chính là người truyền ký ức.


Ở cái xã hội này, nếu một đứa trẻ chỉ vô tình nói đùa “Con sắp chết đói đến nơi rồi” cũng sẽ bị đem ra phê bình rất nghiêm khắc. Bởi vì trong cái cộng đồng đó, ko có khái niệm chết đói. Một cái cộng đồng mà hàng năm chỉ có 50 đứa trẻ được sinh ra. Một cái cộng đồng mà người cha và người mẹ không phải là người sinh ra con cái mà họ đang nuôi. Một cái cộng đồng mà khi những đứa trẻ vượt qua 12 tuổi, chúng sẽ ko còn nhớ rằng mình bao nhiêu tuổi nữa. Một cái cộng đồng đòi hỏi phải chính xác về ngôn từ. Ví dụ một đứa trẻ hỏi “Bố mẹ có yêu con không” thì sẽ không nhận được câu trả lời nào cả. Ở đây cần đòi hỏi chính xác về mặt ngôn từ, con có thể hỏi “Bố mẹ thích con không?” hoặc “Bố mẹ có tự hào về thành tích của con không”. Một cái cộng đồng mà người già hoặc trẻ em mới sinh mà có khiếm khuyết thì sẽ bị “phóng thích”. Một cái cộng đồng mà tất cả mọi người đều đồng nhất với nhau về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Cộng đồng của Jonas sống có những luật lệ kiểm soát hết sức chặt chẽ, hầu như không có một khe hở nào cho sự riêng tư. Nhờ vào luật chống khiếm nhã nên mọi người ở đây sẽ ko có mâu thuẫn, nỗi đau,… Quá khứ của mọi người đều bị dấu kín, tất cả những đứa trẻ đều là con nuôi. Số phận của tất cả con người ở đây đều do các bô lão quyết định, nếu ai không tuân theo thì sẽ bị phóng thích.


Jonas nhận được nhiệm vụ là Người truyền ký ức, từ công việc ấy, cậu khám phá ra được cảm xúc của tất cả mọi người. Cậu hiểu được những cảm xúc cơ bản nhất của con người, cảm giác yêu thương, sự cô đơn, sự tức giận. Cậu còn biết đến chiến tranh, sự tàn khốc của nạn đói và cái chết. Bước ra khỏi xã hội đang được vận hành yên ổn này, cậu bắt đầu ý thức những trật tự hoàn hảo ấy vẫn có những khiếm khuyết. Nhất là khi cậu chứng kiến cảnh bố phóng thích một đứa trẻ trong cặp song sinh. Một hành động giết người được huấn luyện thuần thục đến mức người ta chỉ cho rằng đó là một nhiệm vụ cần thiết.

Nổi bật trong cuốn sách là cái nhìn của một con người khao khát được sống với chính cảm xúc thật của mình. Điều đó giải thích cho lý do tại sao người tiền nhiệm của Jonas đã tự nguyện xin được phóng thích. Sau khi Jonas kế nhiệm, cậu cứ phải chịu đựng để tiếp tục sống.

Sự vô nhân đạo xảy ra mà người ta còn không hề biết đến khái niệm “vô nhân đạo” này. Thể hiện qua việc “phóng thích” ở cộng đồng, họ có thể phóng thích bất cứ ai, từ những người lớn tuổi đã cống hiến cả cuộc đời mình đến một đứa trẻ sơ sinh khi nó “không đạt đủ tiêu chuẩn của cộng đồng”. Nơi mà những người sống chung dưới mái nhà không được gọi là “gia đình” mà là “TỔ gia đình”, một tập hợp của những cá thể chẳng có liên kết gì với nhau bằng máu mủ hay tình cảm mà là bằng nghĩa vụ và luật của cộng đồng. Rồi những đứa trẻ ấy khi lớn lên cũng không có trách nhiệm gì với người bố mẹ đã nuôi dưỡng chúng, họ lãng quên lẫn nhau và lại có cho mình “Tổ gia đình” mới.⁣

