1 năm trước Tóm tắt nội dung sách Khói Trời Lộng Lẫy là câu chuyện tự thuật của một người con gái sống trong một xã hội ở thời kỳ trọng nam khinh nữ. Chỉ vì cô là con gái, cha cô đã bỏ mặc mẹ con cô khi cô còn rất bé.Khi lớn lên, cô xin vào làm việc trong Viện di sản thiên nhiên và con người, nơi mà công việc chủ yếu đòi hỏi sự lắng nghe và ghi lại. Lắng nghe gì ư? Và ghi lại gì ư? Lắng nghe và ghi lại những vẻ đẹp ở trên đời của cả thiên nhiên và con người, đặc biệt là những vẻ đẹp sắp đi vào dĩ vãng….Vẻ đẹp đôi khi cũng rất phức tạp, nhưng đôi khi cũng lại rất đơn giản.Với thiên nhiên, vẻ đẹp chính là những âm thanh của tiếng chim hót, tiếng lá xào xạc, tiếng suối chảy róc rách, … hoặc là hình ảnh “chiếc xe xích-lô, xe thổ mộ xưa ngoại từng ngồi, hơi xóc tí nhưng hay lắm, thơ mộng lắm…”.“Con người trừng trị thiên nhiên bằng cách hạ nhục nó, hủy hoại nó. Còn thiên nhiên trả thù bằng cách nào em biết không? Nó biến mất”.Còn với con người, vẻ đẹp tồn tại như thế nào? Đó chính là những làng nghề, những trò chơi dân gian, hay nghệ thuật làng…Hay tinh tế hơn, phức tạp hơn, vẻ đẹp chỉ là một khoảnh khắc, cái khoảnh khắc mà ngay “khoảnh khắc đó tôi đã biết âm thanh đẹp nhất của cuộc sống là tiếng của một người nói yêu một người”.Khói trời lộng lẫy – Nguyễn Ngọc Tư“Đồng cỏ bạn đang dạo chơi một ngày kia sẽ biến mất. Dòng sông bạn đang tắm một ngày kia sẽ biến mất. Tiếng chim hót ban mai một ngày kia sẽ biến mất. Những người thân yêu của bạn một ngày kia sẽ biến mất. Bạn có muốn giữ lại tất cả những gì mà bạn nghĩ là đẹp nhất, tinh tế nhất, quý giá nhất của thế giới này? Hãy tới làm việc với chúng tôi…”.Đây là mẫu rao tuyển người mới của Viện, cùng khoảng thời gian ấy, cô sẽ “làm chuyên đề về thời thơ ấu của con người”. Cô “muốn dõi theo một đứa trẻ từ khi sinh ra, khi toan tính, cám dỗ, vật chất chưa làm phai đi chất thánh thiện của nó”.Và đứa trẻ mà cô chọn, chính là Phiên – đứa em trai cùng cha khác mẹ của mình. Cô đã đến căn nhà ấy, căn nhà nơi đứa em của cô vừa chào đời, cũng là nơi cha cô đang sinh sống.“Tôi ghi lại hình ảnh mụ bà dạy Phiên cười nhoẻn trong giấc ngủ. Nó đái bổng lên trời. Nó mơn man vú mẹ. Trán nó lấm tấm rôm sẩy. Cổ nó bị hăm đỏ. Nó nhảy mũi hoài. Tôi thu tiếng khóc của nó lúc nửa đêm, tiếng nó mút sữa… “Chỉ là, cô giấu đi danh phận con gái ruột của ông, để rồi. cô nhận ra rất nhiều thứ…“Trong ký ức ông không còn hình ảnh nào của tôi, đã đứt bằn bặt. Tôi không lấy điều đó làm buồn, vì năm đứa con gái lớn lên bên ông mà đôi khi còn bị lẫn lộn tên. Ông không yêu con gái, ông bà nội tôi cũng không yêu con gái, họ sinh con gái để chăm chút ông, cho ông cưỡi chơi, bắt nạt, trút những giận hờn. Họ khâu nút áo khi ông đánh nhau bị đứt, họ chịu đòn vì đã để ông trèo cửa sổ đi chơi. Ông không bao