Loại bỏ những thứ mà con người cho là ko cần thiết, là bất cập, là cổ lỗ…khiến ta nghĩ rằng xã hội sẽ tốt đẹp hơn, nhưng thực tế thì nó biến con người thành những con rối rập khuôn hời hợt, mất nhiều nhận thức và thiếu thốn kinh nghiệm sống. Con người là động vật bậc cao bởi cảm xúc phức tạp, phân hóa đa dạng, xã hội với cấu trúc cầu kỳ và chuyên biệt, có khả năng cảm nhận sâu sắc…khi loại bỏ những thứ đó, con người còn lại gì?⁣

Hơn hết, cuốn sách cũng có những suy tưởng rất thực tế, có thể đặt ở bất cứ xã hội và thời gian nào, điều đó thể hiện qua những lời thoại hết mực thông thái:⁣

“𝑻𝒂 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 𝒓𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂́ 𝒌𝒉𝒖̛́ đ𝒂̃ 𝒄𝒐́ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒌𝒚̀ – 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒌𝒚̀ 𝒌𝒉𝒖̉𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒊𝒆̂́𝒑 – 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒕𝒂 𝒗𝒐̣̂𝒊 𝒗𝒂̀𝒏𝒈 𝒉𝒖̉𝒚 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒏𝒉𝒂𝒖, 𝒗𝒊̀ 𝒔𝒐̛̣ 𝒉𝒂̃𝒊, 𝒗𝒂̀ 𝒓𝒐̂́𝒕 𝒄𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒍𝒂̣𝒊 đ𝒖̛𝒂 đ𝒆̂́𝒏 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒖̉𝒚 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒄𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒎𝒊̀𝒏𝒉.”⁣

Người ta có thể làm bất cứ điều gì để đảm bảo quyền lợi của bản thân, chỉ quan tâm đến mục tiêu trước mắt và rồi sẽ phải hối hận về những hệ lụy mà hành động ấy mang lại. Chẳng cần đâu xa, lấy chiến dịch “Diệt chim sẻ” của Mao những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước làm ví dụ, chỉ một bước sai lầm và 30 triệu người đã bỏ mạng. Khắp chiều dài lịch sử bất tận của nhân loại, liệu sẽ có thêm biết bao nhiêu hậu quả đau lòng xảy đến từ những quyết định thiếu sót đầy ích kỷ của chính giống loài chúng ta?⁣

“Đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒕𝒐̂̀𝒊 𝒕𝒆̣̂ 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒈𝒊𝒖̛̃ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒌𝒚́ 𝒖̛́𝒄 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒍𝒂̀ 𝒏𝒐̂̃𝒊 đ𝒂𝒖, 𝒎𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝒔𝒖̛̣ 𝒄𝒐̂ đ𝒐̣̂𝒄. 𝑲𝒚́ 𝒖̛́𝒄 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒄𝒉𝒊𝒂 𝒔𝒆̉.”⁣

Chẳng ai muốn trải qua đau đớn, nhưng cũng chẳng ai muốn đắm mình trong cô độc, không một ai sinh ra trên đời để bị lẻ loi hay “xứng đáng được” tách mình khỏi cộng đồng. Bất cứ cá nhân nào, ở độ tuổi hay giới tính nào, cũng có quyền được đào sâu gốc rễ và được sống với những cảm xúc nguyên bản nhất.⁣

“𝑵𝒉𝒖̛𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒕𝒂 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒐́ 𝒒𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒍𝒖̛̣𝒂 𝒄𝒉𝒐̣𝒏…𝑻𝒂 𝒄𝒐́ 𝒗𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒖̛̣ 𝒓𝒂̂́𝒕 𝒍𝒐̛́𝒏. 𝑪𝒂̣̂𝒖 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒔𝒆̃ 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒗𝒂̣̂𝒚. 𝑵𝒉𝒖̛𝒏𝒈 𝒄𝒂̣̂𝒖 𝒔𝒆̃ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒓𝒂̆̀𝒏𝒈 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 đ𝒐́ 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒒𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒍𝒖̛̣𝒄.”⁣