giờ là người có lỗi, vì ông là đứa con trai duy nhất của nhà buôn gạo nổi tiếng. Cả khi sự sản đó tàn rụi cũng không phải vì ông tiêu xài hoang phí, họ đổ lỗi cho thời cuộc. Tôi chắp vá những lời kể thảng hoặc, bất chợt từ những người sống quanh ông, cố hiểu tại sao ông lại dè sẻn tình thương từng giọt từng giọt một.”Có lẽ vì không muốn đứa em trai của mình sau này cũng giống bố, cô đã bỏ trốn… cùng Phiên. Cô đã ôm Phiên đến xóm Cồn, nơi không ai biết đến hai người, và cô để Phiên gọi cô là mẹ, cô xem Phiên như con mình mà nuôi dạy Phiên khôn lớn.Phiên lớn lên, và cũng đến lúc Phiên nên biết về nguồn cội của chính mình. Cô đã nói cho Phiên biết. Sau đó, cô tặng em cô món quà cuối cùng.“Quờ quạng trong bóng tối… tôi lần dò vào bếp, bắc ấm nước lên… và nhóm lửa. Tôi chụm rất nhiều củi, chờ nước kêu ấm, nghĩ gió thổi hướng này chắc Phiên không thể nào bắt mùi được những nếp lá mục bắt đầu le lói cháy. Tôi đứng trong khói và tự hỏi, làm sao giữ được vẻ đẹp lộng lẫy này của khói, với mùi trứng kiến cháy cùng những con mối ú mềm, mùi lửa bén vào chiếc trái khế con rụng xuống nằm khô trong máng nước, mùi lửa liếm láp lên chiếc lông gà, cái quạt tàu cau giắt trên vách, chiếc chiếu đã đứt mất mấy sợi dây trân, và khói bắt đầu sẽ sàng bén vào những sợi tóc…Khói này, là món quà cuối cùng tôi tặng em tôi. Nhưng khi nắm chúng lại,tôi chỉ nghe những ngón tay mình xỏ vào lòng tay của chính mình.”Tại sao nên đọc…Cũng như bao cuốn Nguyễn Ngọc Tư khác, cái văn chị nó chân thật, mộc mạc, súc tích mà sâu sắc, gấp sách lại rồi nhưng lòng cứ man mác buồn rồi suy nghĩ. Nếu bạn là người nhạy cảm, dễ rung động trước cái đẹp và dễ đau trước nỗi đau của người khác, thì sách này, sách chị Tư viết tặng cho tâm hồn bạn đó.Những câu chuyện vẫn cứ thế, vẫn u uất một nổi niềm man mác. Có những cái kết lững mà làm tôi dừng lại, chợt nhận ra điều gì đó cho riêng mình. Chị Tư không dạy tôi cách yêu, cũng không dạy tôi cách sống, mà từ những câu chuyện chị kể tôi biết yêu biết sống như thế nào, và dường như là sống vài ba cuộc đời. Khép trang sách lại mà cứ ngỡ, chuyện như vừa xảy ra … hôm qua thôi.Đánh giá của độc giảTôi thích cái mà tác giả xây dựng, mọi thứ đều giản dị, e ấp nỗi buồn. Tình yêu làm cho ta thay đổi, cũng vì tình yêu mà làm cho ta đổi thay.Đánh giá truyện Khói trời lộng lẫy trên TikiTrong tập truyện ngắn này, tôi thích nhất là “Khói trời lộng lẫy”, là những nỗi đau xé lòng, là một nỗi niềm của một người con gái sống trong hoàn cảnh trọng nam khinh nữ. “Họ buộc phải lựa chọn, hoặc là không yêu thứ gì, hoặc tập chai sạn trước nỗi đau. Cách nào thì đều dẫn con người về một chỗ: vô cảm”. Câu chuyện đan xen giữa thực tại và quá khứ, giữa nỗi lòng của một cô gái và một nhân viên nhiệt tình trong công việc. Để rồi đọc xong “… tôi biết âm thanh đẹp nhất của cuộc sống là tiếng của một người nói yêu một người”; để thấy thương cảm cho một cô gái vẫn trong tuổi xuân xanh, “không còn ai nhớ da thịt tôi đã từng ấm mùi lửa than và thơm dậy sữa, không ai nhớ tôi đã đẹp như thế nào khi nằm mút tay và mằn chơi những ngón chân mình. Tôi có từng ăn đất không? Có từng đái dầm? Hay khóc mớ?”. Không còn ai nhớ đến cả.Tác giả khép lại câu chuyện là những cái kết bi thương. Để rồi nhận ra mọi thứ sao xa vời…Đối với tôi, câu chuyện đầu là buồn nhất, câu chuyện cuối là bi thương nhất. Dù chuẩn bị tinh thần khi đọc sách của cô Tư, nó sẽ buồn sẽ nhớ, nhưng rồi khi đọc mỗi câu chuyện lại có một nỗi buồn riêng. Còn nói về không thích thì có lẽ tôi chỉ tiếc sao mỗi câu chuyện lại quá ngắn. Khói trời lộng lẫy… Like Share Trả lời
2 tuần trước Hiện thực đời sống và con người “Khói Trời Lộng Lẫy” là tuyển tập những truyện ngắn sâu sắc, phản ánh rõ nét hiện thực xã hội và nội tâm con người. Nguyễn Ngọc Tư với ngòi bút sắc sảo, không ngại va chạm, đã vẽ nên bức tranh xã hội đầy gai góc. Mỗi câu chuyện đều khiến tôi phải dừng lại suy nghĩ, đôi khi là xót xa, đôi khi là thán phục trước lối viết đầy ẩn dụ. Cuốn sách không dễ đọc, nhưng nếu đọc kỹ, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều tầng nghĩa và giá trị cuộc sống ẩn sâu trong từng dòng chữ. Like Share Trả lời
2 tuần trước Chất đặc trưng của tác phẩm Ấn tượng đầu tiên của tôi về cuốn sách “Khói Trời Lộng Lẫy” là chất văn đặc trưng: trần trụi, sâu sắc và có phần dữ dội. Nguyễn Ngọc Tư không ngại phơi bày những mặt tối của con người và xã hội. Tuy nhiên, đằng sau sự gai góc đó lại là nỗi niềm nhân văn sâu sắc. Tác phẩm khiến tôi cảm thấy vừa đau, vừa tỉnh, như một cái tát nhẹ vào những ảo tưởng ngây thơ. Đây là cuốn sách dành cho người muốn nhìn thẳng vào thực tại và khám phá bản chất con người. Like Share Trả lời
2 tuần trước Bức tranh hiện thực sâu sắc Nguyễn Ngọc Tư thật luôn khiến người đọc phải suy nghĩ sau mỗi truyện ngắn. Trong “Khói Trời Lộng Lẫy”, mỗi nhân vật đều hiện lên một cách sống động, mang trong mình những bi kịch riêng. Tôi bị ám ảnh bởi cách ông viết về con người – vừa đáng thương, vừa đáng trách. Những hình ảnh thô ráp, những mảnh đời bất hạnh, tất cả như vẽ nên một bức tranh hiện thực không màu mè nhưng sâu sắc. Tuy không dễ tiếp cận, nhưng đây là một tác phẩm đáng quý của văn học Việt Nam đương đại. Like Share Trả lời
2 tuần trước Cuốn sách hiểu thấu tâm lý và đời sống “Khói Trời Lộng Lẫy” không chỉ đơn giản là tập truyện ngắn, mà còn là một bản ghi chép tinh tế về đời sống con người. Từng chi tiết, từng lời thoại đều có chủ đích, như một lớp vỏ bọc để che đi nỗi đau sâu kín. Tôi đặc biệt thích sự đa chiều trong cách Nguyễn Huy Thiệp xây dựng nhân vật – họ không tốt hoàn toàn, cũng không xấu tuyệt đối. Họ là con người, với đầy đủ mâu thuẫn và tổn thương. Một tác phẩm chân thật, lay động, khiến người đọc không thể dửng dưng. Like Share Trả lời