Có vinh dự và được chúc tụng, sống trong sự kính trọng và những lời tán thưởng đôi khi cũng chỉ là con rối nằm trong quyền kiểm soát của người múa rối, không có tiếng nói, không thể phản kháng và sống với bất lực đeo bám tâm hồn.⁣

Sau tất cả, những con người trong cộng đồng chấp nhận sống không cần ký ức để trốn tránh mọi nỗi đau mà họ có thể phải trải qua. Nhưng liệu điều đó có thực sự khiến họ hạnh phúc? Khi mà những cảm xúc về tình yêu, về cái đẹp, về sự rung động… đều chưa một lần lướt qua tâm thức họ? “Người truyền ký ức” – nơi địa đàng không hẳn là địa đàng, một cuốn tiểu thuyết rất đáng đọc để chiêm nghiệm, để tự rút ra những bài học cho chính mình từ câu chuyện về một cậu bé mười hai tuổi, rằng điều gì là cần thiết và quan trọng nhất đối với chính ta?⁣

Cốt truyện không hề có cao trào, nhưng người đọc vẫn đoán được rằng sẽ có một sự kiện gì đó xảy ra ở phần kết của tác phẩm, một sự kiện gì đó mở màn cho thức tỉnh, để cộng đồng của Jonas chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Mình đã chờ đợi sự kiện này xảy ra, và đáng buồn là nó không được như mình mong đợi. Cái kết tập trung nhiều vào nhân vật chính mà không hề đưa ra bất cứ gợi ý nào về sự chuyển biến của cộng đồng sau sự kiện ấy. Vậy nên sau tất cả mình không quá thỏa mãn với cái kết của tác phẩm, đó là lý do mình trừ điểm đánh giá cá nhân cho tác phẩm này.⁣


Tuy nhiên tác phẩm có rất nhiều điểm sáng. Đầu tiên, cái cách mà Lois Lowry miêu tả những điều vốn bình dị trong cuộc sống của chúng ta trở thành những thứ quái dị mà các nhân vật trong tác phẩm chưa bao giờ được trải nghiệm là một sự tài tình và tự nhiên đến nỗi chính mình cũng phải mơ hồ vài giây để chắc rằng mình đã hiểu đúng về ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng, cảm xúc… trong cuộc sống này. Mình cũng rất thích sự chỉn chu bà dành cho từng chi tiết, dù là nhỏ nhặt, ví dụ như những món quà mà các đứa trẻ được nhận khi bước sang tuổi mới đều có ý nghĩa riêng của nó, hay những luật lệ khắt khe nhằm duy trì trạng thái xã hội ổn định để tránh mọi xung đột và sự cố có thể xảy ra. Nhưng mình nghĩ điều khiến tác phẩm này đặc biệt hơn cả chính là xã hội “phản địa đàng” dưới lốt “địa đàng” được tác giả khắc họa nên, nó không quá trần trụi và đau buồn như “Chuyện người tùy nữ” của Margaret Atwood nhưng vẫn mang những nét ám ảnh khiến người ta cứ phải suy nghĩ hoài.⁣

Đầu tiên là về tính riêng biệt của từng cá nhân, con người có thể đấu tranh để trở nên bình đẳng, để xóa bỏ khoảng cách giữa các tầng lớp, hay sắc tộc…nhưng chẳng có ai đấu tranh để loại bỏ bản ngã của chính mình, để sống một cuộc đời bị sắp đặt từ khi sinh ra tới lúc già cỗi. Sẽ thế nào nếu một xã hội phát triển vượt xa cả sự bình đẳng và trở thành đồng nhất tuyệt đối, nơi người ta mặc những bộ đồ giống nhau, ăn những bữa ăn được chuẩn bị sẵn không một chút khác biệt, tham dự những buổi lễ và kỷ niệm với tâm thế của những con chiên ngoan đạo bị đặt trong luật lệ chung của cộng đồng?⁣