2 tuần trước Hiểu về tâm lý con người Điều tôi cảm nhận rõ nhất khi đọc “Khói Trời Lộng Lẫy” là sự thấu hiểu sâu sắc tâm lý con người. Nguyễn Ngọc Tư không tô vẽ hay che đậy, mà phơi bày bản chất con người qua lối viết thẳng thắn và đầy hình ảnh. Cuốn sách không hề dễ nuốt, bởi nó buộc người đọc phải đối diện với những mặt trái của xã hội và chính bản thân. Tuy nhiên, chính điều đó lại khiến tác phẩm này trở nên quý giá, vì nó đem lại một cái nhìn sâu sắc, không hề dễ chịu, nhưng chân thật. Like Share Trả lời
2 tuần trước Cuốn sách nhân văn Mỗi truyện trong “Khói Trời Lộng Lẫy” giống như một lát cắt của xã hội, đầy mùi khói, bụi và những tiếng thở dài. Nguyễn Ngọc Tư không viết để chiều lòng độc giả mà viết như một lời cảnh tỉnh. Đọc xong tôi thấy mình như bị đánh thức khỏi sự vô tư hời hợt. Dù văn phong đôi lúc khó tiếp cận, nhưng nếu bạn đủ kiên nhẫn, bạn sẽ nhận ra tầng tầng lớp lớp những thông điệp ẩn sau. Một cuốn sách không chỉ để đọc mà còn để chiêm nghiệm. Đây là một cuốn sách hay mà mà mỗi chúng ta nên thử đọc một lần. Like Share Trả lời
2 tuần trước Đọc để lớn lên trong tư duy “Khói Trời Lộng Lẫy” là một trải nghiệm đọc đầy thử thách nhưng cũng rất xứng đáng. Mỗi trang sách như một lớp sương mờ dày đặc, phải thật sự chăm chú mới thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn. Nguyễn Ngọc Tư không dạy đạo lý, không đánh bóng câu chữ, ông viết với tất cả sự chân thành và sắc sảo của mình. Tôi tin rằng, sau khi đọc xong, mỗi người sẽ có một cảm nhận riêng – đôi khi là sự hoang mang, đôi khi là sự thức tỉnh. Nhưng chắc chắn không ai có thể thờ ơ. Like Share Trả lời
1 tháng trước nỗi cô đơn trên mặt giấy Với “Khói trời lộng lẫy”, ta chọn đọc để nghiền ngẫm, chìm trôi và tìm quên trong một thế giới khác. Trong 9 truyện ngắn của “Khói trời lộng lẫy”, nỗi cô đơn được Nguyễn Ngọc Tư rải đầy lên mặt giấy. Nó phả ra hơi lạnh của sương mù, tuyết, băng, của chạng vạng thinh không vùng phố núi, khi mặt trời trườn xuống cùng vệt nắng sau rốt của ngày tàn. Thay vì dùng tiếng gào khóc và nước mắt để nói về cô độc, Nguyễn để chàng trai và cô gái nhen lên mối tình vụng trộm, họ yêu nhau đến mức có thể chết vì nhau. Rồi khi cô gái bảo đang mang giọt máu của anh trong mình, chàng trai đã buông tay cô giữa dòng thác dữ. Thay vì bảo rằng con người là sinh vật rất đáng thương, Tư kể về người cha đánh mất đứa con quý tử, mà chủ mưu lại là đứa con gái rơi ông chẳng hề nhớ đến. Cô ta cô đơn đến mức phải mượn một tội danh để có ai đó ráo riết tìm kiếm, chì chiết, rơi nước mắt (dù là căm thù) vì mình. Tư cứ kể hẫng, bỏ lửng, thả ta ở lưng chừng. Còn ta, với chiếc ống nhòm trong tay, sẽ quan sát cây cối, chim muông và mây trời, quan sát nhịp đời bất tận chảy trôi bên trong mỗi nhân vật. Like Share Trả lời