Mình đã từng đọc tác phẩm này cách đây khá lâu, nhưng là đọc lậu. Ngày ấy mình còn nghèo và không có nhiều tiền dành cho sách, bây giờ thì mình vẫn nghèo nhưng đã sống có trách nhiệm hơn và muốn bù đắp lợi nhuận cho tác giả cũng như nhà xuất bản, nên trước thềm sinh nhật, hễ có ai muốn tặng quà mình đều đòi được tặng sách vì biết đầu tư cho sách luôn luôn là một món hời. Và cuốn sách này đã được bổ sung vào giá sách mình cũng theo cách ấy, nó đến từ một người bạn xinh đẹp mà mình quen qua mạng.⁣

Có lẽ không cần phải nói nhiều về độ nổi tiếng cũng như danh tiếng của “The giver – Người truyền ký ức” – một trong những tác phẩm tiêu biểu theo trường phái “Phản địa đàng”. Truyện thiếu nhi nhưng lại không quá thích hợp khi đọc ở độ tuổi trẻ con, bởi nó cần nhiều sự chiêm nghiệm và suy nghĩ hơn là chỉ đọc thoáng qua để nắm bắt phần nội dung chẳng mấy hồi hộp của tác phẩm.⁣

Nói là không hồi hộp bởi tác phẩm thiếu vắng những cú “plot twist” vốn là đặc sản thường có trong mọi cuốn sách hay bộ phim, nhưng kết cục thì vẫn gợi nên những sự khó đoán định nếu người đọc không đi đến tận cùng. Câu chuyện theo chân Jonas, một thiếu niên sắp bước qua tuổi mười hai, đang vừa háo hức vừa lo sợ buổi lễ trưởng thành sắp tới gần ở cộng đồng mà cậu đang sống. Một cộng đồng nơi những đứa trẻ không được sinh ra bởi bố mẹ cùng nhà, mà được cho ra đời bởi những người chuyên làm nhiệm vụ sinh đẻ để duy trì nòi giống cho cộng đồng được gọi là “Mẹ đẻ”, với giới hạn tối đa là năm mươi “bé mới” trên một năm. Với từng độ tuổi, những đứa trẻ sẽ được trao tặng các món quà ứng với sự trưởng thành, và khi đạt đến độ tuổi mười hai, chúng sẽ được hội đồng định hướng cho công việc tương lai phù hợp với khả năng của mỗi đứa. Trái với các bạn, Jonas không được trao bất cứ nhiệm vụ định hướng nào ở lễ mười hai, bởi cậu đã được lựa chọn để trở thành người lưu giữ ký ức của cả cộng đồng. Từ đó cậu gặp “Người truyền thụ” và bắt đầu thấu hiểu những điều mà chẳng ai trong cộng đồng hiểu, nhìn thấy những thứ mà không một ai trong cộng đồng từng thấy. Rồi cậu nhận ra nơi mình sống vốn chẳng phải là địa đàng mà là một xã hội rập khuôn thiếu vắng nhiều xúc cảm, mang phần nhiều sự vô nhân đạo dưới cái lốt hạnh phúc đều đặn mỗi ngày.⁣

Có một chi tiết mà mình thích vô cùng: lần đầu tiên Jonas tự mình nhìn thấy màu sắc. Đó là màu đỏ của quả táo chín mọng, là màu đỏ trên mái tóc của Fiona. Tại sao lại là màu đỏ mà không phải là một màu sắc nào khác? Với mình, tác giả xây dựng chi tiết này vô cùng tinh tế. Việc Jonas nhìn thấy quả táo màu đỏ trước tiên, cũng giống như việc Adam và Eva ăn Trái Cấm vậy, đã trở thành chiếc chìa khóa mở tung những xúc cảm mới mẻ trong cậu. Nó đánh dấu cho lần đầu tiên cậu tự mình nhìn thấy được màu sắc chứ không phải thông qua những ký ức xa xưa. Đó sẽ là ký ức của riêng cậu, do cậu trải nghiệm mà có. Còn với Fiona, màu đỏ trên mái tóc cô khiến cậu bối rối, và những cảm xúc lạ lẫm bắt đầu len lỏi trong cậu. Cậu bé biết đó chính là “rung động”, là tiền đề cho thứ cảm xúc đẹp đẽ được gọi là Tình Yêu, nên cậu đã lén đổ bỏ đi những viên thuốc “điều trị rung động” được phát cho vào mỗi buổi sáng. Bản thân Jonas, có lẽ cũng muốn được một lần sống đúng với những cảm xúc của mình, được là chính mình..