1 tháng trước niềm tin Truyện ngắn là một thể loại cô đặc, trong đó “cái không bình thường hiện ra như một cái gì đó bình thường, và cái bình thường hiện ra như một cái rất không bình thường”. Và “Khói trời lộng lẫy” nằm ở giữa dải tần mà một cực là sự bình thường và cực kia là sự bất thường, khác lạ đến kỳ dị. Với “Cánh đồng bất tận”, người ta có thể tạo ra cả bộ phim điện ảnh và có tá thứ để luận bàn về thiên truyện từ năm này qua năm khác. “Khói trời lộng lẫy” không giống vậy, ta chọn đọc để nghiền ngẫm, chìm trôi, tìm quên trong một thế giới khác. Và trong vô vàn ý tưởng hiện ra khi tôi bắt đầu hí hoáy những dòng này, tôi nghĩ mình sẽ zoom cận ống kính về phía Di, một nhân vật bí ẩn, dị thường. Sự bí ẩn rất khác với cha con Nương. Bởi nếu sau khi khép lại câu chuyện về những cánh đồng ta đã có một hiểu biết hoàn chỉnh về cha con Nương, thì ngay cả khi khép lại “Khói trời lộng lẫy”, ta vẫn thấy còn quá nhiều khoảng trắng nơi Di cho những dòng suy nghĩ. Thậm chí ngay cả câu hỏi đơn giản về cô cũng là một dấu chấm lửng, câu hỏi: Di là ai? Like Share Trả lời
1 tháng trước kẻ ngoại đạo Khi hầu hết những tác phẩm đương đại tiến về thị thành, Nguyễn Ngọc Tư chọn làm một kẻ ngoại đạo. Cô đứng ngoài cuộc chơi của khuynh hướng cách tân, cô thấu rõ tạng văn, định hình phong cách và gọi tên giá trị cốt lõi mình theo đuổi ngay khi bước chân vào văn đàn. Chất miền Tây ngấm sâu vào máu thúc đốc Tư miệt mài đi và viết hồi những năm mười bảy, dáng dấp Nam Bộ in bóng trong mỗi trang văn cô ký họa, từ “Ngọn đèn không tắt”, “Giao thừa”, “Nước chảy mây trôi”, “Cánh đồng bất tận” đến tập tản văn gần nhất là “Hành lý hư vô”. Nhưng tôi không bàn về điểm khởi đầu, không luận về phần sau cuối, chuyện tôi muốn kể nằm ở “Khói trời lộng lẫy”, một dấu mốc nằm giữa chặng đường sáng tác của Tư. Like Share Trả lời
Khói Trời Lộng Lẫy là câu chuyện tự thuật của một người con gái sống trong một xã hội ở thời kỳ trọng nam khinh nữ. Chỉ vì cô là con gái, cha cô đã bỏ mặc mẹ con cô khi cô còn rất bé.
Khi lớn lên, cô xin vào làm việc trong Viện di sản thiên nhiên và con người, nơi mà công việc chủ yếu đòi hỏi sự lắng nghe và ghi lại. Lắng nghe gì ư? Và ghi lại gì ư? Lắng nghe và ghi lại những vẻ đẹp ở trên đời của cả thiên nhiên và con người, đặc biệt là những vẻ đẹp sắp đi vào dĩ vãng….
Vẻ đẹp đôi khi cũng rất phức tạp, nhưng đôi khi cũng lại rất đơn giản.
Với thiên nhiên, vẻ đẹp chính là những âm thanh của tiếng chim hót, tiếng lá xào xạc, tiếng suối chảy róc rách, … hoặc là hình ảnh “chiếc xe xích-lô, xe thổ mộ xưa ngoại từng ngồi, hơi xóc tí nhưng hay lắm, thơ mộng lắm…”.
“Con người trừng trị thiên nhiên bằng cách hạ nhục nó, hủy hoại nó. Còn thiên nhiên trả thù bằng cách nào em biết không? Nó biến mất”.
Còn với con người, vẻ đẹp tồn tại như thế nào? Đó chính là những làng nghề, những trò chơi dân gian, hay nghệ thuật làng…
Hay tinh tế hơn, phức tạp hơn, vẻ đẹp chỉ là một khoảnh khắc, cái khoảnh khắc mà ngay “khoảnh khắc đó tôi đã biết âm thanh đẹp nhất của cuộc sống là tiếng của một người nói yêu một người”.
Khói trời lộng lẫy – Nguyễn Ngọc Tư
“Đồng cỏ bạn đang dạo chơi một ngày kia sẽ biến mất. Dòng sông bạn đang tắm một ngày kia sẽ biến mất. Tiếng chim hót ban mai một ngày kia sẽ biến mất. Những người thân yêu của bạn một ngày kia sẽ biến mất. Bạn có muốn giữ lại tất cả những gì mà bạn nghĩ là đẹp nhất, tinh tế nhất, quý giá nhất của thế giới này? Hãy tới làm việc với chúng tôi…”.
Đây là mẫu rao tuyển người mới của Viện, cùng khoảng thời gian ấy, cô sẽ “làm chuyên đề về thời thơ ấu của con người”. Cô “muốn dõi theo một đứa trẻ từ khi sinh ra, khi toan tính, cám dỗ, vật chất chưa làm phai đi chất thánh thiện của nó”.
Và đứa trẻ mà cô chọn, chính là Phiên – đứa em trai cùng cha khác mẹ của mình. Cô đã đến căn nhà ấy, căn nhà nơi đứa em của cô vừa chào đời, cũng là nơi cha cô đang sinh sống.
“Tôi ghi lại hình ảnh mụ bà dạy Phiên cười nhoẻn trong giấc ngủ. Nó đái bổng lên trời. Nó mơn man vú mẹ. Trán nó lấm tấm rôm sẩy. Cổ nó bị hăm đỏ. Nó nhảy mũi hoài. Tôi thu tiếng khóc của nó lúc nửa đêm, tiếng nó mút sữa… “
Chỉ là, cô giấu đi danh phận con gái ruột của ông, để rồi. cô nhận ra rất nhiều thứ…
“Trong ký ức ông không còn hình ảnh nào của tôi, đã đứt bằn bặt. Tôi không lấy điều đó làm buồn, vì năm đứa con gái lớn lên bên ông mà đôi khi còn bị lẫn lộn tên. Ông không yêu con gái, ông bà nội tôi cũng không yêu con gái, họ sinh con gái để chăm chút ông, cho ông cưỡi chơi, bắt nạt, trút những giận hờn. Họ khâu nút áo khi ông đánh nhau bị đứt, họ chịu đòn vì đã để ông trèo cửa sổ đi chơi. Ông không bao giờ là người có lỗi, vì ông là đứa con trai duy nhất của nhà buôn gạo nổi tiếng. Cả khi sự sản đó tàn rụi cũng không phải vì ông tiêu xài hoang phí, họ đổ lỗi cho thời cuộc. Tôi chắp vá những lời kể thảng hoặc, bất chợt từ những người sống quanh ông, cố hiểu tại sao ông lại dè sẻn tình thương từng giọt từng giọt một.”
Có lẽ vì không muốn đứa em trai của mình sau này cũng giống bố, cô đã bỏ trốn… cùng Phiên. Cô đã ôm Phiên đến xóm Cồn, nơi không ai biết đến hai người, và cô để Phiên gọi cô là mẹ, cô xem Phiên như con mình mà nuôi dạy Phiên khôn lớn.
Phiên lớn lên, và cũng đến lúc Phiên nên biết về nguồn cội của chính mình. Cô đã nói cho Phiên biết. Sau đó, cô tặng em cô món quà cuối cùng.