Càng đọc, càng dõi theo hành trình trưởng thành của Jonas, mình càng thấm thía hơn, rằng hoàn hảo đồng thời cũng là khuyết thiếu ra sao. Và rằng những ký ức, nếu không được chia sẻ, sẽ trở thành gánh nặng đau đớn đè nén lên những người mang chúng… Chỉ với hơn 200 trang sách ngắn ngủi, giọng văn giàu tưởng tượng mà rất tự nhiên, Lois Lowry đưa người đọc đến với một thế giới vừa thân quen vừa lạ lẫm. Đắm chìm trong thế giới ấy để rồi trở về với thực tại, mình cảm thấy thật may mắn. Thế giới mình đang sống có thể còn nhiều khó khăn nhưng ít nhất mình vẫn được thưởng thức âm nhạc, được chiêm ngưỡng cuộc sống với tất cả vẻ đẹp muôn hình vạn sắc của nó. Nếu bắt bạn từ bỏ hết thảy những ký ức, tình cảm, đam mê để đổi lại một vị trí trong Cộng Đồng của Jonas, bạn có sẵn sàng không?

Tôi đã có ý định quay lại Người truyền ký ức và viết một bài đánh giá tốt hơn trong một thời gian và bộ phim sắp ra mắt có vẻ như là một cái cớ tốt như bất kỳ điều gì. Xếp hạng của tôi vẫn giữ nguyên mặc dù đã vài năm (và nhiều bài viết sai về YA bị viết dở) kể từ lần cuối tôi chọn bài này. Tôi vẫn nghĩ đó là một cuốn sách hay, với một khái niệm thú vị và cách viết tinh tế ... nhưng tôi chưa bao giờ bán được 100%.

Có điều, nhân vật chính và người dẫn chuyện vừa tròn mười hai tuổi. Mặc dù tôi rất vui vì các tác giả đang viết những cuốn sách kích thích tư duy cho trẻ nhỏ, nhưng lại thiếu chiều sâu trong câu chuyện vốn cần thiết để nó trở thành một bức chân dung thực tế về tâm trí của một đứa trẻ. Theo ý kiến ​​của tôi, xã hội và các chủ đề mà cuốn tiểu thuyết khám phá có thể hiệu quả hơn qua con mắt của một người lớn tuổi.

Trong câu chuyện, các công dân của xã hội này được đoàn kết bởi một "sự giống nhau" nhằm thúc đẩy hòa bình, hợp tác và hạnh phúc chung. Mọi người đều bình đẳng và mọi thứ đều được lựa chọn cho bạn ... vợ / chồng bạn, nghề nghiệp của bạn, thậm chí cả những đứa con mà bạn nhận được. Khi cuốn tiểu thuyết mở ra, nó dường như là một thế giới không tưởng. Nhưng mọi thứ không phải là tất cả như ban đầu. Khi Jonas được chọn làm Người nhận ký ức, tâm trí của anh ta được mở ra với những bí mật đen tối của xã hội mà anh ta sinh ra. Anh ấy học được rằng sự hài hòa có một cái giá và nó có thể nhiều hơn những gì anh ấy sẵn sàng trả.

Cuốn sách này dần dần khám phá và có lẽ thách thức quan điểm rằng sự ngu dốt là phúc lạc. Sống yên bình - nếu trống rỗng - thì đáng giá bao nhiêu? Tôi thích ý tưởng về nó hơn nhiều so với chính cuốn tiểu thuyết. Sức mạnh của cuốn tiểu thuyết không nằm ở cốt truyện, cách viết hay nhân vật ... mà nằm ở những suy nghĩ vẩn vơ mà bạn bị bỏ lại và cảm giác bất an kỳ lạ mà nó truyền đến.

Tôi hiểu tại sao độc giả của Matching cảm thấy buộc phải so sánh cả hai - hoạt động của các xã hội gần như giống hệt nhau và các MC trải qua một số tình huống khó xử tương tự, mặc dù M Match lãng mạn hơn nhiều. Tôi cho rằng đó là bằng chứng thêm về mức độ ảnh hưởng của cuốn sách nhỏ này đối với thể loại này. Đối với tôi, các khái niệm chắc chắn mạnh hơn các ký tự. Và cái kết mơ hồ khiến tôi hài lòng về cách nó được tạo ra, hơn là khiến tôi băn khoăn về số phận của Jonas.

Hôm qua, tôi cùng hai con gái đi trên đường để đón bà ngoại 88 tuổi, người sẽ ở cùng chúng tôi trong kỳ nghỉ lễ. Ở tuổi 5 và 9, các lựa chọn sách nói thông thường của tôi rõ ràng không phải là một lựa chọn. Vì vậy, tôi thấy mình đang nghe một số cuốn sách chắc chắn không phải là loại thông thường của tôi, một lần nữa.

Với hơn 4 tiếng rưỡi trên ô tô mỗi chiều, chúng tôi đã có thể hoàn thành 2 cuốn sách nói từ đầu đến cuối. Bởi sự trùng hợp thuần túy, cả hai đều là tác giả của Lois Lowry. Tôi chưa bao giờ say mê sách thiếu nhi hơn trong chuyến đi này. Tôi hoàn toàn chìm đắm trong những câu chuyện này, và các con tôi cũng vậy.

Cuốn sách đầu tiên mà chúng tôi nghe là "Người truyền ký ức". Thật là một thế giới hư cấu, mặc dù ảm đạm, đầy quyến rũ mà cô Lowry đã tạo ra! Tôi hoàn toàn bị mê hoặc bởi cách kể chuyện của cô ấy.

Lấy bối cảnh tương lai, Jonas sống trong một cộng đồng đã đánh đổi nhân tính của họ để lấy ảo tưởng về sự an toàn. Chúng chặn bất cứ thứ gì có thể kích hoạt các mức cao và thấp trong cảm xúc xác định cuộc sống của một người như chúng ta biết bây giờ. Họ không trải qua cảm giác đau lòng khi mất mát, nhưng họ cũng không bao giờ nhượng bộ những niềm vui trong cuộc sống. Chúng là những vỏ sò, robot tồn tại hàng ngày và không có cảm xúc.

Mặc dù đây là một cuốn sách dành cho trẻ em, nhưng nó có cảm giác giống với cuốn '1984' của George Orwell một cách kỳ lạ. Tư duy độc lập không tồn tại. Mọi người “thú nhận” những suy nghĩ, ước mơ và vi phạm quy tắc của mình. Sự hiện diện của các nhà lãnh đạo ở khắp nơi trong nhà của họ, cai trị cuộc sống của họ, có sức lan tỏa và toàn năng.

Jonas đã sẵn sàng để trải nghiệm nghi lễ 12. Buổi lễ đặc biệt này là một nghi thức quan trọng trong cộng đồng, một nghi thức chuyển sang tuổi trưởng thành. Tại buổi lễ này, mỗi đứa trẻ được giao công việc của mình trong cộng đồng. Họ sẽ vẫn giữ vai trò được giao cho đến khi không còn năng suất và được "thả".

Không giống như những đứa trẻ khác, Jonas không chắc chắn về khả năng kêu gọi của mình trong cộng đồng. Anh ta không cảm thấy có sự thu hút rõ ràng đối với nghề nghiệp này hay nghề nghiệp khác. Anh ấy lo lắng về những gì tương lai sẽ dành cho anh ấy và anh ấy bắt đầu nhận thấy một số điều bất thường mà những người khác thì không.