“Quờ quạng trong bóng tối… tôi lần dò vào bếp, bắc ấm nước lên… và nhóm lửa. Tôi chụm rất nhiều củi, chờ nước kêu ấm, nghĩ gió thổi hướng này chắc Phiên không thể nào bắt mùi được những nếp lá mục bắt đầu le lói cháy. Tôi đứng trong khói và tự hỏi, làm sao giữ được vẻ đẹp lộng lẫy này của khói, với mùi trứng kiến cháy cùng những con mối ú mềm, mùi lửa bén vào chiếc trái khế con rụng xuống nằm khô trong máng nước, mùi lửa liếm láp lên chiếc lông gà, cái quạt tàu cau giắt trên vách, chiếc chiếu đã đứt mất mấy sợi dây trân, và khói bắt đầu sẽ sàng bén vào những sợi tóc…Khói này, là món quà cuối cùng tôi tặng em tôi. Nhưng khi nắm chúng lại,tôi chỉ nghe những ngón tay mình xỏ vào lòng tay của chính mình.”
Tại sao nên đọc…
Cũng như bao cuốn Nguyễn Ngọc Tư khác, cái văn chị nó chân thật, mộc mạc, súc tích mà sâu sắc, gấp sách lại rồi nhưng lòng cứ man mác buồn rồi suy nghĩ. Nếu bạn là người nhạy cảm, dễ rung động trước cái đẹp và dễ đau trước nỗi đau của người khác, thì sách này, sách chị Tư viết tặng cho tâm hồn bạn đó.
Những câu chuyện vẫn cứ thế, vẫn u uất một nổi niềm man mác. Có những cái kết lững mà làm tôi dừng lại, chợt nhận ra điều gì đó cho riêng mình. Chị Tư không dạy tôi cách yêu, cũng không dạy tôi cách sống, mà từ những câu chuyện chị kể tôi biết yêu biết sống như thế nào, và dường như là sống vài ba cuộc đời. Khép trang sách lại mà cứ ngỡ, chuyện như vừa xảy ra … hôm qua thôi.
Đánh giá của độc giả
Tôi thích cái mà tác giả xây dựng, mọi thứ đều giản dị, e ấp nỗi buồn. Tình yêu làm cho ta thay đổi, cũng vì tình yêu mà làm cho ta đổi thay.
Đánh giá truyện Khói trời lộng lẫy trên Tiki
Trong tập truyện ngắn này, tôi thích nhất là “Khói trời lộng lẫy”, là những nỗi đau xé lòng, là một nỗi niềm của một người con gái sống trong hoàn cảnh trọng nam khinh nữ. “Họ buộc phải lựa chọn, hoặc là không yêu thứ gì, hoặc tập chai sạn trước nỗi đau. Cách nào thì đều dẫn con người về một chỗ: vô cảm”. Câu chuyện đan xen giữa thực tại và quá khứ, giữa nỗi lòng của một cô gái và một nhân viên nhiệt tình trong công việc. Để rồi đọc xong “… tôi biết âm thanh đẹp nhất của cuộc sống là tiếng của một người nói yêu một người”; để thấy thương cảm cho một cô gái vẫn trong tuổi xuân xanh, “không còn ai nhớ da thịt tôi đã từng ấm mùi lửa than và thơm dậy sữa, không ai nhớ tôi đã đẹp như thế nào khi nằm mút tay và mằn chơi những ngón chân mình. Tôi có từng ăn đất không? Có từng đái dầm? Hay khóc mớ?”. Không còn ai nhớ đến cả.
Tác giả khép lại câu chuyện là những cái kết bi thương. Để rồi nhận ra mọi thứ sao xa vời…Đối với tôi, câu chuyện đầu là buồn nhất, câu chuyện cuối là bi thương nhất. Dù chuẩn bị tinh thần khi đọc sách của cô Tư, nó sẽ buồn sẽ nhớ, nhưng rồi khi đọc mỗi câu chuyện lại có một nỗi buồn riêng. Còn nói về không thích thì có lẽ tôi chỉ tiếc sao mỗi câu chuyện lại quá ngắn. Khói trời lộng lẫy…