Jonas cuối cùng được giao một vai trò rất có uy tín trong cộng đồng. Đây có lẽ là vai trò quan trọng nhất trong cộng đồng, nhưng đi kèm với đó là một gánh nặng to lớn. Anh ta không thể chia sẻ kinh nghiệm của mình với bất kỳ ai khác ngoài người mà anh ta sẽ thay thế, "người nhận" hiện tại. Khi quá trình đào tạo của anh ấy tiến triển, Jonas đặt câu hỏi về mọi thứ mà anh ấy đã từng được dạy.

Từ đầu đến cuối, cuốn sách này đã thu hút sự chú ý của tôi. Nó được viết rất đẹp và kích thích suy nghĩ. 'Người truyền ký ức' là một câu chuyện cảnh báo cho loài người, cảnh báo về những gì có thể trở thành khi chúng ta kiểm duyệt chính cảm xúc của mình và xóa bỏ tất cả những khác biệt khiến chúng ta trở thành những cá thể độc nhất.

Có rất nhiều hành động và hồi hộp trên đường đi. Đó cũng là một bài đọc nhiều cảm xúc hơn tôi đã dự đoán. Tôi sẽ không bao giờ quên được vẻ mặt của đứa con 9 tuổi của mình khi một số ý nghĩa thực sự của các cụm từ khác nhau, như "được phát hành", thực sự chìm sâu vào. Thậm chí đừng khiến tôi tiếp tục với bé Gabe! May mắn thay, tôi nghĩ rằng hầu hết những điều đó đã qua đầu đứa trẻ 5 tuổi của tôi.

Nhìn chung, tôi nghĩ rằng đây là một cuốn sách ngoạn mục! Đó là một cuốn mà tôi thường không đọc, nhưng tôi rất vui vì tôi đã làm. Tôi chỉ có thể hy vọng rằng những bài học kinh nghiệm sẽ vang lên với con gái tôi và những đứa trẻ khác đã đọc nó. Một câu chuyện tuyệt vời toàn diện! Tôi có thể sẽ tải những cuốn sách tiếp theo trong bộ truyện cho chuyến đi tiếp theo để đưa "Nana" về nhà sau kỳ nghỉ.

3.5 / 5 Sao! Tôi đã đọc cuốn sách này trước đây khi học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở và tôi vẫn có thể đánh giá cao nó gần một thập kỷ sau đó.

Người truyền ký ức là một câu chuyện gắn bó với nhiều người trong chúng ta vì nó thường là một phần bắt buộc phải đọc ở trường. Tôi coi đây là một trong những cuốn sách học thuật có tác động nhất từ ​​thời niên thiếu của tôi vì nó là một trong những câu chuyện đầu tiên tôi cảm thấy có mục tiêu. Tôi nghĩ khái niệm này thật tuyệt vời và đánh giá cao phương pháp giải quyết các vấn đề nghiêm trọng qua lăng kính của một thanh thiếu niên. Mặc dù nó được xuất bản sau nhiều câu chuyện loạn luân nổi tiếng có tính chất tương tự, nhưng tôi cảm thấy Người truyền ký ức đã thành công trong việc gây tiếng vang với độc giả nhỏ tuổi và thách thức họ suy nghĩ chín chắn về xã hội theo cách mà nhiều người khác không làm được.

Tuy nhiên, đọc khi trưởng thành, tôi cảm thấy mình ít thích nó hơn. Tôi còn nhiều câu hỏi nữa về cấu trúc của thế giới mà không được trả lời trong văn bản (tôi biết đó là một bộ truyện, nhưng đối với phần đầu tiên, tôi cảm thấy nó có thể có lợi với nhiều chi tiết hơn). Tôi cảm thấy nó thiếu tính đặc tả vì tôi không cảm thấy gắn bó nhiều với các nhân vật. Ngoài ra, với cả hai lần tôi đọc cuốn tiểu thuyết này, tôi có xu hướng cảm thấy không hài lòng với cái kết. Theo ý kiến ​​của tôi, chương cuối cùng hoặc lâu hơn là một lực cản và không khiến tôi MUỐN đọc thêm.

Nói chung, tôi buồn vì tôi đã không thích Người truyền ký ức nhiều như khi tôi 13 tuổi nhưng tôi rất vui vì tôi đã đọc nó lần thứ hai.

Tôi nghĩ rằng tôi đang thiếu một cái gì đó. Mọi người đều thích cuốn sách này và tôi cũng thích nó, nhưng nó không tuyệt vời hay gì cả.

Đối với tôi , Người truyền ký ức cảm thấy như một câu chuyện rất thưa thớt. Đầu tiên, không có nhiều tính cách, vì vậy tôi không hình thành mối liên hệ tình cảm với bất kỳ nhân vật nào - ngay cả với Jonas hoặc Người truyền thụ (hai nhân vật trung tâm). Asher và Fiona (đặc biệt là Fiona) được giới thiệu để bạn cho rằng họ sẽ đóng những vai trò lớn hơn trong cuốn sách. Tôi không cảm thấy như tôi biết Mẹ, Bố hay Lily gì cả. Mặc dù việc thiếu mối quan hệ tình cảm với những nhân vật thấp bé hơn này có thể là do bản chất của cộng đồng của họ, theo quan điểm của tôi, Jonas và Người ban phát thực sự nên thông cảm hơn.

Thứ hai, mô tả về bản thân cộng đồng còn thưa thớt. Có rất nhiều điều có thể được mô tả về cộng đồng "không tưởng" này. Tôi cảm thấy như lựa chọn của Jonas, tiết lộ của anh ấy về Phát hành, và lựa chọn cuối cùng của anh ấy có thể đã được xây dựng và đóng khung tốt hơn. Tôi cảm thấy như tôi đã nhận được phiên bản lửa trại nhanh chóng.

Cuối cùng, trong khi tôi đánh giá cao thông điệp tổng thể của nó về tầm quan trọng của sự khác biệt cá nhân, cảm xúc của con người, v.v., tôi cảm thấy cuốn sách hơi nặng tay với đạo đức của nó. Sự ủng hộ ban đầu của Jonas đối với cộng đồng và sự thay đổi trái tim dần dần của Jonas dường như có ý định trình bày cả hai quan điểm, nhưng không thành công theo quan điểm của tôi. Chương trình của cuốn sách đã rõ ràng đối với tôi ngay từ đầu. Nó cũng không đưa ra các khả năng thay thế (chẳng hạn như một thế giới không có Sự giống nhau nhưng cũng không có chiến tranh, một thế giới không có Sự giải phóng nhưng cũng không có nạn đói, v.v.) - sự lựa chọn là ở đây (với Sự giống nhau và không có màu sắc) hoặc Ở nơi khác (với đau đớn và chịu đựng).

Khi giảng dạy cuốn sách, tôi cũng cảm thấy điều rất quan trọng đối với học sinh là phải hiểu đạo đức nặng nề này (mà hầu hết chúng ta đều đồng ý phần nào) thể hiện đặc quyền của Lowry (và của chính chúng ta) như thế nào. Đó là, lý do để chúng ta dễ dàng nói rằng cộng đồng của Jonas là khủng khiếp là vì cuộc sống tương đối đặc biệt của chúng ta. Nếu chúng ta sống ở Darfur, vô cùng nghèo khó, sống ở một đất nước mà phụ nữ bị coi là tài sản, v.v., chúng ta có thể đưa ra một lựa chọn rất khác về cuộc đời của Jonas.

Bất chấp tất cả những điều này, dù tin hay không, tôi vẫn thích Người truyền ký ức . Đó là một bài đọc thú vị. Nó có một cốt truyện tuyệt vời, cộng đồng thú vị, và cái kết thật tuyệt vời và CHỈ hơi mơ hồ - thật tuyệt!